Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê



tải về 308.68 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích308.68 Kb.
#15735
  1   2   3   4


SẢN XUẤT

THỊ TRƯỜNG

AN NINH LƯƠNG THỰC

BẢN TIN THÁNG CỦA

Phòng Thống kê – Trung tâm Tin học và Thống kê


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Địa chỉ: 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội

ĐT: 7 711508/8 343182 * E-mail: thongke@agroviet.gov.vn

Website: http://www.mard.gov.vn/fsiu





Số 9/08 Tháng 9-2008


Nội dung chính





  • Diễn biến và kết quả sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản tháng 9/2008

  • Diễn biến và dự báo xu hướng giá cả - thị trường một số mặt hàng nông sản chính trong và ngoài nước

  • Kết quả xuất, nhập khẩu nông, lâm sản, vật tư, phân bón

  • Tình hình an ninh lương thực trong nước, quốc tế

  • Các phụ lục số liệu tham khảo





Trồng trọt, bảo vệ thực vật

Trồng trọt

Trong tháng 9/2008, các địa phương miền Bắc tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa và các cây rau, màu vụ mùa/hè thu. Các địa phương miền Nam tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu, tiếp tục gieo cấy lúa thu đông/mùa và gieo trồng rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày vụ mùa.



Lúa hè thu: Đến 15/9/2008, các tỉnh miền Nam đã thu hoạch đạt 1.781,7 ngàn ha, bằng 82,2% diện tích xuống giống, nhanh hơn cùng kỳ năm trước 11,7%, trong đó các tỉnh ĐBSCL thu hoạch đạt 1.514 ngàn ha, chiếm 80% diện tích xuống giống và nhanh hơn 9,4% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương đã sớm kết thúc thu hoạch trước khi lũ về, như: Cần Thơ, Vĩnh long, Bến Tre, Long An,...

Lúa mùa: Đến 15/9/2008, cả nước đã gieo cấy đạt 1.661,1 ngàn ha, tăng 4% so với cùng kì năm trước, trong đó các tỉnh miền Bắc kết thúc gieo cấy đạt 1.180,9 ngàn ha, tăng 1,6%, riêng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy đạt 556,7 ngàn ha, tăng 2,8%. Vụ mùa năm nay ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một số địa bàn lân cận triển khai chậm hơn so với thời vụ thông thường do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết từ vụ đông xuân, nên đến nay lúa phần lớn đang ở giai đoạn sau trỗ, chỉ một số ít diện tích đã cho thu hoạch gây ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cây vụ đông. Các tỉnh miền Nam gieo cấy đạt 480,2 ngàn ha, bằng 101,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các tỉnh ĐBSCL gieo cấy đạt 173,1 ngàn ha, nhanh hơn 11,3%. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, giá lúa tăng cao trở lại là những nhân tố chính đẩy nhanh tiến độ xuống giống lúa vụ mùa ở các tỉnh phía Nam nói chung và các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Rau màu, cây công nghiệp: Trong tháng các địa phương tiếp tục gieo trồng các cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày vụ hè thu/mùa. Tính đến trung tuần tháng 9/2008, tổng diện tích gieo trồng các cây màu lương thực cả nước đạt gần 1,6 triệu ha, bằng 98% so với cùng kì năm trước, trong đó diện tích ngô đạt 968 ngàn ha, bằng 97%, diện tích khoai lang đạt 135 ngàn ha, bằng 84%, diện tích sắn đạt 467 ngàn ha, bằng 114%. Diện tích trồng sắn tiếp tục tăng nhanh do chi phí trồng thấp và hiện đang có nhiều chính sách khuyến khích trồng từ các nhà máy chế biến sắn.

Tổng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đạt 643,3 ngàn ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: lạc đạt 243 ngàn ha, tăng 1,2%, đậu tương 183,3 ngàn ha, tăng 1,4% so với cùng kì này năm trước. Diện tích rau đậu các loại cả nước gieo trồng đạt 661 ngàn ha, bằng cùng kì năm trước.



Số liệu ước tính sơ bộ kết quả sản xuất thuộc lĩnh vực trồng trọt cả năm 2008 tại thời điểm 9 tháng của Tổng cục Thống kê, như sau:

Tổng sản lượng lương thực có hạt cả nước năm 2008 ước đạt 42,8 triệu tấn, tăng 6,8% so với năm trước; trong đó sản lượng lúa ước đạt 38,5 triệu tấn, tăng 7,3% so với năm trước, sản lượng ngô đạt 4,3 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm trước.



Cây lúa: Diện tích gieo cấy lúa cả năm ước đạt 7,37 triệu ha, bằng 102,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: diện tích lúa đông xuân đạt 3,01 triệu ha bằng 100,8%, diện tích lúa hè thu đạt 2,35 triệu ha, tăng 7% và diện tích lúa mùa đạt hơn 2 triệu ha, xấp xỉ bằng năm trước. Diện tích lúa tăng chủ yếu từ vụ hè thu ở miền Nam với nguyên nhân chính do lúa được giá; các địa phương chủ động né tránh tốt các yếu tố thời tiết bất lợi và sâu bệnh theo chỉ đạo của ngành; chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Năng suất lúa bình quân cả năm ước đạt 52,3 tạ/ha, tăng 2,4 tạ/ha so với năm trước; trong đó: năng suất lúa đông xuân đạt 60,8 tạ/ha tăng 3,8 tạ/ha; năng suất lúa hè thu ước đạt 47,8 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; năng suất lúa mùa ước đạt 44,7 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha.

Sản lượng lúa cả năm ước đạt 38,5 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn, tương đương 7,3% so với năm trước, trong đó: sản lượng lúa đông xuân đạt 18,3 triệu tấn, tăng gần 1,3 triệu tấn, sản lượng lúa hè thu ước đạt 11,26 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn và sản lượng lúa mùa ước đạt 8,9 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn.

Cây ngô: Diện tích đạt 1.075,9 nghìn ha, tăng 4,8 nghìn ha (+0,4%), năng suất ước đạt 40,1 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha, sản lượng đạt 4,3 triệu tấn, tăng 104,7 ngàn tấn (+2,5%) so với năm 2007.

Cây lương thực có củ, rau đậu và một số cây công nghiệp hàng năm chủ yếu: Nhìn chung, do tác động của yếu tố thị trường, cây khoai lang tiếp tục giảm, cây sắn diện tích tăng 4,7%, sản lượng tăng 6,8%; cây lạc diện tích tăng 0,8%, sản lượng tăng 4,9%, rau đậu các loại diện tích tăng 1,1%, sản lượng tăng 2,6%. Một số cây khác như: đỗ tương, mía, thuốc lá, bông,... đều giảm so với năm trước cả về diện tích gieo trồng và sản lượng.

Cây công nghiệp lâu năm: Giá cà phê, cao su, hồ tiêu, điều tiếp tục ổn định ở mức cao đã khuyến khích người dân mở thêm diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng. Diện tích và sản lượng một số cây trồng tăng khá, như: chè búp diện tích so với năm trước tăng 3,2%, sản lượng búp tươi tăng 7,4%; cà phê diện tích tăng 1,7%, sản lượng cà phê nhân tăng 5,9%; cao su diện tích tăng 8,2%, sản lượng mủ khô tăng 5,7%; hồ tiêu diện tích tăng 2,7%, sản lượng hạt khô tăng 12,5%;...

Cây ăn quả: Tổng diện tích trồng cây ăn quả ước đạt 786 nghìn ha, tăng 1,9% so với năm trước. Sản lượng cây ăn quả ước tính một số cây tăng khá so với năm trước, như: bưởi tăng 12%, xoài tăng 8,8%, cam quýt tăng 2,7%,... Một số cây sản lượng giảm, như: nhãn giảm 6,3%, vải giảm 1,4%,...

Bảo vệ thực vật

Trong tháng 9/2008, ngành Bảo vệ thực vật tiếp tục nắm chắc diễn biến và chỉ đạo phòng trừ kịp thời rầy nâu, bệnh vàng lùn lùn xoắn lá, đạo ôn ở các tỉnh phía Nam; rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ... trên lúa các tỉnh phía Bắc, Bắc Trung Bộ và các dịch hại khác ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên; Cục BVTV đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thuộc Bộ tổ chức tốt Hội nghị sơ kết sản xuất lúa năm 2008 - triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2008/09 ở các tỉnh phía Nam tại tỉnh An Giang; tích cực chuẩn bị tổ chức Hội nghị tổng kết công tác BVTV tại các tỉnh Miền Trung và Tây nguyên; chỉ đạo thực hiện hệ thống thâm canh lúa cải tiến tại một số tỉnh phía Bắc; triển khai các mô hình cộng đồng sản xuất rau an toàn; thực hiện đánh giá tác động của thuốc BVTV đến môi trường và kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên rau tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh,...



Tình hình sâu bệnh trên lúa

* Các tỉnh phía Bắc:

- Sâu đục thân 2 chấm: Diện tích nhiễm gần 32 ngàn ha, trong đó nhiễm nặng 1.100 ha, đã phòng trừ hơn 101 ngàn ha, phân bố tại Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Hoà Bình, Lào Cai...

- Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy lứa 5 hại trên diện hẹp các giống nhiễm thuộc các trà cực sớm, sớm và chính vụ. Diện tích nhiễm 17.820 ha, trong đó nhiễm nặng 124 ha, đã phòng trừ 6.962 ha. Rầy cám lứa 6 rộ đầu tháng 9 hại diện rộng đã gây cháy ổ nhỏ tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, diện tích nhiễm 12.235 ha, trong đó nhiễm nặng 455 ha.

- Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu non lứa 5 hại diện rộng trên các trà lúa từ giữa - cuối tháng 8, diện tích nhiễm 56.463 ha, trong đó nặng 6.662 ha, đã phòng trừ 53.985 ha. Sâu trưởng thành lứa 6 vũ hoá rộ tập trung vào đầu tháng 9, hại diện hẹp trên lúa muộn từ giữa tháng 9 đến nay. Diện tích nhiễm 30.785 ha, trong đó nặng 10.075 ha, đã phòng trừ 15.785 ha.

* Các tỉnh Nam bộ:

- Rầy nâu: Diện tích nhiễm 87.745 ha (giảm 156.900 ha so với tháng trước), rầy nâu xuất hiện phổ biến trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trỗ bông, phân bố tập trung tại các tỉnh: Long An, Trà Vinh, Bình Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ…

- Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 12.909 ha (giảm 1.551 ha so với tháng trước) tập trung trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ, diện tích nhiễm nặng 5.424 ha, tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Vũng Tàu, Trà Vinh...

- Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm bệnh 23.898 ha (giảm 4.990 ha so với tháng trước), tập trung tại các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang, Lâm Đồng, An Giang...

- Ngoài ra, theo số liệu thống kê thuộc ngành BVTV, bệnh khô vằn nhiễm 17.231 ha, giảm 802 ha so với tháng trước; sâu cuốn lá nhỏ nhiễm 16.297 ha, giảm 23.408 ha so với tháng trước...

Tình hình sâu bệnh trên các cây trồng khác

- Trên các cây ngô, cây lạc, đậu xanh... các loại sâu bệnh phát sinh gây hại ở mức nhẹ, trên diện hẹp.

- Trên cam chanh: Nhện trắng, nhện đỏ (Hưng Yên, Tuyên Quang), diện tích nhiễm 105 ha; sâu vẽ bùa hại lá lộc non (Yên Bái, Phú Thọ), diện tích nhiễm 115 ha; bệnh greening hại diện hẹp (Yên Bái, Bắc Giang), diện tích nhiễm 55 ha.

- Trên chè: Rầy xanh hại búp, diện tích nhiễm 2.826 ha, trong đó: nặng 43 ha, phòng trừ 1.670 ha; bọ xít muỗi diện tích nhiễm 2.336 ha, nặng 10 ha, đã phòng trừ 1.141 ha; bọ trĩ, diện tích nhiễm 2.659 ha, nặng 10 ha.



Chăn nuôi, thú y

Sau những đợt rét đậm và dịch bệnh lan rộng trong 6 tháng đầu năm, hiện nay chăn nuôi đang có xu hướng phát triển tích cực. Ước tính tại thời điểm 9 tháng: Đàn trâu đạt xấp xỉ năm trước, đàn bò tăng từ 3-4%, đàn lợn tăng khoảng 1% và đàn gia cầm tăng từ 6-7%.

Theo Tổng cục Thống kê, ước giá trị sản xuất chăn nuôi 9 tháng năm 2008 tăng 2,16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó chăn nuôi gia súc tăng 0,76%, chăn nuôi gia cầm tăng 6,68%, chăn nuôi khác tăng 2,8%, giá trị sản phẩm không qua giết thịt tăng 5,25% và giá trị sản phẩm phụ tăng 1,18%.

Theo Cục Thú y, tính đến ngày 23 tháng 9 năm 2008, dịch cúm gia cầm vẫn còn tồn tại ở tỉnh Bến Tre chưa qua 21 ngày (17 ngày), dịch lở mồm long móng mới tái phát tại tỉnh Hà Tĩnh và dịch bệnh tai xanh vẫn còn tại tỉnh Cà Mau (17 ngày).

Đến nay, cả nước đã tiêm phòng được 84,1 triệu lượt cho gà và 68,2 triệu lượt cho vịt. Toàn quốc đã cơ bản hoàn thành tiêm phòng đợt I và hiện đang tổ chức tiêm phòng bổ sung, đồng thời tích cực chuẩn bị tiêm phòng đợt II cho gia súc và gia cầm trong những tháng cuối năm.





Phát triển lâm sinh

Tính đến ngày 22/9/2008, rừng trồng rừng tập trung trên cả nước đạt diện tích 139,5 nghìn ha, đạt 69,4% kế hoạch và bằng 103% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: rừng phòng hộ, đặc dụng 23,9 nghìn ha, đạt 58,2% kế hoạch và bằng 88,7% cùng kỳ năm trước; rừng sản xuất 115,6 nghìn ha, đạt 72,3% kế hoạch và tăng 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Chăm sóc rừng trồng 225,6 nghìn ha, đạt 142,8% kế hoạch và bằng 94,9% so với cùng kỳ năm trước. Trồng cây nhân dân đạt 165,1 triệu cây, bằng 82,6% kế hoạch. Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng dặm đạt 650,4 nghìn ha, đạt 111% kế hoạch và bằng 83,3% so với cùng kỳ năm trước. Khoán quản lý bảo vệ rừng đạt 2.727,5 nghìn ha, vượt kế hoạch 76% và bằng 107,7% cùng kỳ năm trước. Thực hiện khai thác 2.435,3 nghìn m3 gỗ, đạt 58,5% kế hoạch năm.



Kết quả phát triển lâm sinh cụ thể tại các địa phương thuộc 2 miền như sau:

Các tỉnh miền Bắc: Công việc trồng rừng đã cơ bản xong, các địa phương đang tiến hành nghiệm thu và trồng dặm. Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung ở các tỉnh miền Bắc đạt 115,6 nghìn ha, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái

(104,8 nghìn ha). Những tỉnh có diện tích trồng rừng đạt khá, gồm: Quảng Ninh với 16,6 nghìn ha, vượt kế hoạch 14%, Hà Giang 15 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch, Yên Bái 11,9 nghìn ha, Lạng Sơn 11,4 nghìn ha,...



Các tỉnh miền Nam: Hiện nay, thời tiết tại các địa phương đang khá thuận lợi cho hoạt động trồng rừng. Tính đến cuối tháng 9/2008, toàn miền đã trồng được 20,5 nghìn ha, tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Một số tỉnh có diện tích trồng rừng nhiều, gồm: Kon Tum 3.750 ha, Bình Thuận 3.600 ha, Phú Yên 3.178 ha,...

Tình hình vi phạm lâm luật

Theo báo cáo chưa đầy đủ của các địa phương, trong tháng đã xảy ra 3.387 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, so với cùng kỳ năm trước giảm 575 vụ, trong đó có 457 vụ phá rừng trái phép; 359 vụ khai thác rừng trái phép; 17 vụ vi phạm về PCCCR, 15 vụ vi phạm qui định về sử dụng đất lâm nghiệp; 159 vụ vi phạm về quản lý bảo vệ động vật hoang dã; 1.695 vụ vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ và lâm sản; 191 vụ vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản, 494 vụ vi phạm khác. Đến nay lực lượng Kiểm lâm đã xử lý 3.169 vụ, trong đó xử phạt hành chính 3.144 vụ, xử lý hình sự 25 vụ. Tịch thu 30 ô tô, máy kéo; 36 xe trâu bò kéo; 170 xe máy; 1.633 m3 gỗ tròn; 2.283 m3 gỗ xẻ; 3.939 kg động vật rừng. Thu nộp ngân sách gần 20 tỷ đồng.



Tình hình phòng và chống cháy rừng

Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc đã có nhiều mưa, độ ẩm cao nên nguy cơ xảy ra cháy rừng thấp. Trong tháng theo báo cáo của ngành Kiểm lâm từ các tỉnh, trên địa bàn cả nước chỉ xảy ra 1 vụ cháy rừng tại huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, diện tích rừng bị cháy 4,3 ha. Tính từ đầu năm đến nay trên toàn quốc đã xảy ra 250 vụ cháy rừng, diện tích rừng bị thiệt hại gần 1.500 ha.

Ngành Kiểm lâm hiện đang tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng. Một trong những hoạt động được ưu tiên hiện nay là tổ chức các lớp tập huấn về phòng cháy, chữa cháy. Từ đầu năm đến nay, ngành đã tổ chức được 4 lớp tập huấn phòng cháy, chữa cháy rừng, với 123 học viên tham gia.






Theo Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và nghề muối, hiện nay các tỉnh phía Bắc và Trung Bộ đang trong vụ sản xuất muối, các tỉnh miền Nam đã ngừng sản xuất. Sản lượng muối toàn quốc tính đến ngày 15/9/2008 ước đạt 790 ngàn tấn giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Diện tích sản xuất muối toàn quốc năm nay đạt 12.558 ha tăng 2,4% so với năm 2007. Lượng muối tồn kho tại thời điểm hiện nay ước tính khoảng 140.000 tấn.

Giá muối hiện nay vẫn duy trì ở mức cao: giá muối ráo ở ở miền Bắc bình quân từ 1.700 - 1.800 đ/kg; muối công nghiệp ở miền Trung từ 1.500 - 1.600 đ/kg; muối trắng ở ĐBSCL từ 1.600 - 1.700 đ/kg.








Khai thác

Trong 9 tháng đầu năm 2008, tình hình thời tiết không mấy thuận lợi do bão và áp thấp nhiệt đới làm biển động và đặc biệt do giá xăng, dầu tăng cao nên một số tàu thuyền đánh bắt xa bờ phải nằm bờ đã ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.

Tuy vậy, trong thời gian gần đây, do triển khai tốt Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ tiến xăng dầu cho ngư dân, tình hình đánh bắt thủy sản đã có tiến bộ. Cụ thể, sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 9 ước đạt 160 ngàn tấn, trong đó, khai thác biển đạt 147 ngàn tấn; khai thác nội địa đạt 13 ngàn tấn đưa tổng sản lượng thuỷ sản khai thác trong 9 tháng đầu năm 2008 ước đạt 1,582 triệu tấn, bằng 75% so với kế hoạch, tăng xấp xỉ 0,2% so với cùng kỳ năm 2007.

Hiện tại, giá sản phẩm khai thác đang giảm mạnh, tại Cà Mau, giá mực giảm hơn 25%, cá các loại khoảng từ 30 - 40%. Giá cá xô các loại chỉ còn 8.000 đồng/kg, trước đây bán tại cảng là 15.000 đồng/kg; giá cá phân bán cho các nhà máy chế biến bột cá cũng giảm từ 3.800 – 4.000 đồng/kg, hiện chỉ còn 2.400 đồng/kg; mực khô còn 110.000 đồng/kg, giảm 35.000 đồng/kg so với tháng trước; cá ngừ chỉ còn 14.000 đồng/kg, giảm 10.000 đồng/kg.

Tại một số tỉnh miền Trung, mặc dù sản lượng khai thác có khá hơn, nhưng một số tàu vẫn chưa ra khơi do trông chờ giá hải sản tăng trở lại. Gần đây, giá dầu có giảm, nhưng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho chuyến biển vẫn ở mức cao, nhiều ngư dân chưa mạnh dạn ra khơi vì sợ bị thua lỗ. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hàng ngàn ngư dân trong tỉnh đang phải đối mặt với cảnh “mất mùa tại bến” khi mà giá hải sản vừa giảm mạnh, lại vừa khó bán. Việc giá cá, tôm xuống thấp đã khiến gần 900 tàu khai thác thủy, hải sản của tỉnh Bạc Liêu phải nằm bờ.

Mặt khác, theo báo cáo của các địa phương, hiện các chủ cung cấp nhiên liệu và các sản phẩm dùng để ướp như: đá, muối, … không cho ngư dân “nợ” trước khi xuất bến như trước đây. Điều này đã ảnh hưởng đến hoạt động ra khơi khai thác của ngư dân.

Nuôi trồng

Ước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tháng 9/08 đạt 247 ngàn tấn, trong đó sản lượng cá 165 ngàn tấn; tôm 53 ngàn tấn và thủy sản khác 29 ngàn tấn, đưa tổng sản lượng 9 tháng đầu năm 2008 đạt 1,83 triệu tấn, bằng 76% so với kế hoạch, tăng 20,8 % so với cùng kỳ năm 2007.

Tính đến ngày 22/9/2008, diện tích nuôi tôm của các tỉnh ven biển trên cả nước đạt 603.789 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 589.796 ha, tôm chân trắng 13.993 ha. Hiện người nuôi đang vào mùa thu hoạch tôm, diện tích đã thu hoạch đến thời điểm này là 446.441 ha, trong đó diện tích tôm sú 441.440 ha và tôm chân trắng 5.001 ha.

Tuy nhiên, người nuôi tôm hiện nay đang gặp khó khăn do giá tôm sú thương phẩm đang giảm mạnh và khó bán, trong khi đó, giá cả đầu vào như: thức ăn, thuốc thúy y vẫn tiếp tục tăng và khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng khó khăn. Theo thống kê, giá tôm sú loại 30 - 50 con/kg khoảng 80.000đ/kg (những năm trước đây giá khoảng 110.000 đ/kg); tôm chân trắng loại 80 - 120 con/kg giá từ 45.000 – 78.000 đ/kg. Với giá này người nuôi tôm không có lời bởi giá thành tôm thương phẩm lên đến gần 80 nghìn đồng/kg.

Diện tích nuôi cá tra, basa của các tỉnh ĐBSCL tính đến cuối tháng 9/2008 đạt hơn 5.102 ha, lượng cá tra thu hoạch ước đạt khoảng 1 triệu tấn. Giá bán hiện nay đã tăng lên từ 16.000 – 18.000đ/kg. Theo dự báo, giá cá tra sẽ vượt ngưỡng 18.000 đồng/kg vào dịp cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

Nhu cầu thị trường xuất khẩu phi lê cá tra đông lạnh đã tăng lên khoảng 10% so với tháng trước, đã đẩy giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng. Với mức giá hiện nay, người dân đã bắt đầu có lãi khoảng 1.000 - 1.500 đ/kg. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không “mạnh tay” ký hợp đồng vì nguồn cá tra nguyên liệu trong dân đã cạn.




THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

Chỉ số giá LT-TP tháng 9/2008

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước tháng 9 chỉ tăng 0,18% (vùng nông thôn tăng 0,15%) so với tháng trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay, đã đưa đến tâm lý lạc quan hơn về kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Đóng góp chủ yếu cho việc CPI giảm tháng này là nhóm hàng lương thực (nhóm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong rổ hàng hoá chung) có mức giảm mạnh nhất 1,74%, tiếp theo là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,62%, bưu điện giảm 0,36%. Các mặt hàng còn lại tăng từ 0,32-1,57%, trong đó nhóm mặt hàng thực phẩm tăng 0,32%.

CPI của cả nước 9 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2007 tăng 22,87%. Mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng cao nhất, trong đó lương thực tăng 46,64%, thực phẩm tăng 33,74%, ăn uống ngoài gia đình tăng 29,44%. Tiếp theo là nhà ở và vật liệu xây dựng, với mức tăng 23,43%.

Mặc dù giá cả đã có dấu hiệu giảm hoặc chững lại, nhưng theo qui luật, giá cả thường tăng vào những tháng cuối năm, đồng thời những bất ổn ngày càng gia tăng của nền tài chính thế giới sẽ là những thách thức không nhỏ đối với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và bình ổn giá của Chính phủ trong thời gian tới.

Lương thực

Hiện nay tại các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền núi trung du tuy bị ảnh hưởng nặng của các đợt bão lũ liên tiếp vừa qua, nhưng giá lúa gạo vẫn ổn định do nguồn cung dồi dào, vụ lúa mùa đã bắt đầu cho thu hoạch.

Hiện giá lúa tẻ thường ở mức 4.000 – 5.500 đồng/kg, gạo tẻ thường 6.500-8.500đ/kg, tuỳ theo vùng và chất lượng. Tại Hà Nội gạo tẻ thường giá từ 9.000 - 9.500 đ/kg, gạo Bắc hương 12.500 đ/kg.

Tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giá lúa đã tăng trở lại sau nhiều tháng giảm liên tục nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các Bộ/ngành trong việc thu mua lúa trong dân. Giá lúa tẻ bình quân tuần cuối tháng 9/08 ở mức 4.470 đ/kg, tăng 100 đ/kg so với tuần trước, nhưng so với cùng kì tháng trước vẫn thấp 380 đ/kg và so với đỉnh điểm của 9 tháng đầu năm (tuần cuối tháng 4/08) vẫn thấp hơn 1.844 đ/kg.

Biểu 1: Giá gạo thành phẩm XK không bao tại mạn tàu tháng 9-2008

Đơn vị : đ/kg

Loại gạo/ngày

03/9

09/9

16/9

23/9

30/9

5% tấm

7.919

7.664

7.388

7.449

7.616

10% tấm

7.723

7.423

7.066

7.122

7.288

15% tấm

7.212

6.959

6.672

6.538

6.718

25% tấm

6.925

6.665

6.385

6.253

6.362

Nguồn: Vinafood 2



tải về 308.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương