PHẬt học tinh hoa một Tổng Hợp Ðạo Lý



tải về 1.23 Mb.
trang8/14
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích1.23 Mb.
#37964
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14

Khoa Học
Lịch sử tiến hóa nhân loại, từ thế kỷ XVII, khoa học coi như toàn thắng về mọi phương diện; ngoài những phát minh kỹ thuật, khoa học cũng đã len lỏi sang hệ tư tưởng để giải thích vũ trụ, bằng những phương pháp mầu nhiệm chắc chắn hơn, hoàn hảo hơn. Khởi nguyên tinh thần khoa học tiến bộ không phải trong giây lát hay một ngày tự giác ngộ nên. Một vài đặc tính của tư tưởng khoa học đã nẩy mẩm từ những thời kỳ xa xôi. Nói đến khoa học, người tiên phong tiêu biểu cho khoa học thực nghiệm là Francis  BACON (1561 – 1626), ông đưa ra những nhận thức mới về sự vật là nhận thức bằng cách xác định lý do, qua “Tam Biểu Luận”: 1. biểu có mặt (table de présence), trong biểu có mặt, ta ghi những hiện tượng nào luôn luôn có mặt với nhau; 2. biểu vắng mặt (table d’absence), trong biểu vắng mặt, ta ghi những hiện tượng nào bao giờ cũng vắng mặt một lúc; 3. biểu thứ tự (table de degré), trong biểu thứ tự, ta ghi những hiện tượng nào cũng biến đổi một lúc. Đồng thời với Bacon, bên phía trời Tây, còn có DESCARTES (1596 – 1650) là người đã khai sáng cho một trào lưu tư tưởng mới – Tư tưởng Khoa học -; sau nhiều năm suy tưởng, ông đã lập được bốn qui tắc căn bản cho phương pháp khoa học ngày nay. Bốn qui tắc đó là:

1. Trước hết phải chứng minh một sự vật nào đó, sau mới nhận nó là sự thật.

2. Hãy chia sự vật ra từng phần đơn giản, càng nhiều càng hay, để dễ dàng cho sự quan sát, giải quyết.

3. Sau khi đã xem xét, nghiên cứu từng vật đơn giản, phải thu thập lại cho thứ tự để tìm hiểu những sự vật khó hiểu hơn vốn tự nó không biểu thị (Qui tắc này cũng gọi là qui tắc tổng hợp).

4. Cuối cùng, kiểm điểm lại và tổng hợp những sự việc mà mình đã nhận định, để khỏi bỏ sót một vật gì. Qua 4 qui tắc trên, vai trò của Descartes nổi bật hẳn lên như một vần sao sáng của bầu trời khoa học cận đại mà ngày nay người ta phải nhìn nhận ông như một cái mốc, đánh dấu bước rẽ của nhân loại, không chỉ về phương diện nhận thức mà cả về phương diện hành động nữa. Sau, Auguste COMTE (1793 – 1857), đã dựa vào thực tại, để xướng thuyết “Thực Nghiệm Chủ Nghĩa”.

Và qua những biến đổi, kinh nghiệm từng giai đoạn, trí óc con người mỗi ngày thêm mở mang, đã giúp rất nhiều cho sự khám phá những kỳ bí của thiên nhiên, NEWTON (1642 – 1727) chỉ nhìn quả táo rơi mà khám phá ra luật Vũ Trụ Hấp Dẫn Lực, biết được: sự vận hành của hành tinh và sao chổi chung quanh mặt trời, xoay tròn của địa trục, sự lên xuống của nước thủy triều… Còn MALUS (1775 – 1812) đã tìm ra “sự phân cực ánh sáng”, và De VERRIER (1811 – 1877) thì tìm ra sao  Neptune tức Hải Vương Tinh . Và   trước đó nhiều thế kỷ, ARCHMÈDE (287 – 212 TTL) đã phát minh ra nguyên lý tỷ trọng của các vật thể. Christophe COLOMB (1451 -1506) và Fernand de MAGELLAN (1480 – 1521) là những người đã cương quyết đi vòng quanh thế giới để tìm hình thể trái đất. VOLTA (1775 – 1827) và GALVANI (1737 – 1798) nghiên cứu các hiện tượng thuộc về điện tử, tìm ra hai luồng điện dương cực và âm cực. FRANKLIN (1706 – 1790) giải thích về sấm sét. LAMARCK (1744 – 1829), DARWIN (1809 -1882) chủ trương sinh Vật Biến Hóa, nghĩa là mọi vật chuyển biến đổi dời. LAVOISIER (1743 – 179), nhà hóa học đầu tiên đã tuyên bố: “Trong vũ trụ không có gì tự tạo, không có gì tự tiêu diệt”, Phù hợp với định lý này, Albert EINSTEIN (1879 – 1955) đưa ra thuyết “Tương Đối” đã chứng minh: “Vật chất là khí lực tụ lại cực điểm, mà khí lực là vật chất tan loãng ra cực điểm”, Vật chất và khí lực theo Einstein, chỉ là hai trạng thái cũa một thực tại (deux aspects d’une réalité)…

Những nhà bác học trên đều đã xây dựng cho lầu đài khoa học mỗi ngày thêm vững chắc. Với vũ trụ, dưới con mắt nhận xét của khoa học, đã thừa nhận: Trong vũ trụ không phải chỉ riêng thế giới chúng ta ở, mà rất nhiều thế giới, mỗi thế giới là một bộ phận tinh hệ của vũ trụ. Mỗi tinh hệ gồm có nhiều hành tinh, vệ tinh quay chung quanh; mà mặt trời là trung tâm, gọi là Thái Dương Hệ (système solaire). Quay chung quanh mặt trời có 9 hành tinh: Thủy Tinh (Mercure) Kim Tinh (Vénus). Địa Cầu (Terre), Hỏa Tinh (Mars), Mộc Tinh (Jupiter), ThổTinh (Saturne), Thiên Vương Tinh (Uranus), Hải Vương Tinh (Neptune) và hành tinh thứ 9, ở cách xa mặt trời nhất đó là hành tinh Pluton.  Trong khoảng không trung có hằng hà sa số hành tinh hệ lớn nhỏ, gồm cả thế giới gọi chung là vũ trụ.

Tới đây, ta đã có một khái niệm trong sự quan sát, tìm hiểu thiên nhiên. Nhưng, điều thắc mắc vẫn là cái nguyên nhân tối sơ của vũ trụ vạn hữu? -Theo khoa học giới giải thích: “Ở thời kỳ hỗn mang, trong vũ trụ chỉ có toàn thuần tinh (Ether). Sau với những nguyên nhân không rõ, thuần tinh ấy kết thành những phần nhỏ rải rác, nhờ sức vận động và sức hấp dẫn, các phần tử nhỏ kết lại thành cồi và cồi “nguyên tử” trước còn rời rạc, sau kết thành vân tinh và căn nguyên của mọi Thái Dương Hệ. Đó là thời kỳ cấu tạo mặt trời và các hành tinh, nhiệt độ của các vì sao ở thời kỳ này rất lớn – Với sự phóng tản không ngừng, nhiệt độ của các vì sao giảm bớt tạo nên thế quân bình khiến cho sự sống có thể phát khởi, ấy là thời kỳ đầu tiên có những sinh vật Ðịa cầu có thể ở được. Nhưng trong thời kỳ các nguyên tử vẫn không ngừng phóng tản ấy cùng với sự giảm tốc độ, các nguyên tử mất dần thế vững; bắt đầu một thời kỳ ly tán. Thế vững chắc của  các nguyên tố nội nguyên tử càng giãm đi thì sự ly tán càng nhanh. Rồi đến một thời kỳ quá suy, các nguyên tử lại trở về thế thuần tinh như trước. Như vậy, ta có thể biết: địa cầu cấu tạo bởi nguyên tử thuần tinh rải rác. Nguyên tử ấy tự súc tích lấy năng lực. Mà vật chất là một hình thái phát tán thành nhiều thế khác nhau, như hơi nóng, ánh sáng, điện khí .v.v..



“Lịch sử vũ trụ có thể chia ra hai thời kỳ: Thời kỳ Ngưng Kết Năng Lực Thành Vật Chất, và thời kỳ Phát Tán Năng Lực ấy”.

Tiền bán thế kỷ XVII, một câu chuyện lịch sử, thuộc phạm vi khoa học và Tôn giáo, đã xảy ra như sau:

* TrờiGALILÉE (1564 – 1642), noi gương COPERNIC (1473 – 1543), ông đã đưa ra nhận xét: “Trời chỉ là khoảng không gian bao la vô cùng tận, trùm cả mặt trời, trái đất và nhiều hành tinh”. Thế là chỗ nào cũng có trời… Mà nói thế tức đã phản lại tinh thần tôn giáo; ông còn khẳng định: “Không có thần nào sáng tạo ra vũ trụ vạn vật cả”. Trước kia tôn giáo thần quyền thường bảo “Trời tròn, đất vuông và đứng yên một chổ; ở dưới là địa ngục, ở trên là trời”. Ngày nay khoa học nhìn nhận; mặt trời là trung điểm của vũ trụ.

Ai đúng, ai sai? Đến nay ta mới rõ sự thật, thì ra oan cho Galilée vì muốn (Tự Do Tín Ngưỡng) vì muốn giác ngộ chổ mê lầm của tôn giáo thần quyền mà suýt bị ghép tội tử hình – Việc này xãy ra dưới thời giáo hoàng Urbain VIII (1633) do tòa án La Mã xử, vì ông đã dám viết cuốn “Dialogues sur les grands systèmes du monde” mang một nội dung trái với Thánh kinh – Sau đó, buộc lòng ông phải tuyên bố trước công chúng: “Trái đất không quay”.

Mà “Trời” là gì? – câu hỏi ấy đã làm không biết bao nhiêu người phải băn khoăn, thắc mắc…

* Đất. – Về trái đất, tôn giáo xưa thường nói: “Mặt đất hình phẳng”. Khoa học hiện đại xác tín: “Trái đất tròn = la terre est ronde”. Theo LAPLACE (1749 – 1827) thì, nguyên thuỷ của trái đất là một khối lửa (une masse de feu) do mặt trời văng ra, rồi nguội dần… chỗ nào lồi là núi, đồi, chỗ nào lõm là sông ngòi, hồ ao hay biển, cũng có chổ bằng phẳng như sa mạc hay bình nguyên.

Và theo, LUCRÈCE (509 TTL), ông đã có những giả tưởng rất hữu lý: “Địa cầu hiện ta đang sinh sống không phải duy nhất trong thiên nhiên, chúng ta phải tin rằng ở những miền khác của không gian, cũng có nhựng địa cầu khác, những sinh vật khác, những giống người khác…”

Dựa vào thực tại, khoa học ngày nay đã phát minh những cái mới lạ, chế ra được cả phi thuyền liên hành tinh thể thám hiểm nguyệt cầu, làm sụp đổ hẳn một hệ thống tư tưởng thần quyền xưa cũ, đặt con người trước trách nhiệm của chính mình.Tuy nhiên, trên đường tìm chân lý, khoa học chưa phải là vạn năng, giải quyết được hết mọi khúc mắc của con người và cuộc đời này. Vì, “Khoa học chỉ bàn đến những điều tổng quát  = I I n’y a que de science du general”.

Qua ngững trang trên, ta đã hiểu sự cắt nghĩa “”Vũ trụ vạn hữu” của các Tôn giáo, Đại học, Triết học, Khoa học xưa và nay. Giờ đây, chúng ta thử dạo bước vào địa hạt. ĐẠO PHẬTMà bản đồ đã sẵn có trên hai nghìn năm trăm năm nay – để thử tìm ở đấy một tia sáng, làm chỉ chuẩn cho sự tìm hiểu về Vũ trụ và về con người.

Và kìa – Con Đường Sáng đã hiện ra…


---o0o---
Vấn Đề nhận thức

Đứng trên quan niệm nhận thức, đạo Phật không hoàn toàn thuần túy là một triết học. Vì, đạo Phật là tất cả, hay nói khác, đạo Phật là triết học siêu triết học. Đạo Phật cũng có những lối nhận thức sự vật, bằng nhân giới trực quan, rất chính xác. Thật vậy, trước khi nghiên cứu vấn đề gì ta cũng nên đặt thành câu hỏi: Tại sao? rồi sau đó quyết tìm câu trả lời những nghi vấn mà mình đã đặt ra. Những vấn đề nào khi ta đã nhận xét được thấu đáo, nó biểu hiện ra một cách phân minh; và những ý tưởng để diễn tả sự vật cũng “đến” một cách dể dàng; thì đó là một Sự Thật mà ta phải thừa nhận. Tất cả hiện tượng trong vũ trụ chỉ là những con số cộng cộng các yếu tố (nhân duyên) mà có. Đứng về phương diện không gian mà luận, thì vạn hữu là “Vô Ngã = anattà”, nó không có cái thật bề ngang; do cộng các điều kiện nhân duyên lại mà thành. Còn đứng về phương diện thời gian mà xét, vạn hữu là “Vô thường = anicca”, nó không có cái thật bề dọc; do cộng các trạng thái sinh – diệt lại mà có. Chứng minh cho lập luận trên đây, ta lấy một vật thể làm đối tượng để nghiên cứu, tìm hiểu sự vật. Cây viết hiện có trước mắt tôi là do hiệp thể của nhiều chất liệu, như: gỗ + sơn + mực và ý niệm của người thợ tạo ra cây viết tròn hoặc lục lăng, với, “thiết ý” là để dùng vào viết hay vẽ…, bởi có “hiện tượng” cây viết mà chứng minh được chung quanh cây viết là không gian: vô ngã. Rồi từ khi có hiện tượng cây viết cho đến cây viết bị hủy hoại, nghĩa là từ sinh -diệt này qua sinh – diệt khác, gọi là thời gian: vô thường.

Tất cả sự vật hiện hữu trong vũ trụ đều bao gồm trong một chữ “Pháp = Dharmas”, Nói theo từ ngữ Phật Học, Pháp cũng gọi là “Nhất Thiết Pháp”, tức chỉ cho Vạn Sự Vạn Vật và là Lẽ Sống, Cách Sống, Khuôn Mẫu Sống của muôn loài vạn vật trong cỏi đời này. Cái lẽ sống ấy cùng với trời, đất, muôn vật nhịp nhàng chung sống trong một Nguồn Sống Vô Tận (tức Hiện Tượng – Bản Lai Diện Mục là như thế đó; pháp nhĩ như thị là vathàbhùta). Với sự thật trên đây, đã giúp ta khám phá ra hiện tượng vũ trụ vạn hữu gồm có hai mặt đối đãi: “Một Là Tấ Cả”, toàn thể vũ trụ tạo thành một vật (nhất tức nhất thiết); “Tất Cả Là Một”, một vật ảnh hưởng đến toàn thể (nhất thiết tức nhất).

Để nhận thức sự việc không bị lệch lạc, sai lầm, đạo Phật đề ra ba phương pháp, cùng gọi là: Tam Lượng (ba phương pháp tỷ giảo, nhận thức sự vật đúng như thật). Hình thái nhận thức thứ nhất là Hiện Lượng, những sự vật hiện hành do ngũ giác và tri giác ta trực tiếp nhận thức một cách thâu đáo, nếu ta có quan niệm rõ rệt về một vật ấy. Tỉ dụ: phải nghe tiếng nó, phải ngửi mùi nó, v.v…Trước khi có cảm giác rồi, mới có tri giác, không có tri giác thì không có quan niệm, nghĩa là chưa thành hiện lượng. Hình thái nhận thức thứ hai là Tỷ Lượng, sự suy luận, đối chiếu bằng những phương pháp tỷ giảo, lấy cá thể hiểu toàn thể làm đối tượng so sánh, và chứng minh cho sự tìm hiểu sự thật, như dựa vào pháp Tam Chi Luận trong Nhân Minh Học để tỷ lượng trong việc xét đoán vũ trụ vạn hữu. Hình thái nhận thức thứ ba là Thánh giáo Lượng, căn cứ vào giáo lý Như thật do đức Phật dạy để mở mang trí tuệ (Prajnã), suy xét sự vật, phân định lẽ chính tà, thực hư. Ðó là những yếu lý căn bản cho mọi phưương pháp nhận thức. Ta có thể y cứ vào đấy làm tiêu chuẩn để tỷ giảo, phán đoán, tìm hiểu chân lý. Áp dụng phương pháp Tam Lượng trong công cuộc tìm hiểu sự thật, cho ta thấy: “Đạo Lý Duyên Khởi = paticcamuppàda” của đạo Phật là cắt nghĩa trọn vẹn cái lý do vũ trụ vạn hữu thường hằng, luôn luôn sinh động (vô thường) nhưng không thực thể (vô ngã). Căn cứ vào Nhân Minh học (tức phương pháp Luận Lý học), ta tập luận:

– Tôn – Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều biến chuyển, vô thường.

– Nhân – Vì các nhân duyên yếu tố giả hợp tạo thành.

– Dụ – Như cái nhà, do các vật liệu “giả hợp” tạo thành rồi phải mục nát, hư hỏng.

Và, so với phép Tam Đoạn Luận (Syllogisme) trong triết học Tây phương:

– Đại Tiền Đề – Những vật gì do yếu tố nhân duyên giả hợp tạo thành, đều bị hủy diệt.

– Tiểu tiền Đề – Như cái nhà, do các vật liệu “giả hợp” tạo thành, tất phải mục nát, hư hỏng.

– Kết Luận – Vậy các hiện tượng trong vũ trụ phải biến chuyển, vô thường.

Tới đây, xin tạm mượn câu chuyện “đàm thoại” giữa đức vua MILINDA và thánh giả  NAGASENA được ghi lại trong cuốn “Di Lan Đà Vấn Đạo = Milindapanha” để chứng minh cho lý giải trên là sự thật.

– Thưa thánh giả, tên thực ngày là gì? – đức vua hỏi.

– Tâu hoàng thượng, bạn đồng đạo thường gọi tôi là NÀGÀSENA, nhưng đấy chỉ là một cách để phân biệt một tiếng gọi, một lối nói cho tiện, hay nói khác, chỉ là một cái danh chứ thực ra, không có người Nàgàsena.

Ðức vua thấy thánh giả trả lời một cách bỏ lửng (không trả lời thẳng câu hỏi), lấy làm thắc mắc, liền gạn hỏi:

– Thưa thánh giả nếu không có người Nãgãsena; thảng hoặc có kẻ đem đồ dâng cúng tỳ khưu (Bhikkh: tức chỉ thánh giả Nàgàsena) những thứ cần dùng, như thức ăn, áo mặc, đồ ngũ, thuốc men… thì lấy ai để nhận lãnh? – Và ai ăn dùng những vật ấy? – Ai bảo toàn luân thường đạo lý? – Ai ngồi tham thiền? – Ai hành đạo? Ai đắc quả? – Ai nhập niết bàn? Ai là kẻ sát sinh? Ai trộm cắp? – Ai tà dâm? – Ai phạm ngũ giới? Nếu thế thì không có thiện, không có ác, không ai làm thiện cũng không ai làm ác; những việc làm dù tốt hay xấu, cũng chẳng có quả báo? Thưa tháng giả, vậy thì không ai đánh giết; tỳ khưu và tỳ khưu ni ơi! các người không có ai là thầy, không ai là người giảng dạy, không ai là người truyền đạo pháp, nếu thánh giả nói rằng: “Nầy các huynh, hoàng thượng gọi ta là Nagasena thì Nagasena là ai?” thưa Thánh giả, xin ngài giảng cho. Hay là tóc trên đầu ngài là Nagasena?

– Hay là lông, móng, da, thịt, gân, xương, tủy, cật, tim, gan, lá lách, phổi, ruột, cuống ruột, đồ ăn chưa tiêu hóa, đồ ăn đã tiêu thành phân, đờm, rũi, mồ hôi, mỡ, nước mắt, nước miếng, nước tiểu. v.v…

– Không.


– Hình sắc kia có phải là Nagasena chăng?

– Không…


– Sự nhận biết vui buồn, sướng khổ, sự suy tưởng phải trái; sự toan tính hành động, trong lòng, có phải là Nagasena?

– Không.


– Thế không có chi là Nagasena cả, vậy Nagasena là gì?

– Không là gì hết, thưa hoàng thượng.

– Có lẽ nào Nagasena chỉ là một tiếng không thôi sao, trẫm e thánh giả nói dối.

Bấy giờ, thánh giả (luôn thể) trông thấy cái xe, liền hỏi đức vua MILINDA:

– Tâu hoàng thượng, chứ ngài tới đây đi bộ hay đi xe?

– Đi xe, thưa thánh giả.

–  Hoàng thượng bảo đi xe, vậy tôi xin hỏi: Xe là gì? Có phải cây gọng là xe không?

– Không.


– Phải bánh xe là không?

– Không.


– Phải ổ máy của xe là xe không?

– Không.


–  …?

–   ….


Hỏi mãi như thế, không có cái gì đức vua Milinda có thể chỉ được là xe. Thánh giả Nagasena liền kết luận: Cái xe của hòa thượng chỉ là một dấu hiệu, một tiếng gọi; tôi e hoàng thượng nói dối khi nói đi xe đến đây…

Ở đời, hễ cái gì có hình tướng, đều biến đổi, không thật. – “Phàm cái gì có hình tướng đều là giả dối, có sinh phải có diệt” -Kinh Kim Cương.

Cuộc đàm thoại trên đây đã chứng minh cho sự thật của Đạo Lý Duyên Khởi, Vô Thường, Vô Ngã trong đạo Phật. Một sự thật không ai có thể chối cải. Thật vậy, tất cả sự vật hiện hữu trong thế gian này, hoặc đang băng hoại, hay sẽ thai sinh, là do sự kết hợp “vô thường” của một số tinh thể đơn thuần qua nhiều giai đoạn, và cứ thế tiếp tục mãi… “Đạo Lý Duyên Khởi”cho ta thấy: Sự vật không phải chỉ là những cá thể cố định, đơn điệu, độc lập; mà là những “phần tử” hòa hợp trong một khối chung của “toàn thể”. Những phần tử ấy có một xã hội tính, tức tính “Nhân Duyên Sinh”. Với  tính Nhân Duyên Sinh, đạo Phật đánh dấu sự tương quan mật thiết giữa hết thảy… Vì biết rằng, hết thày sự vật trong vũ trụ, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, ảnh hưởng lẵn nhau mà tạo thành.
---o0o---
Vũ Trụ Luận.

Trong Vũ Trụ Luận (Cosmogonie) gồm hai phần: Hình Nhi Thượng: Métaphysique, nghiên cứu Bản Thế Chân Như (Tathatà hay paràmartha). Như Lai Tạng (Tathatagarbha); Hình Nhi Hạ: Physique, phần triết lý thực tiễn; những việc con người, vũ trụ.

1. Thế Giới Vô Biên, Chúng Sinh Vô Hạn Lượng. Nhưng Tất Cả…, Đều Do “Nghiệp” Biến Hiện.

Trong vũ trụ có rất nhiều thái dương hệ, mỗi thái dương hệ là một thế giới, hợp nghìn thế giới thành một Tiểu thiên thế giới, hợp nghìn tiểu thiên thế giới thành một Trung thiên thế giới, và hợp nghìn trung thiên thế giới thành Đại thiên thế giới.

Mỗi thế giới có những Y Báo, Chính Báo khác nhau, nhưng không ngoài “Nghiệp Cảm Duyên Khởi”.

Nói đến “NGHIỆP” (Karma) tức nói đến sự sinh động biến hóa của vạn hữu (tous les êtres).  Nhưng Nghiệp là gì?  Và Vũ Trụ do Nhân duyên nào mà có? Nghiệp là Vô Minh (Avidyà) duyên khởi và tự nó tác động, chứ không bị chi phối bởi một sức huyền nhiệm nào cả. Mà Nghiệp thì hoàn toàn động. Bởi có động mà vũ trụ vạn hữu mới tiến hóa, sinh tồn – động, hay nói Nghiệp cũng thế – xin hiểu theo nghĩa rộng – khi khởi thủy có thế giới, có các loài sinh vật là có động. Động là biến hóa cần phải có để duy trì trật tự trong vũ trụ và là Lẽ Sống của mỗi hành tinh hệ, gồm nhiều thế giới gọi chung là vũ trụ.

“…Cứ tiến mãi qua 33 từng trời: 56 cảnh giới Bồ Tát; vũ trụ tùy mỗi từng mà rộng lớn gấp bội. Mỗi Phật sát là một cõi Phật, và mỗi cõi gồm có Tam thiên đại thiên thế giới 1 000 000 000. Từ cõi đức phật Cakyamuni vượt qua mười ức vạn cõi Phật khác, còn có một cõi do đức Phật A Di Đà (Amitabha Buddha) làm giáo chủ. Mỗi cõi Phật sát đối với không gian, chỉ là một hạt bụi nhỏ khác. Các Phật sát đầy dẫy hư không. Thật là bao la!”.

Chỉ mới đứng về mặt tương đối cuộc đời mà luận, ta cũng đã thấy: Vũ trụ rộng lớn, có muôn hình, muôn vẽ, nào trăng, sao, trời, đất, núi, sông, cây cỏ, người và vật. v.v… Tuy nhiên, sự nhận thức của con người (do ngũ quan và ý thức tạo thành) khác với sự nhật thức của các loài động vật “nhìn” và “hiểu” những cảnh vật ấy (cộng nghiệp trong biệt nghiệp). Nghĩa là, tùy mỗi Nghiệp lành hay dữ của chúng sinh mà sự cảm ứng khác nhau. Con người thuộc trong những loài động vật. Nhưng đời sống con người khác đời sống của loài muôn thú. Mỗi loài có một “tính sống” riêng biệt, như cá thì bơi lội dưới nước, chim bay bổng trên không, hổ báo thì sống ở trên cạn (mặt đất) và trong những miền rừng rú; hoàn cảnh khác nhau, nên sự sống cũng khác nhau. Theo quan niệm đạo Phật thì, vũ trụ (tự nó = chose en soi) đã biến chuyển bao lần, và còn biến chuyển mãi mãi. Đó chẳng qua là do “Nghiệp thiện” hay “Nghiệp ác” từ vô thủy kiếp đã tạo; mà “y báo” (chỉ cho tất cả sự tướng hiện hữu, dù lớn hay nhỏ, lớn như thái dương hệ, sơn, hà, đại địa, thành quách lâu dài…, nhỏ, như hạt bụi, vi trần…) “chính báọ” (bồm hết thảy sinh vật, trong đó có con người và vạn hữu, gọi chung là chúng sinh) làm nhân – nguyên nhân chủ yếu -, làm duyên – nguyên nhân phụ thuộc – để phát sinh hiện tượng giới. Tất cả y báo, chính báo cũng lại do Nghiệp cấu tạo mà thành. Nói theo Đạo Lý Duyên Khởi thì sự vật luôn luôn biến hóa vô cùng tận; đó không phải Vật Này sinh ra Vật Kia mà là Vật Này làm nhân, làm duyên sinh khởi ra Vật Kia. Hay nói cách khác:



“Cái Này có thì Cái Kia có;

Cái Này sinh thì Cái Kia sinh,

Cái Này không thì Cái Kia không.

Cái này diệt thì Cái Kia diệt.

Majjhimani  Nikaya II – 63 –

Cũng như nói; Quá sinh ra cây, cây nở hoa, hoa kết thành quả.

Sự “Có, Không” “Còn, Mất” chỉ là sự thay đổi hình dạng mà thôi. Thực ra “ Nó” không mất đi đâu cả. Ta hãy lấy một dự kiện để chứng minh cho Sự Thật kia:

Nước H2O, khi nước sôi bốc thành hơi, hơi động lại vẫn là nước. Đó là một hình thức, chỉ là sự đối thể của một chất liệu. Chúng ta nói: cái chết làm tiêu diệt một sinh vật mà không nói sản sinh ra một xác chết; có khác gì ta coi trọng cái hình thức (giả tướng) hơn chính sự sống, là phần tâm tưởng tinh anh.

Thực ra, đối với Bản Thể (Essence) của sự vật, nó không bị tiêu diệt, mà chỉ thay đổi qua nhiều trạng thái khác nhau, giữa… sự sống và sự chết, và cứ như thế tuần hoàn biến diễn mãi không thôi. Cho nên, ta không thể nói Cái nào có trước Cái Nào có sau. Vũ trụ là một cuộc đại hoạt động vô thủy vô chung (sans commencement ni fin). Từ nguyên tử nhỏ nhiệm đến các tinh tú xa xôi, đều nằm trong cái vòng luân lưu không bao giờ đứt quãng…, khác nào như những làn sống ngoài biển cả. Ngược về trứớc ta ta không tìm thấy có thủy, ngó lại sau chẳng thấy có chung, thì làm sao có thể gọi được là Nguyên Nhân Tối Sơ (?). Mỗi thời đại hiện ra cùng vạn vật, rồi lại tan đi mà biến ra thể vô hình, vô sắc. Khi hiện ra gọi là SẮC khi biến đi gọi là KHÔNG… Do đó, đạo Phật cắt nghĩa sự biến chuyển của vũ trụ vạn pháp (nghĩa như chữ vạn vật) bằng hai chữ “Sắc” “Không”.


2.  Sắc – Không

a) Sắc (Rupam hay Lak sana).

Chỉ cho tất cả vật thể trong vũ trụ có hình tướng mà ngũ quan ta cảm giác thấy, những ý tưởng, tâm tình đều thuộc phạm vi “sắc”cả. Cái gì thường còn mãi, mới gọi là “có”, như Bản Thể (Essence), Chân Tâm (L’Être infini), Chân Như (Réalitéultime) v.v.., những trạng thái luôn luôn sinh diệt, có rồi lại không, như những bọt nước trên mặt sống biển… Đấy không phải là có mà chỉ là “giả có”.

b)  Không (Sunyatà):



Không, là trạng thái không hình sắc, âm thanh, không thể dùng giác quan mà tiếp xúc hay suy tưởng. Nhưng nó lại có sức linh hoạt như những luồng quang tuyến, tuy vô hình song có một năng lực biến chuyển một giây có thể chạy chu vi địa cầu tám lần. Nghĩa là, “Chân Không Diệu Hữu”, Cái “Không” này là hoàn toàn không, vĩnh viễn không (Chân Không) chứ không phải không trống rỗng, không có gì (ngoan không -Vide). Để hiểu Chân Không một cách giản dị, ta hãy lấy một ống chứa đầy không khí bằng thủy tinh rồi cho hút hết không khí – có chứa đựng trong ống thủy tinh ấy – ra ngoài, thì trong đó ta tạm thấy “Chân Không”, như những luồng quang tuyến, dù có hiện ra hay biến đi, nhưng nó vẫn là nó. Nó chỉ đổi thể mà thôi (changement d’état). Trong kinh Bát Nhã (Prajnà paramita) chép: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc, sắc bất dị không, không bất dị sắc… thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…”

Các bậc tu hành, khi đã chứng được “bát nhã trí” (prajnà), nhìn thấy các pháp đều là không. Một trong những vị thiền sư đắc đạo của nước ta, ngài Từ Đạo Hạnh, triều đại nhà Lý, đã cảm thông được lẽ “có” “không” hiện ra trong vũ trụ vô biên, biểu thị qua những vần thư tuyệt diệu dưới đây:



“Có thì có tự mảy may

“Không thì cả thế gian này cũng không.

“Thử xem bóng nguyệt giòng sông.

“Ai hay không có, có không là gì?”

Tùy Theo nhân duyên mà hiện ra như là có sinh. Cho nên gọi là tạm .  Bởi không có tự tinh, nên gọi là KHÔNG = Tòng duyên sinh cố, danh chi vi hữu. Vô tự tính cố, danh chi vi vô – Kinh Đại Bát Niết Bàn-

Sự đổi thể giống như nước đổi ra hơi, hơi lại về nước; như những luồng quang tuyến tuy bị tắt là do tại vì bóng hỏng và máy hư (tùy duyên bất biến).  Nhưng điện tính thì không bao giờ mất hẳn (bất biến tùy duyên), nó vẫn có đầy dẫy trong khắp cả hư không giới (nghĩa chữ “sắc bất dị không”) nhưng khi đủ yếu tố nhân duyên, như dây, bóng… ta bật đèn là thấy có ánh sáng ngay (trước không, bây giờ có ánh sáng) (nghĩa chữ “Không bất dị sắc”. Do đó, cho ta thấy, vật chất chỉ như là những làn sóng nhấp nhô ngoài biển cả. Mà tinh thần cũng chỉ là những luồng ý niệm được tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại và vị lai. Dưới con mắt Phật học, ta nhìn vũ trụ vạn hữu không ngoài hai định đề “Sắc”, “Không”, và nó còn phải liên quan mật thiết tiếp nối nhau theo luật nhân duyên nhân quả, và luôn luôn biến chuyển mà muôn vật được sinh sôi nảy nở, nhịp sống mới đều hòa; nếu vũ trụ bất động, vạn vật sẽ tự diệt.

Ở đây, ta có thể tượng trưng vũ trụ như một hình tròn, theo sự biến chuyển như sau:




tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương