Qcvn : 2012/bvhttdl dự thảo quy chuẩn quốc gia về RẠp chiếu phim



tải về 152.35 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích152.35 Kb.
#18135



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM



QCVN :2012/BVHTTDL

DỰ THẢO

QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ RẠP CHIẾU PHIM

National Technical Regulation on Cinemas

HÀ NỘI - 2012



Lời nói đầu

QCVN : 2012/BVHTTDL do Cục Điện ảnh- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình duyệt, được ban hành kèm theo Thông tư số …. / 2012/TT-BVHTTDL ngày … tháng … năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch



Mục lục




Lời nói đầu




1

Quy định chung

4

1.1

Phạm vi điều chỉnh

4

1.2

Đối tượng áp dụng

4

1.3

Giải thích từ ngữ

4

2

Quy định kỹ thuật

5

2.1

Yêu cầu chung

5

2.2

Yêu cầu đối với các phòng chức năng của rạp chiếu phim

5

3

Quy định quản lý

14

4

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

14

5

Tổ chức thực hiện

14





QUY CHUẨN QUỐC GIA QCVN : 2012

Quy chuẩn quốc gia về rạp chiều phim

Vietnam National Technical Regulation on Cinemas
1 QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu kỹ thuật đặc thù về điện ảnh của rạp chiếu phim bao gồm yêu cầu đối với các phòng chức năng, yêu cầu về chất lượng hình ảnh và âm thanh

1.1.2 Quy chuẩn này được áp dụng đối với rạp chiếu phim 35mm, phim kỹ thuật số khi thiết kế xây dựng mới hoặc cải tạo rạp chiếu phim.

1.2 Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế xây dựng mới và cải tạo rạp chiếu phim trên lãnh thổ Việt Nam.



1.3 Giải thích từ ngữ

1.3.1 Độ chói của màn ảnh.

Cường độ ánh sáng phản xạ phát ra từ một đơn vị diện tích bề mặt màn ảnh theo một hướng nhất định, khi có dòng quang thông từ máy chiếu phim chiếu lên màn ảnh

1.3.2 Độ rung của hình ảnh.

Khoảng dao động không mong muốn của hình ảnh hiển thị trên màn ảnh khi chiếu phim.

Độ rung hình ảnh bao gồm: Độ rung hình ảnh dọc và Độ rung hình ảnh ngang.

1.3.3 Độ phân giải của hình ảnh ( Độ nét ).

Khả năng phân tách rõ nét của hệ thống quang học chiếu hình của máy chiếu phim.

Độ phân giải hình ảnh (viết tắt là Độ phân giải) được đo bằng số vạch/millimet (l/mm).

CHÚ THÍCH: Trong kỹ thuật chiếu phim, Độ phân giải được đánh giá cụ thể bởi khả năng đọc rõ nét các cặp vạch đen - trắng cách đều nhau trên bảng chuẩn phim kiểm tra hình (một cặp gồm một vạch đen và một vạch trắng được xem là một đơn vị).

1.3.4 Thời gian vang.

Thời gian vang là thời gian cần thiết để mật độ năng lượng âm giảm đi10-6 lần hay mức năng lượng âm giảm đi 60dB so với trị số ổn định trong quá trình tắt dần tự do của nó khi nguồn âm ngừng tác dụng.

1.3.5 Âm vang.

Hiện tượng âm thanh còn ngân dài khi nguồn âm ngừng tác dụng gọi là âm vang.



2. QUY ĐINH KỸ THUẬT

    1. Yêu cầu chung

2.1.1 Rạp chiếu phim, tối thiểu phải bao gồm các phòng chức năng chính sau: phòng khán giả, phòng máy, khu vực tiền sảnh.

2.1.2 Rạp chiếu phim phải bố trí bãi đỗ xe cho xe ôtô, xe máy, xe đạp và xe lăn của người khuyết tật. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào rạp.

2.1.3 Ngoài việc đáp ứng những quy định của Quy chuẩn này, rạp chiếu phim được xây dựng mới hoặc cải tạo phải tuân thủ các quy định hiện hành về kết cấu, thiết kế, môi trường, an toàn cháy nổ và các quy định khác về xây dựng có liên quan của các Bộ quản lý chuyên ngành bao gồm:


  1. QCXDVN 05:2008/BXD ”nhà ở và công trình công cộng-an toàn sinh mạng và sức khoẻ”

  2. QCXDVN 01 : 2008/BXD-Quy chuẩn xây dựng Việt Nam-Quy hoạch xây dựng;

  3. QCVN 03 : 2009/BXD- Phân loại và phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị;

  4. QCVN 06 : 2010/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình .

  5. QCXDVN 09 : 2005- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.

2.2 Yêu cầu đối với các phòng chức năng của rạp chiếu phim.

2.2.1 Yêu cầu đối với phòng khán giả

2.2.1.1 Phòng khán giả bao gồm chỗ ngồi khán giả và lối đi lại. Trong trường hợp cần thiết, cho phép bố trí ban công, sân khấu nhỏ trong phòng khán giả để phục vụ cho mục đích khác ngoài chiếu phim nhưng không được ảnh hưởng đến công năng của rạp chiếu phim

2.2.1.2 Diện tích phòng khán giả (bao gồm cả diện tích chỗ ngồi và lối đi lại) phải được thiết kế trên cơ sở đảm bảo cho mỗi chỗ ngồi khán giả có diện tích từ 0,80 m2 đến 1,0m2 và khối tích từ 4,5m3 đến 5,5 m3;

2.2.1.3 Các thông số kĩ thuật của phòng khán giả, màn ảnh, điều kiện nhìn rõ và bố trí chỗ ngồi trong phòng khán giả phải tuân theo quy định trong Bảng 1.



Bảng 1- Các thông số kỹ thuật phòng khán giả

Kí hiệu các thông số

Ý nghĩa của thông số

Giá trị của thông số

Chú thích

D

Chiều dài tính toán của phòng khán giả (từ màn ảnh đến ghế hàng cuối cùng trên trục gian khán giả)

- Hình ô van

- Hình chữ nhật

- Hình thang



1,3 N

1,1 N


0,95 N

N: số chỗ ngồi. Chiều dài phòng khán giả không lớn hơn 45 m.



M

Bán kính hình cầu giới hạn vùng khán giả ngồi

0,92 N

Tâm hình cầu nằm trên màn ảnh cách nhau một khoảng G.(Khoảng cách từ màn ảnh đến tựa hàng ghế đầu theo trục của phòng. )


B

Chiều rộng có ích của màn ảnh cong (tính theo dây cung):




Cho phép thay đổi chiều rộng đến: + 5 % và - 10 %, theo tiêu cự của ống kính máy chiếu

BR

BG

BT


- Màn ảnh rộng

- Màn ảnh giả rộng

- Màn ảnh thường


0,43 D

0,34 D


0,25 D





H


Chiều cao có ích của màn ảnh





HR ; HG ; HT phải bằng nhau. Tâm hình ảnh

của các loại phim chiếu phải trùng nhau.





HR


- Màn ảnh rộng


MR / 2,39


HG


- Màn ảnh giả rộng


MG / 1,85


HT

- Màn ảnh thường

MT/ 1,37

R

Bán kính cong của màn ảnh

D




G


Khoảng cách từ màn ảnh đến chỗ tựa của hàng ghế đầu (theo trục của phòng):








- Màn ảnh rộng, không nhỏ hơn

hơn


hơn


0,60 BR




- Màn ảnh thường hoặc giả rộng, không nhỏ hơn

0,44 BT




P

Khoảng cách chiếu phim từ tâm màn ảnh đến ống kính máy chiếu, không nhỏ hơn


0, 75 D




B

H



Góc nghiêng trục quang học của máy chiếu so với pháp tuyến ở giữa tâm màn ảnh:


Không lớn hơn 90

Không lớn hơn 90

Không lớn hơn 30








- Trên mặt phẳng nằm ngang, không lớn hơn


90







- Trên mặt phẳng đứng:


Không nhỏ hơn

0,84BR


Không nhỏ hơn

0,44BT








+ Khi chiếu từ trên xuống, không lớn hơn


90







+ Khi chiếu từ dưới lên, không lớn hơn

30




C

Độ nâng cấp tia nhìn của người ngồi hàng ghế sau so với người ngồi hàng ghế trước đến mép dưới của màn ảnh, m

0,12


Chiều cao tính toán từ sàn tới mắt của khán giả ngồi trên ghế 1,2 m


X

Khoảng cách từ phía dưới của tia chiếu phim đến sàn phòng khán giả, không nhỏ hơn, m

1,9




T

Khoảng không gian phía sau màn ảnh (khoảng cách giữa màn ảnh và mặt phẳng cách âm của tường sau màn ảnh)

Từ 1,2 đến 1,5




CHÚ THÍCH:

1) Trong trường hợp phòng khán giả đặt trong tòa nhà có sử dụng nhiều chức năng thì cho phép các thông số trên thay đổi, nhưng không được lớn hơn 10 %.

2) Cho phép thay đổi vùng hiện hình của màn ảnh theo chiều rộng đối với màn ảnh rộng, cả chiều rộng và chiều cao đối với màn ảnh cỡ rộng.


2.2.1.3 Trong phòng khán giả phải có độ dốc. Độ dốc nền phòng khán giả và bậc của ban công phụ thuộc vào việc bố trí chỗ ngồi và tia nhìn của khán giả đến điểm nhìn rõ tính toán. Độ nâng cao tia nhìn tại mỗi hàng ghế không nhỏ hơn 12 cm

CHÚ THÍCH: Điểm nhìn rõ tính toán là điểm giữa mép dưới của màn ảnh.

2.2.1.4 Trong rạp chiếu phim sử dụng màn ảnh phẳng, các chỗ ngồi được bố trí trong phạm vi hình quạt 900 ; màn ảnh rộng là 1160. Trên mặt phẳng thẳng đứng, góc tạo bởi tia nhìn của khán giả ở hàng ghế đầu với mép trên của màn ảnh phải nhỏ hơn 350. Góc nhìn từ hàng ghế đầu đến điểm trung tâm màn ảnh phải nhỏ hơn 250.

2.2.1.5 Đối với màn ảnh rộng thì khoảng cách từ hàng ghế sau cùng đến màn ảnh không được lớn hơn 2 lần chiều rộng màn ảnh và từ hàng ghế đầu đến màn ảnh không nhỏ hơn 0,6 lần chiều rộng màn ảnh.

Với phim có tỉ lệ hình ảnh 2,39 :1 góc nhìn từ hàng ghế cuối cùng bên phải đến màn ảnh phải không nhỏ 260 (xem Hình 1).


Hình 1- Minh họa góc nhìn từ hàng ghế cuối cùng bên phải đến màn ảnh

2.2.1.4 Ghế ngồi trong phòng khán giả phải được gắn với nhau thành từng hàng và được cố định với nền. Các ghế lật phải đảm bảo không gây tiếng động khi sử dụng và tạo sự thoải mái cho khán giả trong suốt thời gian ngồi xem.

2.2.1.5 Khoảng cách đi lại giữa 2 hàng ghế phải đảm bảo từ 0,95 m đến 1, 05 m.

2.2.1.6 Kích thước ghế ngồi:



    • Chiều rộng: 0,5 cm ÷ 0,55 cm.

    • Chiều sâu: 0,45 cm ÷ 0,50 cm.

2.2.1.7 Số ghế tối đa bố trí trong một hàng ghế liên tục phụ thuộc vào khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế. Phải bố trí ít nhất 1/3 số ghế hàng đầu có thể tháo rời dành cho người khuyết tật ngồi xe lăn.

2.2.1.8 Để đảm bảo thoát người thì cửa ra vào và cửa thoát người không được kết hợp với nhau.

2.2.1.9 Độ cách âm của phòng khán giả phải đảm bảo: Tiếng ồn từ bên ngoài tác động vào phòng không lớn hơn 30dB.

2.2.1.1.0 Bố trí trang âm cho phòng khán giả phải lựa chọn và bố trí vật liệu hút âm sao cho lượng hút âm gần bằng lượng hút âm yêu cầu. Vật liệu hút âm được lắp đặt trên các bề mặt trong phòng (tường, sàn, trần) có hệ số hút âm trong dải tần từ 63 Hz đến 8 000 Hz.

Trần, tường gần nguồn âm bố trí vật liệu có độ cứng cao.

Phần trần cuối phòng và tường phía sau bố trí các vật liệu hút âm

2.2.2 Yêu cầu đối với phòng máy

2.2.2.1 Phòng máy phải có kích thước tối thiểu 6 m x 3,6 m x 2,5 m. Kích thước bố trí thiết bị trong phòng máy theo quy định trong Bảng 2.

Kích thước tính bằng mét

Ký hiệu của thông số

Ý nghĩa` của thông số

Dùng cho phim

35 mm

a

Khoảng cách từ tường tới thiết bị:

- Có lối đi sau thiết bị

- Không có lối đi sau thiết bị


1,5

0,1


b

Khoảng cách từ tường trước đến bộ phận nhô ra, hoặc thiết bị

0,35

c

Khoảng cách từ tâm cửa máy chiếu đến tâm cửa quan sát

0,5

d

Khoảng cách từ tâm ống kính máy chiếu đến sàn phòng máy chiếu

1,25

e

Chiều cao thông thuỷ buồng máy chiếu (không nhỏ hơn)

2,5

Bảng 2- Kích thước bố trí thiết bị trong phòng máy

2.2.2.2 Phòng máy phải được bố trí ở phía chính diện với màn ảnh. Trong trường hợp phòng khán giả có ban công, phòng máy được bố trí dưới hoặc trên ban công theo trục chính của phòng khán giả. Tường ngăn cách giữa phòng máy và phòng khác giả phải được thiết kế cách âm.



        1. Cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chất liệu của cửa sổ phòng chiếu phải là chất liệu không ảnh hưởng tới chất lượng ống kính hay chất lượng chiếu;

- Để tránh hiện tượng dội âm qua cửa sổ chiếu hoặc cửa sổ quan sát phải bố trí loa đặt lệch một góc từ 70 đến 100 và không gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh;

- Kích thước cửa sổ chiếu và cửa sổ quan sát phải đảm bảo 0,4 m x 0,25 m để ánh sáng trong phòng chiếu không lọt ra ngoài phòng khán giả.

2.2.2.4 Cửa phòng máy chiếu phải mở ra ngoài. Kích thước cửa phòng phải bảo đảm không được nhỏ hơn 2,00 m x 0,85 m. Khi cốt sàn phòng máy cao hơn cốt sàn phòng khán giả, kích thước bậc thang vào phòng máy phải có chiều cao bậc không được lớn hơn 0,180m chiều rộng bậc không được nhỏ hơn 0,280m.



      1. Yêu cầu đối với khu vực tiền sảnh

2.2.3.1 Khu vực tiền sảnh là khu vực chuyển tiếp giữa bên ngoài và phòng chiếu phim, đáp ứng yêu cầu mua vé của khán giả, chỗ cho khán giả xem giới thiệu quảng cáo phim, phân chia khán giả về các phòng chiếu và phục vụ nhu cầu giải khát của khán giả.

2.2.3.2 Diện tích khu vực tiền sảnh (kể cả chỗ bán vé, điện thoại công cộng, khu giải khát) được thiết kế trên cơ sở đảm bảo tương ứng với số ghế khán giả có diện tích từ 0,30 m2 đến 0,45 m2 cho một chỗ ngồi.

CHÚ THÍCH: Rạp dưới 400 chỗ cho phép kết hợp phòng đợi với tiền sảnh, diện tích được tính theo:

- Rạp công trình cấp I: từ 0,30 m2/chỗ đến 0,45 m2/chỗ

- Rạp công trình cấp II: từ 0,25 m2/chỗ đến 0,30 m2/chỗ


        1. Mỗi rạp có từ 1 cửa bán vé đến 3 cửa bán vé. Diện tích quy định cho một cửa bán vé là 1,5 m2.

2.2.3.4 Các hoạt động căng tin - giải khát, giải trí được bố trí liền với khu vực tiền sảnh không được phép thông với hành lang phân chia khán giả hoặc sảnh nghỉ.

2.2.3.5 Cửa vào của khán giả phải mở ra ngoài, theo hướng thoát người. Không được làm cửa cuốn, cửa kéo, cửa sập, cửa chốt, cánh bản lề mở vào trong. Không được làm bậu cửa, không treo rèm. Các cánh cửa nói trên, phải là cửa đặc hoặc có mặt kính là kính cường lực.

2.2.3.6 Khu vệ sinh dành cho khán giả được bố trí liền với phòng đợi nhưng không liên thông với khu vực tiền sảnh vào hoặc các không gian bên ngoài. Không cho phép khu vệ sinh mở cửa trực tiếp vào phòng khán giả.

2.2.3.7 Khu vệ sinh nam, nữ phải bố trí riêng biệt, có buồng đệm. Số lượng thiết bị vệ sinh cho khán giả theo quy định:



  • 1 xí, 2 tiểu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nam.

  • 1 xí, 2 tiểu, 1 chậu rửa tay: cho 150 khán giả nữ.

CHÚ THÍCH: Phòng vệ sinh dành cho khán giả phải tính đến nhu cầu sử dụng người khuyết tật theo quy định có liên quan.

2.3 Yêu cầu đối với chất lượng hình ảnh

2.3.1 Độ rung hình ảnh

Độ rung hình ảnh phải đảm bảo không vượt quá các giá trị quy định trong Bảng 3




Độ rung hình ảnh

Độ rung hình ảnh dọc

H


Độ rung hình ảnh ngang

V


Phim 35mm với các loại định dạng

0,2

0,25

Bảng 3 - Độ rung hình ảnh (Đơn vị tính % )

2.3.2 Độ phân giải hình ảnh (Độ nét )

Độ phân giải hình ảnh tối thiểu phải đạt được về khả năng đọc rõ số vạch ngang - dọc trong mỗi millimet được quy định tại Bảng 4 . Đơn vị tính bằng số vạch/millimet



Định dạng phim và số vạch tại các vùng

Tâm màn ảnh

Các mép bên

Các góc

Phim 35mm với các loại định dạng

68

56

40

Bảng 4 - Giới hạn số vạch hiển thị tối thiểu tại các vùng trên màn ảnh

2.3.3 Độ chói màn ảnh:

Độ chói ở vị trí trung tâm màn ảnh đạt: 16ft- L và xung quanh đạt từ 12 ft-L đến 15 ft-L nhìn từ ghế khán giả ở giữa rạp.

CHÚ THÍCH: 1ft-L tương đương 3,4cd/m2 .

2.4 Yêu cầu đối với chất lượng âm thanh

Mức âm thanh cho phép:



      1. 85 dB cho các kênh phía trước ( L; C; R )

      2. 82 dB cho các kênh Surround

      3. 91 dB cho kênh siêu trầm.

2.5 Yêu cầu về hệ thống thiết bị điện và chiếu sáng

2.5.1 Rạp chiếu phim phải được cấp điện từ lưới điện có điện áp 380 V/220 V trung tính nối đất trực tiếp.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cần thiết cho phép rạp sử dụng máy phát điện riêng.

2.5.2 Điện cung cấp cho rạp lấy từ trạm biến thế hoặc trạm phát điện đặt trong khu đất xây dựng rạp hay trong rạp phải được cách âm và tuân theo quy định về cung cấp điện trong quy phạm đặt thiết bị điện.

2.5.3 Khi tính toán phụ tải của các thiết bị tiêu thụ điện của rạp phải tính đến dòng điện động cơ bơm nước chữa cháy.

2.5.4 Trạm biến áp, trạm phát điện không được đặt ở phía dưới các phòng có sức chứa từ 50 người trở lên.

2.5.5 Điều khiển và phân phối điện trong rạp phải thực hiện ở bảng phân phối chính đặt ở trong phòng bảng điện. Bảng phân phối điện chiếu sáng không được đặt trong phòng khán giả.

CHÚ THÍCH: Khi cấp điện cho phòng máy chiếu, thiết bị thông gió, máy bơm chữa cháy, chiếu sáng bên ngoài và chiếu sáng sự cố phải có đường dây độc lập đấu vào các phân đoạn khác nhau của bảng phân phối chính và phải có thiết bị tự động đóng điện và tự động cắt điện ở các đường dây cấp điện cho hệ thống thông gió và điều hoà không khí khi khởi động động cơ bơm nước chữa cháy.

2.5.6 Hệ thống điều khiển và bảo vệ từng nhóm cầu dao, áp tô mát... phải bố trí ở phòng bảng điện của rạp.

2.5.7 Chiếu sáng và làm tối phòng khán giả phải bảo đảm không làm loá mắt khán giả.

2.5.8 Yêu cầu độ rọi sáng trong rạp chiếu phim theo quy định trong Bảng 5.

Tên công trình

Độ rọi tối thiểu (lux) trong trường hợp quan sát

Phòng khán giả

Phòng máy chiếu

Rạp chiếu phim

200 - 300

  1. - 300

Bảng 5- Tiêu chuẩn độ rọi tối thiểu trong rạp chiếu phim

2.5.9 Phải thiết kế chiếu sáng để phân tán người ở phòng khán giả. Trị số độ rọi nhỏ nhất trên mặt nền (hoặc sàn) không được nhỏ hơn quy định trong Bảng 6.



Loại chiếu sáng

Độ rọi tối thiểu (lux)

Ghi chú

Trong nhà

Ngoài nhà

1. Chiếu sáng sự cố:

Trên đường thoát nạn



1

2

(trên mặt sàn lối đi, bậc thang)



Phải dùng đèn nung sáng

2. Chiếu sáng bảo vệ




1

(trên mặt đất)



Bố trí dọc ranh giới rạp

Bảng 6. Chiếu sáng sự cố và chiếu sáng bảo vệ bên ngoài nhà

2.5.10 Không cho phép đặt ổ cắm điện trên đường dây của hệ thống chiếu sáng sự cố.

2.5.11 Phía trên các cửa ra, cửa phòng khán giả, tại đầu hành lang, cầu thang hay chỗ rẽ, phải có đèn báo hiệu chỉ dẫn lối thoát khi có sự cố. Những đèn chiếu sáng này phải mắc vào mạng điện chiếu sáng sự cố và có kí hiệu riêng.

2.5.12 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chiếu sáng để phân tán người phải khác với đèn chiếu sáng làm việc về kích thước, chủng loại hoặc dấu hiệu riêng trên đèn.

2.5.13 Bố trí mạng điện phải bảo đảm các yêu cầu sau:


  1. Trong phòng khán giả và phòng máy chiếu đường dây dẫn điện phải đặt ngầm hay đặt trong đường rãnh kín che bằng vật liệu không cháy.

  2. Không cho phép đặt đường dây dẫn điện sử dụng cho phòng khác đi qua phòng khán giả và phòng máy chiếu.

  3. Phải tách riêng đường dây chiếu sáng làm việc với các đường dây chiếu sáng sự cố và chiếu sáng để phân tán người.

2.5.14 Các kết cấu bằng kim loại của thiết bị kĩ thuật điện (máy chiếu, máy tăng âm v.v...) phải được nối đất.

2.5.15 Thiết kế hệ thống chống sét cho rạp phải tuân theo các quy định có liên quan. Toàn bộ công trình phải được bảo vệ bằng một hệ thống chống sét kết nối hoàn chỉnh với nhau, không có bộ phận nào của công trình được tách ra để bảo vệ riêng.



    1. Yêu cầu về thời gian vang và độ ồn trong phòng khán giả

2.6.1 Yêu cầu về thời gian vang

2.6.1.1 Thời gian vang trong phòng khán giả phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đối với phòng khán giả có khối tích 100 m3 : 0,8 giây;

b) Đối với phòng khán giả có khối tích 1 000 m3 : 1,0 giây;

c) Đối với phòng khán giả có khối tích 10 000 m3 : 1,1 giây;

d) Đối với phòng khán giả có khối tích 100 000 m3 : 1,2 giây.

2.6.1.2 Thời gian vang thực tế đo trong phòng khán giả không được chênh lệch quá 10 % so với thời gian vang quy định tại khoản 2.6.1.1 điều này

2.6.2 Yêu cầu về độ ồn

2.6.2.1 Độ ồn trong phòng khán giả không được lớn hơn mức tiêu chuẩn độ ồn NR-40 trên mỗi Octa. Đây là mức ồn trung bình trong không gian phòng do tiếng ồn từ bên ngoài truyền qua các kết cấu phân cách vào phòng và do các thiết bị trong phòng (như hệ thống điều hoà không khí,quạt gió, thang máy.) tạo ra.


2.6.2.2 Tổng độ ồn của các hệ thống điều hòa không khí, quạt, và thiết bị trong phòng khán giả, không được vượt quá 5 dB.



3. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

3.1 Rạp chiếu phim xây dựng mới hoặc cải tạo lại phải được thực hiện phù hợp với các quy định tại Mục 2 của quy chuẩn này

3.2 Rạp chiếu phim được xây dựng mới hoặc cải tạo lại chỉ được đưa vào sử dụng khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về Điện ảnh cho phép bằng văn bản.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Các tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cải tạo lại rạp chiếu phim trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định tại Mục 2 của Quy chuẩn này



5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1 Cục Điện ảnh chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc áp dụng Quy chuẩn này.

5.2 Căn cứ vào sự cần thiết và thay đổi của yêu cầu quản lý đối với rạp chiếu phim, Cục Điện ảnh có trách nhiệm kiến nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.

5.3. Trong trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.










tải về 152.35 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương