PHỎng vấN : TÔn thấT ĐÍNH



tải về 41.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích41.74 Kb.
#19079
PHỎNG VẤN : TÔN THẤT ĐÍNH
Pho. H. Huynh Trà Mi lược dịch

Về tác giả và phỏng vấn Tác giả bài phỏng vấn là cháu trai của người bạn của một thuộc cấp trực tiếp cũ của cựu Trung tướng Tôn Thất Đính, đã phỏng vấn ông trong quá trình theo học khoá IR 341, “Phân tích Chính sách Ngoại giao”, tại Trường Bang giao Quốc tế, Đại học Southern California với giáo sư Steven Lamy. Bài phỏng vấn Tướng Đính là 1 phụ lục trong bản báo cáo nghiên cứu cụ thể tựa đề “The Assassination Of Ngo Dinh Diem & Ngo Dinh Nhu A Case Study”, Pho H. Huynh; ngày ghi trong tài liệu PDF là 10/03/2004.

Người trả lời phỏng vấn, cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, tốt nghiệp trường Chỉ huy và Tổng tham mưu Hoa Kỳ tại Fort Leavenworth. Trung tướng Việt Nam Cộng Hòa, Tổng trấn Sài Gòn, (21/08-01/11/1963); Tư lệnh Quân đoàn III, Đệ Nhị Phó Chủ tịch Ban chấp hành của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, và Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Chính phủ Lâm thời.

Thực hiện cuộc phỏng vấn vào năm Tướng Đính 74 tuổi (2000), trong phần giới thiệu, tác giả cho biết Tướng Tôn Thất Đính, người trực tiếp chỉ huy mặt trận trong cuộc đảo chính 1963, đang sống tại Maryland, còn làm việc và viết.

Nói tiếng Việt với một giọng đặc biệt dễ nhận Tướng Đính kể lại những khủng hoảng quá khứ còn trong ký ức với một thoáng tự tôn. Người ta dễ nhận thấy vẻ tự hào trong giọng ông khi nói về những tướng lãnh khác và cấp dưới. Tướng Đính gọi họ hầu hết là “thằng” với sự kiêu ngạo của một người đã tung hoành trong trận mạc và được giao quyền lực quân sự khi mới 36 tuổi (Tư lệnh Quân đoàn III và Vùng III Chiến thuật). Có người đã hỏi Tổng thống Diệm, “TT không bao giờ lo lắng vì đã trao quyền lực quá lớn cho một người?” Câu trả lời của ông Diệm lúc đó là “tôi tin Đính.”



Sau đây là một phần cuộc trao đổi của tác giả với Tướng Đính.

Interview With Major General Ton That Dinh

HHP: Cấp bậc của ông là gì trước và sau đảo chánh?

Tướng Đính: Tôi là Thiếu Tướng (Brigadier General, 2 sao) trong cuộc đảo chính, sau đó thăng Trung Tướng (Maj. General, 3 sao).

HHP: Tôi thấy dường như lúc đó ông có cấp bậc thấp hơn và trẻ hơn đa số tướng lãnh tham gia đảo chánh, tại họ lại xem là việc rất quan trọng để thuyết phục ông theo phe đảo chánh?


Tôn Thất Đính (1963, t; 2008, p)
Nguồn: DCVOnline tổng hợp


Tướng Đính: Tôi là Tư lệnh Quân đoàn III và Tổng trấn toàn bộ Sài Gòn, từ tháng 8 năm 1963 (Tướng Đính khi là Tổng trấn Sài Gòn và Tư lệnh Quân đoàn III mới 36 tuổi). Nhà Ngô dựa vào tôi để bảo vệ cho họ chống bất kỳ cuộc tấn công nào, trong nước hoặc từ nơi khác, về phía Bắc, và Tướng Huỳnh Văn Cao để bảo vệ họ chống kẻ thù ở phương Nam. Trong số 17 Tướng lãnh QLVNCH, tôi là một trong hai người thực sự có quân đội để điều động. Vị Tướng khác, cũng có quân là Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, ở một vùng giao tranh hàng trăm dặm về phía Bắc của Sài Gòn. Sau cuộc đảo chính (hụt) năm 1960, hầu hết các tướng khác đã bị Diệm và Nhu tước hết thực quyền, và được đưa về Sài Gòn, để có thể theo dõi. Quan trọng hơn, gia đình họ Ngô tin hoàn toàn tin cậy ở tôi, vì vậy nếu tôi di chuyển quân, vào hay ra khỏi Sài Gòn, họ sẽ nghĩ rằng đó là để bảo vệ cho họ, không có chuyện gì khác. Khái niệm sau cùng quan trọng đặc biệt, bởi vì sau khi chúng tôi nói với Đại tá Tung di chuyển Lực lượng Đặc biệt ra ngoại thành Sài Gòn, thì nhà Ngô sẽ cần tôi chuyển quân của tôi vào (cho là) bảo vệ họ.

HHP: Như thế, ngay cả Tướng cao cấp hơn như Tướng Đôn cũng không có nhiều quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình à?

Tướng Đính: Ông ấy đã là Trung Tướng Tham Mưu Trưởng, trên nguyên tắc phụ trách điều hành đất nước theo quân luật, nhưng thực tế ông chỉ huy một toán vệ sĩ khoảng 50 binh lính và chỉ được xem là bù nhìn.

HHP: Còn Tướng Minh “cồ” (Big Minh) thì sao?

Tướng Đính: Người to lớn, miệng đầy răng hư bịt vàng ... Được gọi là Minh “lớn” trong hàng các tướng để phân biệt với Thiếu Tướng Trần Văn Minh, hay Minh “nhỏ (“Little Minh”). Ông ta không có quyền lực thực sự tại thời điểm đó, và giữ vai trò “cố vấn quân sự” cho ông Diệm.

HHP: Các viên chức Hoa Kỳ ở miền Nam, như Conein và Lodge, đã sốt sắng cỡ nào với cuộc đảo chính? Và họ biết rõ tin tức đảo chánh tới mức nào?

Tướng Đính: Conein là một người bạn thân của tôi, anh ấy thích phong cách của tôi ở chiến trường, và chúng tôi biết nhau từ ngày Conein còn nhiệm vụ phá hoại ở ngoài Bắc. Nhưng ngay cả khi Conein kê súng vào đầu tôi vẫn sẽ không nói cho anh ta biết nhiều về cuộc đảo chính. Lodge chắc chắn là một người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc đảo chính, nhưng nói chung là không thể tin tưởng bất kỳ ai, trừ bản thân hoặc những người có nguy cơ trực tiếp tới sinh mạng để đảm bảo cho sự thành công của cuộc đảo chính. Tôi không nói ngay cả cho vợ tôi về điều đó (cuộc đảo chánh).

HHP: Khi đã đồng ý theo phe đảo chính với Đôn và những người khác, ông đã nghĩ những gì? Ông có bất cứ kế hoạch cụ thể nào của riêng mình, hay là ông OK với kế hoạch của Đôn?

Tướng Đính: Tôi đã suy nghĩ về việc yêu cầu Diệm cải cách hoặc và ngay cả đã nghĩ tới một cuộc đảo chính do mình chủ động trong thời gian trước đó. Thật sự tôi là người duy nhất có đầy đủ lực lượng và can đảm để thực hiện các công tác hậu cần của cuộc đảo chính. Chúng tôi nói chuyện rất lâu tại cuộc họp ở Chợ Lớn (ngày 30 tháng Mười), và tôi chỉ muốn loại Nhu, có thể là bằng cách đưa đi lưu vong, và yêu cầu Diệm lãnh đạo một chính phủ đổi mới, dùng một chính quyền cải cách với chương trình đổi mới. Tôi chưa bao giờ nghĩ Diệm là kẻ thù, hoặc xem thường ông.

HHP: Vì vậy, ông không bao giờ lên kế hoạch giết Diệm?

Tướng Đính: Không, ông Diệm là một người tốt, nhưng với ít tài năng (“có đức mà không có tài”). Ông được kính trọng có lẽ không phải vì khả năng lãnh đạo mà nhờ lòng tốt và sự khắc khổ của ông. Nhu ảnh hưởng ông quá nhiều ‒ và điều này làm tôi rất phiền thấy đám trung thần bảo thủ của Diệm. Tuy nhiên, không có thằng Đại Việt nào ưa ông Diệm. Tôi biết mọi người (đảng viên) Đại Việt sẽ phản đối bất kỳ hình thức chính phủ mới nào của Diệm, nhưng việc họ (Đại Việt) đã giết chết ông Diệm như thế thực sự làm tôi đau buồn.

HHP: Ông đã làm gì trong thời gian của cuộc đảo chính?

Tướng Đính: Có mặt với các binh sĩ, chận không cho quân của Tướng Huỳnh Văn Cao về đến Sài Gòn, trong khi đánh lạc hướng của những đoàn quân trung thành (với Diệm) từ phía Bắc và báo cáo về Tổng Tham Mưu. Tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh.

HHP: Ông và Tướng Đôn đã đưa một kiến nghị vào tháng Chín năm 1963, và ông Đôn đã trình bày lại với Diệm một lần nữa vào ngày 31 tháng 10 tại Dinh Gia Long, đã có thay đổi nào trong bản kiến nghị lần 2 và tại sao ông Diệm không đồng ý với những điều kiện đó?

Tướng Đính: Chúng tôi đã cho ông Diệm một cơ hội cuối cùng để thay đổi có thể cứu ông ấy. Những điều kiện khá giống nhau: thả các Phật tử đang bị giam, cải cách hành chính, v.v… Theo Đôn, ông Diệm nói rằng trật tự đã phục hồi và tất cả đã trở lại bình thường, như thế không còn nhu cầu thay đổi hơn nữa.

HHP: Một câu hỏi ngoài lề, ông có tin các tướng khác không?


Lê Văn Kim
Nguồn:
webshots.com

Tướng Đính: Có lẽ không phải tất cả, tôi tin tưởng và kính trọng Tướng Đôn. Tôi đánh hơi thấy có vấn đề trong tương lai với các tướng lãnh Đại Việt, và quan điểm của chúng tôi cũng khác nhau. Một số người trong trong nhóm này giống như dân du côn và băng đảng hơn là sĩ quan, thí dụ như (Đại uý Nguyễn Văn) Nhung và (Tướng Lê Văn) Kim. Nhung chết dần mòn trong tù, sau đó bị các tù nhân khác siết cổ chết, thay vì chết như một người lính trên chiến trường.

HHP: Nhưng Đôn đến Dinh Gia Long ngày 31 tháng 10, ngay cả nếu Diệm và Nhu đồng ý với các điều kiện đưa ra, các tướng lãnh có thể ngưng các cuộc đảo chính, sắp xảy ra, được không?

Tướng Đính: Chắc chắn được. Ít nhất là tôi không muốn đảo chính nếu Diệm đã đồng ý các điều kiện ghi trong bản kiến nghị. Mặc dù đó có thể chỉ là một hành động của người tuyệt vọng (hứa sẽ thay đổi), cũng đủ để tôi nói với các tướng khác ngừng cuộc đảo chính. Không có tôi thì không thể có cuộc đảo chính.

HHP: Điều gì đã xảy ra với những người còn lại của gia đình Diệm?

Tướng Đính: Lúc đó, Ngô Đình Cẩn, 50, em ông Diệm đã cố gắng xin tị nạn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ, nhưng đã được giao lại (cho nhóm đảo chánh) sau khi chúng tôi bảo đảm với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sẽ cho phép ông Cẩn được xét xử theo “đúng pháp luật.” Sau đó ông (Cẩn) bị một đội hành quyết bắn chết trước công chúng. Anh cả của Diệm, Tổng giám mục Ngô Đình Thục đang ở Roma tham dự Đại hội Thế giới. Ngô Đình Luyện, 49 tuổi, đang ở London, từ chức Đại sứ với Chính phủ Anh. Mẹ ông Diệm, 92 tuổi, vẫn còn ở Sài Gòn, không hề hấn gì.

HHP: Điều gì xẩy ra với tư lệnh Lực lượng đặc biệt, Đại tá Lê Quang Tung, và em của ông, Trung tá Lê Quang Triệu, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng hòa của ông Diệm, và những người khác?

Tướng Đính: Cả hai đã bị giết. Một số người khác bị bắt giữ. Tôi không thể nhớ tất cả. Đọc cuốn sách “20 năm binh nghiệp” (Twenty Years With the Army) của tôi bạn sẽ biết nhiều hơn nữa.

HHP: Tôi đã đọc một vài cuốn sách về cuộc đảo chính năm 1963, và đã có rất nhiều cuộc tranh luận hai anh em nhà Ngô đã chết khi nào và như thế nào. Giả thuyết “tai nạn tự tử” là thuyết giả tạo, nhưng vẫn còn có hai giả thuyết khác: một số nói rằng họ đã bị giết trong xe bọc thép, trong khi những người khác nói rằng họ đã được chở tới Tổng Tham Mưu, yêu cầu phát thanh lời từ chức, và bị giết ở đó khi họ từ chối không từ chức. Ông có thể vui lòng cho tôi biết những gì thực sự đã xảy ra?

Tướng Đính: Minh (cồ) sau đó nói với tôi rằng ông ta đã nói với Nhung “cho đi hết” (có nghĩa là “giết” hết) khi thằng Nhung đi bắt anh em nhà Ngô. Đây cũng là một một trong số các đảng viên Đại Việt thù ghét Nhu trước trước đó (sử dụng các cảnh sát bí mật) giết một trong những người bạn hay người thân của mình. Nhung là người có hai giòng máu Việt-Lào, và một hung thủ thích những nghi lễ kỳ quái của bộ lạc như uống máu và thích giết người quá đáng. Mai Hữu Xuân, viên tướng phụ trách áp tải hai anh em Diệm Nhu cũng là một đảng viên Đại Việt. Nếu dùng một nhóm các đảng viên Đại Việt để hộ tống kẻ thù cũ của họ trở về an toàn thì khác gì ký một bản án tử hình chính thức cùng đi với đoàn xe. Điều gì đã xảy ra là ngay sau khi họ đi qua cổng xe lửa (trên đường Hồng Thập Tự cũ), Nhung lấy lưỡi lê của mình và bắt đầu đâm Nhu.

Người ta nói ông Nhu chửi bới Nhung thậm tệ khi mới vào trong chiếc M113 này. Hai bên cãi nhau nhiều hơn nữa, nhưng Nhung đã đâm làm ông Nhu im. Sau đó Nhung quay lại bắn vào đầu ông Diệm, rồi trở sang kết liễu đời Nhu ra, để cho hai anh em yêu thương nhau chứng kiến cảnh anh/em mình bị giết.



Tuy nhiên, hiểu Nhu, tôi không nghĩ rằng Nhu cãi nhau với Nhung ... ông Nhu luôn luôn khôn ngoan khi phải có quyết định và phân tích tình hình. Với hai bàn tay bị trói chặt và anh của ông ở bên cạnh, Nhu biết ông không ở một vị trí để lớn tiếng hoặc xúc phạm bất kỳ ai. Cạnh đó, tôi không nghĩ rằng ông bận tâm, lãng phí hơi thở của mình để nói chuyện với Nhung. Bất kể, Nhung và những người khác đang trên đường thi hành nhiệm vụ ám sát chứ không phải là công tác hộ tống, vì vậy tôi nghĩ rằng Nhung đã xuống tay cách bình tĩnh và có hệ thống hơn, không phải giết người trong một cơn thịnh nộ hoặc tự phát.

HHP: Như vậy tại sao các tướng lãnh không muốn nói chuyện mặt đối mặt với các ông Diệm Nhu, hoặc ít nhất là với ông Diệm? Dường như tất cả mọi thứ đã nằm dưới sự kiểm soát của họ lúc đó và không có gì để lo sợ. Nhiều người nghĩ họ có thể đã mang lại tính chính thống cho cuộc đảo chính bằng cách yêu cầu ông Diệm chính thức từ chức.

Tướng Đính: Không, nếu họ giết Nhu, một điều rất nhiều tướng lãnh muốn chính mình làm, ông Diệm sẽ không nhượng bộ, bất kể chuyện gì xảy ra sau đó. Ngay cả để Nhu lưu vong, Ông Diệm cũng không muốn khi Lodge đề nghị hồi tháng Chín. Mặt khác, để Nhu sống có nghĩa là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài. Và nếu họ đưa Diệm đến Tổng Tham Mưu, cảm xúc sẽ bất nhất: Phe Đại Việt sẽ muốn giết ông, trong khi Khiêm, Cao và tôi và một số người khác có quan hệ còn quá sâu đậm với ông Diệm để có thể dứt bỏ được, do đó có thể (chúng tôi) sẽ phản đối. Tình hình đã rất căng thẳng và phức tạp vào lúc này, cả Minh và Đôn muốn rắc rối hơn. Đó là một liên minh mong manh, và điều duy nhất buộc chúng tôi với nhau là nhiệm vụ chống lại cộng sản miền Bắc.

HHP: Có bao nhiêu phần tham gia của Mỹ?

Tướng Đính: Với tôi tại thời điểm đó mức độ tham gia của Mỹ ở mức tối thiểu. Có lẽ với Đôn và vài người khác thì đó lại là những chuyện khác, vì họ thường xuyên liên lạc với các quan chức Mỹ ở Sài Gòn. Tôi là một quân nhân nhiều hơn là một người làm chính trị. Tuy nhiên, tôi đã nhận thức rõ Mỹ không chấp thuận chính sách đàn áp của Diệm và Nhu. Với tôi sự việc đã rõ ràng hơn sau cuộc đảo chính là Washington đã giật dây chính trị, và không nếu có những kẻ giật dây này, cùng với việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ để chống Diệm, thì đã không thể có một cuộc đảo chính. Mục tiêu chống cộng lớn hơn dường như đã cản lối trong rất nhiều vấn đề và hợp lý hoá những tranh cãi, chính sách hay hành vi cực đoan nhất.
Каталог: images
images -> Hướng dẫn sử dụng Dropbox Để sử dụng được Dropbox
images -> BÀi thuyết trình cách xáC ĐỊnh và chế ĐỘ pháp lý CỦa các vùng biển theo công ưỚc của liên hiệp quốc về luật biển năM 19821
images -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viÖt nam Độc lập tự do hạnh phúc
images -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
images -> Trung Tâm kt tc-đl-cl
images -> Số: 105/2008/QĐ-ttg CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
images -> ChuyêN ĐỀ ĐẠi số TỔ HỢP, XÁc suất kiến thức cơ bản Đại số tổ hợp
images -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học luật tp. HỒ chí minh dưƠng kim thế nguyên thủ TỤc phá SẢn các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam
images -> Review of Condor, Sun Grid Engine and pbs

tải về 41.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương