PHẬt giáo thừa thiên huế Số 11



tải về 1.04 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.04 Mb.
#34763
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
TẬP SAN

NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

PHẬT GIÁO THỪA THIÊN - HUẾ

Số 11 -  Pl. 2548 - Phổ biến nội bộ

ĐƯỜNG VỀ QUÊ HƯƠNG TỊNH ĐỘ



Thích Vân Pháp

---o0o---



Nguồn

http://www.quangduc.com

Chuyển sang ebook 17-6-2009

Người thực hiện : Nam Thiên – namthien@gmail.com

Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org
Mục Lục

Ý NGHĨA TỊNH ĐỘ

MỘT SỐ KINH TIÊU BIỂU CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG

1. KINH VÔ LƯỢNG THỌ

2. KINH QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ

3. KINH A DI ĐÀ TIỂU BẢN.

TỊNH ĐỘ: THẾ GIỚI BẢN NGUYỆN

TỊNH ĐỘ: CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA TỰ TÂM

TỊNH ĐỘ: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM

TRIẾT HỌC THẾ THÂN

PHÁT TRIỂN TÂM TỪ

1. Từ thế giới quan đến nhân sinh quan

2. Bốn Phạm trụ và Vô lượng tâm

3. Bốn vô lượng và ba đối tượng

4. Quán chiếu tu Vô lượng

ĐỒNG THỜI VÀ DỊ THỜI

(I) - Trật tự Bất vô nhân: Nhân quả và Ngẫu duyên

(II) - Nhất thời vị: Đồng thời là câu khởi

GIỚI THIỆU VÀ GIẢI THÍCHĐỀ KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Niềm Tin Và Sự Chuyển Hóa

 Niềm tin từ sự lắng nghe

 Niềm tin từ sự thuận hành

 Không gian của niềm tin

 Hiệu năng của niềm tin

THƠ


Huyễn Hoặc

Ký Ức Con Đường

Để Lại Luân Hồi

Chiều


Qua Cầu

VUN BỒI NHỮNG XÚC CẢM XÃ HỘI

Hết

---o0o---



Trong rất nhiều pháp môn tu tập theo giáo lý Phật giáo, thì mỗi một pháp môn tu tập là mỗi một con đường đi về với quê hương của chính mình, là mỗi một con đường đi về với quê hương chư Phật. Và, Tịnh độ cũng là một trong những con đường giúp ta sớm trở về với quê hương ấy.

---o0o---


Ý NGHĨA TỊNH ĐỘ


Chúng ta biết rằng, khi đức Phật Thích Ca giới thiệu cho chúng sanh một thế giới Cực lạc ở phương Tây của đức Phật A di đà và được ghi lại trong Tiểu bản kinh A di đà, đó là một thế giới hoàn toàn vắng mặt khổ đau. Nhưng thế giới Tịnh độ không phải chỉ riêng tịnh độ của đức Phật A di đà, mà tịnh độ là từ chỉ chung cho các cõi khác như, tịnh độ Diệu Hỷ hay Diệu Lạc ở đông Phương của đức Phật A Súc hay là Bất động Phật, đức Phật không bị lay chuyển bởi sóng gió cuộc đời hay bởi biển cả sanh tử luân hồi; có một tịnh độ khác như tịnh độ Đâu Suất của đức Di Lặc, tịnh độ của đức Phật Dược Sư,.v.v....

Tịnh độ, phạn ngữ gọi là Amàla ksïetra; trong đó A là không, màlà là ô nhiễm, nên A + màla nghĩa là không ô nhiễm. Không ô nhiễm là sạch (tịnh). Và thuật ngữ ksïetra dịch là 'sát' (cõi, thế giới) hoặc 'độ'. Như thế, "độ", chức năng của nó là danh từ, còn "tịnh" là tính từ.

Lại nữa, phạn ngữ cũng có từ Sukhàvati để chỉ cho tịnh độ; trong đó Sukha là lạc (an vui, happiness).

Vậy, Tịnh độ nghĩa là cõi nước thanh tịnh hay thế giới không ô nhiễm; nói cách khác thế giới không cáu bẩn, không nhiễm từ thân thể đến tâm hồn và cõi nước. Thế giới ấy trong sạch từ ngoại tại lẫn nội tại.

A di đà phạn gọi là Amita, có nghĩa là vô lượng, tức là không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. Sau thuật ngữ Amita phạn văn có phụ thêm -abha, nghĩa là ánh sáng. Amita + abha = amitàbha, tức là ánh sáng vô lượng (vô lượng quang). Vì vậy, đức Phật A di đà liên quan đến mặt trời và ánh sáng.

Lại nữa, sau thuật ngữ Amita, có phụ thêm chữ -àyus, nghĩa là sống, thọ mạng. Vì thế, Amita + àyus = Amitàyus; dịch là mạng sống không giới hạn bởi không gian và thời gian (vô lượng thọ1).

Vậy, Amitàbha hay Amitàyus đều chỉ cho ngài A di đà với ánh sáng vô lượng và thọ mạng vô cùng.

Do đó, ý nghĩa "tịnh độ cực lạc" hay "A di đà" là ý nghĩa diễn tả một cõi nước rất an vui, sung sướng với y báo và chánh báo rất nghiêm lệ, nhằm đáp ứng nguyện vọng của con người.

Nên, việc sùng bái ánh lửa và xem là sự linh thiêng có thể mang lại trường thọ và nhiều may mắn của Ba tư giáo hay Ấn độ giáo là điều đã xảy ra. Hoặc như đạo Nho khuyên mọi người sống với nội dung "tam cương ngũ thường" nhằm đưa xã hội thăng hoa và ổn định; lại như Kyto giáo khuyên tín đồ nên đặt niềm tin vào Thượng đế để được sống lâu và yên ổn... cho đến Phật giáo khuyên mọi người niệm Phật để đến với thế giới hoàn toàn bình an, không còn bị khổ đau nữa, tất cả đều là hoài vọng muôn đời của con người.
---o0o---

MỘT SỐ KINH TIÊU BIỂU CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG


hệ thống kinh điển được đề cập đến của tông này gồm bảy quyển2, trong đó ba quyển được xem là các kinh căn bản và phổ biến nhất, đó là: kinh vô lượng thọ, kinh quán vô lượng thọ và kinh A di đà tiểu bản.
---o0o---

1. KINH VÔ LƯỢNG THỌ3


Kinh này được đức Phật Thích ca thuyết giảng và chúc luỵ cho các vị Bồ tát, Duyên giác và các Thanh văn ở núi Kỳ xà quật thành Vương xá.

Đại ý kinh này được tóm tắt như sau:

- Do cơ duyên xuất hiện các vị đại Bồ tát, các vị cổ Phật tại núi Kỳ xà quật và sự thỉnh cầu của các vị trời Đế thích, Phạm vương mà Ngài nói kinh Vô lượng thọ.

- Đức Phật Thích Ca mâu ni nói về hạnh nguyện và công đức của tỷ kheo Pháp Tạng, với 48 lời nguyện rộng lớn. Sự phát nguyện của tỷ kheo Pháp Tạng đã làm chấn động khắp các cõi nước. Nhờ năng lực phát nguyện ấy, trải qua vô số kiếp thực hành hạnh Bồ tát và thành tựu địa vị Phật đà, hiệu A di đà - giáo chủ cõi nước cực lạc ở phương Tây.

- Mô tả cảnh giới của đức Phật A di đà với những kiến trúc nguy nga, lộng lẫy, trang nghiêm và thanh tú. Ở đó, người ta thấy ánh sáng vi diệu vô lượng (quang minh vô lượng), sống lâu vô tận, không sợ cái chết đến rình rập (thọ mạng vô lượng). Thế giới ấy được tạo dựng bởi hạnh nguyện của đức Phật A di đà với hương hoa thắng diệu, các loại  chim do ngài A di đà biến hiện ra để thuyết pháp.

- Sau cùng là con đường hướng đến đời sống tu tập để có thể trở về với quê hương tịnh độ. Bằng tâm thanh tịnh, vô nhiễm và lòng tín thành là những chất liệu để tiếp cận với cảnh giới của đức Phật A di đà. Như trong quyển hạ kinh nầy có đoạn:"các chúng sanh nghe danh hiệu tịnh độ đều tín tâm hoan hỷ, cùng một ý nghĩ, hết còn thối chuyển, nguyện được sanh ở nước ấy. Phát ba thứ tâm4 thì sẽ được vãng sanh."

Kinh vô lượng thọ rất cần thiết cho những ai muốn tu tập theo pháp môn tịnh độ. Vì nó được ví như như sợi dây thừng dùng để lôi kéo những ai đang chìm dần xuống hang giếng thâm sâu của bùn lầy sanh tử. Do đó, Đức Thế Tôn, khi thuyết giảng kinh nầy, đã nói: "Đời tương lai kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng Từ bi thương xót, riêng lưu kinh nầy trong khoảng 100 năm. Nếu chúng sanh nào gặp kinh nầy, tuỳ ý sở nguyện, đều được cứu thoát."5
---o0o---


tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương