PHẬt giáo nguyên thủy theravāda nền tảng phật giáO



tải về 1.48 Mb.
trang24/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.48 Mb.
#22102
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Ân đức Thầy vô lượng


Người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, (bát giới, cửu giới...) có đức tin trong sạch vững chắc nơi Đức Phật, nơi Đức Pháp, nơi Đức Tăng không lay chuyển, được chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn.

Đức Phật dạy rằng: “Na suppaṭikāraṃ vadāmi ti paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”.

(Như Lai dạy:Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình, không phải là việc dễ làm”).

Như vậy, dù người đệ tử có hành vi cử chỉ phục vụ tận tình đối với vị Thầy của mình đến đâu đi nữa như:



Abhivādana: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đảnh lễ Thầy; khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính đảnh lễ Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm ...; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở.

Paccuṭṭhāna: Khi nhìn thấy vị Thầy từ xa đến, người đệ tử đứng dậy, đi đến đón rước Thầy; nếu vị Thầy có đem theo vật gì nặng, thì người đệ tử mang hộ vật ấy cho Thầy; lấy nước rửa chân cho Thầy, lau chân xong thỉnh Thầy ngồi một nơi cao quý, rồi cung kính đảnh lễ Thầy, phục vụ Thầy một cách chu đáo.

Añjalikamma: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đưa hai tay chắp lên trán lễ bái Thầy, khi Thầy khuyên dạy, người đệ tử chắp hai tay để ngang ngực, cung kính lắng nghe lời giáo huấn của Thầy. Khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính chắp hai tay lên trán lễ bái Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở.

Sāmicikamma: Người đệ tử hộ độ cúng dường đến cho Thầy những thứ vật dụng cần thiết như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh...

Dù người đệ tử cúng dường y phục quý giá, vật thực ngon lành, chỗ ở sang trọng, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh hảo hạng... với những thứ vật dụng ấy nhiều đến nổi tràn đầy khắp toàn cõi thế giới này, chất chồng cao đến đỉnh núi Sineru (Tu Di Sơn), cũng vẫn chưa có thể gọi là đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy.



* Tại sao?

Bởi vì, Ân đức Thầy vô lượng. Cho nên, người đệ tử không thể nào đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy, như Chú giải dạy:

Paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”.

(Như Lai dạy: Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình không phải là việc dễ làm).



Tám dòng phước thiện

Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới không những là nơi quy y nương nhờ cao thượng và giới bảo vệ an toàn cho những người cận sự nam, cận sự nữ, mà còn là tám dòng phước thiện cao quý đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho mình và cho tất cả chúng sinh.



Tám dòng phước thiện ấy được Đức Phật thuyết dạy trong bài kinh Abhisandasutta [8] ý nghĩa như sau:

- Này chư Tỳ Khưu, tám dòng phước thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Tám dòng phước thiện ấy là thế nào?

1) Này chư Tỳ Khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhất ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

2) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhì ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

3) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo.

Này chư Tỳ Khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ ba ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Này chư Tỳ Khưu, năm loại bố thí gọi là đại thí cao quý mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Năm loại đại thí ấy là thế nào?

4) Này chư Tỳ Khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự sát sanh, hoàn toàn tránh xa sự sát sanh.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự sát sanh, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (sinh mạng của tất cả chúng sinh), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ nhất gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

5) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự trộm cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (của cải người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ nhì gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

6) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự tà dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà dâm.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự tà dâm, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (vợ, chồng, con cái của người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi người vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ ba gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ sáu ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

7) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự nói dối, hoàn toàn tránh xa sự nói dối.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự nói dối, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây thiệt hại), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ tư gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ bảy ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

8) Này chư Tỳ Khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp.

Này chư Tỳ Khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây ra tai hại) bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình.

Này chư Tỳ Khưu, đó là sự bố thí thứ năm gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý.

Này chư Tỳ Khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tám ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Này chư Tỳ Khưu, đó là tám dòng phước, dòng thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc, đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài.

Trong bài kinh này, Đức Phật thuyết giảng phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước, dòng thiện như sau:

Aṭṭhime bhikkhave puññābhisandā kusalābhisandā...”.

(Này chư Tỳ Khưu, tám dòng phước, dòng thiện...).



Abhisanda: dòng; dòng là một danh từ cụ thể, diễn tả sự trôi chảy không ngừng. Trong bài kinh này, Đức Phật đã cụ thể hóa phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước (puññābhisandā), dòng thiện (kusalābhisandā) thuộc về đại thiện tâm sinh rồi diệt, trôi chảy từ kiếp hiện tại đến vô lượng kiếp vị lai. Trong mỗi kiếp, dù sắc thân (thuộc sắc pháp) có thay đổi thế nào đi nữa, còn phần tâm (thuộc danh pháp) vẫn sinh rồi diệt không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, thì tám dòng phước, dòng thiện này vẫn có khả năng cho quả an lạc tùy theo kiếp tái sinh và cõi tái sinh.

Như chúng ta đã từng thấy các con gia súc như con voi báu, con ngựa báuđược nuôi nấng tử tế, có đồ trang sức lộng lẫy, để Đức vua sử dụng làm phương tiện đi lại, hoặc những con chó, con mèo được nuôi nấng chăm sóc đàng hoàng tử tế vv... Đó chính là quả của dòng phước dòng thiện của những con gia súc ấy. Chúng đã từng tạo phước thiện từ kiếp quá khứ, nay kiếp hiện tại, dù chúng là loài súc sanh, vẫn hưởng được quả của phước thiện mà chúng đã tạo từ những kiếp trước.

Như vậy, tám dòng phước, dòng thiện này trôi chảy từ kiếp hiện tại sang vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, khi ấy mới ngừng chảy; bởi vì bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, đồng thời chấm dứt khổ tái sinh kiếp sau, nghĩa là chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

-ooOoo-


 


tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương