Phần thứ nhất: TÌnh hình thế giới I- về kinh tế



tải về 349.23 Kb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích349.23 Kb.
#29025
  1   2   3   4   5
TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI, AN NINH CHÍNH TRỊ

THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC NĂM 2015

______________



Phần thứ nhất:

TÌNH HÌNH THẾ GIỚI

I- VỀ KINH TẾ

1- Tổng quan bức tranh kinh tế thế giới năm 2015

Năm 2015 kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động trực tiếp, tiêu cực từ những bất ổn chính trị, cạnh tranh ảnh hưởng và lợi ích giữa các nước lớn, đặc biệt là những bất ổn chính trị kéo dài tại Trung Đông, Bắc Phi cùng với cuộc khủng hoảng về di cư tại châu Âu và căng thẳng trên Biển Đông làm ảnh hưởng đến môi trường hợp tác đầu tư, kinh doanh khu vực, đến sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế thế giới.



* Kinh tế thế giới tăng trưởng thấp nhất từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu

Trước những biến động gần đây trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế, các tổ chức quốc tế trong tháng 10/2015 đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2015 - 2016. Trong Báo cáo cập nhật tháng 10/2015, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2015 chỉ đạt 3,1% (giảm 0,2% điểm so với dự báo tháng 7/2015), năm 2016 phục hồi nhẹ với tốc độ 3,6% (giảm 0,2% điểm so với dự báo tháng 7/2015). WB dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 2,5% trong năm 2015 (giảm 0,4% điểm so với dự báo trước) (Xem phụ lục - Biểu 1). Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009.



Theo IMF, hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư và thương mại toàn cầu đều chậm lại đáng kể. Dòng vốn vào các nền kinh tế đang nổi sụt giảm. Sau khi biến động mạnh trong tháng 7 và tháng 8/2015, các thị trường tài chính - tiền tệ đã dần ổn định hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh các khó khăn trước mắt, IMF cho rằng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm xuất phát từ sự suy yếu của một số yếu tố nền tảng lâu dài (lao động, năng suất, công nghệ...).

IMF nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu có nhiều rủi ro: (i) Nguy cơ gây bất ổn thị trường tài chính toàn cầu như tái phát khủng hoảng nợ Hy Lạp, cú sốc kép của việc đồng loạt thu hẹp nới lỏng tiền tệ của Mỹ, EU và Nhật Bản...; (ii)Tăng trưởng tiềm năng tiếp tục suy yếu và nguy cơ trì trệ kéo dài do nợ và thất nghiệp cao làm suy yếu đầu tư và tiêu dùng; (iii) Rủi ro kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng” có nhiều tác động khó lường; (iv) Căng thẳng leo thang ở các điểm nóng địa - chính trị quốc tế (vấn đề U-crai-na, cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Trung Đông...) nếu vượt tầm kiểm soát có thể làm gián đoạn các dòng lưu chuyển thương mại, đầu tư và năng lượng toàn cầu.

* Tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế

Triển vọng tăng trưởng kinh tế không đồng đều giữa các nước và nhóm nước. Được hỗ trợ bởi giá dầu thấp, nới lỏng tiền tệ và củng cố tài khóa, kinh tế các nước phát triển tiếp tục phục hồi song chậm hơn kỳ vọng. Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi giảm tốc năm thứ 5 liên tiếp do tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc và giảm mạnh tăng trưởng ở các nước xuất khẩu dầu mỏ. IMF dự báo nhóm nước phát triển tăng trưởng 2,0% trong năm 2015; các nước đang phát triển chỉ tăng trưởng 4,0% trong năm 2015 .

Mỹ dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn trong nửa cuối năm 2015 do các yếu tố hạn chế tăng trưởng trong nửa đầu năm sẽ giảm dần trong nửa cuối năm. Kinh tế Mỹ dự báo tăng 2,0% trong năm 2015 (giảm 0,1% điểm so với dự báo tháng 7/2015). EU và khu vực đồng Euro dự báo sẽ tiếp tục phục hồi khả quan trong nửa cuối năm 2015 tiếp theo đà phục hồi tăng trưởng đã tương đối bền vững trong nửa đầu năm 2015. IMF (10/2015) dự báo tăng trưởng GDP của khu vực Eurozone sẽ đạt 1,5 - 1,6% trong năm 2015. Nga, tăng trưởng kinh tế tiếp tục sụt giảm 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu giảm và các biện pháp cấm vận của phương Tây. Chính phủ Nga ước tính nền kinh tế Nga sẽ giảm khoảng 3,9% trong năm 2015. Chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng Trung ương (NHTW) Nhật Bản từ cuối tháng 10/2014 dự báo sẽ thúc đẩy kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trở lại trong năm 2015 sau khi tăng trưởng âm. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc với tăng trưởng trong quý III/2015 chỉ đạt 6,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2015 chỉ đạt 6,8%. Kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tăng trưởng chậm lại với tốc độ 6,5% trong năm 20151 do tác động của giảm tốc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Ấn Độ là điểm sáng trong các nền kinh tế đang nổi với tăng trưởng cao 7,3 - 7,5% trong năm 2015-2016 nhờ đẩy mạnh cải cách, tăng đầu tư và hưởng lợi từ giá hàng cơ bản nhập khẩu giảm. Ở Đông Nam Á, các nước dựa vào thị trường Trung Quốc như In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a chịu nhiều tác động, trong đó tăng trưởng của Ma-lai-xi-a giảm mạnh còn 4,7% trong năm 2015 (năm 2014, tăng 6%). Tăng trưởng GDP của Châu Phi sẽ tăng từ mức 3,5% năm 2014 lên 4,5% năm 2015.

* Tài chính tiền tệ và đầu tư

Dự báo thị trường tài chính tiền tệ sẽ có nhiều biến động phức tạp, nhất là khả năng FED tăng lãi suất vào cuối năm sẽ làm đồng USD tăng giá. Ngân hàng Thế giới (WB, 6/2015) dự báo dòng vốn quốc tế đổ vào các nước đang phát triển dự báo sẽ giảm từ 5,4% GDP năm 2014 xuống còn 5,1% GDP năm 20152.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu dự báo sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm. Trên thị trường tiền tệ, dự báo đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá so với các đồng tiền chính trên thế giới từ nay đến cuối năm do Mỹ có kế hoạch nâng lãi suất và nền kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục.

Đối với tình hình tài khóa, theo báo cáo Fiscal Monitor (Báo cáo Theo dõi Tài chính của IMF) (4/2015), thâm hụt ngân sách trung bình của thế giới được dự báo ở mức 3,4% GDP vào năm 2015. Trong đó thâm hụt ngân sách tại các nền kinh tế phát triển sẽ tiếp tục giảm, cụ thể là giảm từ 3,9% năm 2014 xuống 3,3% năm 2015, trong khi đó thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế đang nổi và thu nhập trung bình của thế giới dự báo sẽ có xu hướng tăng từ 2,4% năm 2014 lên 3,7% GDP năm 2015. Nợ công trung bình của thế giới được dự báo ở mức 80,4% GDP năm 2015, giảm nhẹ so với 79,8% GDP năm 2014.

* Thương mại toàn cầu

IMF dự báo trao đổi thương mại hàng hóa, dịch vụ toàn cầu năm 2015 tăng trưởng chậm với tốc độ 3,2%. Cả xuất khẩu và nhập khẩu của các nền kinh tế đang nổi và các nước đang phát triển đều giảm tốc mạnh, trong đó xuất khẩu năm 2015 chỉ tăng 3,9% (giảm 1,1% điểm so với dự báo trước) và năm 2016 dự báo tăng 4,8%; nhập khẩu năm 2015 chỉ tăng 1,3% (giảm 2,3% điểm so với dự báo trước) và năm 2016 tăng 4,4% (Xem phụ lục - Biểu 2).

Giá cả hàng hóa thế giới có xu hướng giảm mạnh so với năm ngoái, nhất là giá dầu giảm sâu (khoảng 30%), giá vàng giảm 7%, bạc giảm 8%. IMF (7/2015) dự báo giá dầu giảm 38,8% trong năm 2015 so với cùng kỳ năm 2014 và chỉ số giá hàng hóa phi dầu giảm 15,6% năm 2015 so với cùng kỳ năm ngoái.

2- Dự báo tăng trưởng trong năm 2016

Trong bản báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu 2015 - 2016 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ quan này đưa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm 2015 và đạt 3,6% trong năm 2016, dù những con số này thấp hơn so với những con số trong dự báo đưa ra trước đó. Bên cạnh dự báo mức tăng trưởng của kinh tế thế giới, IMF đã đưa ra dự báo về sự gia tăng lạm phát toàn cầu, từ 0,3% năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 1,2% vào năm 2016.

IMF dự báo cụ thể rằng ở khu vực Eurozone sẽ tăng trưởng nhẹ ở mức 1,6% so với năm 2015, và sẽ là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2010. Tại Mỹ, tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ tăng nhẹ 2,8%, làm cho tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước này đạt mức nhanh nhất kể từ năm 2005. Trong khi đó IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2015 xuống 0,6% và năm 2016 xuống 1%. Các nền kinh tế bị IMF hạ thấp triển vọng tăng trưởng mạnh nhất là các nền kinh tế phát triển và mới nổi đang trong thời kỳ suy thoái như Brazil, Nga, và Canada. Trong số này, nền kinh tế được dự báo sẽ có tăng trưởng trong năm 2016 chỉ có duy nhất Canada.

Bên cạnh dự báo mức tăng trưởng của kinh tế thế giới, IMF đã đưa ra dự báo về sự gia tăng lạm phát toàn cầu, từ 0,3% năm 2015 sẽ tăng lên khoảng 1,2% vào năm 2016.

Hầu hết các cơ quan dự báo, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) hay Bloomberg, đều có những cái nhìn khá lạc quan về một nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn trong năm 2016. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm thì IMF vẫn có dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ tốt hơn Fed đến 7 năm, nhưng cũng không có nghĩa là các dự báo của IMF lúc nào cũng chính xác. Lý do là bởi đã là dự báo thì không bao giờ có sự chắc chắn.

Nhưng các chuyên gia thế giới tin rằng, kinh tế toàn cầu sẽ có được sự cải thiện phần nào về tốc độ tăng trưởng trong năm 2016, sau bốn năm suy thoái liên tục ở các nền kinh tế lớn (2011-2014).

Với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu nhanh hơn, doanh số của các công ty sẽ khấm khá hơn, thúc đẩy tăng trưởng thu nhập nhanh hơn và sẽ tạo một cú hích lớn cho thị trường chứng khoán của thế giới so với năm 2015.

II- AN NINH CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

1- Tình hình Ukraine

Đã gần 2 năm trôi qua, kể từ tháng 2/2014, những bất ổn tại Ukraine ngày càng sâu sắc, làm cho người dân Ukraine mệt mỏi, còn dư luận thế giới cảm thấy ngán ngẩm khi nói về những gì đang xảy ra tại đất nước này. Tất cả vẫn chỉ là hỗn loạn và bạo lực.

Có thể thấy rằng, chính quyền mới ở Ukraine được thành lập giữa lúc xã hội Ukraine chia rẽ và bất ổn, nay họ tạo thêm sự cộng hưởng, làm cho những mâu thuẫn ấy ngày càng sâu sắc hơn, tạo nên một xã hội hết sức rối ren mà chẳng biết họ làm thế nhằm mục đích gì, phải chăng họ không còn cách nào khác để khẳng định quyền lực của mình?

Lúc này nói về Ukraine là người ta nghĩ ngay tới những bản thống kê số lượng người chết và bị thương vì đạn pháo và những trò lố bịch tại nghị trường. Có thể thấy rằng, sự ngột ngạt trong lòng xã hội Ukraine đã không còn âm ỉ mà nó đã đạt đến mức cao trào. Tuy nhiên, mâu thuẫn xã hội hiện nay tại Ukraine chưa thể xảy ra một sự đổi thay tiếp tục.

“Khát vọng NATO – EU” của Ukraine đã bị đóng lại trong khoảng thời gian không thể định trước khi gần đây NATO đã mời gọi Montenegro gia nhập tổ chức này. Mà có lẽ người dân Ukraine cũng không còn quan tâm tới điều xa xỉ ấy nữa, mà khí đốt của Nga giúp cho họ sưởi ấm trong mùa Đông giá buốt mới là điều họ chờ đợi lúc này.

Tuy nhiên, hình như chính quyền Ukraine không xem việc lo cho cuộc sống của người dân là ưu tiên trong chương trình hành động, khi họ thách thức Nga trong việc trả nợ và còn đòi hỏi  nhiều thứ khác nữa. Và thế là người dân Ukraine lại phải tiếp tục chịu đựng những khó khăn và bất ổn trong sự bế tắc, quẫn cùng.

Vì người nắm quyền và chính thể hiện nay do người dân Ukraine lựa chọn thông qua những cuộc bầu cử tự do nên họ không thể làm khác được. Đã có những cuộc biểu tình chống đối thể hiện sự phẫn nộ của người dân đối với chính quyền nhưng thời thế bây giờ đã khác vì chính phủ đang tồn tại là hợp hiến, hợp pháp và được lựa chọn bằng ý nguyện của người dân.

Bạo loạn lật đổ lúc này cũng là không thể, một phần vì người dân đã quá mệt mỏi, một phần vì họ cũng chẳng quan tâm đến sự tồn tại của chính quyền vì sự quẫn bách của cuộc sống hàng ngày. Và thế là những người đại diện cho ý chí của dân tộc, ý nguyện của người dân Ukraine mặc sức làm những điều gì mà họ thích, trong đó có cả những trò hề mà dư luận đã bêu lên.

Có thể thấy rằng, những bất ổn tại Ukraine chưa thể có hồi kết khi chính quyền mới chưa thật sự vì người dân, vì đất nước. Sức mạnh nội lực đã bị suy yếu khi sự đoàn kết dân tột đã bị làm cho phân rã, trong khi đó việc tranh thủ sự trợ giúp của quốc tế đã không được chính quyền tranh thủ, tận dụng.

Đất nước Ukraine làm sao hy vọng có hòa bình khi nguyên thủ quốc gia kêu gọi cộng đồng hỗ trợ vũ khí để giải quyết xung đột quốc gia? Đất nước Ukraine làm sao có được độc lập khi điểm quan trọng nhất chương trình hành động của chính phủ là xin tài trợ, hỗ trợ quốc tế?

Có lẽ trong tận cùng của sự thất vọng, người dân Ukraine mới nhận ra rằng họ đã sai lầm khi “giao trứng cho ác” và chưa biết khi nào họ mới có thể được hưởng một cuộc sống thanh bình – chân giá trị của dân chủ, tự do.

2- Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua dự thảo nghị quyết do Mỹ và Nga soạn thảo nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt hiện nay nhắm đến các mục tiêu tài chính của Nhà nước Hồi giáo (IS).

Nghị quyết nhằm vào nguồn thu tài chính của của IS cũng như đưa ra các định hướng triển khai nghị quyết nhằm khuyến khích thêm nhiều quốc gia tham gia “dự án này”.

Nghị quyết được 15 quốc gia thành viên thông qua và sẽ được triển khai vào tháng 2/2016, theo đó cấm các quốc gia cũng như bất cứ người dân nào mua bán các cổ vật có nguồn gốc từ Syria với tổ chức Nhà nước Hồi giáo và các phiến quân Mặt trận Nusra.

Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia chấm dứt việc trả tiền chuộc con tin cho các tổ chức khủng bố này. Hội đồng cũng đặc biệt yêu cầu các thành viên báo cáo các hoạt động ngăn chặn các sản phẩm từ dầu khí, nhà máy lọc dầu và các nguyên vật liệu có liên quan đến dầu khí được tuồn ra ngoài hay nhập lậu vào nước họ từ IS hoặc Nusra Front.

Hội đồng Bảo an cũng cảnh báo việc một số các quốc gia đang thất bại trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt mang tính lâu dài nhằm vào IS và yêu cầu các quốc gia thông báo về việc triển khai nghị quyết trong vòng 120 ngày.

IS đã bị Hội đồng Bảo an liệt vào danh sách đen, xếp ngang hàng với các tổ chức khủng bố khác, phải chịu các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an.

Có 234 cá nhân và 74 thực thể của IS và al-Qaeda đang nằm trong danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an. Các đối tượng và thực thể này là mục tiêu của lệnh cấm vận vũ khí, lệnh cấm đi lại cũng như phong tỏa tài sản trên phạm vi toàn cầu.

Việc thông qua nghị quyết trên là kết quả của việc rà soát suốt 18 tháng về các biện pháp trừng phạt al-Qaeda của Hội đồng.

3- Tình hình Syria

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua nghị quyết về Syria. Đây là nghị quyết cho thấy sự thống nhất hiếm thấy giữa 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), mặc dù trong nghị quyết không đề cập đến số phận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ lộ trình quốc tế cho tiến trình hòa bình ở Syria, thể hiện tính nhất trí hiếm hoi giữa các cường quốc về một cuộc xung đột đã cướp đi hơn 250.000 sinh mạng trong thời gian qua.

“HĐBA đang gửi một thông điệp rõ ràng cho tất cả bên liên quan, rằng đã đến lúc ngăn chặn việc giết chóc ở Syria và đặt nền móng cho một chính phủ mà những người dân đã phải sống trong đau khổ lâu nay tại vùng đất bị tàn phá này có thể ủng hộ”.

Hiện nay, vẫn có sự khác biệt quan điểm về tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, một đồng minh thân cận của Nga và Iran. Các chính phủ phương Tây muốn ông bị lật đổ. Và nghị quyết không đề cập đến số phận của ông Assad.

Văn bản của nghị quyết kêu gọi LHQ đưa ra HĐBA các tùy chọn để giám sát một lệnh ngừng bắn trong vòng một tháng thông qua nghị quyết. Nghị quyết cũng ủng hộ thời gian biểu đã được thoả thuận trước đó tại Vienna (Áo) về các cuộc đàm phán giữa Chính phủ Syria và phe đối lập về một chính phủ thống nhất và sau đó là tổ chức các cuộc bầu cử.

Theo nghị quyết, các cuộc đàm phán nói trên sẽ bắt đầu vào đầu tháng Một tới. Văn bản này cũng tán thành việc tiếp tục cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

4- Tình hình Trung Đông

Một cuộc khủng hoảng an ninh toàn cầu đang hoành hành tại Trung Đông và lan ra nhanh chóng khi hàng ngày có hàng triệu người chạy trốn khỏi Syria và Iraq.

Sự bức hại, tình trạng nghèo đói, xung đột chính trị là yếu tố khiến hơn 1 triệu người di cư và tị nạn chạy trốn đến châu Âu. Đây là thống kê do Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cùng đưa ra ngày 22/12.

Theo dữ liệu mới của UNCHR và IOM, tính đến ngày 21/12, hơn 972.000 người đã phải trải qua hành trình nguy hiểm vượt biển Địa Trung Hải để đến những miền đất hứa, trong khi 34.000 người khác lựa chọn đường bộ từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Bulgaria và Hy Lạp. 

Thống kê cho thấy Hy Lạp là một trong 6 nước tiếp nhận lượng người tị nạn lớn nhất, khoảng 821.000 người, chiếm 80%. Italy cũng là đích đến của 150.000 người di cư vượt biển. Bulgaria tiếp nhận gần 30.000 người, trong khi đó Tây Ban Nha đón tiếp hơn 3.800 người. UNHCR cho biết cuộc nội chiến tại Syria là nguyên nhân làm bùng phát cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu trầm trọng nhất kể từ những năm 90 của thế kỷ trước khi hơn một nửa số người di cư và tị nạn đến từ Syria. 

Người đứng đầu IOM William Lacy Swing (Uy-li-am La-xi Xuynh) nhận định số người di cư và tị nạn trên chưa tính tới 4.000 người bị mất tích và chết đuối khi đang trên hành trình vượt biển. Theo ông, tình trạng này là khó tránh khỏi, đặt ra thách thức buộc các nước châu Âu phải hành động, đảm bảo sự an toàn cũng như thể hiện thiện chí sẵn sàng tiếp nhận người di cư. IOM cũng cho rằng rất khó để ước đoán số người tị nạn và di cư tới châu Âu vào năm 2016 khi mà các bên chưa tìm ra biện pháp giải quyết cuộc nội chiến Syria, trong khi nhiều nước châu Âu vẫn siết chặt an ninh tại biên giới.



5- Các nước châu Á chạy đua tàu ngầm do căng thẳng ở Biển Đông

Các chuyên gia phân tích của DSI xác nhận thị trường tàu ngầm châu Á đang có giá trị trên 7 tỷ USD, nhưng đến năm 2015 sẽ tăng lên đến 11 tỷ USD. Điều đó có thể có nghĩa là vượt qua vị trí thứ hai của châu Âu và đứng sau Mỹ.

Chuyên gia Sravan Kumar Gorantala của DSI cho biết Trung Quốc, Ấn Độ, Australia và Hàn Quốc là những nước chính mua tàu ngầm giữa những lo ngại về đe dọa và xung đột hàng hải có thể xảy ra ở Biển Đông, cũng như ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ông Gorantala nói, thực trạng Trung Quốc ngày càng hung hăng trong những vụ tranh chấp trên Biển Đông cùng với việc nước này hiện đại hóa đội tàu ngầm đã dẫn đến gia tăng nhu cầu về tàu ngầm của nhiều nước và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Australia. Nhật Bản đã có hành động mua vũ khí của nước ngoài, chủ yếu trang bị cho các tàu ngầm lớp Soryu của họ. Thái Lan sắp mua 3 tàu ngầm chạy bằng diesel của Trung Quốc. Philippines và Indonesia cũng đã mua các tàu ngầm Kilo do Nga chế tạo vào lúc Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng.

Mỹ vẫn là thị trường tàu ngầm lớn nhất, với mức chi dự trù tăng thêm 102 tỷ USD trong vòng thập niên tới.


Phần thứ hai:

TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC
I- KINH TẾ - XÃ HỘI

1- Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2015

Năm 2015, kinh tế thế giới phục hồi chậm, giá dầu tiếp tục giảm và ở mức thấp, một số nước phá giá mạnh đồng tiền... đã tác động nhiều hơn đến nền kinh tế nước ta so với giai đoạn cuối năm 2014 đầu năm 2015. Tuy vậy, với sự điều hành sát sao của Chính phủ và quyết tâm của các Bộ, ngành, nền kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.

Tăng trưởng GDP năm 2015 ước đạt trên 6,5%, cao nhất trong 5 năm qua, vượt kế hoạch đề ra (6,2%); Quy mô và tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục tăng; GDP năm 2015 đạt khoảng 204 tỷ USD, bình quân đầu người 2.228 USD (tính theo sức mua ngang giá là trên 5.600 USD). Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh từ mức 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2015 tăng 0,64%3. Thu - chi ngân sách nhà nước: lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/11, tổng thu NSNN ước đạt 807,04 nghìn tỷ đồng, bằng 88,6% dự toán; tổng chi NSNN ước đạt 961,9 nghìn tỷ đồng, bằng 83,9% dự toán.

Thu hút vốn FDI, ODA đạt nhiều kết quả tích cực: trong 11 tháng, so với cùng kỳ, số dự án cấp mới tăng 30%; vốn FDI thực hiện ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 17,9%; tổng vốn đăng ký ước đạt trên 20,22 tỷ USD, tăng 16,7%. Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài giải ngân ước đạt 4,4 tỷ USD, bằng 88,7% cùng kỳ năm trước.

Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến tiếp tục tăng trưởng cao: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 11 tháng ước tăng 9,7%, cao hơn cùng kỳ các năm trước (năm 2013 tăng 5,6%; năm 2014 tăng 7,5%). Đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục phục hồi mạnh mẽ: so với cùng kỳ năm trước, IIP tăng 10,1%, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm trước.

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tuy gặp nhiều khó khăn do giá xuất khẩu giảm, cạnh tranh gay gắt về thị trường, chịu ảnh hưởng của thiên tai, nhưng vẫn phát triển khá ổn định. Tính đến 15/11, cả nước đã thu hoạch được 1.436,9 nghìn ha lúa mùa, bằng 86,1% cùng kỳ năm trước; trong đó, các địa phương phía Bắc đã thu hoạch gần xong; năng suất ước đạt 50,2 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha so với vụ mùa năm trước.

Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển, sức mua và tổng cầu được cải thiện. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 8,3%, cao hơn mức tăng 7,8% của cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hiện tại ước đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2014; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 152,5 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2014; nhập siêu khoảng 3,78 tỷ USD, gần bằng 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Lĩnh vực an sinh xã hội tiếp tục được các cấp, các ngành chú trọng triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực, như: thực hiện các chính sách đối với gia đình chính sách, người có công; hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm; rà soát, sửa đổi chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng lương tối thiểu đối với khu vực sản xuất, kinh doanh và tăng lương đối với người về hưu, các đối tượng chính sách và công chức có mức lương thấp... Tính đến tháng 11 năm 2015, ước tạo việc làm khoảng 1,5 triệu người, đạt gần 93,8% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình tai nạn giao thông đã giảm cả 3 tiêu chí: số vụ tai nạn giảm 11,30%, số người chết giảm 3,64%, số người bị thương giảm 15,83% so với cùng kỳ năm trước. Cả nước xảy ra 2.694 vụ cháy, nổ làm 86 người chết, 283 người bị thương, thiệt hại ước tính 876 tỷ đồng.

Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền được triển khai tích cực và đạt kết quả tốt. Công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa tiếp tục được quan tâm thực hiện. Hoạt động thể thao thành tích cao đạt kết quả tốt tại các giải thi đấu khu vực và quốc tế.

Tổng cầu và sức mua tăng cao so với cùng kỳ; khách quốc tế đến nước ta tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI đăng ký và thực hiện đều tăng cao so với cùng kỳ. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ rệt. Hoạt động phát triển doanh nghiệp chuyển biến tích cực. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội tiếp tục được bảo đảm; an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững; công tác bảo đảm an toàn giao thông được tăng cường.

Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Giá dầu thô và giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuống thấp, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu và giảm nguồn thu NSNN; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn khó khăn; tình hình cháy, nổ, chặt phá rừng vẫn còn diễn biến phức tạp; đời sống của một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai,... còn nhiều khó khăn.



tải về 349.23 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương