PHẬt giáo nguyên thủy và phật giáO ĐẠi thừa a. Phần lịch sử



tải về 203.25 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2018
Kích203.25 Kb.
#39058
  1   2
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VÀ PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
A. Phần lịch sử:

I. Nguyên nhân đưa đến sự ra đời của Đạo Phật (Phật giáo Nguyên Thủy):

1. Sự phát triển xã hội:

a. Thời kỳ hủng hoảng niềm tin tôn giáo: sự ra đời của nhiều bậc tôn sư tôn giáo (Trung Hoa –Lao-tse và Confucious, Hy Lạp- Socrates…, Trung Đông- Zoroaster …)

b- Nhân chủng: Sau khi chủng người Aryans định cư tại India một tiến trình đồng hóa và dung hợp đã xảy ra: Một sự pha trộn giữa người bản địa (Dravidiens) và Aryans đã xảy ra: Một giống người mới hình thành: Ấn Âu.

c-Văn hóa: cũng bắt đầu thay đổi: phong tục, tập quán, lễ nghi, ngôn ngữ . Họ bắt đầu không thỏa mãn với tôn giáo Veda, sáng tạo Prakrit, tạo nên một triết lý sống mới.

d- Phát triển nông nghiệp: thời kỳ đồ sắt (a) ứng dụng kỹ thuật canh tác mới vào lao động- (b) khai thác đất hoang: địa chủ+bất động sản ra đời- (c) Mậu dịch và tiểu thủ công nghiệp phát triển: hệ thống tiền tệ ra đời (Kahapana: căn ngữ “Krs”; trao đổi, mở mang- “pan” đổi chác, mặc cả: exchange or bargan) (d) Thành thị hóa (trung tâm quyền lực của mỗi quốc gia ra đời). Giới xã hội học, Max Webber, “Phật giáo là sản phẩm của nền văn hóa đô thị”.



2. Cơ cấu Chính trị:

- Chế độ trung ương tập quyền: tiểu quốc chịu sự điều khiển của đại quốc: 16 nước- 04 nước lớn: Kosala; Maghada; Avanti; Vamsa. Ban đầu, giới quý tộc nắm lấy quyền lực trong xã hội của bà la môn. Xung đột tư tưởng xảy ra: Khattiya (chính quyền) và Brahamana (tôn giáo): TÂN PHONG TRÀO TỰ DO TƯ TƯỞNG RA ĐỜI. Giới trí thức và quý tộc nỗ lực trình bày sự vô lý và mỵ dân của hệ thống giáo sĩ Bà la môn. Bên cạnh ấy, những tông phái Duy vật, hoài nghi, hưởng lạc….nỗ lực phát huy tôn giáo của mình: Một lý tưởng sống mới ra đời

3. Triết học:

- Sự bùng nổ triết lý tự ngã (atma- self individual) thay cho tư tưởng đại ngã (Brahma): Cuộc cách mạng tư tưởng, sản sanh hệ thống triết học nhân đạo và nhân văn. Khuynh hướng nhân bản: tự trách nhiệm (self-responsibility) thay định mệnh(fatalism); đề cao vai trò đạo sư (guru) thay cho thần thánh (Gods); nhấn mạnh tu tập thực nghiệm (asceticism) thay chủ nghĩa nghi lễ hình thức (ritualism)

- Sự ra đời của hệ tư tưởng Phi Bà la môn (Non-Bramana: Nastika - Sa môn: Sramana-samana:), đối kháng với hệ tử tưởng Veda (Brahmana: astika)

a. Astika-Bà la môn: 1. tổ chức xã hội thành 4 giai cấp; 2. Triết lý tứ hành kỳ (Phạn thế kỳ, gia trú kỳ, Lâm thế kỳ và độn thế kỳ); 3, Thực hành nghi lễ cúng bái

b. Nastika - Sa môn: quan điểm mới về nhân sinh quan và vũ trụ quan (VI.BC): Chủ trương nghiệp do con người tạo- loại bỏ vai trò độc quyền của brahma (đấng sáng thế)- đồng thời phủ nhận quyền lực tuyệt đối của veda, vai trò tối thượng của bà-la môn.

-Hệ tư tưởng Sa Môn (Sramanic thought) bao gồm Phật giáo và 04 trường phái triết học: (a) Ajivaka (bắt nguồn từ thuật ngữ ajiva, có nghĩa nghệ thuật sống hay con đường của các đạo sĩ lang thang ), (b)Lokayata (tức chủ nghĩa duy vật- như là đối lập với Ajivaka- Yadrchavada – do-as-you-like- school- có nghĩa là nếp sống tự do tuyệt đối, chủ trương tự do ý chí- đối lập với học thuyết định mệnh - Fatalism), (c)Ajnana (agnostic- tức học thuyết bất khả tri, mọi vật không thể nhận biết bằng tri thức); Jain (Kỳ Na- chủ trương thuyết linh hồn bất tử). Theo Phật giáo, các trường phái Phi Bà La Môn (nastika- Non Brahmana) có thể chia thành 3 nhóm:



  • Nhóm thứ nhất tin rằng mọi sự vật trong đời xảy ra đều ngang ước muốn của đấng sáng tạo, thường đế, được gọi là THẦN Ý LUẬN

  • Nhóm thứ hai: mọi việc đều do nghiệp quá khứ quyết định: ĐỊNH MỆNH LUẬN

  • Nhóm thứ ba: mọi việc xả ra đều do tình cờ: NGẪU NHIÊN LUẬN

4. Sáu vị ngoại đạo sư là đặc trưng tiêu biểu cho 03 nhóm trên

Phương pháp tu tập của 3 nhóm trên:

(a) Tập trung thực hành thiền định để chứng đắc giải thoát qua việc quán tưởng và làm an tịnh tâm hồn;

(b) Nỗ lực giải thoát bằng việc khổ hạnh ép xác nhằm chặt đứt cấu uế, lậu hoặc đang chế ngự và kiểm soát tâm.

© Cứu cánh của giải thoát: chân lý không phụ thuộc vào hy sinh, Vedas, thờ quỷ thần, hành xác, mà nhờ vào tự lực : “Không ai làm nhiễm ô… Tịnh không tịnh tự mình…”



- Quan điểm chống đối việc giết sinh vật để cúng tế: Kinh Payasi Suttanta, Kutadanta Sutta của Trường Bộ

- Chống đối hệ thống giai cấp: Varna- caste: có nghĩa màu da, một đặc điểm để phân biệt các chủng tộc Ấn Độ. Varna có nghĩa là một nhóm người cùng chung nghề nghiệp, có tính gia truyền, có luật lệ quy định riêng cho những hình thái sinh hoạt về vật chất cũnh như tinh thần. Theo truyền thống India, chế độ đẳng cấp đặt nền tảng vào huyết thống (yati); màu da là một trong tư tuởng chủ đạo của nó.- Tài sản và địa vị xã hội sẽ không thể thay đổi được giá trị tinh thần đắng cấp vốn hữu của một cá nhân. Tư tưởng đẳng cấp ra đời khi chế độ cai trị của người Aryans áp đặt lên người Dravidiens (bản xứ). Mặc dầu trong quá trình dung hợp và đồng hóa với người bản địa, dân tộc Aryans đã hấp thụ và ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa mà họ chinh phục. Lớp người cai trị này vẫn luôn kiêu hãnh về nguồn gốc chủng tộc của họ. Dựa vào triết lý Veda, họ tự xem họ là nòi giống ưu việt so với các sắc tộc khác. Đây chính là nền tảng của đẳng cấp xã hội :“Không phải do sanh người ta trở thành BLM; Không phải do sanh… hạ tiện; Do hành động người ta trở thành BLM hay hạ tiện”.

5.- Chống đối thẩm quyền của Veda và việc thờ cúng quỷ thần: Văn học Veda: Veda “vid”= biết, minh luận, tri luận, sự hiểu biết, tri thức tôn giáo.

a. Samhitas: sam: nghĩa là cùng với- hita: sắp lại= sanhitas là sự tập hợp hay sưu tầm những bài thánh ca, lời cầu nguyện. Có 4 loại samhitas veda: Rg. Veda (độc tụng vệ đà); Sama veda (Ca vịnh vệ đà; )Yajur Veda (Tế tự vệ đà); Atharvaveda (Nhương tai vệ đà);

b. Brahamanas: gồm văn xuôi. Thảo luận về thần học, đặc biệt là sự nhận xét về cúng tê, ý nghĩa thần bí và thực tiễn… Brahmana nghĩa là sự giải thích, sự biểu lộ của giới đạo sĩ thông thái hay bậc thầy về ngành khoa học cúng tế. Brahmana là sự tập hợp các lời tuyên bố, thảo luận về khoa học cúng tế. Phạm thư phản ánh tinh thần thời đại: tất cả hình thái sinh hoạt, tri thức đều tập trung vào việc miêu tả cúng tế, nghi lễ, thảo luận giá trị, nhân bản và suy đoán nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

c. Aranyaka (lâm thư) và Upanishad (Áo nghĩa thư- Bí mật giáo): Upanishad “sad”= ngồi; upa= gần , tiền tố “ni”= cung kính: ngồi gần vị thầy đển nhận lời chỉ dạy= CẬN TỌA THƯ; cũng gọi là Mật thư. Upanishad: ghi lại kinh nghiệm và sự thông hội về cuộc sống, về thực tại của giới hiền triết từ nhiều cấp độ khác nhau. Nó chứa đựng nhiều tư tưởng dị biệt , thậm chí thiếu hệ thống. Tuy nhiên, Upanishad là tuyển tập triết lý thâm áo, hàm chứa vô số bài học quý giá, có khả năng đưa đến lợi ích cho con người nhiều trình độ khác nhau từ xưa cho đến nay. Upanishad là phần sáng tác sau cùng: vedanta, túc là phần cuối của Veda. vedanta=veda+anta: có nghĩa là kết thúc, kết cuộc. Dasgupta; 112 tập; Rhys David: 108 tập; Hoàng tâm Xuyên: 200 tập



6.- Chống đối trường phái khổ hạnh: “Hai cực đoan là khổ hạnh ép xác và hưởng thụ…”

- Quan niệm giải thoát (salvation- Niyvana- Nirvana): Visnu gọi là Mukti; Christian gọi là cứu rỗi; Phật giáo gọi là giải thoát khởi vòng xoáy của nghiệp và tái sanh trong thế giới khổ đau= Nirvana


II. Nguyên nhân đưa đến thời kỳ bộ phái (Phật giáo Tiểu Thừa):

1. Kosambi

2. Devadatta

3. Bất đồng trong kỳ kiết tập lần I

4. Không có lãnh đạo tối cao

5. Chuyên môn hóa các ngành văn điển Pali

6. Bậc thầy danh tiếng

7. Đề cao những khunh hướng tu tập: trí tuệ, thiền định, giới luật, thờ xá lợi

8. Hiện tượng cát cứ lãnh địa do nguồn lợi kinh tế

III. Sự khác nhau giữa Nguyên thủy và Bộ phái Phật giáo:


  1. NTPG lấy nội tâm làm chủ, BPPG tuy lấy nội tâm làm chủ nhưng đặc biệt chú ý đến ngoại giới.

  2. NTPG, trên hình thức cũng thuyết minh phân tích, nhưng về nội tâm lấy duyên khởi quan làm nền tảng, BPPG thì phân tích những yếu tố vạn hữu và rất coi trọng sự phân tích đó (rất nhiều bộ luận ra đời).

  3. NTPH lấy nội tâm làm chủ, BPPG thay vì chú trọng nội tâm, lại chú trọng đến quy định ở ngoài.

  4. NTPG vấn xem trọng đạo tại gia, BPPG chuyên chú trọng đến đạo xuất gia, lấy đó làm trung tâm, do đó, dối với các xu thế của thời đại hầu như không quan tâm.

  5. NTPG, người ta được xem trọng như đức Phật là lấy giải thoát làm mục đích, BPPG vì quá tôn sùng nhân cách cao cả của đức Phật , cho nên xem Phật là bậc cao siêu, người thường không thể sách được; vì thế, người tu hành chỉ được xem là đệ tử Phật mà thôi

  6. BPPG còn được gọi là Tiểu Thừa Phật giáo vì quá chú trọng về vấn đề chuyên môn hóa, nên đã biến thành chủ nghĩa xuất gia, còn đối với quần chúng tại gia, PGBH đã không thể tiếp xúc trực tiếp để duy trì và hướng đạo họ. Cũng vì thế mà đối với những xu hướng tiến bộ và tinh thần hoạt động không ngừng của thời đại, Bộ phái Phật giáo đã không có được sự thích ứng thỏa đáng, từ đó đòi hỏi một khuynh hướng tư tưởng mới của Phật giáo ra đời: Đại thừa Phật giáo. Kết quả của cuộc vận động này đưa đến sự kết tập các kinh điển Phương đẳng của Phật như: Bát nhã, Pháp Hoa, Duy Ma, Thắng Man, Hoa Nghiêm….


IV. Bối cảnh chính trị và văn hóa đưa đến sự ra đời của Phật giáo Đại Thừa:

1- Sự chuyển biến trong giáo lý Phật giáo (Har Dayal)


a. Tín ngưỡng Bhati: faith in Visnu and Civa (Buddhism: saddha=tín): tôn cúng thần thánh: Winternits: It was under the influence of the bhakti doctrine of Bhagavad-gita, … that Mahayana Buddhism was developed”.-

b. Phật đà luận: Khái niệm về quả Phật được khai triển và phân tích chi li vì sự ảnh hưởng học thuyết siêu hình của Hindu và Kỳ Na: Hệ quả: đức Phật trở thành bậc siêu nhân và siểu thế, và nguyên lý của vũ trụ mà không phải là một nhân cách bình thường (như PG nguyên thủy) và là đối tượng của tín ngưỡng, cầu nguyện. Phát triển rộng hơn, Phật giáo Đại thừa mở ra chuyện tiền thân của ngài dưới hình ảnh: BODDHISATVA với hạnh nguyện từ bi, nhẫn nại, tri tuệ để cứu giúp chúng sanh. Do vậy, Đại thừa, đặc biệt là giáo lý Bồ tát có thể xem là hệ quả của tín ngưỡng BHAKTI. Theo Har Dayal, their class of saints (Buddhisattva) chiefly by personifying the different virtues and attributes of Gautama’s personality.


2- Khủng bố của triều đại Sunga và cuộc phục hưng của đạo Hindu:

a. Anti-Buddhist by Pusyamitra (187-151-BC) và his son Agnimitra (151-75-BC).- E.W Hopkins pointed out that the 2 BC was a critical period in the History of Buddhism. The palmy (thịnh vượng) days of royal patronage had ended with the fall of the Maurya dynasty in 184 BC, and Buddhism had to fight for its life against the Brahmins, who had converted the Bhagavatas and Caivas into their allies.

b. Sự phục hưng của đạo Hindu: The great revival of Hinduism under Sunga dynasty in the 2.BC obliged the Buddhists to develop new methods of peoper prapaganda

3- Ảnh hưởng từ nhiều truyền thống khác nhau

a. Cult of Sunworship- 3rd BC của Persian (rất nhiều danh hiệu Phật giống thần của tín ngưỡng này: Amitabha, Vairocara (Đại Nhật); Dipakara (Nhiên Đăng)

b. Sự bùng phát của tín ngưỡng Rồng (Ragar belief) ở Kasmir (Land of Nagar worshiper- Superhuman power- N.Dutt)

4- Phát triển trong nội bộ Phật giáo

a. Sự suy yếu của lý tưởng A La Hán (chỉ dành cho Tăng) – The Buddhist leaders, who inaugurated Mahayana movement, saved Buddhism from shipwreck by popularising it and inventing compassionate Buddhisattva as Buddhist counterparts of Hindu deities and their incarnation (Har Dayal)

b. Sức ép của hàng Phật tử tại gia ( cư sĩ Duy Ma Cật)

c. Nhu cầu truyền bá Phật giáo đến các bộ tộc: chủ nghĩa đa thần (Polytheism) để phù hợp với văn hóa bản địa

d. Giai đoạn phát triển của Jataka (bổn sanh): - văn học Jataka và Avadana là quần chúng hóa Phật giáo (sau thời kỳ bộ phái)
B. VĂN ĐIỂN (literature):

I. Văn điển Pali (Phật giáo Nguyên Thủy)

a. Nikaya

b. Vinaya

2. Văn điển Pali (Phật giáo bộ phái) và văn điển Sanskrit (Phật giáo Bộ phái)

a. Nikaya (Khuddaka) và Abhidhamma

b. Agama và Abhidharma (Ấn Độ Phật giáo sử luận)

3. Văn điển Sanskrit (Phật giáo đại Thừa):



- Asta-sahasrika prajnaparamita (Bát thiên tụng), Saddharma-pundarika(Diệu pháp liên hoa), Lalita vistara (Thần thông du hí), Lankavatara (Nhập Lăng già) hay Saddharma Lankavatara, Suvarna Prabhasa, Gandhavyuha (Nhập pháp giới), Tathagathaguhyaka hay Tathagatagunajnana, Samadhiraja (Tam Muội vương kinh)) và Dasabhumisvara (Thập Địa): chín bộ kinh này được gọi chung là Vaipulya (Phương đẳng hay Quảng Diễn)

  1. Prajnaparamita sutra

-N.Dutt: Astasahasrika (Bát thiên tụng bát nhã) là tập sớm nhất trong cả ba tập, và được biên soạn vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.

- H. Nakamura: Bát nhã là bộ kinh được biên tập sớm nhất trong hệ thống của Mahayana BC.100 - Tâm Kinh và Kim cang Kinh có thể xuất hiện: 150-200 AD

- Edward Conze, quá trình biên soạn bộ Prajnaparamita kéo dài khoảng 1000 năm, có thể chia thành 4 giai đoạn

a. Giai đoạn 1: (100.BC- AD 100), bao gồm việc phân tích giáo lý của bản kinh căn bản

b. Giai đoạn 2: (AD. 100-300) bao gồm việc mở rộng giáo lý thành 3 hoặc 4 bộ dài

c. Giai đoạn 3: (AD. 300-500) : bao gồm rút ngắn hay tóm tắt giáo lý thành những bộ ngắn hơn

d. Giai đoạn 4: (AD. 500-1200) bao gồm cô đọng kinh thành ấn chú (Dharanis-mantras)

- Theo hầu hết học giả, Asta sahasrika (Bát thiên tụng) là văn học bát nhã cổ nhất. Nó có nguồn gốc từ Đại Chúng Bộ. Chủ đề chính của bộ này là giáo lý vô ngã (sunyata)

- Asta-sahasrika có thể được mở rộng thành Satasahasrika (Bách thiên tụng) và Pancavimsatisahasrika (25.000) và Astadasasahasrika (18.000). Bản 18.000 kệ tụng được Lokaraksa phiên dịch vào năm 172.AD.

- Giai đoạn 3 là tóm tắt hay rút ngắn văn học Bát nhã. Công việc này đưa đến sự ra đời của Tâm kinh bát nhã (Hrdaya-sutra) và Kinh Kim Cương (Vajracchedika sutra). Kinh Kim Cương được phiên dịch sang Hán văn vào thế kỷ thứ năm và được in tại Trung Hoa vào ngày 11 tháng 5 năm 868. Bản kinh này được xem là cuốn sách cổ nhất của nhân loại.

- Cuối cùng, văn học Prajnaparamita được cô đọng thành Dharanis và mantras. Một trong những dharanis và mantras- Ekasari- nói rằng trí tuệ toàn giác chỉ chứa đựng trong một từ, đó là “a”. Sau cùng, Prajnaparamita được nhân cách hóa như một vị thần để phụng thờ.

* Chủ đề chính của văn điển Prajnaparamita là giáo lý Vô ngã (sunyata). Các nhà Tiểu thừa chỉ chủ trương NHÂN vô ngã pudgala-nairatmya (nhân không pháp hữu). Bát nhã chủ trương cả nhân và pháp (sarva-dharma-sunyata) đều vô ngã (Nhân pháp câu không).

*Tất cả hiện tượng đều tùy thuộc vào các điều kiện, chúng không có ngã tính, vì vậy chúng vô ngã (sunyata)

* Nirvana, vượt trên phạm trù tư tưởng cũng là vô ngã.

* Cả luân hồ (samsara) và niết bàn (nirvana)- hữu vi và vô vi pháp- đơn thuần cũng chỉ là cấu trúc của tư tưởng, chúng không có ngã tính.

* Chân lý tuyệt đối cũng được xem là sunyata trong ý nghĩa rằng nó vượt ra khỏi các phạm trù của tư duy thực nghiệm và cấu trúc tư tưởng.

* Prajna, trí tuệ siêu việt, loại trừ cấu trúc tư tưởng. Vì vậy prajna trở thành đồng nghĩa với sunyata.

* Thiền định về sunyata là con đường đạt đến prajna, hành giả phải thiền quán về vô ngã, thiền quán về sự vắng mặt mọi ngã tướng, vắng mặt mọi ý niệm về pháp, ngay cả sự vô ngã về vô vi pháp. Sau cùng, hành giả phải loại bỏ chính vô ngã (sunyata) như là phương tiện để vượt qua biển vô minh. Tuy nhiên, thiền quan này sẽ vô hiệu trừ khi hành giả phải trưởng dưỡng một số đức hạnh.



* Những trình bày trên chỉ là một sự tóm tắt văn điển Bát nhã, tuy nhiên, nó vừa đủ để chứng minh rằng loại văn điển nàybao hàm tất cả những thành tố quan trọng của toàn bộ hệ thống đại thừa Phật giáo.

  1. Sadharmapundarika

- Saddharmapundarika: được biên soạn sớm nhất là vào khoảng 1st AD. Bản in bằng Sanskrit hiện nay có ở Nepal, Tibet, và Kasmir.


  • Hajime Nakamura: Văn bản viết tay của Kinh này được phân thành 3 nhóm: 1. Nepalese Version; 2. Gilgit (Kasmir) version; 3. Central Asian version (có lẽ là xưa nhất). Pháp Hoa đã trải qua 4 giai đoạn trước khi hoàn tất.Nguyên mẫu của Kinh Pháp Hoa hiện còn được sáng tác trong thể kỷ 1st AD và nguyên bản của 27 phẩm cũng đã hiện hữu vào năm 150 AD. Nói khác đi, 22 phẩm đầu đã xuất hiện trước 100 AD. Nakamura giả thuyết rằng những phần chính của Pháp Hoa đã xuất hiện vào cuối thế kỷ 1st AD và kinh được hoàn thành vào cuối thể kỷ 2 AD ở Gandhara hoặc một nơi nào đó của Kapisa.

  • Theo Khai Nguyên thích Giáo Lục (730) do Trí sanh biên soạn, có 6 bản dịch Pháp Hoa từ Sanskrit sang Hán văn, nhưng hiện chỉ còn 3 bản tồn tại.

  • Theo B. Nanjo, có 8 đến 9 bản dịch Hán văn, trong đó chỉ còn lại 3 bản: 1. Chanh Pháp Hoa Kinh do Dharmaraksa dịch vào năm 286 AD, gồm 7 hoặc 10 tập, bao gồm 27 chương; 2. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh do Kumarajiva dịch vào năm 383 hoặc 406 gồm 7 tập và 27 chương, hoặc 8 tập và 28 chương; 3. Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh do Jnanagupta và Dharmagupta dịch vào năm 601, gồm 7 tập và 27 chương.

  • Theo Leon Hurvitz và W.E. Soothill và HT. Thanh Kiểm, Kinh Pháp hoa được dịch sang Hán ngữ vào những năm 255. AD- Pháp Hoa Tam Muội- Kalasivi (Cương Lương Tiếp), 286 AD-Chánh Pháp Hoa Kinh-Pháp Hộ, 290 AD-Tát Vân Phần Đà Lị Kinh (Dharmarasksa-Pháp Hộ dịch 265), 335 AD Phương Đẳng Pháp Hoa Kinh-Chi Đại Căn, 406 AD Diệu Pháp Liên Hoa Kinh-Cưu Ma La Thập và 601 AD Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh do Jnanagupta và Dharmagupta, trong số này chỉ có bản thứ 3, thứ 5 và thứ 6 hiện còn.

Những yếu tố chính đưa đến sự cấu thành của Đại Thừa và Pháp Hoa:

  • Đáp ứng nhu cầu của thời đại: Duyên khởi là hệ quả của sự bế tắc của các tư trào tư tưởng: a.Tha tác luận; b. Tự tác luận; c. Vô nhân vô duyên luận. (Chư Phật lưỡng túc tôn, tri pháp thường vô tánh, Phật chủng tùng duyên khởi, thí cố thuyết nhất thừa).

  • 1. Thích ứng với văn hóa đương thời: Bát nhã= Mahabharata (áng thơ của BLM);

  • 2. Hòa giải tranh luận trong Phật giáo: a. Tiểu Phẩm Bát Nhã: cúng dường xá lợi toàn thế giới không bằng thọ trì một quyển Bát Nhã; Duy Ma: cúng dường pháp thay thế cúng dường xá lợi: sự hiện diện của Đa bảo tháp bao hàm ý nghĩa hòa giải hai chủ nghĩa tôn sùng xá lợi và lấy pháp làm trung tâm. Tư tưởng “Khai tam hiển nhất, khai quyền hiển thật” là nhắm đển mục đích quy vào một Phật thừa, nghĩa là 3 thừa không có sai biệt.

c. Sukhavati-vyuha:

- Ryukai Mano : Biên tác khoảng 1st BC

- Takakusu: Đại bản và tiêu bản Di Đà: từ 147-713 AD-

- Winternitz: Bản dịch sớm nhất 147 và 186 AD; Tiêu Bản Di Đà được dịch 3 lần: 420 Kumarajiva; 402-479 Gunbhadra; 650 Huyền Trang

- Khai Nguyên: Parimitayus (vô lượng thọ) gợi là Đại bản Di Đà, do Sangahavarma (Tăng già bạt ma) dịch 252 AD

- Kiến thiết nhân gian tịnh độ: tư tưởng diệu hữu

- Tân Bà La Môn giáo có quan niệm về cõi tịnh độ, Phật giáo xiển dương tín ngưỡng Tịnh độ (giải quyết những nhu cầu của xã hội: a. nhân dân cùng toàn sắc thân vàng, không có người xấu, sự sai khác về sắc tương, Không có sự phân biệt tứ tính: bài trừ thành kiến nhân chủng, đả phá giai cấp, thực hiện xã hội bình đẳng; b. Không có nạn đại tiểu tiện (đất tự nhiên nứt ra, rồi khép lại)- khát khao một cuộc sống văn minh vì tại Ân độ phương tiện vệ sinh không có, nghèo nàn, dơ bẩn;
C. TRIẾT LÝ:

I. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

1. Tinh thần thiết thực hiện tại:

- Giai thoát là mục tiêu: Mũi tên độc- đáp ứng yêu cầu thời đại

- Cảnh giác với tranh biện- Mãi lo lý luận quên thực tế (tập quán của Ấn Độ)

- Tùy bịnh cho thuốc: tham sân si (Upayakausalya)- Ví dụ con rắn

2. Phương pháp của Phật giáo Nguyên Thủy

- Vũ trụ quan lấy nhân sinh là trung tâm.

- Giải quyết các hiện tượng mà không chú trọng bản thế (không bao giờ luận cứu đến vấn đề thế giới là hữu biên hay vô biên)

- Phương pháp khảo sát đúng như thật của Phật gọi là: Như thị (Yathatatha); như thực (Yathabhutam-đúng như cái hiện có, đúng như điều được làm): quan sát sự vật đúng như thực là phương pháp khế hợp chân lý. Thông thường được mệnh danh là Bát nhã (prajna), hay Vijja (minh) và Panna (Tuệ): đây là trí tuệ cao nhất trong Phật giáo, chỉ có trí tuệ này mới thấy được chân như (tathata), không phải chân như (aviathata) và tính bất biến (anananathata) và pháp tánh (dhammata)

- Làm thế nào để có tuệ trên: do thiền định. Tất cả các pháp ngũ uẩn, thập nhị nhân duyên, thập nhị xứ đều là kết quả của phương pháp khảo sát trên.
3. Lấy pháp làm Trung Tâm (Dharma- Nguyên Lý):

Mục đích quan sát thế gian của đức Phật là tìm ra trong đó cái pháp (Dhamma- hay Dhammata) thường hằng bất biến, khảo sát để quán triệt cái pháp tắc thống nhất hết thảy mọi hiện tượng trong thế gian. Bậc giác ngộ chính là người quán triệt được pháp tắc. Lưu ý:

a. - Bà la môn giáo thừa nhận một nhân cách Thần là chủ thể của pháp và luật, vì thế pháp và luật ấy đều là quy luật của tha nhân.- Bà La Môn quy nạp pháp cho thần là lấy lễ nghi tế tự, cầu đảo làm phương pháp an tâm lập mệnh.

b. - Trái lại, lập trường của Phật giáo Nguyên Thủy là loại bỏ cái chủ thể “thần” ấy, và nhấn mạnh pháp là do tâm của con người- Phật giáo quy nạp pháp cho nhân giới, một mặt cho pháp tự thân là chủ thể và người thể nghiệm, đồng thời cũng cho người là chủ thể của pháp là người thể nghiệm pháp.

c. Đức Phật: “Pháp này há không do ta chứng ngộ sao? Tại sao Ta không tôn sùng và lấy nó làm nơi nương tựa”- “Sau khi Ta diệt độ hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi. Nương tựa mình và nương tựa pháp” Digha-16: PHÁP THÂN THƯỜNG TRỤ thay cho NGUYÊN NHÂN ĐẦU TIÊN- Đấng sáng thế hay Thượng đế.

d. Định nghĩa pháp: gốc của thuật ngữ Dharma là Dhr, có nghĩa là nắm giữ.

- Dharma có từ thời Rig-Veda (Lê câu vệ đà): cũng mang nghĩa quy luật, nhưng công nhận “thần nhân cách” là nguồn gốc

- Dharma của Phật giáo phủ nhận “tạo vật chủ”, và có nghĩa là QUY LUẬT hay LUẬT TẮC: vũ trụ, đạo đức,… Trung Hoa gọi là ĐẠO; tây phương gọi là Vũ trụ (Universal).

1. Pháp tính hiện tượng: Lý nhân duyên- Tất cả pháp (sabble dhamma- mọi hiện tượng) hòa hợp mà sinh Như Lai nói là nhân duyên (Assaji- Thuyết Thị -ye dhamma hetuppabhava tesam hetum Tathagata)

Thấy được duyên khởi là thấy được pháp- Thầy pháp là thấy duyên khởi”- thế nào là DUYÊN KHỞI? Y vào duyên mà sinh. Dù Như Lai có ra đời hay không pháp cũng như thế. Nó là pháp giới thường trụ, là thực pháp, định pháp, là tính duyên khởi.

2. Pháp giới lý tưởng: là phần nội tại của hiện tượng giới- “Trước hết phải có trí tuệ về pháp trụ (nhân duyên), sau lại phải có trí tuệ về Niết bàn (lý tưởng)” S.II. Susima. Nói khác đi, sự hiểu biết về pháp tắc của hiện tượng giới sẽ đưa đến nhận thức về pháp tắc của lý tưởng giới.

- Vô minh duyên hành…. Lão tử… (hiện tượng)

- Vô minh diệt… khổ diệt (lý tưởng)

Phương pháp để đạt đến pháp giới lý tưởng là Bát chính đạo- Tứ Niệm Xứ là đạo Nhất thừa của chư Phật quá khứ


3.- Quan điểm tôn giáo của đạo Phật nguyên Thủy:

(a) Trách nhiệm cá nhân- Mahapari Nibbana: không bao giờ nghĩ rằng mình điều khiển Tăng già, và cũng không muốn tăng già phụ thuộc vào Ngài. Trong giáo lý của ngài, không có lý thuyết huyền bí, không có gì được giấu giếm trong nắm tay của đức Phật (acariyamutthi)

(b) Tự do tư tưởng: Kalamas ở làng Kesaputta thuộc vương quốc Kosala:

c.- Nhân duyên luận: khác với tất cả các triết thuyết: Thần ý luận, Định Mệnh luận, Ngẫu nhiên luận

- Trung đạo: tránh xa các cực đoan (a) Hưởng thọ dục lạc- hệ quả của Học chủ nghĩa vật chất hay chủ nghĩa đoạn diệt; (b) khổ hạnh ép xác- hệ quả của thuyết linh hồn bất tử hay thường hằng.


II. Giáo lý trọng tâm của Phật giáo Nguyên Thủy:

1.- Tứ đế: Tứ đế là lời dạy căn bản về bốn sự thật (khổ, tập, diệt, đạo). Giáo lý này được xem như là một công thức được áp dụng cho tất cả mọi vật được nhận thức. Nó được xem như là một công thức, mà không phải là giáo lý mang tính tôn giáo đơn thuần. Công thức này được hiểu như sau: thực chất của các pháp (Dukkha-khổ), nguyên nhân phát sinh các pháp (samudaya), sự diệt trừ chúng (nirodha), phương pháp diệt trừ chúng (magga). Tứ đế có thể so sanh với y khoa: bệnh, nguyên nhân của bệnh, sự diệt trừ căc bệnh, và phương pháp chữa bệnh. Các nhà Phật học Abhidhamma về sau phân tích Tứ đế thành hai nhóm: Nhân và quả thế gian và xuất thế gian. Khổ và tập thuộc về thế gian (luân hồi khổ đau là quả, nguyên nhân của nó là nhân); Diệt và đạo thuộc về Niết bàn (Niết bàn là quả, đạo đế là nhân).

2.- Duyên Khởi:

Duyên khởi giải thích về sự hiện hữu của con người và thế giới. Công thức lý nhân duyên nêu rõ các pháp hữu vi đều do nhân duyên quyết định và do vậy chúng không có thực ngã hay thực thể. Duyên khởi có thể xem như là chiếc tư tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ hệ thống giáo lý Phật giáo, giải thích lộ trình nhân quả của các pháp hiện tượng. Nguyên tắc của duyên khởi được tóm tắt trong một công thức:

Cái này có thì cái kia có (imasmim sati idamhoti)

Cái này sinh thì cái kia sinh (imassuppada idam uppajjati)

Cái này không thì cái kia không (imasmim asati idam na hoti)

Cái này diệt thì cái kia diệt (imasmim nirodha idam airujjhata)

Theo nguyên tắc tương đối tính, và điều kiện tính, sự xuất hiện, tồn tại và hoại diệt của mọi hiện hữu được diễn giải trong một công thức mang tính phổ biến trong Phật giáo gọi là Thập nhị nhân duyên: Vô minh… lão tử.

Đây là quá trình của mọi sự sống phát sinh, tồn tại và tiếp diễn. Nếu công thức này bị đảo ngược, chúng ta sẽ đi đến sự chấm dứt của quá trình. Điều quan trọng cần lưu ý: mỗi chi phần trong 12 nhân duyên vừa là nhân, vừa là quả. Nó là yếu tố bị định đoạt bởi (paticcasamuppanna), và đồng thời làm điều kiện cho (paticcasamuppada). Bởi thế, chúng tương đới, phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau, không có gì là tuyệt đối hay biệt lập. Từ đây, nguyên nhân đầu tiên không có lý do để tồn tại. Vì vậy, theo luật duyên khởi, ý tưởng về một bản thể trường cửu bất biến ở trong hay ngoài con người, dù được hiểu với bất cứ khái niệm nàO: linh hồn, atma, tôi, ngã… đều là một niềm tin sai lạc (tà tín), là bóng dáng của tâm thức. Do vậy, có một sự liên hệ mật thiết giữa Duyên khởi và vô ngã trong đạo Phật.



3.- Giáo lý vô ngã

Hai tư tưởng thâm căn cố đế trong tâm lý con người: tự vệ và tự tồn. Vì muốn tự vệ, con người dựng lên thượng đế để nương tựa, che chở, được bảo đảm an ninh, như một đức trẻ được nương vào mẹ cha. Vì muốn tự tồn người ta đã sáng tạo ra ý tưởng về một linh hồn bất tử. Đạo Phật- (Nguyên Thủy và Phát triển) là tôn giáo độc nhất trong lịch sử tôn giáo nhân loại phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn. Theo Phật giáo, Ngã kiến là một niềm tin sai lạc, không tương ứng với thực tại, nó phát sinh những tư tưởng “tôi” và của tôi”, dục vọng, ích kỷ, sân hận, chấp thủ, ác độc, kiêu căng, ngã mạn … Nó là nguồn gốc của mọi rối ren trên cuộc đời- từ tranh chấp cá nhân cho đến chiến tranh giữa các dân tộc



  • (a)- Vô ngã (anatta) là không có một sự hiện hữu độc lập, và do đó không có một thực thể của riêng nó. Điều này chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữa vô ngã và duyên khởi.

  • (b)- Kinh Cha-chakka (M.) Nếu ai xem cái thấy (hay mắt) như là ngã, lập trường ấy không vững, vì sự sinh khởi và biến mất của cái thấy rõ ràng là từ cảm nghiệm. Đối với cái sinh và và biến mất, nếu ai nghĩ rằng tự ngã của tôi đang sinh ra và biến mất (cái suy nghĩ như thế) hẳn cũng sẽ bị biến đổi. Như vậy, mắt hay cái thấy được chứng minh là vô ngã.

  • ©- Ngã với ý nghĩa là vật môi giới, được hiểu là người làm tách biệt việc làm hay tách biệt cảm thọ có một môi giới đang cảm thọ nó (sai lầm).

  • (d)- Kinh Culasaccaka (M.): Mọi loại hạt giống hay thực vật sinh ra và phát triển đều phụ thuộc vào đất, cũng vậy, đối với bất cứ hành động dù thiện hay bất thiện mà con người phạm phải đều tùy thuộc vào năm uẩn. Vì vậy, năm uẩn cấu thành cái ngã của con người. Đức Phật vid dụ: vua Kosala hay Maghada có sức mạnh và quyền lực…; nghĩa là nếu cái gì đó được gọi là ngã (atta), ta phải có trọn quyền .kiểm soát nó.; vậy khi năm uẩn chính là ta, hẳn ta phải có thẩm quyền đối với chúng, kiểm soát được chúng: hãy để cho 5 uẩn như thế này, không phải như thế này…”

  • (e)- Nếu mỗi nhóm không thể đồng hóa thành ngã, với thì sự phối hợp của chúng có cung cấp nền tảng nào cho sự đồng hóa hay không? Kinh Khemaka (S): mùi thơm của sen không phụ thuộc vào cánh, rễ, màu sắc, nhưng thuộc về toàn bộ hoa sen, nghĩa là cái ngã không có trong từng thành phần, nhưng nó có trong sự phối hợp

Vô thường-khổ-vô ngã: Tại sao tư tưởng vô ngã lại được diễn đạt theo sau như là hệ quả từ thực tế khổ? Lý do: Tôi không thể xem bất cứ cái gì là của riêng tôi hay thuộc về tôi, bởi vì những thứ mà tôi xem như thế đều có nguồn gốc từ khổ đau. Tại sao? Do vì bất cứ mà tôi suy tưởng một cách sai lầm là sở hữu của tôi đều là đối tượng của sự biến dịch không ngừng: : bất cứ cái gì vô thường thì cái ấy khổ- (yad anicacam tam dukkham-); bất cứ cái gì khổ cái ấy vô ngã- (yam dukkham tad anatta) –
4.- Niết bàn: Nibbana or nivarna= “ni” và “vana”: Ni là không, vana có nghĩa là dệt hay ái dục: “ gọi là Niết Bàn vì Niết bàn là sự dứt bỏ, sự tách rời (ni) ra khỏi ái dục (vana), sự thèm khát ái dục”. Niết bàn là tham sân si diệt, khát ái diệt, vô minh diệt-

- Niết bàn có nghĩa là dập tắt –nirva- . Ý nghĩa tích cực của Niết Bàn là bất tử (amala), tuyệt đối an ổn (Yogakikhama), mát rượi (sitibhava) - Này chư TK, có một trạng thái không sanh-ajata; không khởi phát-abhuta; không tạo-akata; và không tùy thế-asamkhata. Nếu không có trạng thái không sanh, không khởi phát, không cấu tạo, và không tùy thế ấy ắt không thể có lối thoát cho cái có sanh, có khởi phát…



  1. Hữu dư y niết bàn: Sopadisesa nibbana: người đã đạt được cảnh giới giải thoát khỏi luân hồi, trừ diệt hết thảy phiền não, cắt đứt 10 kiết sử, thủ tiêu hoàn toàn tham sân si nhưng nhục thể vẫn còn tồn tại- - Phái Vedanta gọi là hữu thân giải thoát (jivanmukti).

  2. Vô dư y niết bàn : anupadisesa nibbana: cảnh giới giải thoát hoàn toàn không còn nhục thể.- Phái Vedanta gọi là vô thân giải thoát (ajivanmukti).

  3. Cái gì nhập niết bàn:

1. “Chỉ có sự khốn khổ, không có người khốn khổ- Cũng không có người hành động, không ai hết ngoại trừ hành động- Có Niết bàn nhưng không có người tìm Niết bàn- Có con đường nhưng không có người đi trên con đường” Visushumagga.

2. Khi tất cả những bộ phận được ráp vào đúng chỗ của nó; danh từ cái xe phát sanh trong tâm ta; cũng thế ấy, thói quen thông thường, gọi là chúng sanh khi những uẩn cấu hợp lại; -3. Nếu có người dạy rằng Niết bàn là chấm dứt, Bạn hãy nói là người ấy nói dối- nếu có người dạy rằng Niết Bàn là còn sống; bạn hãy nói là người ấy lầm.” Niết Bàn vượt ngoài ngôn ngữ, tư tưởng, không thể thấu triệt được Niết bàn. Cách tốt nhất để hiểu Niết Bàn là gia công thành tựu trí tuệ bằng tuệ giác của mình. Niết bàn không thể hiểu bằng tri thức.



  1. Niết bàn của PGNT có thể trình bày qua 3 phương diện:

  • Luân lý: “Niết bàn độc nhất chỉ là một trạng thái luân lý, chứng được trong đời sống này bởi phương pháp luân lý, thiền định và trí tuệ”. Như vậy, Niết bàn không phải siêu thế gian.- Niết bàn được diễn tả như sự đoạn trừ tham, sân, si, ái…phiền não, già chết. Về phương diện tích cực, Niết bàn được tả như một trạng thái cực lạc (accantasukha), bất tử ((accuta), an tịnh (santa) và vô úy (amata bhaya).

  • Tâm lý: nói về thiền định hay tu tập thiền định với mục đích hướng dẫn tâm tư vào một trạng thái không còn dục lạc thế gian và đau khổ. Mục đích này đạt được nhờ giải thoát tâm trí ra ngoài mọi vấn đề thế tục.

  • Siêu hình: “Này các TK, có cái bất sanh, bất tạo tác, vô vi”- nghĩa là PGNT không xem Niết bàn như đoạn diệt, mà là một cách gì tích cực, nhưng vô biên không thể diễn tả như hư không. Niết bàn vưojt ra khỏi 3 giới (dục, sắc và vô sắc) và được gọi là siêu thế giới (lokuttaradhatu or aparyapanna). Trạng thái này cần sự tự chứng ngộ.

5.- Lý tưởng giải thoát (A La hán) : Mục đích của đời sống là A la Hán quả - Tu đà hoàn; Tư đà hàm; A na hàm; A la hán (đoạn trừ 10 kiết sử): “đức Phật là vị đã khám phá ra con đường chưa được khám phá từ trước, một vị đã biết và thuyết con đường ấy. Các hàng thanh văn chỉ là những người nương theo con đường ấy mà thôi”.

II. PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA (MAHAYANA BUDDHISM)

A. SỬ (Suziki):

- Thuật ngữ Mahayana được Asvaghasa (Mã Minh- 1st AD) sử dụng trong tác phẩm Đại Thừa Khởi Tín Luận (Mayahaya được dùng với ý nghĩa Bodhicitta hay Dharmakaya). Sau đó, sự tranh luận về giáo lý của các bộ phái Phật giáo lên đến cực điểm vào thời đại của Nagarjuna và Aryadeva (3 -4 AD) thì thuật ngữ Mahayana được sử dụng với ý nghĩa là Đại thừa đối với Tiểu thừa. Trước đó, các nhà cấp tiến Phật giáo đã có khuynh hướng phân biệt giáo lý của đức Phật thành Phật thừa, Bồ tát thừa, Duyên giác thừa và thanh văn thừa.

- Bồ tát thừa: là hành giả tin trí tuệ (bodhi) như là hiện thân của pháp thân (dharmakaya) trong mỗi chúng sanh, điều khiển tâm linh của họ đến việc chứng đạt và phát triển nó vì sự lợi ích của mọi loài chúng sanh.

- Duyên giác thừa: là hành giả độc cư ở núi rừng, chú tâm quán tưởng sự chóng tàn (vô thường) của dục lạc thế gian, nỗ lực để chứng đắc giải thoát nhưng không quan tâm đến đau khổ của chúng sanh.

- Thanh văn thừa được các nhà đại thừa đánh giá thấp hơn cả Duyên giác vì họ không sở hữu loại trí tuệ có khả năng suy nghĩ một cách độc lập để tìm cách giải thoát. Tuy nhiên, Thanh văn là người học trò ngoan với tâm thuần tín, sẵn sàng lắng nghe lời Phật dạy, tin vào đức Phật và thực hiện lời dạy của ngài một cách nghiêm túc. Theo cách phân tích này, Bồ tát thừa là đại thừa, Thanh văn và Duyên giác là Tiểu thừa.

B. TƯ TƯỞNG:

1.- PGBP chú trọng đến sự giải thoát cho bản thân, xem nhẹ việc độ tha; Đại Thừa Phật giáo lấy việc cứu độ chúng sanh làm lý tưởng tối cao của mình, vì ĐTPG cho rằng tất cả mọi chúng sanh đều có thể thành Phật, cho nên chủ trương người ta ai cũng có thể thành Phật…

2.- TTPG chỉ thừa nhận có một đức Phật Thích Ca. ĐTPG thừa nhận chư Phật đồng thời tồn tại

a.- Lập trường của Đại Thừa là lấy Phật làm lý tưởng và lấy sự trở về với tinh thần đức Phật làm mục tiêu. Nói theo ý nghĩa này, ta có thể thấy rằng Đại thừa đứng trên lập trường thâm sâu để khôi phục lại Phật giáo Nguyên Thủy.

b.-Lý tưởng Bồ tát: thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh làm bản nguyện, và lấy tại gia làm điểm xuất phát, cho nên khác hẳn với Tiểu thừa PG, không theo chủ nghĩa ẩn dật, mà ở ngay trong thế gian hoạt động với đời, lấy việc cứu độ làm cơ sở. Nói cách khác, ĐTPG muốn hoàn thành một lúc cả hai nhiệm vụ xuất gia và tại gia: kết quả một quốc gia lý tưởng: Tịnh độ.

3.- Khác với Tiểu thừa PG, Đại thừa PG muốn trở về lập trường của Nguyên Thủy Phật giáo nên chủ trương hết thảy đều do tâm, nhưng ý nghĩa của tâm của Đại thừa có phần thâm thúy hơn Nguyên Thủy PG. Về phương diện bản thể luận, quy định trạng thái hoạt động của tâm một cách tinh thế là trung tâm của triết học đại Thừa. Tâm của Đại thừa có thể là kinh nghiệm, cũng có thể là vật: căn cứ vào đây ĐTPG thành lập thế giới quan: chân không diệu hữu: Chân không là kết luận của vọng tâm sinh diệt-; Diệu hữu là cảnh giới đã trừ diệt vọng tâm mà làm sáng tỏ ở thể tướng của tịnh tâm.

4.- Đại thừa về mặt căn bản là muốn thích nghi với thời đại mà có, nhưng đồng thời Đại Thừa cũng mang đặc tính thích ứng với tinh thần thời đại. PGNT thời đức Phật tỏ ra rất quan tâm đến thời đại, nhưng đến PGBP chỉ chuyên tâm vào việc tìm tòi tài liệu, không lưu ý đến tinh thần thời đại cho nên trở thành trở thành khô cứng. Theo một nghĩa nào đó, ĐTPG chống đối điều này, và vận động xướng lên một phong trào Đại thừa với mục đích để tiếp cận với tinh thần thời đại. Vì vậy, có thể nói, không hiểu được tinh thần văn hóa thời bấy giờ thì không thể hiểu được phong trào đại thừa một cách đúng đắn, bởi vì văn hóa đương thời và ĐTPG có những quan hệ mật thiết.

5.- Tóm lại, Tiểu thừa mang tính tiêu cực, Đại thừa mang tính tích cực, Tiểu thừa do khuynh hướng tự do cá nhân, Đại thừa do phong trào đại chúng; Tiểu thừa lấy việc giải thoát cá nhân làm mục tiêu, Đại thừa lấy cứu tế xã hội làm chuẩn đích. Tiểu thừa chủ trương ẩn đạt, đại thừa chủ trương thông tục: Đại thừa nêu khẩu hiệu trở về với tinh thần Đức Phật,và trên thực tế kế thừa tinh thần Phật giáo nguyên thủy. Vì vậy, chúng ta có thể nói Đại Thừa gần với chân ý Phật hơn.


  1. Học thuyết Vô ngã (Sunyavada):

- Theo Nagarjuna, Sunyavada có nghĩa là Pratiya-samutpada (Avatamsaka sutra), trong thực chất tất cả các pháp sự tồn tại đều tùy thuộc vào các điều kiện (duyên), cuối cùng đến dẫn đến Trung Đạo. Nagarjuna cho rằng không có bất cứ gì trong thế giới này hoặc thế giới khác thực sự có bản ngã (svabhava), vì mọi bản ngã như thế đều bị khái niệm duyên sinh (pratiya-samutpada) loại trừ. Các pháp thế gian giống như lâu đài trong hư không, hay những thứ trong giấc mộng. Chỉ có người vô minh mới xem chúng là thật. Đối với Nagarjuna, sự loại bỏ thực ngã của mọi hiện hữu không có nghĩa Sunyata là một thứ gì đó tồn tại thực sự. Ngài tin rằng nếu có một thứ gì đó tồn tại miên viễn (asunyata), thì cũng có sunyata- Nghĩa là sunyata không có bất sự tồn tại nào của riêng nó.

- Nagarjuna tin rằng Sunyata là sự phủ nhận tất cả quan điểm triết lý (dristis), và chính Sunyata cũng không được xem như là một dristis. Ngài cảnh báo một cách mạnh mẽ đối với việc xem Sunyata như là một dristis. Nagarjuna so sánh sunyata với một con rắn không thật (sợi dây). Giống như cái nhận thức sai lầm về con rắn khiến cho người ta đau khổ, cũng vậy, nhận thức sai lầm về sunyata sẽ hủy hoại người ta.

- Nagarjuna tin rằng sunyata cung cấp cho chúng ta sự hiểu biết đúng đắn, và sự hiểu biết đó cuối cùng sẽ đưa hành giả đến sự giải thoát khỏi vô minh. Giải thoát khỏi vô minh xảy ra như là kết quả từ sự đoạn trừ nghiệp (karma) và lậu hoặc (klesas). Nghiệp và lậu hoặc có nguồn gốc từ tà kiến về thực chất của các pháp trong và ngoài. Tất cả sẽ biến mất hoàn toàn trước bình minh của chánh kiến về sunyata.

- Có hai khuynh hướng giải thích về Sunyata từ xưa đến nay: Nihilistic (hư vô) interpretation và Absolutistic (tuyệt đối) interpretation. Đây không chỉ là khuynh hướng triết học Ấn, mà còn tìm thấy ở hệ thống triết tây. (p.64- K.K. Mital)

(a) Nihilism: Theo Oxford English Dictionary, Nihilism bao hàm việc loại bỏ sự hiện hữu. Trong ý nghĩa này, Nihilism có nghĩa là hoàn toàn phủ định, hư vô hay đoạn diệt (ucchedaveda)- không có gì hiện hữu tại đây và sau này. Với ý nghĩa này, Nihilism không bao giờ được Nagarjuna chấp nhận.

(b) Absolutism: Quan điểm này bị ảnh hưởng truyền thống Veda. Dr. Murti và D.J Kalupahana cho rằng sunyata là absolutism (tuyệt đối). Nagarjuna chủ trương, nếu có bất pháp nào (kể cả sunyata) có riêng thực ngã thì sẽ đi ngược với nguyên lý pratiya-samutpada. Điểm đặc thù này do chính đức Phật phát kiến. Theo Nagarjuna, Sunyata is pratiya-samutpada; pratiyasamutpada là trung đạo giữa hay cực đoan thường hằng (sasavata) và đoạn diệt (ucchadavada). Giáo lý Sunyata không chấp nhận cả hai luận thuyết này, vì Sunyata là sunyata; nó không thường hằng cũng không đoạn diệt. Cần lưu ý rằng Sunyata không thể chuyển tải trong bằng ý niệm hay ngôn ngữ, mà chỉ có thể thực chúng qua thiền định.



  1. Học thuyết Duy thức (Vijnanavada):

- Theo truyền sử, Maitreya (Di-lặc), Asanga (Vô Trước) Vasubhandu (Thế Thân- AD-V) là những vị sáng lập tông này. Ba vị này được xem là người có công sưu tầm, đúc kết tư tưởng về tâm thức và phân biệt thành triết loại thứ tự mạch lạc và phương thức suy luận diễn đạt giáo lý nguyên thủy được rõ ràng hơn. Hộ Pháp (Dharmapala), Giới Hiền (Siladhadra) người Ấn, Huyền Trang, Khuy Cơ (Trung Quốc) là những vị có nhiều cống hiến cho Duy Thức Tông.

- Duy thức học là môn học nằm trong luận tạng (Abhidharma= abhi: nới rộng, phát triển, mổ xẻ). Duy thức học, Hán dịch của thuật ngữ Vijnanavada, là từ rút ngắn của danh từ pháp tướng duy thức (Dharm laksana vijnanavada) với ý nghĩa môn học về tướng trạng của các pháp. Duy trong ý nghĩa này là chỉ, thức là hiểu biết, phân biệt. Cách dịch này có vẻ chưa chính xác (trên cả hai phương diện: nghĩa đen và ý nghĩa); do đó có thể gây ngộ nhận cho độc giả; quan trọng hơn nữa là không thích hợp với chủ trương thức tâm của nguyên thủy Phật giáo. Vì dùng chữ duy (ism) trong duy thức, duy tâm (idealism) nghĩa của nó bị gò bó thu hẹp, hạn cuộc vào một thứ tư tưởng đưa đến sự hiểu lầm và không sao tránh khỏi cái lỗi chấp trước thiên lệnh. Lý do, khi nói Duy thức, duy tâm nghĩa là chỉ có thức, tâm mà thôi. Chữ duy là chỉ, ngoài nó ra không có cái nào khác. Lối dịch nghĩa và định nghĩa như trên không khác cách gọi Duy Vật (materialism- chỉ có vật) duy linh (spiritalism-chỉ có linh hồn); linh hồn không phải là vật chất và ngược lại. Nó cũng có thể bị ngộ nhận như Nationalism, socialism, capitalism… Vì thế, Vijnanavada nên dịch là môn học về thức tâm hay tâm thức học, tâm thức thuyết, vì Vijnanavada là ghép tự của Vijnana có nghĩa là tâm thức, vada nghĩa là học thuyết hay bộ phái. Dịch như thế không những đúng với từ ngữ mà còn đúng với ý nghĩa nữa. Vì thức nghĩa là nhận thức phân biệt, hiểu biết- Thức tâm không thể đứng độc lập ngoài đối tượng của nó. Nhận thức của tâm thức hay nói phân biệt của tâm thức bao giờ cũng là phân biệt nhân thức một cái gì đó, không thể thuần túy chỉ có tâm thức. Chủ thể mà không có khách thể đối tượng: “Giống như ba cây lau nương tựa vào nhau mà đứng vững… nếu chặt mất một cây thù hai cây kia không đứng được… Thức và danh sắc cũng nương tựa vào nhau như thế.”- Tương ưng và tạp A hàm.

- Duy thức học là môn học khảo sát về hiện tượng tâm lý và vật lý của nhân sinh vũ trụ. Duy thức học có thể xem là tâm lý học Đông phương so với tâm lý học Tây phương. Kinh luận thường có câu “tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”- Tâm là đứng trên lãnh vực thể mà bàn; thức là đúng trên lãnh vực dụng là luận.

- Tâm: vô phân biệt tánh (thể)- thuộc phần chơn

- Thức: hữu phân biệt tánh (dụng) thuộc phần vọng.

Như thế, tam giới duy tâm tức nói bản thể chúng sanh vốn chật thật, tánh vô phân biệt- với ý nghĩa rằng các pháp trong tam giới trọn vẹn trong tâm, tâm vô phân biệt nên tất cả đều bình đẳng. Vạn pháp duy thức là chỉ cái tâm khi bị vô minh vọng động, hiện khởi tác dụng phân biệt thức; vì tâm thuộc tánh tịnh (thể), thức thuộc tánh động (dụng). Nhưng không thể nói tâm thức hoàn toàn khác nhau, vì thể không thể ly dụng, cũng như dụng không thể lý thể: Như sóng và nước: ngoài sóng không có nước, ngoài nước không có sóng. Nói khác đi tâm và thức là phi nhất phi nhị

- Lưu ý: Duy thức học có rải rác trong kinh tạng nguyên thủy. Trên nền tảng giáo lý về tâm của Nguyên Thủy Phật giáo Duy thức tông hình thành. Các luận gia cho rằng pháp tướng duy thức tông có căn cứ trực tiếp trên sáu bộ kinh: 1. Hoa Nghiêm (avatamsaka), 2. Giải Thâm Mật (Samdhinirmocara), 3. Như Lai Xuất Hiện Công Đức Trang Nghiêm Kinh, 4. Kinh A Tỳ Đạt Ma (Abhidharma sutra), 5. Lăng Già (Lankavatara), 6. Kinh Mật Nghiêm; và mười một bộ luận: 1. Du Già Sư Địa Luận (Yagacaryabhumi sastra), 2. Hiển Dương Thánh Giáo Luận, 3. Đại Thừa Trang Nghiêm Luận (Mahayana-lankara sastra), 4.Tập Lượng Luận, 5. Nghĩa Đại Thừa Luận, 6. Thập Địa Kinh Luận (Dasabhumisutra-sastra), 7. Phân Biệt Du Già Luận, 8. Biện Trung Biên Luận (Madhyaita Vibhanga sastra), 9. Nhị Thập Duy Thức Luận (Vimsikavijnaptikariaka), 10. Quán Sở Duyên Duyên Luận (Alambanna pariksa sastra), 11. Tạp Tập Luận.


  1. Học thuyết Tam Thân:

- A. Học phái Trung Quán có quan niệm hai thân Rupakaya hay Nirmanakaya (sắc thân hay hóa thân), tức chỉ thân thô hay tế của chúng sanh. Dharmakaya có hai nghĩa: (a) chỉ cho pháp uẩn, tổng hợp các pháp Phật dạy khiến một người thành Phật; (b) Nguyên tắc siêu hình bao trùm vạn pháp (Tathata-chân như)

-B. Học phái Du già phân biệt thô sắc thân là Rupakaya hay Nirmanakaya, và tê sắc thân Sambhogakaya (thọ dụng thân).

- Cần lưu ý: tập Vijnaptimatratasiddhi (Thành duy Thức) xử dụng hai từ Svasambhogakaya (tự thọ dụng thân) nhằm chỉ Dharrmakaya; và parasambhogakaya (tha thọ dụng thân) nhằm chỉ Sambhogakaya (siêu nhân).

1.- Sắc thân hay Hóa thân (Rupakaya hay Nirmanakaya): thân do mẹ sinh ra, đầy đủ đức tánh của loài hữu tình và chịu sự chi phối của con người nhu nhược. Thân vật chất này là cần thiết cho sự thật thế gian. Vì muốn giải thoát chúng sanh, đức Phật hiện nhiều thân khác nhay, chổ đản sanh và phương pháp giải thoát khác nhau: (a) Lăng già giài thích hóa thân là sự ứng dụng của đức Phật để cứu giúp chúng hữu tình trong nhiều cảnh giới khác nhau; (b) Thành Thật Luận giải thích Nirmanakaya là dành cho các vị Thanh văn, Độc Giác, phàm phu và Bồ tát chưa chứng các địa; Tập Abhisammayalankarakarika tuyên bố có 4 loại thân, trong đó chỉ có Svabhavikaya (tự tánh thân) là thật, còn ba thân khác tức Dharmakaya=Svasambhogakaya (tự thọ dụng thân), Sambhogakaya= Parasambhogakaya (tha thọ dụng thân) và Nirmanakaya là thuộc về tục đế, không chân thật.

2.- Thọ dụng thân (Sambhogakaya): Nhằm tạo một thân sắc thu thắng cho các vị Bồ Tát đã chứng các địa, Tha thọ dụng thân (Sambhogakaya) được các nhà đại thừa sáng tạo; thân này khác với tự thọ dụng thân (Svasambhogakaya) chỉ đức Phật mới có. Tha thọ dụng thân nầy đóng vai trò giảng sư (do đức Phật hóa hiện) trong các kinh Đại Thừa, phần lớn giảng tại Linh Thứu (Grdhakuta). Theo trường phái Bát Nhã, thân này hết sức sáng suốt, vô số hào quang phát xuất từ mỗi lỗ chân lông để chiêu sáng vô số thế giới. Khi thân này le lưỡi, vô số hào quang xuất phát từ lưỡi này và trên mỗi hào quang có hoa sen ngàn cánh, trên mỗi hoa sen có hình ảnh của đức Như Lai Vigraha (Hóa Phật)… đang thuyết pháp.

3.- Pháp thân (Dharmakaya):

- Các nhà đại thừa còn gọi thân này là Svabhavakaya (tự tánh thân). Thân này đầy khắp vũ trụ, làm căn bản cho thọ dụng thân và hóa thân. Chư Phật có thể có Thọ dụng thân riêng, nhưng các Ngài chỉ có một Dharmakaya mà thôi. Thân này chỉ có thể tự chứng, không thể diễn tả, vì sự diễn tả về Dharrmakaya giống như một người mù cố gắng diễn tả mặt trời mà mình không bao giờ thấy.

- Lưu ý rằng Bát thiên tụng Bát Nhã không bao giờ xác nhận rằng Tathata (Như thực) hay Sunyata hay Dharmakaya trong nghĩa chân thật của chúng là không hiện hữu. Theo tập này, những ai biết được các pháp hiện hữu trong giới này hay được đức Như Lai diễn giảng, không thực sự hiện hữu như vật trong mộng và không thể tìm hiểu được Như lai từ đâu đến và sẽ đi về đâu, người ấy sẽ chứng được Tathagata nhờ dhramata (pháp tánh); Buddhakaya mà người ta nói đến, khởi lên do nhân và duyên như tiếng thổi sáo; thật sự thân này không có xuất hiện, không có biến mất. Những ai chạy theo hình sắc và giọng nói của Như Lai, và quan niệm về sự xuất hiện và biến mất của Như Lai sẽ rất xa sự thật (Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai).

- Astariharika và Nagarjuna phủ nhận sự không hiện hữu của Như Lai là nhằm mục đích loại trừ các quan điểm về Như Lai thân, cho dù thân ấy vi tế đến như thế nào (Tự thọ dụng thân); bởi lẽ, nếu Như Lai thật sự hiện hữu thời Ngài sẽ giống như năm uẩn hay khác với năm uẩn, hay các uẩn ở trong Ngài hay Ngài ở trong các uẩn, nhưng vì Ngài không phải là một trong những pháp ấy và những pháp ấy không phải là Ngài nên Ngài không có hiện hữu thật sự.

- Một đức Phật cần phải được xem trong nghĩa pháp tánh (dharmata) vì các vị lãnh đạo loài người chỉ có pháp thân mà thôi. Pháp tánh này không thể biết đến, cũng vậy đức Như Lai. Các nhà sớ giải Trung Hoa nói rằng Dharmakaya là nguyên tắc siêu hình của citta và rupa chân thực của Như Lai. Dharmakaya là tánh chân thực của vạn pháp và có thể xem giống như Tathata (chân như), dharmadhatu (pháp giới) hay Tathagatagarba (Như Lai Tạng)



tải về 203.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương