Qcvn …: 2016/BLĐtbxh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 92.66 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích92.66 Kb.
#37168

QCVN : 2016/BLĐTBXH



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


DỰ THẢO




QCVN …:2016/BLĐTBXH
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MÁNG TRƯỢT DÙNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH VUI CHƠI CÔNG CỘNG

National technical regulation on safe work for alpine slide
















HÀ NỘI – 2016


Lời nói đầu

QCVN …: 2015/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máng trượt dùng trong các công trình vui chơi công cộng do Cục An toàn lao động biên soạn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành theo Thông tư số …/2016/TT-BLĐTBXH ngày … tháng … năm 2016, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ.



QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG MÁNG TRƯỢT DÙNG TRONG CÁC CÔNG TRÌNH

VUI CHƠI CÔNG CỘNG

National technical regulation on safe work for slides
1. Quy định chung

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các hệ thống máng trượt dùng trong các công trình vui chơi công cộng thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.



1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

1.2.1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cung cấp và và sử dụng hệ thống máng trượt kinh doanh trong các công trình vui chơi công cộng.

1.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.



1.3. Giải thích từ ngữ

1.3.1. Máng trượt hình máng: là máng trượt thiết kế theo hình máng và lấy máng làm quỹ đạo trượt.

1.3.2. Máng trượt hình trụ: là máng trượt thiết kế theo hình trụ và lấy trụ làm quỹ đạo trượt.

1.3.3. Độ dốc trung bình của máng trượt: Là chênh lệch giữa cao độ của chạm đầu và chạm cuối và độ dài toàn tuyến máng trượt.

1.3.4. Hệ thống máng trượt: bao gồm máng trượt và các cơ cấu khác như: xe trượt, hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt, biển hiệu, lưới an toàn, khung đỡ, thiết bị chiếu sáng...

1.3.5. Xe trượt: là một loại phương tiện nhỏ chở người từ trạm đầu đến trạm cuối thông qua hệ thống máng trượt.

1.3.6. Hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt: Là hệ thống có nhiệm vụ đưa xe trượt từ trạm cuối lên trạm đầu phục vụ du khách thông qua hệ thống kéo của dây cáp.

2. Tài liệu tham khảo

- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng - Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật;

- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- Tiêu chuẩn an toàn cho hệ thống máng trượt – Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Chengdu Trung Quốc.



2. Quy định về kỹ thuật

2.1. Quy định chung

2.1.1. Độ dốc trung bình của máng trượt: máng trượt hình máng từ 5% - 16% và đối với máng trượt hình trụ từ 6% - 20%.

2.1.2. Độ dốc trung bình nhỏ nhất của máng trượt: 2% đối với cả hai loại máng trượt nêu tại Điểm 2.1.1.

2.1.3. Độ dốc lớn nhất của máng trượt: máng trượt hình máng 20% và máng trượt hình trụ 30%.

2.1.4. Độ dốc lớn nhất của đoạn mà máng trượt phải vượt qua: máng trượt hình máng 50% và máng trượt hình trụ 60%.

2.1.5. Đường kính tối thiểu của dây cáp không nhỏ hơn 10mm.

2.1.6. Bất kỳ xe trượt nào cũng phải được lắp phanh.

2.1.7. Tốc độ tối đa cho phép của xe trượt là 40km/h. Nếu ở bất kỳ đoạn nào tốc độ vượt quá tốc độ cho phép thì phải lắp cơ cấu hạn chế tốc độ sao cho không vượt quá 40km/h.

2.1.8. Tại trạm dưới của hệ thống máng trượt phải lắp đặt hệ thống phanh xe kéo dài ít nhất 10m và lưới an toàn.

2.1.9. Cạnh bên của máng trượt hình máng phải được thiết kế nhô cao để đảm an toàn cho xe trượt khi đạt vận tốc 40km/h. Khoảng cách từ bánh xe đến điểm xa nhất cạnh bên của máng trượt ở mọi vị trí không được nhỏ hơn 10cm.

2.1.10. Phải có đủ thiết bị chiếu sáng dọc tuyến máng trượt khi vận hành vào ban đêm.

2.2. Quy định đối với máng trượt:

2.2.1. Mặt ngoài máng trượt phải nhẵn mịn.

2.2.2. Máng trượt hình máng phải được lắp ráp trên mặt đất, máng trượt hình trụ cách mặt đất không quá 1m.

2.2.3. Độ cao của giá đỡ không quá 6m. Nếu độ cao của giá đỡ nhỏ hơn 2m thì phải lắp lưới an toàn ở 2 bên máng trượt. Khi độ cao của giá đỡ lớn hơn 2m, 2 bên máng trượt phải có lan can bảo vệ chống trượt, khoảng cách giữa 2 lan can này cách nhau ít nhất là 0,8m.

2.2.4. Móng của máng trượt và giá đỡ phải đảm bảo kiên cố.

2.2.5. Không để bất kỳ chướng ngại vật nào trong khoảng 0,8m ở 2 bên máng trượt.

2.2.6. Đối với những đoạn cong gấp khúc của máng trượt hình máng cần có thêm lưới an toàn.

2.2.7. Ở bất kỳ chỗ nào trên tuyến máng trượt cũng có thể nhìn thấy vật phía trước ít nhất 15m.



2.3. Quy định đối với xe trượt:

2.3.1. Tất cả các xe trượt đều phải được đánh số thứ tự.

2.3.2. Xe trượt ở trạng thái không phanh, ở bất kỳ đoạn nào cũng có thể tự động trượt.

2.3.3. Phanh xe phải bảo đảm sao cho có thể dừng xe trượt ở bất kỳ đoạn nào.

2.3.4. Khi phanh xe ở tốc độ cao, khoảng cách từ lúc phanh cho đến khi xe dừng hẳn không được quá 8m đối với trường hợp không chuyển độ dốc. Và không được quá 13m đối với trường hợp chuyển độ dốc.

2.3.5. Phía trước của xe trượt phải có bộ phận chống va đập.



2.4. Quy định đối với hệ thống chuyển vận trên mặt đất của xe trượt:

2.4.1. Hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt phải có nút bấm dừng xe khẩn cấp.

2.4.2. Hệ thống vận chuyển này phải được ngăn cách với bên ngoài.

2.5. Quy định đối với biển hiệu và ký hiệu

2.5.1. Lối vào của máng trượt phải đặt biển hiệu, trong đó phải bao gồm những nội dung:

- Máng trượt là công trình vui chơi giải trí.

- Hoạt động máng trượt mang tính kỹ thuật nhất định nên du khách phải tuân thủ các quy định về an toàn.

- Khoảng cách nhỏ nhất giữa các xe trượt là 15m. Du khách không được đuổi theo nhau. Nếu để xảy ra tình trạng này dẫn đến va chạm thì người điều khiển xe phía sau phải chịu trách nhiệm.

- Du khách phải tuân thủ quy tắc vận hành máng trượt. Phải tuân theo sự chỉ dẫn và khuyến cáo của nhân viên phụ trách.

- Những người sau không được sử dụng máng trượt: mắc bệnh truyền nhiễm, cao huyết áp, bệnh tim, động kinh, say rượu, phụ nữ có thai, người già yếu bệnh tật, người khiếm khuyết, trẻ em cao dưới 1,3m.

- Không được ngồi quá số người so với thiết kế ban đầu của máng trượt.

- Khi xe trượt đi vào đoạn đường cong, du khách không được đu người sang 2 bên mà phải hướng trọng tâm của mình vào phía trong đường cong.

- Du khách phải thắt dây an toàn khi tham gia máng trượt.

2.5.2. Trước đoạn sườn dốc 10m, phải có biển báo xuống dốc.

2.5.3. Khi cách 10m đối với đường cong, đường ngoặt gấp khúc, liên tiếp phải có biển báo và biển yêu cầu giảm tốc độ xe trượt.

2.5.4. Trạm cuối máng trượt phải có biển báo kết thúc và yêu cầu dừng xe.

3. Quy định về quản lý:

3.1. Yêu cầu an toàn trong vận hành máng trượt

3.1.1. Nên thiết lập các quy định vận hành máng trượt. Nội dung bao gồm:

- Đơn vị phụ trách an toàn vận hành máng trượt.

- Quy định về nhật ký vận hành, bao gồm cả thời gian vận hành, sửa chữa, sự cố.

- Hàng ngày trước khi đưa vào vận hành phải cho xe trượt trượt thử trước 1 lần và thị sát dọc theo tuyến, loại bỏ rác và chướng ngại vật trong máng trượt.

- Nhân viên ở mọi vị trí phải làm đúng trách nhiệm của mình.

- Trước khi hết giờ làm việc phải vệ sinh lại tất cả các xe trượt và cho vào trạm để bảo quản.

- Xe trượt xuất phát các nhau ít nhất là 15m.

- Trước khi cho du khách tham gia vào máng trượt, cần hướng dẫn cho khách biết cách ngồi, thao tác cầm tay, cách hướng trọng tâm và cách phanh xe khi cần thiết.

- Hàng ngày phải kiểm tra phanh xe của từng xe trượt, đặc biệt là tình trạng mài mòn phanh xe.

- Khi máng trượt bị ẩm ướt, không đạt khoảng cách phanh xe theo quy định thì phải có các biện pháp khắc phục, nếu không thì thì phải ngừng vận hành.

3.1.2. Phải thiết lập quy trình đối với hệ thống vận chuyển an toàn trên mặt đất của xe trượt, nội dung bao gồm:

- Phải có hệ thống đo lường lực, thông qua đó theo dõi trị số căng dự tính của dây cáp vận chuyển hàng ngày.

- Hàng ngày trước khi cho hệ thống máng trượt đón khách, phải kiểm tra dây cáp.

- Đối với xe trượt và hệ thống vận chuyển trên mặt đất của xe trượt phải tiến hành kiểm tra thường xuyên.

- Cần đảm bảo không xảy ra hiện tượng ách tắc xe trượt từ trạm đến nơi móc xe trượt.



3.2. Yêu cầu đối với nhân viên làm việc

3.2.1. Phải bố trí đủ nhân viên đảm đương được đủ vị trí. Nhân viên phải tuân thủ quy định đối với vận hành máng trượt để đảm bảo an toàn.

3.2.2. Trước khi tiến hành công việc liên quan đến máng trượt, nhân viên phải được huấn luyện và huấn luyện định kỳ. Huấn luyện định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.

3.2.3. Đơn vị vận hành nên chỉ định 1-2 cán bộ an toàn, chuyên trách công việc quản lý an toàn máng trượt hàng ngày.

3.2.4. Tại những đoạn đường cong gấp khúc, đơn vị vận hành cần bố trí nhân viên nhắc nhở du khách chú ý an toàn và giảm tốc độ.

3.2.5. Nhân viên vận hành hệ thống máng trượt phải được cấp chứng chỉ huấn luyện.



3.3. Cứu hộ

Đơn vị kinh doanh máng trượt phải có phương án cứu hộ khi cần thiết; phải trang bị các trang thiết bị sơ cứu và phải có ít nhất một nhân viên được huấn luyện về sơ cấp cứu.



3.4. Hồ sơ kỹ thuật của hệ thống máng trượt bao gồm:

3.4.1. Bản thuyết minh chung phải thể hiện được:

- Tên và địa chỉ của Nhà sản xuất, kiểu, mã hiệu, năm sản xuất;

- Sơ đồ thi công của hệ thống máng trượt: bảng hiệu tốc độ, bán kính những đoạn cong gấp khúc, độ dốc, thiết kế giá đỡ...

3.4.2. Bản sao các chứng chỉ thử nghiệm đối với cáp.

3.4.3. Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động.

3.4.4. Nguồn gốc xuất xứ và chứng chỉ thử nghiệm của lưới an toàn.

3.4.5. Bản thiết kế hệ thống chi tiết thể hiện được các thông số chính như: Tải trọng cáp, số xe trượt tối đa hoạt động cùng lúc, vận tốc tối đa tại từng đoạn...



3.5. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với hệ thống máng trượt sản xuất trong nước

Nhà sản xuất hệ thống máng trượt phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng như sau:

3.5.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.4 của Quy chuẩn này.

3.5.2. Hệ thống máng trượt sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 4.1.1 của Quy chuẩn này trên cơ sở việc chứng nhận hợp quy của Tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.

3.5.3. Nhà sản xuất phải công bố hợp quy và đăng ký hợp quy đối với hệ thống máng trượt theo quy định.

3.5.4. Gắn dấu hợp quy sau khi lắp đặt xong trước khi đưa vào sử dụng.

3.5.5. Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa có thẩm quyền.

3.6. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với hệ thống máng trượt nhập khẩu

3.6.1. Đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.4 của Quy chuẩn này.

3.6.2. Hệ thống máng trượt khi nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại mục 4.1.1 của Quy chuẩn này.

3.6.3. Trong trường hợp nhập khẩu, nếu theo thỏa thuận song phương hoặc đa phương giữa cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu hệ thống máng trượt quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu thì các hệ thống này được miễn kiểm tra nhập khẩu.

3.6.4. Hệ thống máng trượt nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý nếu có vi phạm theo luật định.

3.7. Điều kiện đảm bảo an toàn đối với hệ thống máng trượt lưu thông trên thị trường

Đối với hệ thống máng trượt lưu thông trên thị trường, người bán hàng phải thực hiện các yêu cầu sau:

3.7.1. Đã được chứng nhận hợp quy và gắn dấu hợp quy.

3.7.2. Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng trong quá trình bảo quản, lưu thông và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3.7.3. Tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của sản phẩm do mình bán.

3.7.4. Chịu sự kiểm tra chất lượng theo những nội dung, trình tự, thủ tục quy định và bị xử lý vi phạm theo luật định



3.8. Yêu cầu đối với hệ thống máng trượt đủ điều kiện lắp đặt

3.8.1. Hệ thống máng trượt khi lắp đặt phải có đủ các điều kiện sau:

3.8.1.1. Có đủ hồ sơ kỹ thuật theo quy định tại mục 3.4 của Quy chuẩn này.

3.8.1.2. Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định. Đối với hệ thống máng trượt nhập khẩu phải có hồ sơ hoàn thành thủ tục Hải quan theo quy định.

3.8.2. Yêu cầu đối với đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa:

3.8.2.1. Đơn vị lắp đặt, hiệu chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa phải có đủ các điều kiện sau:

3.8.2.1.1. Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

3.8.2.1.2. Cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật lành nghề phải được đào tạo về chuyên môn, được huấn luyện và cấp chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động theo quy định.

3.8.2.1.3. Có đủ trang thiết bị phục vụ cho quá trình lắp đặt, hiệu chỉnh và sửa chữa.

3.8.2.1.4. Tuân thủ theo các yêu cầu lắp đặt của nhà sản xuất và các quy định của Quy chuẩn này.

3.8.2.1.5. Trên cơ sở hồ sơ kỹ thuật, đơn vị lắp đặt phải lập các tài liệu kỹ thuật sau để bàn giao cho đơn vị sử dụng:

- Lý lịch hệ thống máng trượt.

- Hướng dẫn vận hành, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa, chế độ kiểm tra định kỳ và các biện pháp khắc phục sự cố khẩn cấp.

3.8.2.1.6. Đơn vị lắp đặt phải xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình lắp đặt, tuân thủ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động có liên quan và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất.

3.8.3. Yêu cầu về nghiệm thu kỹ thuật an toàn sau lắp đặt

Khi hoàn thành lắp đặt cần:

3.8.3.1. Hoàn chỉnh sơ đồ hệ thống máng trượt, trong đó phải thể hiện được các thông số chính.

3.8.3.2. Số hiệu, tính năng, nhà sản xuất và những chứng chỉ đạt tiêu chuẩn xuất xưởng.

3.8.3.3. Khi hoàn thành việc lắp đặt hệ thống máng trượt, cần kiểm tra lại nhật ký thử xe của hệ thống vận chuyển trên mặt đất của máng trượt.

3.8.3.4. Cần có nhân viên có tay nghề cao tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống xe, cho vận hành liên tục trong 8 giờ không xảy ra sự cố.

3.8.3.5. Các nhật ký thử xe và các thông số chính của hệ thống sau lắp đặt phải phù hợp với tài liệu thiết kế của nhà sản xuất.

3.8.3.6. Phải lập biên bản nghiệm thu, trong đó thể hiện rõ việc kiểm tra đo đạc thực tế và đánh giá kết quả theo các quy định kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp.



4. Chứng nhận hợp quy và kiểm định kỹ thuật an toàn đối với hệ thống máng trượt

4.1. Chứng nhận hợp quy đối với hệ thống máng trượt

4.1.1. Đối với hệ thống máng trượt sản xuất trong nước và nhập khẩu, việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức 8: thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hàng hóa (theo phụ lục II của Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

4.1.2. Việc chứng nhận hợp quy phải do tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Cục An toàn lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định.

4.2. Kiểm định kỹ thuật an toàn máng trượt

4.2.1. Hệ thống máng trượt trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định và gắn tem kiểm định theo quy định. Kiểm định lần đầu, định kỳ và kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng theo quy trình kiểm định do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Việc kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống máng trượt phải do tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đã được Cục An toàn lao động chỉ định.

4.2.2. Chu kỳ kiểm định định kỳ đối với hệ thống máng trượt:

Chu kỳ kiểm định là không quá 02 năm một lần.

5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

5.1. Việc thanh tra và xử lý vi phạm các quy định của Quy chuẩn này do thanh tra nhà nước về lao động thực hiện.

5.2. Việc kiểm tra chất lượng chế tạo, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng hệ thống máng trượt được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống máng trượt dùng trong các công trình vui chơi công cộng.

6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

6.1. Các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng hệ thống máng trượt có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

6.2. Quy chuẩn này là căn cứ để các cơ quan kiểm tra chất lượng hệ thống máng trượt tiến hành việc kiểm tra và cũng là căn cứ để các Tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành chứng nhận hợp quy.

7. Tổ chức thực hiện

7.1. Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

7.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Quy chuẩn này.

7.3. Quy chuẩn có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày Thông tư số …/2016/TT-BLĐTBXH ký ban hành.



7.4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm kịp thời phản ánh với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết./.



Каталог: DuThao
DuThao -> BỘ y tế Số: /tt-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Luật giao thông đường thủy nội địa sau 8 năm thực hiện
DuThao -> BỘ CÔng an bộ TÀi chính
DuThao -> BỘ TƯ pháp số: 151 /bc-btp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> Phần thứ nhất ĐÁnh giá TÌnh hình tổ chức thực hiện luật hợp tác xã NĂM 2003
DuThao -> VIỆn khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
DuThao -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn dự thảo
DuThao -> Danh mỤc LuẬt/NghỊ đỊnh thư cỦa các quỐc gia/khu vỰc đưỢc tham khẢo trong quá trình xây dỰng DỰ thẢo luật tài nguyên, môi trưỜng biỂn và hẢi đẢo
DuThao -> Tcvn …: 2013 Mục lục

tải về 92.66 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương