PHÁt biểu củA Ông danh úT, phó chủ TỊch hđdt của quốc hội tại Diễn đàn: “Triển khai các Mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển kt-xh giai đoạn 2016 2020”



tải về 24.36 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích24.36 Kb.
#35421
PHÁT BIỂU CỦA ÔNG DANH ÚT, PHÓ CHỦ TỊCH HĐDT CỦA QUỐC HỘI

Tại Diễn đàn: “Triển khai các Mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020”

(Hà Nội, ngày 9/12/2015)

Kính thưa

  • Ông Sơn Phước Hoan, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

  • Pratibha Mehta, Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam

- Bà Cáit Moran, Đại sứ Ai Len tại Việt Nam

Trước hết thay mặt cho Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và Ban tổ chức Diễn đàn, tôi nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu đã có mặt tham dự Diễn đàn thường niên về phát triển dân tộc thiểu số, với chủ đề: “Triển khai các Mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2016 – 2020" do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban Dân tộc, Cơ quan thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam và Đại sứ quán Ai Len đồng tổ chức, chúc các vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công, chúc Diễn đàn thành công tốt đẹp.



Thưa các vị đại biểu!

Như chúng ta đã biết, công tác giảm nghèo nói chung và giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian qua. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, sau 30 năm Việt Nam đã bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có sự phát triển ấn tượng, nhiều chủ trương, chính sách lớn về xóa đói, giảm nghèo, phát tiển kinh tế - xã hội đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện khá tốt, đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên. Điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, sự chia sẻ của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế đối với việc chăm lo và tham gia vào sự phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, điều đó được ghi nhận rộng rãi không chỉ trong phạm vi quốc gia mà được còn đánh giá cao bởi cộng đồng quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được,chúng ta cũng cần phải có cách nhìn khách quan, thực tế hơn về những khó khăn, thách thức của vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định riêng về Công tác dân tộc và năm 2013 Chính phủ cũng đã phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020, trong đó nêu rõ những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nhóm dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, giữa vùng dân tộc thiểu số và miền núi với các địa bàn chung trong cả nước. Có một thực tế đáng quan tâm là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, là những nơi, những người còn gặp nhiều khó khăn nhất của đất nước, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn còn rất cao (53 dân tộc thiểu số ở Việt Nam chiếm chưa đến 15% dân số của cả nước nhưng lại chiếm tới 47% tổng số người nghèo) số hộ tái nghèo là rất phổ biến do kết quả giảm nghèo của các hộ dân tộc thiểu số chưa thực sự bền vững. Mặt khác, có xu hướng xuất hiện sự chênh lệch rõ rệt về mức sống giữa các nhóm dân tộc thiểu số với dân tộc đa số và thậm chí là xuất hiện sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm dân tộc thiểu số hay giữa các hộ gia đình trong cùng một nhóm dân tộc. Chất lượng dịch vụ giáo dục, y tế, đào tạo nghề và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn nhiều hạn chế, tình trạng du canh du cư, di cư tự do, chặt phá rừng, khiếu kiện và tranh chấp đất đai vẫn còn diễn ra chậm được khắc phục.

Hội đồng Dân tộc cho rằng, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và vị trí của miền núi, vùng dân tộc thiểu số, trước hết là hạn chế, bất cập của chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đó là: Sự thiếu đồng bộ của chính sách; chính sách đề ra còn mang nặng tính nhiệm kỳ, thời gian thực hiện ngắn, hầu hết chính sách đều mang tính chất hỗ trợ, dẫn đến một bộ phận người nghèo trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, xã hội, triệt tiêu tính tự lực vươn lên, có một số chính sách bao cấp, cho không. Một số chính sách có nội dung trùng lắp về đối tượng, địa bàn thụ hưởng; chính sách đề ra có quá nhiều đầu mối quản lý dẫn đến nguồn lực bị phân tán, giàn trải; chính sách thiếu tách bạch rõ ràng về đối tượng thụ hưởng; thiếu sự kết nối giữa chính sách trước và chính sách ban hành sau về nội dung, nhiệm vụ; chính sách ban hành nhiều, mục tiêu lớn nhưng không bố trí đủ nguồn lực, có chính sách không được bố trí vốn; việc phân công quản lý chỉ đạo điều hành một số chính sách còn chồng chéo; cơ chế thực hiện mỗi chính sách được ban hành riêng nên khó khăn trong việc kết nối, lồng ghép và tổ chức thực hiện; việc phối hợp giữa các ngành, các cấp trong xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách chưa chặt chẽ, thường xuyên.

Ngoài ra, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, quy trình xây dựng chính sách còn nhiều bất cập, như nhiều chính sách được xây dựng chưa thực sự dựa trên nhu cầu của đồng bào dân tộc thiểu số, chưa tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các cơ quan bộ ngành liên quan, của địa phương, cơ sở và đối tượng thụ hưởng. Các chính sách thiếu tính ổn định, lâu dài, thiếu tính chất đặc thù của vùng miền, dân tộc, đối tượng thụ hưởng… do vậy khi triển khai thực hiện sẽ không khả thi hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đồng bào dân tộc thiểu số.

Thực trạng trên đã đặt ra câu hỏi liên quan đến tính hiệu quả của hệ thống chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc dành cho vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. Quan điểm có chính sách ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần được thể hiện mạnh mẽ bằng các chỉ tiêu cụ thể trong các chương trình, chính sách cụ thể là một nội dung cần được đặc biệt quan tâm trong thời gian tới.

Do vậy, Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 là một Quyết định có đầy đủ ý nghĩa về chính trị - kinh tế - xã hội, Quyết định đã thể chế hóa các mục tiêu phấn đấu, tạo cơ chế theo dõi, đánh giá và tăng hiệu quả phối hợp tốt hơn các nguồn lực thực hiện các chương trình và chiến lược quốc gia hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia sau năm 2015 và Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2012-2020 cũng như triển khai nhanh, hiệu quả hơn Chiến lược Công tác Dân tộc giai đoạn 2011 - 2020.

Đối với Hội đồng Dân tộc, Quyết định 1557 của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ là một cơ sở pháp lý để Hội đồng Dân tộc giám sát việc triển khai các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới



Kính thưa quý vị đại biểu!

Vui mừng trước sự ra đời của Quyết định số 1557, đồng thời chúng ta cũng cần xác định những nhiệm vụ trước mắt cần tiến hành ngay, đó là việc lồng ghép các chỉ tiêu phát triển đồng bào dân tộc thiểu số vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của quốc gia; Kế hoạch hành động của các Bộ ngành và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Để thực hiện được điều này một cách có hiệu quả, cần có hành động tích cực của các Bộ ngành Trung ương và các địa phương trong việc cụ thể hóa các chỉ tiêu bằng các kế hoạch phát triển, các chính sách. Ngoài ra, việc xây dựng và triển khai một khung giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển dân tộc thiểu số cũng đóng một vai trò quan trọng.



Trong thời gian tới, chúng tôi hy vọng rằng, Ủy ban Dân tộc sẽ phát huy tốt vai trò của cơ quan thường trực, giúp Chính phủ quản lý, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ vùng dân tộc thiểu số; các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, các Bộ ngành liên quan và các địa phương tích cực phối hợp tham gia với Ủy ban Dân tộc để triển khai, hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số đã đề ra, góp phần thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng.

Xin trân trọng cám ơn và chúc sức khỏe các quý vị đại biểu.

tải về 24.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương