Qcvn 12: 2015/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị ĐẦu cuối thông tin di đỘng gsm


Sai số tần số và độ chính xác điều chế trong cấu hình EGPRS



tải về 1.36 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích1.36 Mb.
#39448
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

2.2.17. Sai số tần số và độ chính xác điều chế trong cấu hình EGPRS


2.2.17.1. Định nghĩa

Sai số tần số là sự chênh lệch tần số, sau khi đã điều chỉnh sự ảnh hưởng của sai số điều chế, giữa tần số phát RF từ MS và tần số phát RF của BS hoặc tần số ARFCN đã sử dụng.

Độ chính xác điều chế

Đối với GMSK, độ chính xác điều chế của tín hiệu phát được mô tả là độ chính xác pha (hay lỗi pha) của tín hiệu điều chế GMSK. Lỗi pha của điều chế GMSK là sự sai khác về pha, sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của sai số tần số, giữa tần số phát RF từ MS và tần số phát lý thuyết tùy theo cách điều chế.

Thủ tục đo kiểm và yêu cầu đo kiểm đối với độ chính xác điều chế GMSK (lỗi pha RMS và phân bố đỉnh cực đại) được nêu tại mục 2.2.7 đối với GPRS MS. Mục này chỉ quy định yêu cầu và thủ tục đo kiểm độ chính xác điều chế 8-PSK.

Đối với điều chế 8-PSK độ chính xác điều chế được xác định là véc tơ lỗi giữa véc tơ biểu diễn tín hiệu được truyền đi và véc tơ biểu diễn tín hiệu được điều chế không bị lỗi. Độ lớn của véc tơ lỗi viết tắt là EVM (Error Vector Magnitude). Độ nén tín hiệu gốc được xác định bằng tỷ lệ giữa độ rò sóng mang với tín hiệu được điều chế.

Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với thiết bị đầu cuối thông tin di động GSM có chức năng kết nối EGPRS.

2.2.17.2. Giới hạn

a) Tần số sóng mang điều chế mức 8-PSK phải có độ chính xác trong phạm vi 0,1 ppm so với các tín hiệu thu được từ BS trong các điều kiện sau:



  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

b) RMS EVM trên phần hữu ích của mỗi cụm của tín hiệu điều chế mức 8-PSK không được vượt quá:

  • 9,0 % trong điều kiện bình thường.

  • 10 % trong điều kiện khắc nghiệt.

c) Giá trị đỉnh EVM tính trung bình trên tối thiểu 200 cụm của tín hiệu điều chế mức 8-PSK phải ≤ 30 % trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

d) Giá trị mức 95 % của bất kỳ cụm nào của tín hiệu điều chế mức 8-PSK phải ≤15 % trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

e) Mức nén độ lệch tín hiệu gốc của bất kỳ tín hiệu điều chế 8-PSK không được vượt quá 30 dB trong các điều kiện sau:

  • Điều kiện bình thường;

  • Điều kiện khắc nghiệt.

2.2.17.3. Phương pháp đo

a) Các điều kiện ban đầu

Phép đo phải được thực hiện trong điều kiện EGPRS mặc định quy định tại mục 50, ETSI TS 151 010-1 với tham số điều khiển công suất ALPHA (α) thiết lập về 0.

SS điều khiển MS chuyển sang chế độ nhảy tần (các tần số và chế độ nhảy tần xem Phụ lục A.4)

MS phải hoạt động ở chế độ sử dụng nhiều khe đường lên nhất.

Sử dụng chế độ đo được quy định tại mục 5.4, 3GPP TS 04.14.

Nếu MS có khả năng hoạt động ở cả 2 Mode dưới đây thì sử dụng Mode (a):


  • Mode (a) phát chuỗi dữ liệu giả ngẫu nhiên trong các khối dữ liệu RLC.

  • Mode (b) phát các khối dữ liệu RLC vòng lặp;

Đối với thủ tục đo chế độ 8-PSK dưới đây, giá trị công suất ban đầu của mỗi khe thời gian được kích hoạt phải thiết lập giá trị công suất ở dải giữa.

b) Thủ tục đo kiểm

* Đối với phép đo sai số tần số và độ chính xác điều chế trong chế độ 8-PSK

(1) Đối với một cụm phát trên khe cuối cùng của cấu hình đa khe, SS thu tín hiệu được phát đi bằng cách lấy tối thiểu 4 mẫu trên một symbol. Tín hiệu được phát đi được tạo ra bằng hàm:



Y(t) = C1{R(t) + D(t) + C0}Wt

R(t) được định nghĩa là tín hiệu máy phát lý tưởng.

D(t) là lỗi phức dư trên tín hiệu R(t).

C0 là hằng số độ lệch ban đầu biểu diễn sóng mang đi qua.

C1 là một hằng số phức biểu diễn pha ngẫu nhiên và công suất lối ra của máy phát.

 tính cho cả độ lệch tần quay pha 2f radian/s và sự thay đổi biên độ “α” neper/s.

Pha định thời symbol của Y(t) được đồng chỉnh với R(t).

(2) SS sẽ tạo ra tín hiệu máy phát lý tưởng được xem là chuẩn. Tín hiệu máy phát lý tưởng có thể được xây dựng từ việc biết trước các symbol được phát đi hoặc từ các symbol đã được giải điều chế của cụm được phát đi. Trong trường hợp sau, các symbol chưa biết sẽ được phát hiện với tỷ lệ lỗi đủ nhỏ để đảm bảo độ chính xác của thiết bị đo (xem Phụ lục 5, ETSI TS 151 010-1).

(3)


(3a) Tín hiệu đã được phát đi Y(t) sẽ được bù về biên độ, tần số và pha bằng cách nhân với hệ số W-t/C1.

Các giá trị cho W và C1 được xác định nhờ quá trình lặp. W(α,f), C1 và C0 được chọn để giảm nhỏ giá trị RMS của EVM trên cơ sở lần lượt từng cụm.

(3b) Sau khi bù, Y(t) được đưa qua bộ lọc đo cụ thể (mục 4.6.2, 3GPP TS 05.05) để tạo ra tín hiệu:

Z(k) = S(k) + E(k) + C0

Trong đó:



S(k) là tín hiệu máy phát lý tưởng quan sát được qua bộ lọc đo;

k = floor(t/Ts), ở đây Ts =1/270,833 kHz tương ứng với thời gian symbol.

(3c) vector lỗi được định nghĩa như sau: E(k) = Z(k) – C0 –S(k)



Nó được đo và tính toán cho mỗi k tức thời trên phần hữu ích của cụm ngoại trừ các bit đuôi. Lỗi vector RMS được định nghĩa như sau:

(3d) Các bước 3a) đến 3c) được lặp lại với xấp xỉ liên tục của W(α,f), C1 và C0 cho đến khi tìm đươc giá trị giá trị nhỏ nhất của RMS EVM tìm được. Giá trị tối thiểu của RMS EVM và các giá trị cuối cùng đối với C1, C0 và f được ghi lại (f biểu diễn lỗi tần số của cụm).



(4) Đối với mỗi symbol trong phần hữu ích của cụm ngoại trừ các bit đuôi, SS phải tính toán độ lớn vector lỗi như sau:

Giá trị đỉnh của EVM symbol trong phần hữu ích của cụm, ngoại trừ các bit đuôi được ghi lại.



(5) SS phải tính toán giá trị loại bỏ lệch ban đầu như sau:

(6) Các bước từ a) tới e) được lặp lại cho tổng cộng 200 cụm.

(7) Các giá trị đỉnh của symbol EVM được ghi lại trong bước (4) được lấy trung bình cho 200 cụm đo được.

(8) Các giá trị loại bỏ độ lệch ban đầu trong bước (5) được lấy trung bình cho 200 cụm đo được. Kết quả lấy trung bình được chuyển sang dạng log.



OOS(dB)= -10 log(OOS)

(9) Từ sự phân bố các giá trị symbol EVM tính toán trong bước (4) đối với 200 cụm đo được, SS phải xác định theo giá trị 95 %.

(10) SS điều khiển MS đến mức điều khiển công suất lớn nhất qua việc thiết lập tham số ALPHA (α) là 0 và GAMMA_TN (ΓCH) đối với từng khe thời gian đến mức công suất mong muốn trong bản tin Packet Uplink Assignment hay Packet Timeslot Reconfigure (Closed Loop Control, xem Phụ lục B.2, 3GPP TS 05.08), các điều kiện khác không đổi. Các bước từ (1) tới (10) được lặp lại.

(11) SS điều khiển MS đến mức điều khiển công suất nhỏ nhất, các điều kiện khác không đổi. Lặp lại các bước từ (1) đến (10).

(12) Lặp lại các bước từ (1) đến (10) trong điều kiện khắc nghiệt.


tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương