Plutella xylostella



tải về 8.26 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích8.26 Kb.
#30805
TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ KIM NHUNG, 2009. Đề tài nghiên cứu “Điều tra hiện trạng canh tác và phòng trừ sâu hại trên cây cải bắp tại thành phố Pleiku Gia Lai và đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) của một số loại thuốc trừ sâu” đã được tiến hành tại thành phố Pleiku, thời gian từ ngày 16 tháng 2 đến ngày 31 tháng 5 năm 2009.

GVHD: KS. NGUYỄN HỮU TRÚC

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nội dung nghiên cứu bao gồm: điều tra hiện trạng canh tác cây cải bắp của nông dân thành phố Pleiku và xác định thành phần sâu hại cũng như diễn biến mật số của chúng. Đồng thời thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu tơ trên cây cải bắp của một số thuốc trừ sâu tơ.

Kết quả thu được cho thấy:

Cây cải bắp tại thành phố Pleiku hiện được trồng 4 giống chính là KK Cross, C35, C38 và A76. Loại diện tích từ 1000 – 2000 m2 là chủ yếu chiếm 65,7 % tổng số hộ điều tra. Khoảng cách 40 cm x 50 cm được trồng phổ biến nhất chiếm 48,6 % tổng số hộ điều tra.

Trên các cây rau họ thập tự có 9 loài sâu hại chính thuộc 3 bộ gồm: Bộ cánh cứng (Coleoptera) có 1 loài là bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta striolata F.)

Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) có 7 loài là: sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xám (Agrotis sp), sâu khoang (Spodoptera sp.), sâu đàn cải bắp (Crociodolomia binotalis), sâu đo xanh hại cải (Chrysodeixis eriosoma), sâu xanh bướm trắng (Pieris brassicae), sâu đục nõn cải (Hellula undalis Fabricius). Trong đó, loài sâu tơ xuất hiện thường xuyên nhất ở các vườn điều tra và gây hại ở mật số khá cao.

Bộ cánh đều (Homoptera) có một loài là rệp cải bắp (Brevicorynine brassicae).

Trong đó, gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây là các loài sâu thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera).



Biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến chiếm 100 % tổng số hộ điều tra, các loại thuốc hóa học được sử dụng với liều lượng cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với liều lượng khuyến cáo.

Các loại thuốc thí nghiệm có hiệu lực khác nhau trong phòng trừ sâu tơ và sự kéo dài hiệu lực theo thời gian cũng khác nhau. Nhìn chung, hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc tăng dần theo thời gian từ 1 NSP đến 7 NSP và cao nhất ở 7 NSP. Trong đó, ở 7 NSP, hiệu lực cao nhất là thuốc Pegasus 500 SC (1 l/ha) (đối chứng) có hiệu lực là 86,4 % và thuốc Biocin 16 WP (1,2 kg/ha) có hiệu lực là 82,4 %. Sau đó, hiệu lực trừ sâu tơ của các loại thuốc giảm dần ở 14 NSP và tiếp tục giảm ở 21 NSP. Có thể nói, ở 21 NSP tất cả các loại thuốc đều không còn hiệu lực, trong đó, thuốc Success 25 SC (1,5 l/ha) hiệu lực chỉ còn 6,8 %, thuốc Pegasus 500 SC (1 l/ha) (đối chứng) hiệu lực chỉ còn 11,8 %.
Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 8.26 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương