PHÒng đĂng ký kinh doanh



tải về 75.28 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích75.28 Kb.
#7502

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

TỈNH HẢI DƯƠNG



PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Số: 1414/KHĐT- ĐKKD

V/v đóng góp ý kiến đối với dự thảo Nghị định về ĐKDN và Thông tư Ban hành mẫu các văn bản sử dụng trong ĐKDN, ĐKHKD


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc



Hải Dương, ngày 05 tháng 6 năm 2015

Kính gửi: Cục Quản lý ĐKKD - Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã có một số ý kiến đóng góp cụ thể liên quan đến dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp và dự thảo Thông tư Ban hành mẫu các văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp, được soạn thành văn bản và trình bày trực tiếp tại các Hội nghị do Cục QLĐKKD, CIEM .v.v. tổ chức các vào ngày 27/1/2015 và ngày 19/3/2015 tại Hà Nội.

Các dự thảo Nghị định về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP), và dự thảo Thông tư Ban hành mẫu các văn bản sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp (thay thế Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT) lần này có nội dung được hoàn thiện hơn, nhiều điều khoản, chương, mục được viết tốt. Theo như những kết quả đạt được thì Luật Doanh nghiệp sẽ có đầy đủ Nghị định và Thông tư khi có hiệu lực vào ngày 01/7/2015, điều này thể hiện nỗ lực của Chính phủ, Bộ KH&ĐT và các Bộ, Ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân .v.v. có liên quan, được cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân .v.v. trân trọng và đánh giá cao.

Tuy vậy, vẫn có nhiều điều khoản cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

1. Dự thảo các Nghị định và Thông tư vẫn chưa giải thích một số từ ngữ, khái niệm cần phải thống nhất cách hiểu:

1.1. Trong đó có một số từ ngữ rất quan trọng cần giải thích như Điều lệ Công ty là gì, Thu hồi giấy chứng nhận ĐKDN là gì, sổ đăng ký cổ đông (đăng ký thành viên) là gì, Thời điểm có hiệu lực của các Quyết định của doanh nghiệp từ bao giờ .v.v.

1.2. Tại dự thảo Thông tư, khi doanh nghiệp có sự thay đổi được áp dụng hai loại biểu mẫu, một là Giấy đề nghị đăng ký thay đổi và hai là Thông báo về việc thay đổi. Việc này khác với Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT, tất cả các trường hợp thay đổi đều sử dụng Thông báo. Ý tứ có thể là, đối với các trường hợp áp dụng Giấy đề nghị đăng ký thay đổi thì có nghĩa là Doanh nghiệp sẽ được cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN, đối với trường hợp áp dụng Thông báo về việc thay đổi thì có nghĩa là Doanh nghiệp không được cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN mà cơ quan ĐKKD chỉ ghi nhận những thay đổi đó vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dưới đây gọi tắt là Cổng). Như thế, để cho rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất áp dụng trong thực tế, tránh tình trạng doanh nghiệp bị làm khó khi hoạt động .v.v. đề nghị có có phần giải thích từ ngữ về Giấy đề nghị đăng ký thay đổiThông báo về việc thay đổi này. Cần phải thống nhất các hiểu là, những nội dung thông báo thay đổi của doanh nghiệp được chấp nhận khi nó được cơ quan ĐKKD đăng tải trên Cổng.

1.3. Trong đó điều đặc biệt quan trọng là theo dự thảo Nghị định và Thông tư thì khi thực hiện các thủ tục thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (không được cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN), doanh nghiệp sẽ được cấp 2 giấy, giấy biên nhận khi nộp hồ sơgiấy xác nhận khi đã hoàn tất thủ tục (như là Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp). Đề nghị sửa đổi lại quy định này theo hướng chỉ cấp giấy biên nhận hồ sơ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ; không cần cấp thêm giấy xác nhận khi hoàn tất thủ tục. Cơ quan ĐKKD có trách nhiệm giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối giải quyết thủ tục thì mới có văn bản còn ngược lại (im lặng) thì có nghĩa là đồng ý, mọi thứ được thể hiện công khai, minh bạch trên Cổng rồi. Bởi vấn đề đặt ra là ý nghĩa của những tờ giấy xác nhận ấy? Trong trường hợp doanh nghiệp thông báo thay đổi, Cơ quan ĐKKD không cấp mới Giấy chứng nhận ĐKDN mà nhập dữ liệu và đăng tải thông tin đó đó trên Cổng, nhưng sau đó cơ quan ĐKKD lại phải cấp thêm một tờ giấy xác nhận thì cũng có khác gì là cấp thêm một giấy chứng nhận khác nữa, đi đâu doanh nghiệp cũng phải kè kè mang theo cùng với Giấy chứng nhận ĐKDN hay sao ...? Rồi doanh nghiệp nhận cái giấy xác nhận đó như thế nào? đến tận cơ quan ĐKKD nhận, hay cơ quan ĐKKD gửi qua đường bưu điện, mà doanh nghiệp có bắt buộc phải nhận, phải lưu giữ cái giấy xác nhận đó hay không, rủi đánh mất thì sao ...? Trong khi đó, theo tư duy mới thì Cổng là cực kỳ quan trọng và không thể thiếu đối với hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, của nhà nước, đối tác .v.v.. Do đó, đề nghị có thể ghi thêm vào giấy biên nhận khi nộp hồ sơ (để bỏ cái giấy xác nhận khi đã hoàn tất thủ tục) là, trường hợp hồ sơ được cơ quan ĐKKD chấp thuận thì nội dung thông báo của doanh nghiệp sẽ được cập nhật tại Cổng (dangkykinhdoanh.gov.vn và chỉ đường dẫn cách tra cứu), đề nghị doanh nghiệp truy cập để biết kết quả hoặc sẽ có thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ cũng đăng trên Cổng. Điều này một mặt giảm được việc phải ban hành một cái giấy xác nhận hoàn thành thủ tục, mặt khác thực sự làm cho Cổng trở nên hữu ích và không thể thiếu đối với doanh nghiệp, đặc biệt nhất chính là thực hiện triệt để việc cải cách thủ tục hành chính. Do Cổng là địa chỉ cực kỳ quan trọng và cần thiết nên đề nghị ở tất cả các biểu mẫu, bất cứ chỗ nào có sự hiện diện của Cổng này thì ghi địa chỉ cổng là dangkykinhdoanh.gov.vn vào luôn, thậm chí Giấy chứng nhận ĐKDN cũng sẽ in chìm tên và địa chỉ cổng này vào .v.v.

1.4. Sau rất nhiều lần sửa đổi các thông tư về ĐKDN, khoản 3 điều 20 Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT mới đưa ra được nội dung: "Việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty CP trong GCN ĐKDN chỉ thực hiện trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCN ĐKDN. Sau thời hạn trên, Phòng ĐKKD không thực hiện việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập công ty CP trong GCN ĐKDN. Việc thay đổi các thông tin về cổ đông của công ty được thể hiện tại Sổ đăng ký cổ đông của công ty", chấm dứt việc tranh cãi không dứt về việc đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Tuy vậy, dự thảo Nghị định và Thông tư mới lại bỏ mất quy định này. Trong khi đó lại đưa ra biểu mẫu Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài (Phụ lục II-5 dự thảo Thông tư) và yêu cầu cơ quan ĐKKD phải cập nhật vào Cổng và ban hành giấy xác nhận việc này. Đề nghị nêu rõ việc thay đổi cổ đông sáng lập chỉ thực hiện trong vòng 03 năm (như Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT đã nêu).

2. Về yêu cầu doanh nghiệp ghi và mã hóa ngành, nghề kinh doanh

Dự thảo Nghị định vẫn yêu cầu doanh nghiệp ghi và mã hóa ngành, nghề kinh doanh trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Chúng tôi tiếp tục đề nghị bỏ yêu cầu doanh nghiệp ghi và mã hóa ngành nghề kinh doanh theo phân ngành kinh tế cấp 4 của hệ thống ngành kinh tế của Việt nam. Lý do đề nghị bỏ đã được nêu kỹ càng bằng văn bản và được trình bày trực tiếp tại các cuộc hội thảo ngày 27/1/2015 và ngày 19/3/2015. Người dân, doanh nghiệp không có và không cần phân cấp theo ngành, nghề; cần để họ tự đăng ký ngành nghề kinh doanh theo ý tưởng đầu tư của mình, tự lựa chọn ngành nghề để kinh doanh, trong đó chỉ lưu ý là không được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cấm. Việc phân ngành nghề vào cấp nào là do nhà nước thực hiện để phục vụ cho nhu cầu quản lý nhà nước (nếu cần). Thực ra, Nhà nước cần số liệu chính xác về ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đã kinh doanh, đầu tư thông qua kết quả nộp thuế, kết quả của cơ quan thống kê và cơ quan quản lý ngành chứ việc ngành nghề mới là ý tưởng khi đăng ký có ít ý nghĩa.

Trường hợp bỏ được yêu cầu ghi mã ngành nghề kinh doanh như đề nghị ở trên thì cũng đề nghị bỏ mục xác định ngành nghề kinh doanh chính tại biểu mẫu đề nghị đăng ký của doanh nghiệp.

3. Về Con dấu, Mẫu con dấu

3.1. Cần làm rõ mấy cụm từ sau: Con dấu, Mẫu con dấuMẫu dấu. Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 không nêu về Mẫu dấu mà chỉ nêu về Con dấu Mẫu con dấu. Con dấu là một dạng vật chất cụ thể (bằng gỗ, bằng đồng .v.v.), con dấu đó được đóng ra giấy và đi đăng ký với cơ quan ĐKKD thì cái mẫu đăng ký đó được gọi là Mẫu con dấu (form a seal) để làm căn cứ so sánh, nghĩa là cái mẫu (sample) đó là cái chuẩn mực, khuôn vàng thước ngọc để  so sánh với mọi dấu khác được đóng ra từ con dấu ấy. Cái mà ta vẫn nhìn thấy hàng ngày, hàng giờ không phải là Mẫu dấu, cũng chẳng phải là Con dấu, cũng không phải là Mẫu con dấu mà là dấu do con dấu (đã được đăng ký mẫu con dấu) đóng ra, hay được đóng ra từ con dấu (đã được đăng ký mẫu con dấu).

Vì vậy, đề nghị thống nhất sử dụng là: Con dấu, Mẫu con dấu.

3.2. Điều 34 dự thảo Nghị định nêu Thông báo mẫu dấu ... như sau:



"...+ Trong thời hạn 10 ngày trước khi sử dụng mẫu dấu, thay đổi mẫu dấu, hủy mẫu dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm:

a) Tên, mã số, địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp hoặc chi nhánh hoặc văn phòng đại diện;

b) Mẫu dấu, thời điểm có hiệu lực của mẫu dấu"

.... + Thời điểm có hiệu lực của con dấu quy định tại Điểm b (nêu trên) không được sớm hơn 3 ngày kể từ ngày Phòng đăng ký kinh doanh nhận được thông báo mẫu dấu"

Rất cần xem kỹ lại quy định này. Giả dụ ngày 22/5/2015 doanh nghiệp có con dấu, đi đăng ký mẫu con dấu với cơ quan ĐKKD, vậy ít nhất phải đến ngày 26/5/2015 doanh nghiệp mới được sử dụng con dấu. Trong khi mình hướng đến là con dấu không quan trọng nữa mà kể từ khi đăng ký kinh doanh xong (trường hợp đăng ký mới), làm được con dấu ngay lập tức mà cũng phải 3 ngày nữa mới được dùng, mới được ký hợp đồng (có đóng dấu) thì không ổn chút nào? Ngay bây giờ, cơ quan Công an người ta cũng không yêu cầu như vậy.

Vì vậy, đề nghị sửa đổi là: Thời điểm có hiệu lực của con dấu kể từ khi mẫu con dấu được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn). Cơ quan ĐKKD có trách nhiệm đăng tải mẫu dấu trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp. Trường hợp cơ quan ĐKKD ban hành Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu dấu của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (phụ lục V-15) thì có thể quy định là Thời điểm có hiệu lực của con dấu kể từ khi được cơ quan ĐKKD cấp Thông báo (giống như giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu của cơ quan Công an bây giờ). Mặt khác, giá trị của tờ Thông báo này của cơ quan ĐKKD như thế nào? Có thể hiểu là khá quan trọng, như một “giấy xác nhận” công nhận con dấu của DN có tính hợp lệ, hợp pháp, được phép đi vào sử dụng? Như vậy, khi DN làm mất/hỏng tờ thông báo này, có cần cấp lại không? việc cấp lại thực hiện như thế nào?



4. Về vấn đề thu hồi Giấy chứng nhận ĐKDN

4.1 Về vấn đề thu hồi Giấy chứng nhận ĐKDN trong trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, sau Hội thảo ngày 19/3/2015 tại Hà Nội, chúng tôi có bài viết (đã đăng tải trên Cổng), trong đó phân tích về trường hợp thu hồi này. Tuy vậy điều 19 dự thảo Nghị định hầu như không có sự sửa đổi. Nếu thực hiện theo quy trình nêu tại điều 19 thì khoảng thời gian mất khoảng 1 năm mới có thể xong và thực chất việc thu hồi được theo tình huống này dự báo sẽ rất ít. Trong khi đó việc cần làm chính là bên bị vi phạm quyền sở hữu cần nhanh chóng khởi kiện bên vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu cần xử phạt thật nặng hành vi vi phạm, đăng tin xử lý công khai trên Cổng của Bộ KH&ĐT, người tiêu dùng cần tẩy chay sản phẩm giả .v.v. Trong nhiều trường hợp, quy định về việc thu hồi GCN ĐKDN chỉ là biện pháp bắt buộc cuối cùng khi các giải pháp khác đã "bất lực", càng không phải là biện pháp hợp lý để xử lý vi phạm của doanh nghiệp trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Tương tự như vậy tại khoản 10, điều 7, cơ quan nhà nước quản lý chuyên ngành phải xử lý thật nghiêm chứ không thể trông chờ vào giải pháp thu hồi Giấy CN, cực chẳng đã mới phải làm ...

4.2 Dự thảo Nghị định quy định không thu lại Giấy chứng nhận ĐKDN cũ khi DN được cấp Giấy CN ĐKDN mới, đây là một cải cách so với Nghị định 43/2010/NĐ-CP. Tuy vậy, cần nghiên cứu, xem xét tình huống doanh nghiệp bị hủy bỏ Giấy CN ĐKDN mà doanh nghiệp đã có nhiều lần thay đổi, khi đó Nghị định và cụ thể là phụ lục V-19 Dự thảo thông tư cần ghi rõ, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại Bản chính giấy chứng nhận ĐKDN đã bị hủy bỏ về cơ quan ĐKKD. Việc này sẽ tránh tình trạng GCN ĐKDN đã bị hủy bỏ bởi Quyết định của cơ quan ĐKKD rồi nhưng doanh nghiệp vẫn giữ, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước cũng như tổ chức, cá nhân có liên quan .v.v.

5. Về nội dung chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần:

Dự thảo Nghị định quy định, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục phải nộp 2 loại giấy tờ: Hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ chứng thực (điểm d điều 46 lại ghi là chứng minh?) đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của công ty. Tuy việc này an toàn và tốt hơn cho cơ quan ĐKKD nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục đề nghị sửa đổi quy định này theo hướng chỉ yêu cầu doanh nghiệp nộp hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần có chữ ký của các bên. Nội dung của hợp đồng sẽ ghi rõ hình thức, thời điểm .v.v. thanh toán và cách thức xử lý tranh chấp. Có lẽ cũng không cần lo sợ việc chưa hoàn tất mà đã đi đăng ký vì hợp đồng nêu về việc chuyển sở hữu tài sản (cổ phần, phần vốn góp) của họ, cơ quan ĐKKD chỉ đăng ký theo hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu bắt buộc phải có giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng thì trong nhiều trường hợp chỉ là sự "giả vờ" cho đủ thủ tục vì khi mua cổ phần hay phần vốn góp, chưa biết thế nào, có chuyển đổi sở hữu thành công hay không .v.v. mà bên mua đã phải giao đủ tiền cả ngay cho bên bán thì rất khó cho bên mua. Đấy là chưa kể trường hợp nhà đầu tư nước ngoài, muốn mua cổ phần, phần vốn góp thì phải mở tài khoản, chuyển tiền từ nước ngoài về mà lại yêu cầu họ phải có giấy xác nhận là đã hoàn tất việc chuyển nhượng ngay thì quá khó cho họ.



6. Đề nghị hướng dẫn thêm về giảm vốn công ty cổ phần đã đăng ký trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực:


Điều 112 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định rõ ràng về thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp. Trong đó khoản d điều này nêu rõ: "Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ và thay đổi cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này"



Tuy vậy, điều rất cần thiết là các công ty cổ phần đã đăng ký trước khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, nhưng đến nay vẫn không thể góp đủ được vốn điều lệ thì cho họ đăng ký đúng phần vốn điều lệ họ đã góp được thật sự như thế nào. Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chúng tôi đề nghị cho phép họ đăng ký đúng vốn điều lệ giống như quy định tại điều 112 Luật DN 2014 (nêu trên).

7. Về trình tự, thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp (điều 59 Dự thảo Nghị định và các biểu mẫu tại Thông tư).

Cần xem lại các mốc thời gian, việc gửi thông báo đến cơ quan thuế có thể trở thành hình thức vì cơ quan này không có đủ thời gian để xử lý thông tin.

Theo dự thảo Nghị định và Phụ lục V-21 dự thảo Thông tư thì chẳng hạn, thứ hai, ngày 22/5/2015 cơ quan ĐKKD nhận được hồ sơ giải thể; ngày 24/5/2015 (02 ngày) cơ quan ĐKKD ra thông báo cho cơ quan thuế; ngày 27/5/2015 (05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ giải thể của DN), cơ quan ĐKKD chấp thuận việc giải thể vì cơ quan thuế không có ý kiến khác. Như vậy kể từ ngày 24/5/2015 đến ngày 27/5/2015 không biết là cơ quan thuế đã nhận được thông báo hay chưa, phản hồi thế nào và giả dụ có phản hồi thì cơ quan ĐKKD cũng khó nhận được trước ngày 27/5/2015 (cơ quan ĐKKD gửi CV đi, cơ quan Thuế nhận được và xử lý, gửi CV trả lời, cơ quan ĐKKD nhận CV về, từng ấy việc mà chỉ có 3 ngày), vì vậy đề nghị một trong hai cách sau:

Cách 1. Kéo dài các mốc thời gian, như 10 ngày làm việc thay vì 5 ngày ...

Cách 2. Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan ĐKKD gửi dữ liệu sang cơ quan thuế về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể, trong 3 ngày làm việc (hoặc 5 ngày làm việc) cơ quan thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan ĐKKD biết có đồng ý việc giải thể hay không. Tất cả những công việc này được thực hiện trên hệ thống điện tử mà không cần văn bản, giấy tờ.

Các ý kiến tham gia chi tiết vào biểu mẫu ban hành kèm Thông tư (có danh sách kèm theo Văn bản này)./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Viện NCKT TW (CIEM);

- UBND tỉnh Hải Dương (thay b/c);

- Lãnh đạo Sở;

- BBT Web site Sở;

- Cán bộ/công chức phòng ĐKKD;

- Lưu ĐKKD.



TRƯỞNG PHÒNG
Đã ký

Lê Xuân Hiền

GÓP Ý CHI TIẾT VÀO DANH MỤC CÁC MẪU VĂN BẢN

(Kèm theo Văn bản số 1414/ /KHĐT- ĐKKD ngày 05/6/2015)

Góp ý chung:

+ Sử dụng Tổng số lao động (dự kiến) (như Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hiện đang dùng) thay vì Số lượng lao động trong tất cả các biểu mẫu có liên quan của Dự thảo;

+ Bỏ: Chân thành cảm ơn (phụ lục II-28);

+ Một số biểu mẫu chưa đủ kết cấu để trở thành biểu mẫu như mẫu tại phụ lục V-3;

+ Địa điểm kinh doanh cũng được cấp Giấy chứng nhận, vậy cần có Quyết định về việc thu hồi Giấy CN đăng ký địa điểm kinh doanh vì có QĐ thu hồi GCNCN, VPĐD (Phụ lục V-18)


STT

Ký hiệu

Nội dung hiện có

Nội dung tham gia sửa đổi

Ghi chú

1

Phụ lục II-8

Các giấy tờ gửi kèm:

- Nghị quyết của ĐHĐCĐ về chào báo cổ phần riêng lẻ



Các giấy tờ gửi kèm:

- Quyết định của ĐHĐCĐ về chào báo cổ phần riêng lẻ






2

Các cam kết của doanh nghiệp tại cuối các biểu mẫu về con dấu

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý và sử dụng con dấu.

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về hình thức, nội dung con dấu; tính trung thực, chính xác, hợp pháp, phù hợp thuần phong mỹ tục, văn hóa, khả năng gây nhầm lẫn của mẫu con dấu và tranh chấp phát sinh do việc quản lý, sử dụng, lưu giữ con dấu





3

Phụ lục II-17

Giấy đề nghị Bổ sung, hiệu đính nội dung Giấy chứng nhận trong CSDL quốc gia về đăng ký DN

Giấy đề nghị Bổ sung, hiệu đính nội dung thông tin DN trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký DN




4

Phụ lục II-20

Áp dụng đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Áp dụng đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Hiện đang tốn tại cả Giấy chứng nhận và giấy phép đầu tư

5

Phụ lục II-21

Áp dụng đối với chi nhánh đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Áp dụng đối với chi nhánh đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép đầu tư

Hiện đang tốn tại cả Giấy chứng nhận và giấy phép đầu tư

6

Phụ lục II-24

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của DN/chi nhánh/ VPĐD

Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của DN/chi nhánh/hoạt động của VPĐD




7

Phụ lục II-25




Đề nghị thêm mục

4. Lý do chấm dứt hoạt động:



Vì nội dung này HT ĐKKD cần có bắt buộc

8

Phụ lục II-28

15 Ngày bắt đầu đăng công bố không được trước ngày ghi trên Giấy đề nghị

15 Ngày bắt đầu đăng công bố kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận ĐKDN

Vì có kết quả ra giấy CNĐKDN mới đăng được bố cáo

9

Phụ lục V-11

Giấy xác nhận Về việc DN đăng ký hoạt động trở lại trước thời hạn

Giấy xác nhận Về việc DN đăng ký kinh doanh trở lại trước thời hạn

Vì lúc tạm ngừng là tạm ngừng kinh doanh

10

Phụ lục V-12

Giấy xác nhận về việc chi nhánh/ VPĐD đăng ký hoạt động trở lại trước thời hạn

Giấy xác nhận về việc chi nhánh/văn phòng đại diện đăng ký kinh doanh/hoạt động trở lại trước thời hạn




11

Phụ lục V-15

Đã đăng tải thông tin về mẫu dấu của DN/ chi nhánh/ VPĐD của DN trên Cổng

Đã đăng tải thông tin về mẫu dấu của DN/ chi nhánh/ văn phòng đại diện theo Thông báo số … ngày…. của DN trên Cổng .

Vì có thể DN có nhiều lần thay đổi mẫu dấu



Каталог: DangKyDoangNghiep -> Documents
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
Documents -> Điều Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 176/2012/tt-btc như sau
Documents -> Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Documents -> TM. UỶ ban nhân dân tỉnh chủ TỊch đã ký Phan Nhật Bình
Documents -> Điều Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
Documents -> Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005
Documents -> Quy đỊnh chung điều Đối tượng áp dụng và phạm VI điều chỉnh
Documents -> Ubnd tỉnh hải dưƠng sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
Documents -> Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-cp ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần

tải về 75.28 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương