Phong tục tập quán châu phi phầN 1



tải về 210.8 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích210.8 Kb.
#35375
  1   2
PHONG TỤC TẬP QUÁN CHÂU PHI - PHẦN 1

Châu Phi được mệnh danh là lục địa đen của thế giới,  là lục địa tồn tại nhiều sắc dân quái lạ, nơi có đến 1.300 ngôn ngữ mà mỗi ngôn ngữ đại diện cho một sắc dân với niềm tin tôn giáo khác biệt, phong tục khác biệt và lễ hội cũng khác biệt.

Không giống bất cứ nơi nào, châu Phi là nơi có những tập tục, thói quen, lối sống, các mối quan hệ,… khác biệt nhất. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất…

Châu Phi là châu lục đông dân thứ hai thế giới, sau châu Á. Diện tích khoảng 30.2 triệu km² bao gồm cả các đảo kề bên. Thay vì có một nền văn hóa, châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Maroc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sánh này thì các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.



Nghệ thuật châu Phi phản ánh tính đa dạng của nền văn hóa châu Phi. Nghệ thuật có tuổi cao nhất còn tồn tại ở châu Phi là những bức chạm khác 6000 năm tuổi tìm thấy ở Niger, trong khi Đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập là tổ hợp kiến trúc cao nhất thế giới trong khoảng 4000 năm cho đến khi người ta xây dựng tháp Eiffel. Tổ hợp các nhà thờ xây bằng đá ở Lalibela, Ethiopia, trong đó Nhà thờ St. George là đại diện, được coi là một kỳ công khác của nghành công trình.



Châu Phi đã sản sinh một nền nghệ thuật đa dạng từ thời tiền sử đến ngày nay. Thông thường các công việc nghệ thuật gắn liền với lễ hội tôn giáo và bộ tộc, và nhằm mục đích trang trí, tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể dễ dàng xác định được chức năng của một tác phẩm riêng biệt. Và cũng thật là một vấn đề khi gọi các sản phẩm thủ công  của châu Phi là tác phẩm “nghệ thuật”, vì chủ nhân của chúng thường coi đó là một phần của cuộc sống thế tục và tôn giáo của mình. Ở nhiều bộ tộc, người nghệ sĩ có một vị trí cao, nhưng nghệ sĩ không nhất thiết tương tự như nghệ sĩ châu Âu là dựa chủ yếu dựa vào sự bảo trợ hoặc thị trường để xác định sự sản xuất nghệ thuật của mình. Với cách nhìn nhận này, ta có thể tách riêng các lĩnh vực và thực tế của nghệ thuật châu Phi.  Từ 7000 năm trước công nguyên, vẽ trên vách đá bao gồm các biểu tượng thú vật và người đi săn. Và từ lúc ban đầu của thời khác biệt giữa các bộ lạc, thì nghệ thuật bộ tộc đã trở thành một phương cách tách biệt giữa bộ lạc này với bộ lạc kia, và nghệ thuật mang hình thức tế lễ, vẽ trên người “body painting” hoặc mặt nạ điêu khắc sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.             

Một sự đa dạng như vậy cũng xuất hiện tại các vùng địa lý khác nhau, những nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng khu vực quyết định các chất liệu được sử dụng, trong khi sức mạnh của bộ lạc, sự giàu có và mức độ tinh tế là yếu tố chủ chốt quyết định các thể loại đồ vật được tạo ra. Ở Ashanti của Ghana vàng và đồng được sử dụng là nguồn nguyễn liệu sẵn có, và người Baluba, thổ dân của Congo, chuyên chạm khắc những hình ảnh phụ nữ cầm bát. Thổ dân Fang sản xuất các phù điêu lễ tang có chất lượng rất cao với chủ yếu là các mẫu hình học. Thổ dân Bambara của Tây Phi nổi tiếng với các kiểu tóc, được sử dụng trong các lễ hội, trong khi đó bộ lạc Dogon của Tây Phi lại sử dụng các mặt nạ phù điêu đơn giản bằng gỗ.  Nghệ thuật của  Ife và Benin – cả hai thành phố phía tây của Nigeria – rất phong phú và theo chủ nghĩa tự nhiên từ thế kỷ 12 đến 17, khi hai khu vực này chịu sự thẩm thấu của ảnh hưởng châu Âu, và bộ tộc Bakuba nổi tiếng với nghệ thuật chạm khắc chân dung cung đình. Gỗ đen của Bờ Biển Ngà là cơ sở của các tượng phù điêu nhỏ của người Baule, tác giả của những mặt nạ cổ điển theo chủ nghĩa tự nhiên, và đất nung là vật liệu được người Nok ở miền trung và bắc Nigeira sử dụng để làm các phù điêu đầu người. Nigeria là cái nôi của người Yoruba, một trong những bộ tộc phát triển nhất của nghệ thuật châu Phi.          



       

Âm nhạc châu Phi là một trong các dạng nghệ thuật năng động nhất. Ai Cập đã có một lịch sử lâu đời gắn liền với sự trung tâm văn hóa của thế giới Ả Rập, trong khi các giai điệu âm nhạc của châu Phi hạ Sahara, cụ thể là của Tây Phi, đã được truyền thông qua buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương thành các loại nhạc blues, jazz, reggae, rap và rock and roll hiện đại. Âm nhạc hiện đại của châu lục này bao gồm các bài hát hợp xướng tổ hợp cao của miền nam châu Phi và các điệu nhảy soukous, chi phối bởi âm nhạc của Cộng hòa Dân chủ Congo. Sự phát triển gần đây trong thế kỷ 21 là sự nổi lên của hip hop châu Phi, cụ thể là dạng ở Sénégal là pha trộn với mbalax truyền thống. Gần đây ở Nam Phi, một dạng âm nhạc liên quan tới nhạc house (thể loại nhạc sử dụng các thiết bị âm nhạc điện tử - là sự phối trộn của disco và pop, tên gọi có từ câu lạc bộ Warehouse ở Mỹ) được biết dưới tên gọi kwaito đã được phát triển, mặc dù nước này là quê hương của các dạng nhạc jazz Nam Phi, trong khi âm nhạc của người Afrikaan là hoàn toàn khác biệt và chủ yếu là âm nhạc Boere truyền thống và các dạng của âm nhạc dân tộc hay Rock.

Ở thế kỷ 19 và 20, nghệ thuật châu Phi đã được thực dân phương Tây khám phá  và chịu ảnh hưởng của các nghệ sĩ hiện đại, thiếu kỳ vọng và thể loại ấn tượng. Với sự phương tây hóa ở nhiều xã hội Phi châu, thì nghệ thuật “truyền thống” đã trở thành thương mại hóa và được bán như đồ lưu niệm, trong khi đó kể từ năm 1920, sự phát triển của các trường mỹ thuật châu Phi ở những bộ phận phát triển hơn của lục địa Phi đã sinh ra những nghệ sĩ người Phi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật phương tây.                                  

Bên cạnh việc sử dụng giọng hát, đã được phát triển để dùng các kỹ thuật đa dạng ví dụ như sử dụng nhóm nốt nhạc biểu hiện cùng một âm tiết (melisma)  và đổi giọng trầm sang giọng kim (yodel), rất nhiều nhạc cụ được sử dụng. Nhạc cụ Phi châu bao gồm hàng loạt thể loại trống, cồng chiêng slit gong, trống lắc, chuông kép cũng như các nhạc cụ âm điệu như đàn dây, (musical blows, các loại đàn hạc và đàn Kora…), nhiều thể loại mộc cầm và kèn lá ví dụ như  mbira và các nhạc cụ hệ hơi khác như sáo và kèn trumpets.

Ở Nigeria các vũ công thường kết hợp ít nhất là hai nhịp trong một chuyển động của họ, và sự pha trộn ba nhịp có thể được thực hiện bởi những vũ công có kỹ năng cao. Thực hiện được bốn nhịp rõ ràng thì rất hiếm.

Các vũ công châu Phi thường nhảy với sự tham gia của cả người xem. Đối với các dân ca tâm linh, tôn giáo, hoặc nhảy nhập môn thì không có danh giới giữa vũ công và người đứng xem. Ngay cả những điệu nhảy nghi thức tâm linh thì thường vẫn có sự tham gia của khán giả.

Có rất nhiều điệu nhảy được thực hiện bởi nam hoặc nữ, nhấn mạnh đặc tả về nam hoặc nữ, và rất nghiêm kị về sự đan xen tương tác. Ví dụ những điệu nhảy trong dịp lễ nhập môn trưởng thành của nam giới hoặc các nghi lễ tôn giáo.  Ở Jerusamera thuộc Zimbabwe sự chuyển động chủ yếu của đàn ông là bước “mbende step”, một bước chuyển động rất nhanh từ tư thế gập người. Ngoáy eo và hông là sự chuyển động cơ bản của phụ nữ.

Người Phi châu theo nhiều loại tôn giáo, với Kitô giáo và Hồi giáo là phổ biến nhất. Khoảng 40% dân số châu Phi là người theo Kitô giáo và 40% theo Hồi giáo. Khoảng 20% còn lại chủ yếu theo các tôn giáo châu Phi bản địa. Một lượng nhỏ người Phi cũng theo các tín ngưỡng của Do Thái giáo, chẳng hạn như các bộ lạc Beta Israel và Lemba.

Các tôn giáo châu Phi bản địa có xu hướng tiến hóa quanh thuyết vật linh và tục thờ cúng tổ tiên. Tư tưởng chung của các hệ thống tín ngưỡng truyền thống là sự phân chia thế giới tâm linh thành "có ích" và "có hại". Thế giới tâm linh có ích thông thường được cho là bao gồm linh hồn tổ tiên giúp đỡ cho con cháu của họ hay các thần linh có sức mạnh để bảo vệ toàn bộ cộng đồng tránh khỏi các thảm họa tự nhiên hoặc sự tấn công của kẻ thù; trong khi đó thế giới tâm linh có hại bao gồm linh hồn của các nạn nhân bị sát hại - là những người được chôn cất mà không có các nghi thức mai táng đúng cách và các loại ma quỷ mà các ông đồng, bà cốt sử dụng để tạo ra bệnh tật cho kẻ thù của họ. Trong khi tác động của các dạng nghi lễ thờ cúng nguyên thủy này vẫn còn tiếp diễn và có ảnh hưởng sâu sắc thì các hệ thống tín ngưỡng đó cũng tiến hóa nhờ sự tiếp xúc với các loại tôn giáo khác.

Sự hình thành của vương quốc cổ đại ở Ai Cập trong thiên niên kỷ 3 TCN đã đánh dấu tổ hợp tín ngưỡng tôn giáo đầu tiên được biết trên châu lục này. Vào khoảng thế kỷ 9 TCN, Carthage (ngày nay là Tunisia) đã được người Phoenicia thành lập, và trở thành trung tâm vũ trụ lớn của thế giới cổ đại, trong đó các thần thánh từ Ai Cập, La Mã cổ đại và nhà nước-thành phố Etruscan đã được thờ cúng.



Nhà thờ của Chính thống giáo Ethiopia có niên biểu chính thức từ thế kỷ 4, và vì thế là một trong các nhà thờ đầu tiên của Kitô giáo đã được xây dựng ở một nơi nào đó. Ở giai đoạn đầu thì tính chất chính thống của Kitô giáo đã có ảnh hưởng tới các vùng là Sudan ngày nay và các khu vực lân cận khác; tuy nhiên sau sự phổ biến của Hồi giáo thì sự phát triển của Kitô giáo đã bị chậm lại và bị hạn chế chỉ ở những vùng cao nguyên.



Nhà thờ Ethiopia

Hồi giáo vào châu Phi khi người theo đạo này xâm chiếm Bắc Phi vào khoảng giữa các năm từ 640 tới 710, bắt đầu từ Ai Cập. Họ đã thành lập ra Mogadishu, Melinde, Mombasa, Kilwa và Sofala, tiếp theo là việc buôn bán theo đường biển dọc theo bờ biển Đông Phi và phổ biến xuyên qua sa mạc Sahara tới phần châu Phi nội địa - theo con đường thương mại của người Hồi giáo. Người Hồi giáo cũng là những người châu Á sau đó định cư ở các vùng châu Phi là thuộc địa của Anh.

Nhiều người Phi đã chuyển sang theo dạng châu Âu của Kitô giáo trong thời kỳ thuộc địa. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20 các giáo phái khác nhau của Kitô giáo đã phát triển nhanh. Một số các giáo chủ người Phi của Giáo hội Công giáo La Mã đã được nói đến như là các ứng viên cho chức vụ Giáo hoàng. Những người theo Kitô giáo ở châu Phi dường như là bảo thủ hơn so với những người đồng tôn giáo ở phần lớn các nước công nghiệp, điều này gần đây dẫn tới những rạn nứt trong các giáo phái, chẳng hạn như giữa Anh giáo và Phong trào Giám lý.

Những đặc biệt về văn hoá, tôn giáo trên đây góp phần tạo nên những phong tục, tập quán đặc trưng của châu Lục đen này. Hãy cùng khám phá các đặc trưng về phong tục tập quán của 5 khu vực (Bắc Phi, Đông Phi, Nam Phi, Trung Phi, và Tây Phi) ở châu Phi.



1. Bắc Phi


tải về 210.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương