PHẦn thứ hai qui hoạch phát triển mạng lưỚi kinh doanh xăng dầu tại tỉnh đỒng nai thời kỳ ĐẾN 2010



tải về 244.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích244.18 Kb.
#21237
PHẦN THỨ HAI

QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TỈNH ĐỒNG NAI THỜI KỲ ĐẾN 2010

  1. NHỮNG YẾU TỐ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG KINH DOANH VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN.

1. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh cho phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu:

Đồng Nai là một tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, diện tích là 5.863,37 Km2, dân số 2.067.200 người; trong đó có 650.000 người sống ở thành thị và 1.417.200 người sống ở nông thôn (số liệu thống kê năm 2001) .

Đơn vị hành chính của tỉnh Đồng Nai bao gồm:

1) Thành phố Biên Hòa 6) Huyện Long Khánh

2) Huyện Vĩnh Cửu 7) Huyện Xuân Lộc

3) Huyện Thống Nhất 8) Huyện Long Thành

4) Huyện Định Quán 9) Huyện Nhơn Trạch

5) Huyện Tân Phú.

Địa giới tỉnh Đồng Nai nằm tiếp giáp với tỉnh và thành phố sau:


  • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận cách 190 km.

  • Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng cách 300 km.

  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương cách 35 km.

  • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Phước cách 160 km.

  • Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cách 95 km.

  • Phía tây giáp tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh cách 30 km.

Đồng Nai có một hệ thống giao thông đường bộ khá tiêu biểu, nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của cả khu vực với bên ngoài. Hệ thống giao thông quốc gia liên hoàn xuyên Bắc-Nam; Đông-Tây: Quốc lộ 1 từ Bắc và Nam, qua Đồng Nai về Thành phố Hồ Chí Minh đi miền Tây; Quốc lộ 51, Quốc lộ 56 đi Bà Rịa-Vũng Tàu; Quốc lộ 20 đi lên cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng, Đà Lạt) với tổng chiều dài hệ thống quốc lộ 238,5 km. Trục đường sắt xuyên Bắc-Nam với 08 ga dài 87,5 km chạy suốt xuyên trung tâm tỉnh nối với Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với hệ thống giao thông quốc gia, hệ thống đường tỉnh, đường huyện, thành phố, đường xã-phường được nối liên hoàn thành một mạng lưới thống nhất và ngày càng phát triển…. Hệ thống đường thủy có các sông như: sông Đồng Nai, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Lô Gia.

Thành phố Biên Hòa là một trung tâm công nghiệp lớn ở Nam bộ (sau Thành phố Hồ Chí Minh) đã hình thành từ mấy chục năm trước và hiện nay phát triển rất nhanh cùng với nhiều khu công nghiệp khác là thế mạnh cho kinh tế xã hội của tỉnh. Với điều kiện vị trí địa lý thuận lợi và tiềm lực lớn về công nghiệp, Đồng Nai được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Địa hình chung toàn tỉnh Đồng Nai tương đối bằng phẳng, là vùng đất ít chịu tác động của lũ lụt, thiên tai. Trong những năm qua Đồng Nai đã có những thay đổi và phát triển rất nhanh về mọi mặt, đặc biệt về kinh tế. Tổng sản phẩm GDP đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 12% trong 5 năm (1996-2000). Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đến nay cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai được xác định là Công nghiệp-Dịch vụ-Nông nghiệp.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn theo ngành kinh tế (1996-2000)



Đơn vị tính: %

Ngành kinh tế

Năm 1995

Năm 2000

Toàn nền kinh tế

100

100

- Ngành công nghiệp-xây dựng

38,7

52,2

- Ngành dịch vụ

29,5

25,6

- Ngành nông-lâm-thủy

31,8

22,2

Các thành phần kinh tế trên địa bàn đều đạt mức tăng trưởng khá, quốc doanh trung ương tăng 8%, quốc doanh địa phương tăng 9,5%, ngoài quốc doanh tăng 7,8%, đặc biệt khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt mức tăng trưởng rất cao 30,3% đây là yếu tố quan trọng góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn đạt được như trên (giai đoạn 1996-2000).

Cơ cấu các thành phần kinh tế trên địa bàn (1996-2000) như sau:



Đơn vị tính: %

Thành phần kinh tế


Năm 1995

Năm 2000

Toàn nền kinh tế

100

100

1. Kinh tế trong nước

87,1

71,27

+ Kinh tế quốc doanh

36,1

30,40

+ Kinh tế ngoài quốc doanh

51,0

40,87

2. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

12,9

28,73

Theo kế hoạch phát triển kinh tế, tại tỉnh Đồng Nai sẽ có 18 Khu công nghiệp, cho đến nay Chính phủ đã phê duyệt 10 Khu công nghiệp. Công nghiệp phát triển nhanh, rộng khắp các địa bàn của tỉnh và hoạt động có hiệu quả. Hiện tại đang tiếp tục giải phóng mặt bằng để kêu gọi và thu hút đầu tư các khu công nghiệp còn lại. Có thể khẳng định sự phát triển nhanh và vững chắc của kinh tế công nghiệp tại Đồng Nai đã tạo ra bộ mặt mới của đời sống xã hội: hình thành các khu công nghiệp tập trung được xây dựng khang trang hiện đại kéo theo sự phát triển đô thị hóa nhiều khu vực trước đây là vùng hoang hóa. Kinh tế phát triển thu hút lao động chất xám và công nhân kỹ thuật, đồng thời các dịch vụ thương mại phát triển mạnh. Đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện đáng kể.

Là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là khu vực có tính hấp dẫn đầu tư rất lớn. Trong vòng năm năm trở lại đây sức thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai tăng cao. Tính đến thời điểm năm 2002, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép tại tỉnh Đồng Nai là 294 với tổng vốn đăng ký 4.647 triệu USD.



2. Dự báo phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến 2020:

Với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ VII đã đưa ra chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo bước đột phá mạnh mẽ về công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Tỉnh Đồng Nai lần thứ VII đã đề ra mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm (2001-2005) như sau:

- Giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng từ 10-12%, Trong đó:


  • GDP công nghiệp, xây dựng tăng từ 13-15%.

  • GDP dịch vụ tăng từ 10-12%.

  • GDP nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,5-4%.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong đó tỷ trọng công nghiệp xây dựng vào năm 2005 chiếm 56%, dịch vụ chiếm 27% và nông, lâm nghiệp chiếm 17%.

- Huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước trong 5 năm đạt trên 38.000 tỷ đồng gấp 2 lần so với thời kỳ 1996-2000.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 19%/năm.

- Tỷ lệ huy động các khoản thu vào ngân sách Nhà nước đạt 18%/GDP.



  • Đến năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người đạt 700USD (tỷ giá năm 1994: 11.000 VND/USD).

Định hướng đến năm 2010, tỉnh Đồng Nai sẽ tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, tranh thủ lợi thế địa phương, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghiệp, phục vụ sản xuất và đời sống, tạo nền tảng để đến năm 2010 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với năm 2000.

3. Dự báo phát triển các khu đô thị và dân cư trên địa bàn tỉnh:

Tỉnh Đồng Nai có thể được phân thành 3 vùng theo định hướng phát triển không gian hệ thống các đô thị và khu dân cư nông thôn.

3.1. Vùng 1_ vùng kinh tế công nghiệp và dịch vụ:

- Thành phố Biên Hòa là một trong các đô thị trung tâm của vùng trọng điểm phía nam và Đông Nam bộ; đô thị đối trọng của Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Đồng Nai có quy mô dân số tới năm 2020 khoảng 820.000 người.

- Thành phố mới Nhơn Trạch, một trong đô thị đối trọng của Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm chuyên ngành của tỉnh về phát triển công nghiệp và dịch vụ, có quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 350.000 người.

- Thị xã Long Thành, một trong đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh về phát triển công nghiệp và dịch vụ, trung tâm huyện lỵ, có quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 70.000 người.

- Hổ trợ cho các đô thị trung tâm tỉnh là các đô thị trung tâm huyện lỵ, trung tâm chuyên ngành của huyện, phía Bắc có thị trấn Vĩnh An, thị trấn Thạnh Phú_ huyện Vĩnh Cửu ; phía đông có đô thị mới Tam Phước; Thị trấn Bình Sơn; phía Nam có đô thị mới Gò Dầu-Phước Thái_ huyện Long Thành, có tổng quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 140.000 người.

- Các khu dân cư nông thôn trong vùng 1, chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế công nghiệp-dịch vụ nên phát triển thành các điểm dân cư quy mô lớn và các trung tâm dịch vụ tập trung.

3.2. Vùng 2_ vùng kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và dịch vụ:

- Thị xã Xuân Lộc, huyện Long Khánh là đô thị trung tâm của vùng 2 và đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh, có quy mô dân số đến năm 2020 là 150.000 người.

- Thị xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất là đô thị trung tâm chuyên ngành của tỉnh, trung tâm huyện lỵ, có quy mô dân số đến năm 2020 là 58.000 người.

- Hỗ trợ cho các đô thị trung tâm vùng 2 là các đô thị trung tâm huyện lỵ, trung tâm chuyên ngành của huyện, gồm đô thị mới Dầu Giây, thị trấn Gia Ray, Thị trấn Hàng Gòn-Long Giao_ huyện Thống Nhất, có tổng quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 92.000 người.

- Khu dân cư nông thôn chủ yếu phát triển theo mô hình dân cư nông trường, khu công nhân nông nghiệp với trung tâm cụm xã là hạt nhân đô thị hóa.

3.3. Vùng 3_ vùng kinh tế nông-lâm nghiệp:

- Các đô thị phát triển đồng đều bao gồm các thị trấn-trung tâm huyện lỵ và các trung tâm chuyên ngành của huyện gồm thị trấn Định Quán, thị trấn Tân Phú, các đô thị mới Nam Cát Tiên, Phú Lâm, La Ngà, Phú Lý, có tổng quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 120.000 người.

- Khu dân cư nông thôn vùng 3 phân bố rải rác với mật độ thấp, khả năng đô thị hóa thấp, dựa trên các tuyến giao thông, phát triển mô hình ở theo trung tâm Lâm trường và các dân định cư trên bờ cho dân vùng nuôi trồng thủy sản ven sông Đồng Nai, La Ngà, hồ Trị An, vùng đệm Vườn quốc gia Nam Cát Tiên.



4. Tình hình phát triển các Khu Công nghiệp trên địa bàn:

Xây dựng các khu công nghiệp tập trung như Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Amata, Loteco, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Gò Dầu, Hố Nai, Sông Mây, Tam Phước, An Phước, Thạnh Phú, Bàu Xéo, Long Khánh, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú và các cụm công nghiệp địa phương ở các huyện phía Đông và Đông Bắc.



5. Qui hoạch phát triển kinh tế theo các tuyến, trục giao thông trọng điểm:

5.1. Tình hình giao thông hiện tại:

5.1.1. Giao thông vận tải đường bộ:

Mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đồng Nai có tổng chiều dài là 3.713,71 km (bao gồm 1.115 tuyến đường). Trong đó:



  • Đường bê tông nhựa nóng 1.097,84 km.

  • Đường bê tông xi măng 62,886 km.

  • Đường đá 30,434 km.

  • Đường cấp phối sỏi đỏ 1.530,926 km.

  • Đường đất: 991,624 km.

Hệ thống đường bộ trên toàn địa bàn tỉnh bao gồm như sau:

Phân cấp quản lý, tuyến đường


Dài (km)

Điểm đầu


Điểm cuối

Kết cấu mặt đường

1. Đường Quốc lộ

238,5










Quốc lộ 1

102,45

Km 1770+734 _ Rừng lá Thuận Hải

Km 1873+250 _ Cầu Đồng Nai

Bê tông nhựa

Quốc lộ 20

75,4

Km 0 _ Ngã 3 Dầu Giây

Km 75+400_ Mađagui

Bê tông nhựa

Quốc lộ 51

42,65

Km 0_ Ngã 4 Vũng Tàu

Km 38+650 _ giáp Bà Rịa-Vũng Tàu

Bê tông nhựa

Quốc lộ 56 (TL 2 cũ)

18

Ngã 3 Tân Phong (H.Long Khánh)

Cẩm Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Bê tông nhựa

2. Đường tỉnh

374,443










Quốc lộ 1

13,042

Cầu hang (QL 1K)

Ngã 3 Sặt (QL 1A)

Bê tông nhựa

Nhà máy nước Thiện Tân

6,951

ĐT 768

QL 1A

Bê tông nhựa

Quốc lộ 15

5,050

Ngã 3 Vườn Mít

Ngã 4 Tam Hiệp

Bê tông nhựa

Quốc lộ 15 nối dài

5,585

Công viên Long Bình

Cổng 11 Long Bình

Nhựa + sỏi đỏ

Đường Năm

1,5

QL 15

Đồng Khởi

Bê tông nhựa

ĐT 760 (TL 16 cũ)

9,1

Cầu Ông Tiếp

Cầu Tân Vạn

Bê tông nhựa

Đường 25B

6,5

QL 51

Đường KCN

Bê tông nhựa

Đường 319B

5,0

ĐT 769

Khu CN Nhơn Trạch

Bê tông nhựa

ĐT 769 (TL 25)

57,285

Phà Cát Lái

Ngã 3 Dầu Giây

Nhựa + sỏi đỏ

Đồng Khởi

8,6

QL 1A

ĐT 768

Nhựa + sỏi đỏ

ĐT 761 (Đường 322)

37,266

Lâm Trường Mã Đà

Lâm Trường Hiếu Liêm

Nhựa + sỏi đỏ

ĐT 762 (Soklu-Trị An)

20,5

QL 20 (Mỏ đá)

Thị trấn Vĩnh An

Sỏi đỏ

Đường 322B

2,6

Cây Xăng Đ.322

Ngã 3 Đ.322

Sỏi đỏ

ĐT 768 (TL24)

42,315

QL 1K (Hóa An)

ĐT 767 (TT Vĩnh An)

Nhựa + Sỏi đỏ

TL 767

26,2

QL 1 (Ngã 3 Bùi Chu)

Lâm Trường Mã Đà

Nhựa

Đường Hiếu Liêm

28,8

Ngã 3 Lâm Trường

Phân trường 5

Sỏi đỏ

Phân cấp quản lý, tuyến đường


Dài (km)

Điểm đầu


Điểm cuối

Kết cấu mặt đường

TL 766 (TL 3)

12,876

Mũi tàu UBND H.Xuân Lộc

Cầu Gia Huynh (Bình Thuận)

Nhựa

TL 765

28,300

Ngã 3 QL1-Suối Cát

Cầu Gia-Hoét (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Nhựa + Sỏi đỏ

TL 764

18,650

Ngã 3 QL 56 (Cẩm Mỹ)

Cầu Sông Ray (Bà Rịa-Vũng Tàu)

Nhựa + Sỏi đỏ

ĐT 763 (HL 16 cũ)

29,500

QL 1 Xuân Thọ

QL 20

Cán đá - nhựa

3. Đường huyện, thành phố

877,077










Thành phố Biên Hòa

230,696

-

-

Nhựa+Đá+CP+đất

Huyện Vĩnh Cửu

213,713

-

-

N+Cấp phối+đất

Huyện Thống Nhất

354,656

-

-

N+Cấp phối+đất

Huyện Long Thành

395,83

-

-

Nhựa+Đ+CP+đất

Huyện Nhơn Trạch

204,137

-

-

N+Đ+CP+đất

Huyện Định Quán

339,08

-

-

Nhựa+CP+đất

Huyện Tân Phú

319,19

-

-

N+Cấp phối+đất

Huyện Long Khánh

294,985

-

-

Nhựa+Đá+CP+đất

Huyện Xuân Lộc

359,762

-

-

Nhựa+Đá+CP+đất

4. Đường xã, phường

1.835,062

-

-

Nhựa+Đá+CP+đất

5. Đường chuyên dùng

387,628

-

-

Nhựa+Đá+CP+đất

5.1.2. Giao thông vận tải đường thủy:

Sông ngòi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối nhiều nhưng có nhiều thác ghềnh nên việc giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn. Trừ sông Đồng Nai và sông Thị Vải; còn các sông khác nói chung lưu lượng nước về mùa khô rất ít, do đó việc khai thác vận tải gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh có 500,35 km đường sông.

Trên mạng lưới đường sông toàn tỉnh Đồng Nai hiện có 11 cảng:

- Cảng Cogido (Bến đò An Hảo). - Cảng Lỏng (02 cảng).

- Cảng Gò Dầu (A+B). - Cảng Phân bón.

- Cảng Đồng Nai (Long Bình Tân). - Hệ thống cảng Vedan.

- Cảng Quân sự Thành Tuy Hạ. - Liên doanh Cảng Container.

- Cảng lỏng (gas). - Cảng Phốt phát.



5.2. Qui hoạch giao thông vận tải đến năm 2010:

5.2.1. Giao thông đường bộ:

- Xây dựng mới đoạn Quốc lộ 1A tránh Thành phố Biên Hòa (đoạn từ Hố Nai 3 đến cổng 11 Long Bình/Quốc lộ 51).

- Nâng cấp Quốc lộ 20 đi Đà Lạt-Lâm Đồng và Quốc lộ 56 đi Bà Rịa-Vũng Tàu thành đường cấp I, II đồng bằng.

- Xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Bà Rịa-Vũng Tàu.

- Xây dựng mới tuyến cầu và đường cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Long Thành đến Ngã 3 Dầu Giây (huyện Thống Nhất).

- Xây dựng đường và cầu nối Quận 9-Thành phố Hồ Chí Minh với Nhơn Trạch-Đồng Nai.

- Xây dựng và nâng cấp các tuyến tỉnh và huyện lộ.

5.2.2. Giao thông thủy:

Hệ thống cảng sông Đồng Nai: Cảng Gò Dầu A và B, cảng nước sâu Phước An (trên sông Thị Vải), cảng Phú Hữu, cảng Cogido, cảng quân sự thành Tuy Hạ, hệ thống cảng chuyên dùng trên sông Đồng Nai và sông Thị Vải, cảng cạn Container.



  1. DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020:

Dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng dầu tại địa bàn tỉnh được tính toán trên cơ sở chỉ số phát triển kinh tế vùng. Từ năm 2003 đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Đồng Nai dự kiến sẽ tăng trưởng bình quân 7%/năm.

Từ các số liệu thống kê, có thể dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Đồng Nai như sau:



Đơn vị tính: m3.

Năm


Xăng

Diezel

Mazut

Dầu hỏa

Tổng cộng


2002

117.185

262.315

280.000

7.500

667.000

2005

141.794

317.401

338.800

9.075

807.070

2010

191.422

428.491

457.380

12.251

1.089.545

2015

258.420

540.000

617.463

16.539

1.470.885

2020

348.867

578.463

833.575

22.328

1.985.695

  1. QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CỬA HÀNG XĂNG DẦU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2010 VÀ NĂM 2020:

1. Tiêu chí để lựa chọn địa điểm qui hoạch:

Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/1999/TT-BTM ngày 07/07/1999 của Bộ Thương mại về việc hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu và Quyết định số 4514/QĐ-CT.UBT ngày 05/12/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai về việc qui định điều kiện kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tiêu biểu một số nội dung chính khi tiến hành lựa chọn địa điểm quy hoạch kinh doanh xăng dầu được quy định tại Mục B: Điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Quyết định số 4514/QĐ-CT.UBT ngày 05/12/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai.



2. Về cấp độ kỹ thuật, công nghệ của các cửa hàng:

Các trạm xăng dầu phải có khả năng phát triển mở rộng sau này đảm bảo có thể cung cấp được các dịch vụ đi kèm như sửa chữa, bảo dưỡng xe cộ, dich vụ cung cấp LPG, dịch vụ bán hàng, dịch vụ rửa xe,…

Trạm xăng dầu phải thực hiện công nghệ nhập, xuất xăng dầu bằng hệ thống nhập kín và xuất bằng hệ thống đường ống tháp kép kín.

Mái che trạm xăng dầu phải đảm bảo không vi phạm hành lang bảo vệ đường bộ và cao từ 4,5 mét trở lên.

Đường ra vào trạm xăng dầu và sân xung quanh phải được đổ bêtông thâm nhựa (sạch, đẹp).

Thiết bị phục vụ bán hàng theo thế hệ mới với bộ phận đo đếm điện tử, từng bước khắc phục các nhược điểm của thiết bị bơm cơ, các thiết bị chuyển đổi từ thế hệ cũ (lên đời).

Dựa trên các cơ sở trên thì cửa hàng xăng dầu đầu tư xây dựng từ năm 2003 trở đi phải đáp ứng một số tiêu chí sau (các cửa hàng đã đầu tư kinh doanh đang hoạt động, nay khuyến khích nâng cấp, cải tạo theo một số tiêu chí này):


    1. Cơ sở Phân loại:

2.1.1. Theo tuyến đường:

- Quốc lộ (ngoài khu vực Thành phố, thị trấn, thị xã).

- Đường nội bộ trong khu vực Thành phố, thị trấn, thị xã.

- Đường tỉnh, đường huyện, đường nông thôn.



2.1.2. Theo khoảng cách chiều rộng cửa hàng chiếm theo mặt đường và diện tích của khuôn viên cửa hàng.

      1. Theo một số nội dung hạng mục đầu tư chính của cửa hàng.

2.2. Quy mô đầu tư:

      1. Cửa hàng xăng dầu loại 1:

  • Khoảng cách chiều rộng cửa hàng chiếm theo mặt đường từ 30 mét trở lên (riêng những trạm xăng dầu nằm trong điểm dừng xe theo qui hoạch của Sở Giao thông-Vận tải thì 50 mét trở lên).

- Diện tích chiếm đất của khuôn viên cửa hàng tối thiểu 2.000 m2.

- Văn phòng cửa hàng tối thiểu: 50 m2.

- Nhà vệ sinh công cộng tối thiểu: 20 m2.

- Có tối thiểu 4 cột bơm 1 họng xuất (loại bơm phù hợp, hiện đại).

- Diện tích mái che cột bơm tối thiểu: 150 m2.

- Đường bãi bê tông, thẩm nhựa: 1.000 m2.

Khuyến khích kết hợp kinh doanh cửa hàng tự chọn, dịch vụ rửa xe, xưởng sữa chữa, nhà nghỉ, quán ăn,……

2.2.2. Cửa hàng xăng dầu loại 2:

- Khoảng cách chiều rộng cửa hàng chiếm theo mặt đường từ 25 mét trở lên.

- Diện tích chiếm đất của khuôn viên cửa hàng tối thiểu 1.000 m2.

- Văn phòng cửa hàng tối thiểu: 36 m2.

- Nhà vệ sinh công cộng tối thiểu: 15 m2.

- Có tối thiểu 3 cột bơm 1 họng xuất.

- Diện tích mái che cột bơm tối thiểu: 120 m2.

- Đường bãi bê tông, thẩm nhựa: 600 m2.

Khuyến khích kết hợp kinh doanh dịch vụ rửa xe, quán ăn,……


      1. Cửa hàng xăng dầu loại 3:

- Khoảng cách chiều rộng cửa hàng chiếm theo mặt đường từ 20 mét trở lên.

- Diện tích chiếm đất của khuôn viên cửa hàng tối thiểu 700 m2.

- Văn phòng cửa hàng tối thiểu: 24 m2.

- Nhà vệ sinh công cộng tối thiểu: 10 m2.

- Có tối thiểu 3 cột bơm 1 họng xuất.

- Diện tích mái che cột bơm tối thiểu: 100 m2.

- Đường bãi bê tông, thẩm nhựa: 400 m2.

2.3. Dự kiến quy mô đầu tư trên địa bàn:

- Phấn đấu đến hết năm 2005 trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, đường nông thôn điều chỉnh theo quy mô cửa hàng xăng dầu từ loại 3 trở lên.

- Phấn đấu đến hết năm 2007 trên các tuyến đường nội bộ Thành phố, Thị trấn, Thị xã điều chỉnh theo quy mô cửa hàng xăng dầu từ loại 2 trở lên.

- Phấn đấu đến hết năm 2010 trên các tuyến đường quốc lộ (ngoài khu vực Thành phố, Thị trấn, Thị xã) điều chỉnh theo quy mô cửa hàng xăng dầu loại 2 trở lên.



3. Bố trí mạng lưới:

Có các khoảng cách phân bổ thích hợp một cách tương đối giữa các điểm kinh doanh phân theo từng khu vực: nội ô thành phố, thị trấn, trên trục đường giao thông quốc lộ, trên trục đường tại các khu vực kinh tế vùng sâu, vùng xa,… Kết hợp với việc phân bổ một số điểm kinh doanh thuộc sở hữu nhà nước (theo tiêu chí riêng) để đảm bảo sự điều hành của nhà nước đối với thị trường xăng dầu.



4. Về số lượng cửa hàng qui hoạch đến năm 2010 và năm 2020:

S

T

T

Tên địa bàn

Tổng số hiện có trong qui hoạch

Trong đó

Số phát triển thêm

(bao gồm cả điểm kd của Quân đội)

Tổng số phát triển đến năm 2010-2020

(bao gồm cả điểm kinh doanh của Quân đội)

Ghi chú

Nâng cấp

Giải tỏa,

di dời

1

Thành phố Biên Hòa

43

04

14

26

69

Kèm theo phụ lục chi tiết từng Huyện

và Thành phố Biên Hòa.



2

Huyện Vĩnh Cửu

11

01

/

24

35

3

Huyện Thống Nhất

44

05

02

27

71

4

Huyện Long Thành

30

/

03

31

61

5

Huyện Nhơn Trạch

10

/

01

24

34

6

Huyện Định Quán

16

01

/

15

31

7

Huyện Tân Phú

09

/

/

20

29

8

Huyện Long Khánh

23

06

02

28

51

9

Huyện Xuân Lộc

31

05

02

25

56



TỔNG CỘNG

217

22

24

220

437

  • Tổng số hiện có trong qui hoạch: 217 điểm (đã trừ 07 điểm của Quân đội).

  • Tổng số phát triển đến năm 2020: 430 điểm (chưa tính 07 điểm kinh doanh xăng dầu của Quân đội).

5. Về cửa hàng kinh doanh xăng dầu của quân đội chưa đủ điều kiện trở thành thương nhân:

STT

ĐỊA CHỈ


ĐƠN VỊ

1

Trạm xăng dầu Quân đội_ Đường 15 nối dài, phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa.

X.201 sửa chữa Tăng thiết giáp

2

Trạm xăng dầu 25CB_ Đồng Khởi, Khu phố 4, phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa

Lữ đoàn công binh 25

3

Trạm xăng dầu E.26_ Đồng Khởi, Khu phố 3, phường Trãng Dài, Thành phố Biên Hòa.

Trung đoàn 26 Tăng Thiết giáp

4

Trạm xăng dầu Pháo 75_ Đồng Khởi, Khu phố 9, phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa.

Trung đoàn Pháo 75

5

Trạm xăng dầu Đoàn 22_ Xa lộ Hà Nội, Khu phố 1, phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa.

Lữ 22_ Quân Đoàn 4

6

Trạm xăng dầu T.710_ Ngã 3 Dân chủ, ấp 8, Xã An Phư­ớc, huyện Long Thành.

Trường Tăng Thiết Giáp

7

Trạm xăng dầu số 1_ Quốc lộ 56, xã Long Giao, huyện Long Khánh.

Sư đoàn 302




TỔNG CỘNG: 07 điểm



(07 cửa hàng thuộc sở hữu quân đội nói trên chưa hội đủ các điều kiện trở thành thương nhân_ đang chờ hướng chỉ đạo xem xét, giải quyết của UBND tỉnh Đồng Nai ).


6. Về số lượng cửa hàng ngưng phát triển và từng bước điều chỉnh vị trí.

STT


ĐỊA CHỈ

LÝ DO ĐIỀU CHỈNH




I. THÀNH PHỐ BIÊN HÒA: 14 điểm




1

Trạm xăng dầu An Bình_ Số 1A, Xa lộ Hà Nội, Kp 10, phường An Bình.

Nằm trong bán kính vòng xoay Ngã 3 Vũng Tàu

2

Trạm xăng dầu Ngã 3 Vũng Tàu_ Số 2A, Xa lộ Hà Nội, Khu phố 10, phường An Bình.

Nằm trong bán kính vòng xoay Ngã 3 Vũng Tàu

3

Trạm xăng dầu số 10_ Đường số 1-Khu CN Biên Hòa 1, Khu phố 10, phường An Bình.

Nằm trong bán kính vòng xoay Ngã 3 Vũng Tàu

4

Trạm xăng dầu Quyết Thắng_ Số 20, Quốc lộ 1, Khu phố 2, phường Quyết Thắng

Gần trường Tiểu học, qui hoạch công viên cây xanh.

5

Trạm xăng dầu Tỉnh Đội_ Quốc lộ 1, Khu phố 2, phường Tân Phong.

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1.

STT


ĐỊA CHỈ

LÝ DO ĐIỀU CHỈNH


6

Trạm xăng dầu số 5_ Số 6/4, Nguyễn Văn Trỗi, Tổ 4, Khu phố 2, phường Bửu Long

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1.

7

Trạm xăng dầu Tân Phong_ Số 126, Quốc lộ 1, Khu phố 1, phường Trãng Dài

Nằm trong bán kính vòng xoay Quốc lộ 1-Đồng Khởi.

8

Trạm xăng dầu Quân đội_ Quốc lộ 15 nối dài, phường Long Bình Tân.

Chưa đủ điều kiện trở thành thương nhân.

9

Trạm xăng dầu Đoàn 22_ Xa lộ Hà Nội, Khu phố 1, (Cầu Sập) phường Long Bình.

Chưa đủ điều kiện trở thành thương nhân.

10

Trạm xăng dầu ICD-Biên Hòa_ Quốc lộ 51, Phường Long Bình Tân.

Vi phạm HLBV bảo vệ lưới điện cao thế.

11

Trạm xăng dầu Cảng Đồng Nai_ Cảng Đồng Nai, Khu phố Bình Dương, phường Long Bình Tân.

Nằm trong phần diện tích qui hoạch đường sắt.

12

Trạm xăng dầu Cầu Mới_ ¼, Nguyễn Văn Trỗi, Khu phố 5, Phường Hòa Bình

Qui hoạch dự án cầu song hành Hóa An và Nút giao thông.

13

Trạm xăng dầu Tân Tiến_ Quốc lộ 1, Khu phố 7, phường Tân Phong

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1 và dự án nạo véo Suối Săn Máu.

14

Trạm xăng dầu Ngã 3 Vườn Mít_ Ngã 3 Vườn Mít, Khu phố 3, phường Tân Tiến.

Nằm trong bán kính vòng xoay Quốc lộ 1-Quốc lộ 15.




II. HUYỆN THỐNG NHẤT: 02 điểm.




15

Trạm xăng dầu 348_ Số 348, Quốc lộ 1, ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3.

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1, không đủ chiều rộng tối thiểu.

16

Trạm xăng dầu 99_ Số 732, Quốc lộ 1, ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3.

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1, không đủ chiều rộng tối thiểu.




III. HUYỆN LONG THÀNH: 03 điểm.




17

Trạm xăng dầu Phước Thái_ Quốc lộ 51, xã Phước Thái

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 51.

18

Trạm xăng dầu Tài Phát_ Quốc lộ 51, Khu Cầu Quan, ấp Đồng, xã Phước Tân.

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 51.

19

Trạm xăng dầu Cty Sản xuất và kinh doanh Vật liệu xây dựng_ Quốc lộ 51, ấp 1, xã Long An.

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 51.




IV. HUYỆN NHƠN TRẠCH: 01 điểm




20

Trạm xăng dầu số 9_ Số 99, ĐT 769 (25A cũ), ấp Chợ, xã Phước Thiền.

Vi phạm HLBV cầu Phước Thiền

STT


ĐỊA CHỈ

LÝ DO ĐIỀU CHỈNH





V. HUYỆN LONG KHÁNH: 02 điểm




21

Trạm xăng dầu Cty Thương mại Long Khánh_ Số 01, Hùng Vương, Khu Xuân Bình, T.trấn Xuân Lộc

Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1.

22

Trạm xăng dầu số 34_ Hùng Vương, Khu Xuân Trung, Thị trấn Xuân Lộc.

Vi phạm HLBVĐB Hùng Vương.




VI. HUYỆN XUÂN LỘC: 02 điểm




23

Trạm xăng dầu số 5_ Km 1800+900, Quốc lộ 1, Ngã 3 Lang Minh, xã Suối Cát.

Nằm gần khu bệnh viện, Vi phạm HLBVĐB Quốc lộ 1.

24

Trạm xăng dầu số 97_ Km 1800+900, Quốc lộ 1, Ngã 3 Lang Minh, ấp Việt Kiều, xã Suối Cát.

Nằm gần trạm biến thế, nằm trong bán kính vòng xoay QL1-ĐT765.




TỔNG CỘNG: 24 điểm




7. Về số lượng cửa hàng cần đầu tư nâng cấp:

STT

ĐỊA CHỈ





I. THÀNH PHỐ BIÊN HÒA: 04 điểm.

1

Trạm xăng dầu Số 9_ Số 1/88, Xa lộ Hà Nội, Khu phố 13, phường Hố Nai.

2

Trạm xăng dầu số 28-Tân Biên_ Xa lộ Hà Nội, Khu phố 9, phường Tân Biên.

3

Trạm xăng dầu Suối Linh_ Số 36, Xa lộ Hà Nội, Tổ 1, Kp 4, phường Long Bình.

4

Trạm xăng dầu Lữ 22_ Xa lộ Hà Nội, Khu phố 1, phường Tam Hòa



II. HUYỆN VĨNH CỬU: 01 điểm.


5

Cửa hàng xăng dầu Phú Lý_ ĐT 761, ấp 3, xã Phú Lý.



III. HUYỆN THỐNG NHẤT: 05 điểm.


6

Trạm xăng dầu 633_ Số 633, Quốc lộ 1, ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3.

7

Trạm xăng dầu số 561_ Số 687, Quốc lộ 1, ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3.

8

Trạm xăng dầu 28/2_ Số 16/2, Quốc lộ 1, ấp Thanh Hóa, xã Hố Nai 3.

9

Trạm xăng dầu Ngũ Phúc_ Số 836, Quốc lộ 1, ấp Ngũ Phúc, xã Hố Nai 3.

10

Trạm xăng dầu 74_ Số 75/1, Quốc lộ 20, ấp Bạch Lâm, xã Gia Tân 2.




IV. HUYỆN ĐỊNH QUÁN: 01 điểm.

11

Trạm xăng dầu Ngọc Hiện_ Km 93, Quốc lộ 20, ấp 94, xã Túc Trưng.

STT

ĐỊA CHỈ





V. HUYỆN LONG KHÁNH: 06 điểm

12

Trạm xăng dầu Bình Lộc_ ấp 1, xã Bình Lộc.

13

Trạm xăng dầu Bình Lộc Sở_ ấp Xuân Thiện, xã Xuân Thiện.

14

Trạm xăng dầu Xuân Mỹ_ Quốc lộ 56, xã Xuân Mỹ.

15

Trạm xăng dầu Sáu Đông_ ấp 1B, xã Bảo Quang

16

Trạm xăng dầu Tân Phong_ Quốc lộ 56, ấp Tân Phong, xã Xuân Tân.

17

Trạm xăng dầu Tám Hà_ Quốc lộ 56, Khu 8, ấp Cẩm Tân, xã Xuân Tân.



VI. HUYỆN XUÂN LỘC: 05 điểm


18

Trạm xăng dầu Bảo Bình_ Km 10+800, ấp Tân Bảo, xã Bảo Bình.

19

Trạm xăng dầu Nông trường Sông Ray_ Km 14+200, ĐT 764, ấp 9, xã Sông Ray.

20

Trạm xăng dầu Nông trường Thọ Vực_ Km 4, ấp 6, xã Xuân Bắc.

21

Trạm xăng dầu Trung Tín_ Km 19+600, ĐT 763, ấp 5B, xã Xuân Bắc.

22

Trạm xăng dầu Lang Minh_Km 6+250, ĐT 765, ấp Đông Minh, Xã Lang Minh.




TỔNG CỘNG: 22 điểm

Trên đây là báo cáo về qui hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

ĐỒNG NAI, THÁNG 06 NĂM 2003


Trang

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)

tải về 244.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương