PHẬt giáo nguyên thủy theravāda nền tảng phật giáO


PHÉP QUY Y TAM BẢO THỜI XƯA VÀ THỜI NAY



tải về 1.48 Mb.
trang14/25
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.48 Mb.
#22102
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25

PHÉP QUY Y TAM BẢO
THỜI XƯA VÀ THỜI NAY


Thời xưa, một người muốn chính thức trở thành một người cận sự nam hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Người ấy có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, trước sự hiện diện của Đức Phật hoặc bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, để chứng minh.

* Nếu người ấy là người nam, thì tự nguyện, xin thọ phép quy y Tam Bảo rằng:

Esāhaṃ Bhante Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, dhammañca bhikkhusaṃghañca, upāsakaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ”.

Kính bạch Đức Thế Tôn, con thành kính xin quy y Đức Thế Tôn, xin quy y Đức Pháp Bảo, xin quy y chư Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn, công nhận con là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

* Nếu người ấy là người nữ thì tự nguyện, xin thọ phép quy y Tam Bảo rằng:

Esāhaṃ Bhante Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, dhammañca bhikkhusaṃghañca, upāsikaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā”.

Kính bạch Đức Thế Tôn, con thành kính xin quy y Đức Thế Tôn, xin quy y Đức Pháp Bảo, xin quy y chư Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn, công nhận con là người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Thời xưa, thời kỳ Đức Phật xuất hiện trên thế gian, tiếng Māgadha được xem như tiếng phổ thông mà Đức Phật sử dụng để thuyết pháp tế độ chúng sinh gọi là tiếng Pāḷi.

Sau khi Đức Phật tịch diệt Niết Bàn, các hàng Thanh Văn đệ tử của Đức Phật vẫn còn giữ nguyên truyền thống xưa. Người nào có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, trước sự hiện diện của bậc Thánh Thanh Văn đệ tử của Đức Phật là bậc Trưởng Lão, hoặc vị Đại đức, hoặc vị Tỳ khưu, hoặc vị Sadi; người ấy thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo và kính xin vị ấy chứng minh và công nhận họ là người cận sự nam hoặc cận sự nữ đã quy y Tam Bảo kể từ đó cho đến trọng đời.

Nếu không có bậc xuất gia thậm chí, người cận sự nam hoặc cận sự nữ là bậc thiện trí trong Phật giáo, cũng có thể chứng minh; như trường hợp ông Bàlamôn Kāraṇapāli thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo và ông Bàlamôn Piṅgiyāni chứng minh và công nhận ông Kāraṇapāli là cận sự nam đã quy y Tam Bảo; và trường hợp người cận sự nam thiện trí hướng dẫn phép quy y Tam bảo và ngũ giới cho 700 thương gia trên thuyền.

Thời nay, Phật giáo đã truyền bá đến nhiều nước trên thế giới, mà mỗi nước có tiếng nói riêng của nước mình. Tuy vậy, các nước theo Phật giáo Nguyên thủy Theravāda, căn cứ vào Tam Tạng và Chú giải Pāḷi làm căn bản chính. Do đó, tiếng Pāḷi trở thành một ngôn ngữ chung cho tất cả mọi người Phật tử, còn tiếng nói của xứ sở mình là ngôn ngữ riêng, dùng để dịch nghĩa từ ngôn ngữ Pāḷi ra ngôn ngữ của mình, cho mọi người ở trong nước hiểu rõ giáo pháp của Đức Phật. Như vậy, các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravāda, trong các nghi thức Phật giáo thường sử dụng tiếng Pāḷi là chính.

Đối với các hàng tại gia cận sự nam, cận sự nữ, trong các nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... nghi thức tụng kinh lễ bái Tam Bảo, tụng kinh Parittapāḷi,... bằng tiếng Pāḷi là chính, có nơi cũng bằng tiếng Pāḷi và dịch ra nghĩa bằng tiếng của xứ sở mình, để cho mọi người trong nước hiểu biết rõ ý nghĩa.

Đối với bậc xuất gia Sadi, Tỳ khưu trong các nghi thức thọ Sadi, thọ Tỳ khưu, tụng Kammavācā hành Tăng sự,... chắc chắn chỉ sử dụng tiếng Pāḷi mà thôi, không thể sử dụng tiếng xứ sở của mình. Do đó, trong các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Theravāda, những nghi thức chính Phật giáo, đều sử dụng tiếng Pāḷi hầu như giống hệt nhau.

PHÉP QUY Y TAM BẢO PHỔ THÔNG

Thời nay, các nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda như nước Srilankā, nước Thái Lan, nước Myanmar, nước Lào, nước Campuchia, Phật giáo Nguyên thủy Theravāda tại Việt Nam... thường áp dụng phép quy y Tam Bảo phổ thông như sau:



Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi
Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Dutiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi.

Phép quy y Tam Bảo này được bắt chước theo cách xuất gia thọ Sadi mà Đức Phật đã ban hành đến chư Tỳ khưu. Đức Phật cho phép xuất gia thọ Sadi rằng:



- Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép xuất gia thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo.

Này chư Tỳ khưu, như vậy, gọi là xuất gia thọ Sadi.

Vị Thầy tế độ (upajjahāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại từng chữ từng câu đúng theo vị Thầy tế độ từ câu đầu: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi” cho đến câu cuối: “Tatiyampi Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi“.

Khi giới tử đã lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành vị Sadi trong giáo pháp của Đức Phật Gotama.

Thời nay thọ phép quy y Tam Bảo này được áp dụng cho các hàng tại gia cư sĩ là người cận sự nam, cận sự nữ trong các nước theo truyền thống Phật giáo Theravāda. Bởi vậy, cho nên phép quy y Tam Bảo này gọi là phép quy y Tam Bảo phổ thông của thời nay.



Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo phổ thông

Thời nay, sở dĩ Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo như vậy, là vì những người đệ tử không rành tiếng Pāḷi, vả lại, nếu để mỗi người nói bằng tiếng của xứ sở mình, thì mỗi người nói một cách khác nhau, không thể đồng thanh từng chữ từng câu với nhau, làm cho nghi lễ thọ phép quy y Tam Bảo kém phần trang nghiêm. Do đó, Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo từng chữ, từng câu, để cho các người đệ tử đồng thanh lặp lại đúng từng chữ, từng câu y theo Ngài Đại Trưởng Lão. do đó làm cho nghi lễ thọ phép quy y Tam Bảo tăng thêm phần trang nghiêm.

Còn điều quan trọng nữa, người hướng dẫn phép quy y Tam Bảo là vị Thầy của mình, vị Thầy ấy, có vai trò rất quan trọng làm phận sự dạy dỗ, chỉ bảo các người đệ tử hiểu rõ về 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng. Bởi vì, Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của phép quy y Tam Bảo, giúp hỗ trợ cho người đệ tử thành tựu được phép quy y Tam Bảo. Vị Thầy còn có bổn phận dạy dỗ các đệ tử những pháp quan trọng khác như giới-định-tuệ,... Cho nên, người đệ tử phải có phận sự kính trọng và biết ơn Thầy.

Cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo

Để thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana), vai trò quan trọng của người đệ tử là chính. Cho nên, người đệ tử phải là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì, những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo.

Khi người đệ tử đang thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại từng chữ, từng câu với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, hiểu rõ ý nghĩa và có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng như sau:

- Khi lặp lại câu:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”

Nghĩa từng chữ:



Buddhaṃ: nơi 9 Ân đức Phật.
Saraṇaṃ
: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật:

Itipiso Bhagavā Arahaṃ... Bhagavā”.

- Khi lặp lại câu:

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.

Nghĩa từng chữ:

Dhammaṃ: nơi 6 Ân đức Pháp.
Saraṇaṃ
: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp:

Svākkhato Bhagavatā dhammo... paccattaṃ veditabbo viññūhi”.

- Khi lặp lại câu:

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi”.

Nghĩa từng chữ:

Saṃghaṃ: nơi 9 Ân đức Tăng.
Saraṇaṃ
: quy y nương nhờ.
Gacchāmi
: con xin đến, con biết rõ...

Nghĩa toàn câu:

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng:

Suppaṭipanno Bhagavato sāvakasaṃgho... Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa”.



Dutiyampi: Lần thứ nhì, lặp lại từng câu quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng.

Tatiyampi: Lần thứ ba, cũng như lần thứ nhì.

Phép quy y Tam Bảo lặp lại đến lần thứ ba theo truyền thống. Đó cũng là phong tục của người xưa, để chứng tỏ lòng chân thành tôn kính, khẳng định chắc chắn của mình đối với Tam Bảo: Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo.

Như vậy, sự thành tựu của phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới, vai trò của người đệ tử là quan trọng nhất; còn vị Thầy hướng dẫn chỉ là nhân duyên hỗ trợ giúp cho người đệ tử được thành tựu thọ phép quy y Tam Bảo mà thôi. Do đó:

- Nếu không có vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn, thì vị Đại đức hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Đại đức hướng dẫn, thì một vị Tỳ khưu hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Tỳ khưu hướng dẫn, thì một vị Sadi hướng dẫn phép quy y Tam Bảo.

- Nếu không có vị Sadi hướng dẫn, thì một cận sự nam, hoặc một cận sự nữ là bậc thiện trí hiểu biết Phật giáo, biết cách hướng dẫn phép quy y Tam Bảo cũng nên. Bởi vì, sự thành tựu của phép quy y Tam Bảo là do chính người đệ tử hiểu biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo đúng đắn.

Cũng có thể ví dụ như:

Thi tuyển sinh vào các trường Đại học: Thí sinh nào trúng tuyển vào trường Đại học, trở thành sinh viên, là do nhờ tài năng của thí sinh ấy, không phải do nhờ ban giám khảo, còn ban giám khảo chỉ làm phận sự hợp thức hóa, và công nhận thí sinh ấy chính thức là một sinh viên thực sự của trường Đại học đó mà thôi.

Cũng như vậy, vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo là giúp đỡ, dạy dỗ người đệ tử hiểu biết rõ cách thức thọ phép quy y Tam Bảo, để cho được thành tựu; còn việc thành tựu phép quy y Tam Bảo là do sự hiểu biết của người đệ tử.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Phật:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Phật:

Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật” bằng tiếng Pāḷi hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như khi nhắc đến tiếng “cha mẹ”, thì ngay khi ấy, hình ảnh cha mẹ, ân đức cha mẹ, đồng thời hiện rõ trong tâm của người con có hiếu nghĩa. Bởi vì, hình ảnh và ân đức cha mẹ đã in sâu trong tâm tưởng của người con từ thuở nhỏ.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm; trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Phật xong, nên khi lặp lại tiếng Buddhaṃ (Đức Phật), đồng thời đối tượng 9 Ân đức Phật hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Pháp:

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ, có đối tượng 6 Ân đức Pháp như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Pháp:

Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp” bằng tiếng Pāḷi hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ, từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như một bài hát mà người ấy thích nhất, đã học thuộc lòng bài hát từ trước. một khi nhắc đến tên bài hát ấy, đồng thời toàn bài hát ấy hiện rõ trong tâm trí của người ấy.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm; Trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ , hiểu rõ 6 Ân đức Pháp xong, nên khi lặp lại tiếng Dhammaṃ (Đức Pháp), đồng thời đối tượng 6 Ân đức Pháp hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

- Khi người đệ tử lặp lại câu quy y Tăng:

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng” với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng như thế nào?

- Khi lặp lại câu quy y Tăng:

Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng” bằng tiếng Pāḷi hoặc tiếng Việt, người đệ tử cần phải hiểu rõ ý nghĩa từng chữ từng câu, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm, đồng thời cùng một lúc không trước không sau. Cũng ví như, một vị Thầy khả kính, khả ái đã từng dạy dỗ ta nên người hữu ích. một khi nhắc đến tên vị thầy ấy của mình, đồng thời lúc ấy hình ảnh và ân đức của vị Thầy hiện rõ trong tâm tưởng của người học trò có tình có nghĩa với Thầy.

Cũng như vậy, để cho đối tượng 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm; Trước đó người đệ tử đã học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 Ân đức Tăng xong, nên khi lặp lại tiếng Saṃghaṃ (Đức Tăng), đồng thời đối tượng 9 Ân đức Tăng hiện rõ trong tâm ngay lúc ấy, không trước không sau.

Do đó, muốn thành tựu phép quy y Tam Bảo, trước tiên người đệ tử cần phải đến gần gũi, thân cận với vị Thầy là bậc thiện trí trong Phật giáo, để lắng nghe chánh pháp, nhất là học hỏi, ghi nhớ hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; bởi vì những Ân đức Tam Bảo này là đối tượng của đại thiện tâm hợp với trí tuệ, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy y Tam Bảo cho được thành tựu.

Như vậy, được thành tựu phép quy y Tam Bảo chính do nhờ sự hiểu biết cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo của người đệ tử, mà sự hiểu biết cách thức ấy lại do nhờ vị Thầy là bậc thiện trí biết phương pháp dạy dỗ người đệ tử, để trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ. Vậy người cận sự nam, người cận sự nữ cần phải làm tròn bổn phận của người đệ tử đối với vị Thầy của mình.

Thai nhi thọ phép quy y Tam Bảo

Hoàng tử Bodhi đã thuật lại cho người bạn Siñjikāputta nghe lại những trường hợp quy y Tam Bảo của mình (do Mẫu hậu kể lại cho Hoàng tử biết):



- Này bạn Siñjikāputta,

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Ghositārāma, xứ Kosambī. Khi ấy, Mẫu hậu của tôi đang mang thai tôi. Mẫu hậu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng:

Yo me ayaṃ Bhante kucchigato kumārako vā kumārikā vā, so Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchati dhammañca bhikkhusaṃghañca, upāsakaṃ taṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ” [25].

Kính bạch Đức Thế Tôn, thai nhi nào là Hoàng tử hoặc Công chúa đang nằm trong bụng của con, nó thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận nó là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Trẻ sơ sinh thọ phép quy y Tam Bảo

Trường hợp Hoàng tử Bodhi khi còn thơ ấu.



- Này bạn Siñjikāputta,

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại khu rừng Bhesakaḷāvana gần thành Susumaragira trong vùng Bhagga. Khi ấy, tôi còn thơ ấu, nhũ mẫu ẵm tôi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng:

Ayaṃ Bhante Bodhirājakumāro Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca bhikkhusaṃghañca, upāsakaṃ taṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ” 2.

Kính bạch Đức Thế Tôn, Hoàng tử Bodhi thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo, và xin quy y nơi Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử Bodhi là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Trường hợp Hoàng tử Bodhi đã trưởng thành tự mình đến xin thọ phép quy y Tam Bảo:

Esāhaṃ Samma Siñjikāputta, tatiyampi Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca bhikkhusaṃghañca, upāsakaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ” [26].

Này bạn Siñjikāputta, lần thứ ba tôi đến thọ phép quy y Tam Bảo rằng: “Con thành kính xin quy y Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận con là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

* Thai nhi còn đang nằm trong bụng mẹ, và đứa trẻ còn thơ ấu chưa có sự hiểu biết, mà người thay mặt đứa trẻ thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu hay không? và có được sự lợi ích như thế nào?

Thai nhi còn trong bụng mẹ và đứa trẻ còn thơ ấu chưa có sự hiểu biết, mà người thay mặt đứa trẻ thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo; thật ra, phép quy y Tam Bảo ấy không thành tựu, nhưng sẽ có được sự lợi ích, khi đứa bé trưởng thành, nghe người mẹ kể lại cho nó biết rằng:

- Này con, khi con còn là thai nhi trong bụng mẹ, mẹ đã đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

Kính bạch Đức Thế Tôn, thai nhi nào là Hoàng tử hoặc Công chúa đang nằm trong bụng con, nó thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận nó là người cận sự nam, đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.



­- Này con, khi con sinh ra đời còn là một Hoàng tử thơ ấu, chưa có sự hiểu biết, nhũ mẫu của con, ẵm con đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bèn bạch rằng:

Kính bạch Đức Thế Tôn, Hoàng tử Bodhi thành kính xin quy y nơi Đức Thế Tôn, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo và xin quy y nơi Tỳ khưu Tăng Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử Bodhi là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ hôm nay cho đến trọn đời”.

Khi Hoàng tử Bodhi nghe Mẫu hậu của mình thuật lại đã hai lần thọ phép quy y Tam Bảo cho mình, khiến Hoàng tử Bodhi có một ấn tượng sâu sắc rằng: “Tôi là người cận sự nam trong Phật giáo”. Cho nên, khi Hoàng tử trưởng thành, đã tự mình đến hầu Đức Thế Tôn, thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo. Kính xin Đức Thế Tôn công nhận Hoàng tử là người cận sự nam đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời.

Mặc dù hai lần trước thọ phép quy y Tam Bảo không thành tựu, song cũng làm nhân duyên để hỗ trợ cho lần thứ ba này, chắc chắn được thành tựu phép quy y Tam Bảo, và được chính thức trở thành người cận sự nam trong Phật giáo. Về sau, Hoàng tử Bodhi là người cận sự nam có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có lòng tôn kính Đức Phật, tôn kính Đức Pháp, tôn kính Đức Tăng, để mong được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng.

-ooOoo-

 



tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương