Phần VĂn minh phưƠng đÔng cổ TRUng đẠi bài VĂn minh ai cậP, LƯỠng hà, ẤN ĐỘ, trung hoa. I. Điều kiện hình thành



tải về 240.51 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích240.51 Kb.
#29101
  1   2   3

- -

BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Phần 1. VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI

Bài 1. VĂN MINH AI CẬP, LƯỠNG HÀ, ẤN ĐỘ, TRUNG HOA.

I. Điều kiện hình thành.

1- Ai Cập

- Ai Cập: Lịch sử văn minh Ai Cập bắt đầu từ khoảng thiên niên kỷ IV( tr.CN) đến năm 30( tr.CN), bị biến thành một tỉnh của Đế quốc La Mã.

- Nằm dọc theo lưu vực sông Nin( Sông Nin dài 6700km, đoạn chảy qua Ai Cập khoảng 700km), với đồng bằng 7 nhánh sông đổ ra ĐTH hết sức màu mỡ, ở đây có lớp đất phù sa đen dày tới 10m. Lưu vực sông còn có một quần thể thực vật phong phú, đặc biệt là cây Papyrut, sông Nin còn cung cấp một lượng thủy sản phong phú. Đặc biệt ở đây còn có những loài động vật to lớn đặc biệt: cá thở bằng phổi, hà mã, cá sấu, chim ưng, tê giác, hổ báo… Sông Nin còn là huyết mạch giao thông quan trọng.

- Biên giới Ai Cập cổ vừa đóng vừa mở: Phía bắc là Địa Trung Hải, phía Nam là vùng thác nước lớn, Tây là sa mạc Libia, Đông là biển Hồng Hải.

- Phía đông và Tây là những rặng núi đá vôi dựng đứng, với những mỏ đồng, vàng, cùng với loài cây bách tùng tuyết xù đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi để người Ai Cập cổ có những sáng tạo văn minh kỳ diệu.



+- Xã hội:

- Cư dân cổ Ai Cập là người da đen bản địa châu Phi đồng hóa với tộc Ha mit từ Tây Á tràn xuống, tố chất khỏe mạnh, thích nghi tốt với hoàn cảnh được nhân lên với khả năng đi lại đây đó của người Ha mít, đã tạo nên những cư dân vạm vỡ rắn rỏi, thạo nghề nông nghiệp và sông nước( về sau trở thành mẫu hình chuẩn mực về cái đẹp khỏe khoắn không chỉ trong mỹ thuật Ai Cập mà cả Hy-La cổ đại).

- Từ nửa đầu thiên niên kỷ IV TCN, cư dân cổ Ai Cập sống tập trung thành các Nôm, do những Chúa Nôm đứng đầu, do hoàn cảnh sống mà người Ai Cập cổ có tập tục thờ cúng S.Nin và các con vật vùng sông nước, đồng thời rất coi trọng đến mức sùng bái các Chúa Nôm. Những Chúa nôm có công thống nhất toàn Ai Cập trở thành Vua và được thần thánh hóa.

- Để có được sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, cư dân cổ Ai Cập cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền tập trung quyền lực, điều đó tất yếu dẫn đến việc hình thành nhà nước tập quyền chuyên chế.



2-Lưỡng Hà

Nền văn minh Lưỡng Hà tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ IV tr.CN đến năm 539 tr.CN, bị tàn lụi.



- Nằm giữa 2 con sông rộng lớn Ti gơ rơ và Ơ phơ rat, hàng năm bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ( lớn đến nỗi làm cho đất liền ở phía Nam Lưỡng Hà đã lấn ra sống phía vịnh Cô oét tới 200km), hết sức thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trồng nho, ô lưu và đại mạch… Hai con sông còn làm dịu đi cái nắng nóng như chảo lửa của các sa mạc xung quanh.

- Ở lưu vực 2 sông có loại đất sét làm đồ gốm rất tốt và còn là vật liệu cho ngành xây dựng. Ngoài ra còn có thứ cát để làm thủy tinh rất đặc biệt, có thể làm đồ dùng hay trang trí nhà cửa - Ở đây còn có một quần thể sinh vật nước phong phú, có loại cây chà là mọc thành rừng với rất nhiều công dụng: quả có lượng đường cao, hạt đun nấu thay than, lá đan đồ dùng, hoặc lợp nhà…

- Biên giới tuy khắc nghiệt nhưng không hiểm trở, phía Bắc là dãy Ác mê nia vào mùa băng tan thường đổ xuống một lượng nước như biển cả, phía Tây là sa mạc Syria nóng bỏng, phía Đông giáp Ba Tư( Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), phía Nam là vịnh Péc xích, do đó thường xuyên hứng chịu những đợt thiên di, hay vó ngựa quân xâm lược tràn qua, vì thế Lưỡng Hà dù có khả năng tiếp biến văn minh rất cao, nhưng luôn xáo trộn và bất ổn định.

+ Xã hội:

-Những cư dân đến sớm là người Xu me, sau đó là người Ác cát, Sê mít đồng hóa với nhau tạo thành cư dân Lưỡng Hà cổ đa bản sắc. Quá trình đồng hóa với nhau cũng đồng thời là quá trình chinh phục lẫn nhau để sớm tạo nên những quốc giá thành thị độc lập ở Ua, Eritđu, Uc( Cô Oet), Ba bi lon( Bát đa), …Cư dân Lưỡng Hà cổ cũng rất sùng bái các hiện tượng tự nhiên( Đặc biệt xem Thượng đế là Đấng sáng tạo ra loài người và khai thiên lập địa…). Hơn nữa do điều kiện sống và trong quá trình tồn tại diễn ra nhiều cuộc chinh phục lẫn nhau giữa các quốc gia, nên cư dân vừa rất sùng bái các vị vua vừa rất ngưỡng mộ họ. Ở Lưỡng Hà các nhà nước cổ xuất hiện khá sớm khoảng đầu thiên niên kỷ III TCN, nhưng khó thống nhất được toàn bộ khu vực.

3. Ấn Độ

Nền văn minh Ấn Độ tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ III tr.CN phát triển liên tục đến ngày nay.



+ Tự nhiên

- Văn minh Ấn cổ hình thành ở lưu vực 2 sông: sông Hằng và sông Ấn, 2 con sông rộng lớn chảy ngược chiều nhau tạo nên những vùng đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng là con sông linh thiêng đối với cư dân Ấn Độ cổ.

- Vùng núi cao phía Bắc là dãy Hy ma lay a quanh năm tuyết phủ lạnh lẽo, hiểm trở và bí ẩn là nơi được coi là chỗ trú ngụ của các nhà hiền triết, tăng lữ các phái và của thần linh. Vùng cao nguyên Đê can là vùng rừng rậm có nơi còn hoang sơ như thưở khai thiên lập địa. Các vùng đồi núi khắc nghiệt và hiểm trở nhưng lại có một quần thể sinh vật vô cùng phong phú. Ấn độ còn là một khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành nghề thủ công. Vùng mỏm phía Nam của tiểu lục địa lại có nhiều dãy núi với hơi nóng phả rất khắc nghiệt, khiến cư dân khó sinh sống nơi đây. Biên giới Ấn vừa đóng vừa mở.

+- Xã hội:

- Cư dân cổ Ấn Độ là sự hòa huyết giữa người Đra viđa da nâu đen và người Arian da trắng từ vùng biển Caxpiên tới, trong quá trình hòa huyết họ định cư ở những vùng miền khác nhau lại có những đặc tính khác nhau. Từ Thiên niên kỷ III TCN, Do hoàn cảnh sống cư dân Ấn cổ tập trung trong những công xã nông thôn khép kín với hội đồng gia tộc cai trị, người đứng đầu có nhiều quyền hành, nhiều công xã họp thành những đơn vị hành chính lớn mà người đứng đầu như những ông vua. Trong CXNT trải qua nhiều thế hệ tồn tại những luật tục trở thành những luật bất thành văn khắc nghiệt: Luật Ma nu: kết hôn sớm, đẻ nhiều con, luật tục Sati… và cả những quan niệm phân biệt nghiệt ngã: phân biệt màu da, nghề nghiệp. Sự phân biệt ấy được hợp thức bằng tôn giáo, nên nó tồn tại dai dẳng…Cư dân Ấn cổ do điều kiện sống có đặc tính cam chịu, vâng phụ, nhẫn nại, và tuyệt đối tin tưởng vào thần linh, họ thờ cúng và khiếp sợ trước mọi thần linh, đồng thời có khả năng phát triển tư duy triết lý sâu sắc.

4- Trung Hoa

Nền văn minh Trung Hoa tồn tại và phát triển khoảng nửa đầu thiên niên kỷ III TCN, phát triển liên tục đến ngày nay

+ Tự nhiên:

- Xuất hiện trên hai lưu vục sông: Hoàng Hà(5464km) và Trường Giang(5800km), với những đồng bằng rộng lớn: Hoa bắc, Hoa trung và Hoa nam màu mỡ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Ở lưu vực 2 sông lại có một chất đất đặc biệt để trồng dâu nuôi tằm dệt ra một thứ tơ lụa tuyệt hảo. Ở đây cũng có thứ đất sét trắng để làm nên đồ gốm sứ gắn liền với tên nước Trung Hoa từ thời kỳ cổ đại. Hệ sinh vật cũng vô cùng phong phú với hàng ngàn cây làm thuốc quý, và vô vàn những động vật quý hiếm. Trung Quốc cổ cũng rất giàu khoáng sản cần thiết cho việc phát triển những ngành nghề thủ công đa dạng. Xung quanh lưu vực 2 con sông còn là những vùng đất rộng lớn cho phép cư dân cổ có thể mở rộng cương vực hình thành quốc gia rộng lớn của mình.

+ Xã hội :

- Cư dân cổ Trung Hoa là tộc Hoa Hạ. Xã hội Trung Hoa cổ tồn tại trên cơ sở những công xã nông thôn đặc biệt: trong một công xã( một làng) có nhiều chi họ, người trưởng họ có vai trò rất lớn. Mỗi gia đình là một tế bào của công xã, từng thành viên hòa vào cộng đồng, coi cộng đồng là cao nhất. Trong mỗi gia đình và xã hội, con trai, đàn ông được coi trọng. Ý thức cộng đồng thể hiện ra bằng tục thờ cúng tổ tiên rất được coi trọng. Xã hội Trung Hoa cổ đề cao người có học( Quân tử), đồng thời cũng đề cao nông nghiệp nên coi trọng cả nông dân/xem đó là cốt tủy của nhà nước. Cư dân cổ Trung Hoa cũng thờ cúng nhiều vị thần, thờ cúng thần Xã( Thần Đất), thần Tắc( thần lúa/nông nghiệp), cúng tế Trời(đàn tế trời), tục thờ cúng tổ tiên …với những quy định nghiêm ngặt .

Để có được sức mạnh trong quá trình trị thủy, chống ngoại xâm, và không ngừng mở rộng lãnh thổ cương vực, cư dân cổ Trung Hoa cần có tính thống nhất cao trong cộng đồng, và xây dựng bộ máy chính quyền chuyên chế tập trung quyền lực cao độ, nhà nước cổ đại Trung Hoa đã sớm xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ III TCN.



vấn đề trao đổi:

  1. Nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau về điều kiện hình thành các nền văn minh cổ phương Đông?

  2. Những điều kiện tự nhiên và xã hội tác động gì đến các thành tựu văn minh

II. Những thành tựu tiêu biểu

của các nền văn minh cổ đại phuơng Đông

1- Trình độ sản xuất và quản lý xã hội

+ Trình độ sản xuất:

- Để sinh sống và sản xuất nông nghiệp bên các trền sông, cư dân cổ phương Đông đã sớm biết làm thủy lợi. Vì đó yếu tố sống còn đối với các quốc gia cổ phương Đông, nó không chỉ góp phần phát triên kinh tế nông nghiệp, gắn kết công xã, sớm dẫn đến hình thành nhà nước mà còn quyết định đến thịnh suy của các quốc gia. Cư dân cổ biết dẫn thủy nhập điền bằng nhiều cách khác nhau: hồ Mơ rit, xe nước, cọn nước( Ai Cập), kênh đào Hăm – mu –ra - bi( Lưỡng Hà), đập nước Gir na, hồ nước và kênh dẫn nước( Ấn Độ), đào kênh phân lũ ở Trung Hoa…

- Trình độ sản xuất một số mặt hàng TCN cũng rất đáng kinh ngạc: chế tác vàng bạc để trang sức, trang trí xác ướp ở Ai Cập, làm đồ gốm, thủy tinh trang trí cung điện ở Lưỡng Hà, đúc cột sắt cao 7,25m, đường kính 40cm, nặng gần một tấn, rèn những thanh kiếm sắc ở Ấn Độ…. Nhưng đặc sắc là tơ lụa, gốm sứ tuyệt hảo và nhất là Tứ đại phát minh của Trung Hoa.

- Sản xuất TCN đã bước đầu có quy mô với những phường hội thủ công, và việc giao lưu buôn bán phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới: Ai Cập buôn bán tận Hy- La, Lưỡng Hà, Ấn Độ tới Lưỡng Hà, con đường Tơ lụa của Trung Hoa…



+ Trình độ quản lý xã hội

- Nhà nước phương Đông cổ ra đời sớm, và là các nhà nước quân chủ CCTW tập

quyền. Vua có thể được gọi bằng những tên khác nhau: Pha ra ong, Pa tê xi( En xi), Ra gia, Thiên tử… nhưng đó đều là người đứng đầu nhà nước được coi là con của Thần linh, thay mặt Thần trị vì thiên hạ nên có quyền lực tối cao và tuyệt đối. Ở mỗi quốc gia việc thần thánh hóa vua cũng có những nét khác nhau: Ở Ai Cập, vua là người ban phát sự sống, ở Lưỡng Hà: vua là người được Thần ưu ái tín nhiệm ( Thần trao luật Ham mu ra bi), ở Ấn Độ: Vua đồng nhất với Thần sáng tạo( Thần chủ), ở Trung Quốc: Vua là con Trời.

Vấn đề trao đổi:


  1. Vì sao các vua phương Đông cổ đại lại có quyền lực lớn như vậy?

  2. Việc tập trung quyền lực vào tay các nhà vua có ảnh hưởng gì đến

sự phát triển văn minh?

2- Chữ viết:

- Ai Cập :

Chữ tượng hình



Chữ thầy tu



Chữ bình dân

Chữ tượng hình, tượng ý, tượng âm, viết trên giấy Pa py rút. Từ những hình vẽ người Ai Cập cổ cấu tạo khoảng 750 ký hiệu tượng hình( nét) và 24 chữ gắn với quy định âm tiết( chữ cổ Ai Cập chỉ có phụ âm không có nguyên âm). Có 3 loại chữ: chữ chạm khắc linh thiêng( do Thư lại viết, rất khó), chữ thấy tu( viết đơn giản hơn, dễ hơn), chữ bình dân( đã lược bớt nét). Trong thời kỳ Hy Lạp hóa( 322 tr.CN), chữ Ai Cập bị thay thế bằng chữ Hy Lạp và bị lãng quyên( tử ngữ)

- Lưỡng Hà: .



Người Lưỡng Hà cũng giản lược hình vẽ của Ai Cập thành các ký hiệu, viết trên đất sét/ chữ hình nêm từ đó cấu tạo âm tiết. Chữ viết của người Lưỡng Hà được người Phê ni xi cải biến để thuận lợi trong giao dịch buôn bán, tiếp tục được người Hy Lạp, La mã kế thừa sâu sắc để tạo ra bộ chữ cái đẹp nhất hiện nay



Ấn Độ:

Chữ Phạn( San krit)



  • Thời cổ có 1652 ngôn ngữ, ngày nay có tới 15 ngôn ngữ thường dùng, thứ chữ cổ nhất khắc trên con dấu xuất hiện khỏang 2000 TCN đó là chữ Kha rốt si, Brami, sau đó từ các loại chữ này được cải biến thành chữ Phạn( San krit), chủ yếu dùng để chép kinh. Chữ Phạn tiếp tục được cải tiến, địa phương hóa thành nhiều thứ chữ khác nhau, phổ biến chính thức trong văn học và văn bản chính thức ở lưu vực sông Hàng, Tây và Nam Ấn…

Trung Hoa:

- Chữ tượng hình: từ đời Thương, viết trên mai rùa xương thú, thẻ tre, về sau viết trên lụa và giấy.





Quá trình hoàn thiện chữ viết của người Trung Hoa



Vấn đề trao đổi

  1. Nhận xét về quá trình cấu tạo chữ viết của cư dân cổ Phương Đông?

  2. Nét đặc thù trong quá trình hình thành chữ viết của mỗi nền văn minh?

  3. Vai trò của cư dân cổ phương Đông đối với sự phát triển văn hóa chữ viết

của nhân loại?

3. Tư tưởng và tôn giáo

  • Ai Cập và Lưỡng Hà: tín ngưỡng nguyên thủy với việc sùng bái tự nhiên tồn tại rất lâu dài và chiếm địa vị quan trọng trong đời sống cư dân. Cư dân thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên: Cư dân ai Cập thờ cúng Thần Mặt trời( Ra), Thần s. Nin, Thần Chim ưng, Hà mã, cá sấu, Người Ai Cập còn có tục thờ linh hồn Ka và do đó có tập tục ướp xác sau khi chết.

Cư dân Lưỡng Hà ở mỗi vùng thờ cúng thần riêng, nhưng còn thờ các Thần chung: Thần đất, Thần mặt trời, Thần bảo hộ nông nghiệp, Thần nước…Khi một tộc người nào đó mạnh lên thống nhất Lưỡng Hà thì Thần chủ của tộc người đó là Thần chủ của quốc gia.

- Ân Độ: Ấn độ những thành tựu tư tưởng và tôn giáo hết sức đặc sắc, hòa lẫn đan xen khó mà phân biệt được tạo nên vẻ thâm trầm bí ẩn riêng:

- Triết học

Có rất nhiều trường phái nhưng tựu trung lại có 2 phái :

Phái Chính thống: với 6 hệ phái và phái tà giáo có 3 hệ phái.

Đặc điểm của triết học Ấn độ:

Đề cập đến tất cả các vấn đề cơ bản của triết học hiện đại, trong đó phần sinh động và giàu sức sống nhất là phần triết học nhân bản.

Triết học Ấn độ có hình thức biểu đạt, Triết học Ấn và tôn giáo đan xen với nhau, tạo nên vẻ đẹp thâm trần và bí ẩn

Tử tưởng đặc sắc nhất trong triết học Ấn là tư tưởng về con đường giải thoát.

- Tôn giáo:

Ba la môn giáo: là tôn giáo đa thần cổ xưa nhất của Ấn độ, không có người sáng lập, không có tổ chức giáo hội. Tôn giáo này có những lễ nghi hà khắc: Nhân tế, Mã tế, tục Sa ti.

Đối tượng thờ cúng của tôn giáo này là đa thần trong đó quan trọng nhất là Thần sáng tạo, Thần hủy diệt và Thần bảo vệ. Giáo lý là các tập kinh Vê đa sớm và Vê đa muộn.

Những tư tưởng đặc sắc của tôn giáo này là: Ta và Thần là một, Nghiệp báo luân hồi, Giải thoát và con đường giải thoát.

Hin đu giáo : là đạo Ba la môn phát triển lên. Trên cơ sở đạo Ba la môn, đạo Hin đu là sự phát triển cả về kinh điển, giáo lý, những lễ nghi, con đường giải thoát.

Điểm đặc sắc nhất của Hin đu giáo : đó là một tôn giáo mở, nó không ngừng tiếp thu những yếu tố ngoại lai. Con đường giải thoát với 2 xu hướng song song vừa túng dục vô độ vừa cao cả thanh tịnh cũng chính là một điểm độc đáo của nó, vì thế nó “ Vừa là một tôn giáo của nhà sư vừa là một tôn giáo của vũ nữ”. Đạo Hin đu vừa phản ánh đúng thực tại xã hội lại vừa có những điểm có lợi cho giai cấp thống trị nên nó bắt rễ sâu vào đời sống xã hội Ấn độ.



Đạo Phật

Ra đời vào thế kỷ VI như một sự phản kháng lại Hin đu giáo. Đối tượng thờ cúng là Đức Phật ( một con người có thật được Phật hóa). Tam tạng kinh là kinh thánh của Đạo Phật, trong đó chứa đựng nhiều điểm đặc sắc: tư tưởng duy vật thô sơ ban đầu, thuyết Tứ thánh đế, tư tưởng bình đẳng bác ái, từ bi hỉ xả…

Ngoài những tôn giáo lớn trên đây Ấn Độ còn có hàng trăm tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng các tôn giáo tuy có những điểm khác biệt thì ngàn đời nay vẫn chung sống hòa bình với nhau, làm nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú ở Ấn độ…

Nhận xét

Vì sao Ấn Độ được mệnh danh là “xứ sở của Thần linh” ?

Tư tưởng triết học trung Hoa:

- Thời Xuân Thu chiến quốc có hàng trăm trường phái tư tưởng, nên gọi là “ Bách gia tranh minh”, trong đó có 6 trường phái đặc sắc có ảnh hưởng to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội Trung Quốc.: Âm - Dương gia, Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Danh gia, Mặc gia.



+ Âm dương gia:

- Phái này quan niệm vũ trụ do Âm - Dương tạo thành, hai yếu tố này tương tác với nhau tạo ra 8 yếu tố trong trời đất( Bát quái). Đồng thời trong vũ trụ cũng có 5 loại vật chất cần thiết: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ… Đây chính là quan niệm giải thích thế giới biện chứng thô sơ.



+ Nho gia:

- Do khổng Tử người nước lỗ thời Xuân thu chiến quốc sáng lập, sau đó được các học trò của ông hoàn chỉnh.

- Những tư tưởng tiêu biểu:

Thuyết Thiên mệnh: quan niệm Trời sắp đặt tất cả, cho nên con người phải tuân phục vâng mệnh Trời. Ngôi vua cũng do trời sắp đặt, vua thay Trời hành đạo.

Tư tưởng về việc xây dựng một xã hội bình đẳng, Đại đồng, lấy dân làm gốc ‘ Quốc dĩ dân vi bản”, “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tư tưởng “ Chính danh định phận”,

Tư tưởng đức trị, chủ trương dùng đạo đức để cai trị, hạt nhân của Đức trị là Nhân và Lễ. Nhân là những phẩm chất của người có học, người quân tử, Lễ là những quy phạm về đạo đức, và những ứng xử hàng ngày. Đức trị còn đòi hỏi người có học phải có các phẩm chất : Tam cương, Ngũ thường, Lục kỷ, Nhân – Nghĩa- Lễ - Trí –Tín.

Tư tưởng đặc sắc nhất là về giáo dục với những quan điểm tiến bộ đi trước thời đại: học tập để bồi dưỡng nhân tài, uốn nắn nhân cách, ai cũng được học không phân biệt, học phải kiên trì, khiêm tốn, học đi đôi với hành, phải khách quan…Những quan niệm giáo dục của Khổng Tử mặc dù cách xa với thời đại chúng ta đang sống, nhưng đến nay nó vẫn có những giá trị nhất định, chính vì thế Ông được tôn vinh là Vạn thế sư biểu, Chí Thánh tiên sư…

+ Đạo gia:

Do Lão tử ( nước Sở- XTCQ), sau đó được Trang tử phát triển lên.

Tư tưởng triết học: đưa ra quan niệm “ Đạo” và “ Đức “ để giải thich thế giới. Đạo là nguồn gốc sinh ra mọi vật, Đức là các dạng tồn tại của mọi vật

Phái Đạo gia chủ trương cai trị theo quan niệm “ Vô vi nhi trị “, “ Tiểu quốc quả dân” Vô tri vô dục”.

Thời Đông Hán, tư tưởng của phái này đi sâu vào quần chúng ngèo khổ, dẫn đến sự hình thành các tôn giáo : Đạo Thái bình, Đạo Thần tiên( sinh ra phép Khí công, tịnh cốc, luyện đan), đạo giáo với các Đạo sĩ làm bùa chú, ma thuật…

+ Mặc gia:

- Do Mặc tử, người nước Lỗ( XTCQ) sáng lập. Hạt nhân tư tưởng của phái này là Thuyết Kiêm ái, Phi công, Phi nhạc, Tiết dụng, Tiết táng, Thượng hiền, Phi mệnh.

- Đặc biệt phái này đã đưa ra một số khái niệm sơ khai về Lôgic: lý do, ví dụ, so sanh, quy nạp, suy luận, các loại sự vật…đó là những cơ sở cho môn Lô gic học sau này.

+ Pháp gia :

- Do Quản trọng và Hàn phi tử ( nước Hàn/XTCQ) sáng lập. Phái này chủ trương cai trị bằng pháp luật mới an dân được, bởi nếu cai trị bằng tình thương lâu ngày dân sẽ nhờn với phép nước. Muốn vậy phải có:

- Pháp : pháp luật, đó là những văn bản luật pháp thành văn của quốc gia, như khuôn vàng thước ngọc, dùng pháp luật cai trị phải theo đúng nguyên tắc “ Quân pháp bất vị thân”, pháp luật dùng tuy theo hoàn cảnh chứ không được tùy tiện. Dùng luật pháp cai trị phải dứt khoát, khi án đã tuyên dù có tổn thất cho giới cầm quyền cũng phải thi hành.

- Thuật : là nghệ thuật cai trị hư hư thực thực, là khả năng quyền biến của người cai trị, càng không rõ mặt càng tốt, có sự phân biệt đối tượng, sử dụng linh hoạt nhiều cách nhưng phải kiên quyết…

- Thế : là uy thế của người cai trị , được tạo ra trong một thời gian lâu dài…

Nhận xét:

1. Vì sao tư tưởng triết học Trung Hoa lại nở rộ thời Xuân thu chiến quốc?

2. Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam?

4. Khoa học và kỹ thuật:

a. Khoa học:

- Thiên văn và lịch pháp: xuất phát từ việc lấy nông nghiệp làm nghề sinh sống chính, muốn cho nông ngiệp phát triển phải biết quan sát thời tiết, mực nước các con sông…do đó họ đã lược vẽ bản đồ các chòm sao, và có những kiến thức quan trọng về các hiện tượng động đất, nhật thực, nguyệt thực, sao Chổi, sao Băng…Đặc biệt là làm ra các bộ lịch rất sớm : Lịch S.Nin( lịch Dương cổ nhất) chia1năm 365 ngày, 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại nhà vua quy định dồn vào cuối năm làm ngày lễ. Lưỡng Hà có Âm lịch với 1 năm có 354 ngày, có 6 tháng đủ( 30 ngày) và 6 tháng thiếu( 29 ngày). Số ngày thiếu so với dương lịch do nhà vua quy định tháng nhuận bất kỳ( về sau cố định theo chu kỳ). Với Ấn Độ Thiên văn lịch pháp là lĩnh vực phải phục vụ cho nhu cầu thờ cúng nhiều nhất, nên khá phát triển, Lịch Ấn Độ chia 1 năm là 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, cứ 5 năm thì thêm một tháng nhuận.

Trung Hoa có một nền Thiên văn học và lịch pháp vừa có nhiều thành tựu vừa rất độc đáo: bản đồ về 800 ngôi sao, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, các dụng cụ để đo hiện tượng động đất, quan sát sao trời…Người Trung Hoa có bộ Âm - Dương hợp lịch 12 tháng. Tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, 4 năm có tháng nhuận. Họ cũng có cách ghi ngày, tháng, năm độc đáo( Can, chi, nhật, nguyệt) với nhiều tiết trong năm, nhiều ngày đặc biệt để thực hiện các lễ tế…

Trên cơ sở phân chia ngày tháng theo lịch, cư dân cổ còn biết chế tạo các dụng cụ để đo thời gian: đồng hồ nước( Ai Cập sớm nhất), đo bóng mặt trời…



  • Toán học:

Do nhu cầu thường xuyên đo đạc lại ruộng đất, xây cất nhà cửa, các công trình kiến trúc, tính toán thu nhập của nhà nước hay tư nhân…cư dân cổ đã có những kiến thức nhất định về toán học.

Người Ai Cập sáng tạo ra chữ số, hệ đếm với 10 đơn vị, các phép tính cộng trừ, nhân chia, số Pi=3.16, cách tính diện tích các hình…

Người Lưỡng Hà có hệ đếm lấy 60 làm đơn vị, biết các phép tính số học, số Pi=3.0. cách tính diện tích các hình, phép khai căn, giải phương trình 3 ẩn số….

Người Ấn Độ cách tính diện tích các hình, định lý Pi ta-go, phép tính lượng giác, số Pi= 3,14, đặc biệt phát minh ra số 0 và số thập phân/ một cống hiến quan trọng trong toán học. Toán học cũng được sử dụng nhiều để phục vụ cho nhu cầu của tôn giáo như tính ngày để hành lễ, đo đạc tính toán để kê bàn thờ cúng.

- Toán học Trung Hoa có những thành tựu to lớn : số thập phân, Định lý pi ta go, phép tính bình phương, số Pi=3,1415926 và 3,1415927 …với các nhà toán học xuất sắc : Tổ Xung Chi, Tổ Cánh Chi, Lưu Huy…Người Trung Quốc cũng đã tổng kết các tri thức toán qua những bộ sách : Chu bễ toán kinh, Cửu chương toán thuật.

- Y học:

Người Ai Cập cổ đại thực sự đã làm loài người kinh ngạc bởi những hiểu biết khá tường tận về cơ thể người, biết chữa nhiều loại bệnh(dạ dày, đau mắt, bệnh phụ nữ, phẫu thuật…),và kỹ thuật ướp xác đặc sắc của mình.

Người Lưỡng Hà lại bổ sung vào kho tàng y học nhân loại cách chữa trị các bệnh về hô hấp, thần kinh, đau mắt rất khoa học. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn cách chữ bệnh bằng mê tín, ma thuật, bùa chú, hay tránh chữa bệnh vào những ngày xấu. Ngưới Lưỡng Hà tôn thờ thần y học với biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy, về sau đã trở thành biểu tượng của ngành y.

Trong lĩnh vực y học: người Ấn đã chế ra được thuốc an thần, thuốc mê. Người Ấn rất thích chữa bệnh bằng thảo dược hay các cách của dân gian: cho kiến cắn vào vết thương. Tuy vậy họ cũng có những cách chữa bệnh rất giỏi : mổ lấy thai nhi, chữa rắn cắn…

-Y họcTrung Hoa cổ đại có những thầy thuốc tài giỏi: Biển Thước, Hoa Đà, Trương Trọng Cảnh, Thuần Vu Y…với các Bộ sách y học lớn : Thương hàn tạp bệnh, Hoàng đế nội kinh. Đặc biệt người Trung quốc có cách chữa bệnh bằng Đông y độc đáo: chữa theo quan niệm Âm – Dương, Ngũ hành, theo dân gian, bằng thảo dược…

Âm –dương: sức khỏe tốt là Âm Dương cân bằng, sức khỏe không tốt là do Dương chứng( nóng quá) Âm chứng( lạnh quá)…

Ngũ hành: 5 hành tương ứng ngũ tạng (5 cơ quan quan trọng trong cơ thể). Các hành tương sinh, tương khắc với nhau, khi Thầy thuốc chữa bệnh cần phải biết về điều đó: Hỏa Mộc Thủy Kim Thổ = Tâm Can Tì Phế Thận( Tim, Gan, Lá lách, Phổi, Thận)

Dân gian : châm chích, chườm, cứu, dưỡng sinh, luyện khí công

Chữa bệnh bằng thảo dược: dùng cây cỏ làm thuốc…

b. Kỹ thuật:

Cư dân cổ phương Đông có những phát minh kỹ thuật đặc sắc đi trước thời đại: luyện kim, làm cần trục, con lăn, bơm nước, đóng các loại thuyền, chế tạo các loại vũ khí…

Trung quốc đã đi trước phương Tây với nhiều phát minh kỹ thuật lớn. Nhưng 4 phát minh sau đây xứng đáng được gọi là Tứ đại phát minh bởi nó đã đưa đến những biến chuyển lớn lao khi du nhập sang phương Tây.

- Giấy viết là phát minh của quan hoạn Thái luân năm 105, khi ông dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách giã nhỏ tạo ra một thứ giấy khá dai để viết thay cho các loại giấy nặng nề tốn kém trước đây…Tuy nhiên ở TQ giấy chỉ dùng chủ yếu chép kinh, dành cho phái Nho gia. Nó thực sự đẩy mạnh sự phát triển văn hóa giáo dục khi sang phương Tây

- Nghề in: từ thế kỷ VI người TQ đã có kỹ thuật in bằng ván khắc, nhưng có nhiều hạn chế, sau đó Tất Thăng đã cải tiến in bằng chữ rời( thế kỷ XI)bằng đất nung, về sau liên tục cải tiến thành chữ bằng đồng hay chì…Kỹ thuật in cũng chỉ bó hẹp trong việc in sách kinh, trong giới có học. Thế kỷ XIII- XIV khi sang phương Tây nó thực sự tạo ra một cuộc cách mạng…

- Thuốc súng là phát minh xuất phát từ phái Đạo giáo khi họ luyện viên thuốc trường sinh bất lão. Người TQ ứng dụng để làm pháo bay, đạn bay, cầu lửa có sức nổ lớn , chủ yếu dùng để đánh nhau, làm pháo thăng thiên trong lễ hội, cúng bái…Phương Tây tiếp thu lại làm ra nhiều thứ vũ khí mới, thay đổi hẳn kỹ thuật quân sự, chiến thuật chiến tranh, công phá hiệu quả các lâu đài lãnh chúa.

- La bàn : lúc đầu người TQ mài đá nam châm thành hình cái thìa để chỉ hướng= gọi là cái tư nam. Về sau họ mài kim sắt lên đá nam châm rồi cấu tạo thành la bàn đơn giản đầu tiên: la bàn ướt, la bàn khô. La bàn ở TQ chủ yếu để xem hướng nhà, hướng đất trong bói toán, bước đầu được nhà hàng hải Trịnh Hòa dùng đi biển. Nhưng người phương Tây đã cải tiến thành la bàn có hình dạng như ngày nay, mở ra thời đại phát kiến địa lý sôi nổi ở Tây Âu trung đại.

5. Nghệ thuật phương Đông Cổ đại

Nghệ thuật Ai Cập:


  • Nghệ thuật Ai Cập cổ với 3 thể loại: bích họa, điêu khắc và kiến trúc. Bích họa là những tranh vẽ trên tường cung điện hay hầm mộ, có gam màu tự nhiên tươi tắn trong sáng, dù còn mang tính chất ước lệ nhưng vẫn có tính nghệ thuật cao. Kiến trúc cổ Ai Cập nổi bật với các đền thờ các vị thần, cung điện nhà vua, lăng mộ…nhưng đặc sắc nhất chính là các Kim tự tháp. Kim tự tháp được xây dựng nhiều từ thời kỳ cổ vương quốc ở Tây Cai rô ngày nay, về sau ở vùng thương nguồn sông Nin. Trong đó ở Ghi dê có 3 kim tự tháp lớn nhất( Kê ốp, Kê phren, Mi kê ri). Điêu khác Ai Cập cổ phát triển với thể loại tượng bán thân hay toàn thân đặc tả nhân vật: hoàng hậu Nê phéc ty, xã trưởng Bơ lép, viên thư lại…

Nghệ thuật Lưỡng Hà cổ với các loại hình: kiến trúc điêu khắc gắn chặt với nhau. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất là thành Ba bi lon, vườn treo Ba bi lon được trang trí bằng gốm men màu tráng lệ. Tượng các vị thần cũng là những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu

Nghệ thuật Ấn Độ:

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa đan xen vào nhau rất đặc sắc với nhiều phong cách, hình thức biểu đạt phong phú, đượm chất men tôn giáo và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng tiêu biếu nhất là các phong cách



Phong cách Phật giáo:

Với các tháp Phật( để thánh tích hay xá lị phật ), xây theo triết lý nhà Phật: hình bát úp trên nền vuông, ba xà ngang, bánh xe luân hồi, con voi trắng...xung quanh tháp có chạm khắc nổi hoa lá, chim muông, những thiên thần…

Các chùa Phật có nhiều ở Trung Ấn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Hy lạp Ba Tư cũng được xây dựng theo triết lý nhà Phật, đặc sắc nhất là dãy chùa hang At gian ta…

Phong cách Hin đu giáo:

Tháp Hin đu giao thường được tạc nguyên khối đá, theo triết lý Hin đu giáo….Các đền thờ của Hin đu giáo vô cùng đồ sộ, hùng vĩ, dày đặc ở khắp nơi mô tả cuộc sống đời thường phóng túng, bên cạnh những thấy tu trầm tư …Quần thể đền thờ ở Trung Ấn với 80 ngôi , được coi là tiêu biểu nhất của phong cách Hin đu giáo.



Phong cách Hồi giáo:

Phong cách Hồi giáo lại thoáng đạt hoàn mỹ đến từng chi tiết, xây dựng theo triết lý đạo Hồi đặc sắc: vòm củ hành, móng ngựa, vành trăng lưỡi liềm, con số 4 và bội số của nó…Công trình đặc sắc và hoàn mỹ nhất chính là khu lăng mộ Ta giơ ma han ở Tây bắc Ấn



Tóm lại: các công trình kiến trúc Ấn đều thấm đượm bản sắc văn hóa dân tộc, chất men tôn giáo, là sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa những khát vọng thánh thiện và những đam mê trần thế.

Nghệ thuật Trung Hoa

Hội họa

- Chất liệu: Lụa, giấy, vách tường, hang động, đồ gốm…

- Phong phú về thể loại: Tranh thể hiện phẩm chất của người quân tử/văn nhân họa: thường lấy đề tài Sơn thủy, Tứ hoa ( Mai -Lan – Cúc – Sen), Tứ chim( Yến, Oanh, Công, Phượng)

Tranh dân gian: tứ dân(Sĩ nông công thương), lục súc( Lợn gà, Trâu, chó, dê, ngựa)

Tranh treo tết( Phật, Thánh Nhân, tranh Bốn mùa, Ngũ quả…), tranh thờ( Ông bà,Tổ tiên , Phật, Thần, Thánh nhân Quân tử…),

Tranh lễ hội: Về các lễ tết trong năm, đặc biệt về tết Thanh minh với bức tranh nổi tiếng Thanh minh thượng hà đồ, đó là bức tranh vẽ cảnh tảo mộ du xuân ở Hà nam.

Tranh lịch sử : vẽ về các triều đại, các trận đánh nổi tiếng, về 18 anh hùng Lương sơn bạc..

Tranh về các tôn giáo, các trường phái tư tưởng…đặc biệt về đạo Phật có Bức họa Đôn hoàng nổi tiếng ở Cam túc, Về đạo giáo có Bức họa Vĩnh lạc ở tỉnh Sơn Tây 843 m2

- Phong cách ( bút pháp)thể hiện:

Phong cách thủy mặc: dùng mực tàu để vẽ, được xem là Quốc họa, rât nổi tiếng. Người họa sĩ dùng bút lông chấm mực tàu để phẩy lên lụa hay giấy tạo nét đậm nhạt khác nhau tạo ra những bức tranh như có nhiều màu rất sinh động, phong cách Thủy mặc thường dùng để vẽ người có học

Phong cách kết hợp Thơ – Họa- Thư pháp, tăng sức truyền cảm cao của bức tranh. phương pháp đặc sắc này thường được nhà Vua ra đề thi cho các Họa gia là những câu thơ để vẽ, nhờ đó đã có những bức tranh tuyệt tác…

Phong cách kết hợpbút pháp tả thực và gợi tả, tức là vừa vẽ tổng thể các nét của bức tranh, nhưng vừa nhấn mạnh cái Thần của bức tranh, để qua đó khắc họa chủ đề tư tưởng của một bức tranh( nếu vẽ cảnh), hoặc tính cách nhân vật ( nếu là tranh chân dung).

+ Kiến trúc

- Đặc điểm tiêu biểu:



Tôn trọng, hài hòa với tự nhiên, vật liệu chủ yếu lấy từ tự nhiên( đá, gỗ) ấm về mùa đông, mát về mùa hè, chịu lực tốt, bền vững, tiện thi công(cưa, cắt, đục đẽo…)

Trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao: hệ thống xà ngang, xà dọc, vì kèo, rui, mè, đố, đấu hợp lý tuân thủ các nguyên tắc hình học nhất định…Trang trí công trình với những mảng màu độc đáo: màu xanh lưu ly, vàng sậm, huyết dụ…

Thể hiện nhữngquan niệm triết lý sâu sắc: một công trình dù là nhà ở của thường dân hay cung điện của nhà vua cũng phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc mang tính chất triết lý sâu sắc: triết lý Hữu và Vô, Tiền điện hậu tẩm, Tả tổ hữu xã, Tông pháp, Nam nữ hữu biệt, Trưởng Ấu tôn ti, Tam hợp viện, Tứ hợp viện. Việc phối màu một công trình cũng phải tuân thủ nguyên tắc : thường dân màu xám, tối, Cung điện nhà Vua, quan lại màu đỏ rực , màu đõ sẫm, vàng, xanh lưu ly…

Thể hiện nguyên tắc tôn vinh quyền lực chính trị: nhà dân thường không dùng màu đỏ, vàng, lưu ly, không được xây cao có bậc thềm, không có chồng đấu trên mái, không có sân rộng, không chạm trổ các con vật quý( tứ, linh: long , ly quy , phượng).

Thể loại hết sức phong phú,

Công trình tôn vinh quyền lực chính trị: Cung điện, lăng tẩm, kinh đô…Công trình tôn vinh tôn giáo: Chùa, tháp, đàn tế trời đất..Công trình thờ phụng danh nhân các trường phái tư tưởng: Đền thờ, di tích…Công trình quốc phòng: thành cổ, tháp canh, Vạn lý trường thành.Công trình đô thị; các đô thị cổ nổi tiếng: Lạc Dương ( Hà Nam), Thẩm Dương ( Liêu Ninh), Nam kinh, Khai phong ( Hà Nam)…



+ Điêu khắc : có Mộc điêu, Thạch điêu, Ngọc điêu… Có những tác phẩm tuyệt tác từ kích thước nhỏ nhất đến đồ sộ nhất: Tượng Phật ở Lạc Sơn . Đặc sắc nhất là nghệ thuật Ấn chương, Triện khắc.Cũng có khi chỉ khắc chữ theo lối thư pháp để trang trí hay làm đồ gia bảo.


tải về 240.51 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương