Qcvn 12: 2015/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ĐẦu cuối thông tin di đỘng gsm


QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 2.1. Điều kiện môi trường



tải về 1.36 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.36 Mb.
#39448
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT




2.1. Điều kiện môi trường


Các yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị. Nhà cung cấp phải công bố điều kiện môi trường hoạt động của thiết bị và các điều kiện đó phải phù hợp với các quy định tại Phụ lục A. Thiết bị phải luôn tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn này khi hoạt động trong các giới hạn biên của điều kiện môi trường hoạt động đã công bố.

2.2. Yêu cầu kỹ thuật

2.2.1. Máy phát - Sai số pha và sai số tần số


2.2.1.1. Định nghĩa

Sai số tần số là sự chênh lệch tần số, sau khi đã điều chỉnh hiệu ứng sai số pha và sai số điều chế, giữa tần số phát RF từ MS và tần số phát RF của BS hoặc tần số ARFCN đã sử dụng.

Sai số pha là sự lệch pha, sau khi đã điều chỉnh hiệu ứng lỗi tần số, giữa tần số phát của MS và tần số phát lý thuyết phù hợp với dạng điều chế.

2.2.1.2. Giới hạn

a) Sai số tần số sóng mang của MS phải nằm trong phạm vi 0,1 ppm, hoặc trong phạm vi 0,1 ppm so với các tín hiệu thu được từ BS trong các điều kiện sau:



  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện rung động;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

b) Sai số pha RMS (độ lệch giữa quĩ đạo sai số pha và đường hồi qui tuyến tính của nó trên phần hoạt động của khe thời gian) đối với từng cụm phải không lớn hơn 50 trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện rung động;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

c) Độ lệch đỉnh lớn nhất trên phần hữu ích của từng cụm không được lớn hơn 200 trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện rung động;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

2.2.1.3. Phương pháp đo

a) Các điều kiện ban đầu

Cuộc gọi được thiết lập theo thủ tục thiết lập cuộc gọi thông thường.

SS điều khiển MS hoạt động trong chế độ nhảy tần.

SS kích hoạt chế độ mật mã.

SS điều khiển MS đấu vòng kênh lưu lượng mà không có báo hiệu các khung bị xóa.

SS tạo tín hiệu đo kiểm chuẩn C1 (mục A.6, Phụ lục A).

b) Thủ tục đo kiểm

(1) Đối với một cụm phát, SS lưu giữ tín hiệu như một chuỗi các mẫu pha trên từng chu kỳ cụm. Các mẫu này được phân bố đều trong khoảng thời gian tồn tại các cụm với tốc độ lấy mẫu tối thiểu là 2/T, trong đó T là chu kỳ tín hiệu điều chế. Quĩ đạo pha thu được sau đó được biểu diễn bằng một chuỗi tối thiểu 294 mẫu.

(2) Từ mẫu bit và phương thức điều chế đã chỉ ra trong 3GPP TS 05.04, SS tính quĩ đạo pha mong muốn.

(3) Từ bước (1) và (2) tính được độ lệch quĩ đạo pha, do đó tính ra đường hồi qui tuyến tính thông qua sai số của quĩ đạo pha này. Độ dốc của đường hồi qui này là sai số tần số của máy phát MS so với chuẩn mô phỏng. Độ lệch giữa đường hồi qui và các điểm mẫu riêng biệt là sai số pha tại điểm đó.

(3a) Chuỗi lấy mẫu của tối thiểu 294 phép đo pha được biểu diễn bằng vector:

m = ∅m(0)... ∅m(n)

Số mẫu trong chuỗi n + 1 ≥ 294.

(3b) Tại thời điểm lấy mẫu tương ứng, các chuỗi đã tính được biểu diễn bằng vector:

c = ∅c(0)...∅c(n).

(3c) Chuỗi lỗi được biểu diễn bằng vector:

e = {∅m(0) - ∅c(0)}........{∅m(n) - ∅c(n)} = ∅e(0)...∅e(n).

(3d) Số các mẫu tương ứng hình thành vector t = t(0)...t(n).

(3e) Theo lý thuyết hồi qui, độ dốc của các mẫu này theo tk, trong đó:



(3f) Sai số tần số là k/(360×), trong đó  là khoảng thời gian lấy mẫu tính bằng giây và các mẫu pha được tính bằng độ.

(3g) Sai số pha riêng so với đường hồi qui tính theo công thức: ∅e(j) - k×t(j).

(3h) Giá trị sai số pha RMS của các lỗi pha (∅e(RMS)) tính theo công thức:



(4) Lặp lại các bước (1) đến (3) cho 20 cụm, các cụm này không nhất thiết phải cạnh nhau.

(5) SS điều khiển MS đến mức công suất lớn nhất, các điều kiện còn lại không đổi.

Lặp lại bước (1) đến (4).

(6) SS điều khiển MS đến mức công suất nhỏ nhất, các điều kiện khác không đổi.

Lặp lại các bước (1) đến (4).

(7) Gắn chặt MS vào bàn rung với tần số/biên độ như trong mục A.2.4, Phụ lục A. Trong khi rung, lặp lại các bước từ (1) đến (6).

CHÚ THÍCH 1: Nếu cuộc gọi bị kết thúc khi gắn MS trên bàn rung, phải thiết lập lại các điều kiện ban đầu trước khi lặp lại các bước từ (1) đến (6).

(8) Đặt lại MS vào bàn rung trên hai mặt phẳng trực giao với mặt phẳng đã dùng trong bước (7). Lặp lại bước (7) tại mỗi mặt phẳng trực giao.

(9) Lặp lại các bước (1) đến (6) trong điều kiện khắc nghiệt.

CHÚ THÍCH 2: Bằng cách xử lý dữ liệu khác nhau, các chuỗi mẫu dùng để xác định quĩ đạo pha cũng có thể sử dụng để xác định các đặc tính cụm phát trong 2.2.7. Tuy diễn tả độc lập nhưng có thể phối hợp hai phép đo trong 2.2.1 và 2.2.7 để đưa ra hai kết quả từ tập hợp đơn dữ liệu lưu giữ.

CHÚ THÍCH 3: Có thể bỏ qua các bước (7) và (8) nếu tham số “TSPC_No_Vibration_Sensitive_Components” được tuyên bố là “Có”.



tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương