PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC



tải về 60.83 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích60.83 Kb.
#31395
PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ THẢM THỰC VẬT KHU VỰC TRẠM ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH, VĨNH PHÚC

Phan Thị Hiền



Khoa Sinh-KTNN, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

Trần Văn Thụy, Phạm Minh Dương



Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQHN

Tóm tắt: Theo dõi và đánh giá sự biến động theo thời gian của tính đa dạng sinh học thực vật ở khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý là cần thiết. Dựa theo quan điểm của UNESCO (1973) đã phân tích và xây dựng được bản đồ thảm thực vật với 08 kiểu quần xã thực vật tự nhiên bao gồm các quần xã rừng rậm nhiệt đới thường xanh và các dẫn xuất thứ sinh của chúng từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên và các thảm thực vật nhân tác.



Từ khóa: Thảm thực vật, thảm thực vật tự nhiên, thảm thực vật nhân tác...

I. MỞ ĐẦU



Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về phía Đông Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Kết hợp với các điều kiện cơ sở về thổ nhưỡng và khí hậu – thủy văn của khu vực đã tạo nên những sự phân hóa và hình thành các kiểu thảm thực vật mang những đặc trưng sinh thái riêng có của khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh. Thực vật khu vực trạm ĐDSH Mê Linh được đánh giá là có tính đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của con người làm cho thảm thực vật rừng tự nhiên đã bị suy giảm. Hiện nay thảm thực vật tại đây được bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi. Điều tra, phân tích và xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật sẽ cung cấp cơ sở khoa học giúp cho việc quản lý, bảo tồn trong chiến lược quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực trong những năm tiếp theo.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



Phương pháp đánh giá tính đa dạng thảm thực vật

Sử dụng khung phân loại UNESCO (1973) đã được Phan Kế Lộc áp dụng vào Việt Nam (1985) để phân loại thảm thực vật, sử dụng phương pháp của Thái Văn Trừng để mô tả cấu trúc thảm thực vật. Tên loài cây được xác định theo Phạm Hoàng Hộ và các công trình khác đã công bố.

Phương pháp thành lập bản đồ thảm thực vật

Phần mềm được lựa chọn dùng để tạo các lớp thông tin, định dạng và quản lý khai thác trong môi trường GIS là Mapinfo 12.05. Các tư liệu khảo sát thực địa được sử dụnglà khóa giải đoán ảnh viễn thám SPOT 5 độ phân giải cao, chúng tôi tiến hành tích hợp bản giải đoán ảnh viễn thám và tư liệu thực địa để kiểm tra và hiệu chỉnh kết quả. Những nội dung chính trong quy trình là:

+ Tổ chức thông tin theo các tập tin, phân tích, nhập số liệu raster từ ảnh vệ tinh

+ Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

+ Tạo lớp thông tin chuyên đề thảm thực vật theo bảng phân loại thích hợp

+ Phân tích các thuộc tính trong bảng chú giải

+ Các thuộc tính cấu trúc từng quần xã

+ Liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ, tạo cơ sở dữ liệu chồng ghép theo tiêu chí nhất định

+ Các phương pháp xử lý GIS: phân loại, nội suy, tích hợp các lớp thông tin, các thuật toán tạo mô hình thích ứng với mục đích nghiên cứu, trả lời các câu hỏi liên quan tới thảm thực vật và định hướng sử dụng hợp lý.

+ Liên kết chồng xếp các lớp thông tin địa lý để xử lý GIS và tạo bản đồ tổng hợp cuối cùng.

+ Biên tập, thiết kế trình bày cho in ấn.

III. KẾT QUẢ

Trong khu vực nghiên cứu đã ghi nhận hai loại hình thảm thực vật chính: Thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tác, chúng được xác định và phân chia theo quan niệm của UNESCO như sau:

A. THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN



Phát sinh bởi các nhân tố sinh thái của môi trường tự nhiên hoặc các quần xã phục hồi, hoang hóa sau nhân tác.

I. Quần hệ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất thấp (dưới 550m), thoát nước


Toàn bộ vùng đồi núi thoát nước nằm trong đai đất thấp (bao gồm cả các thềm hoặc các vệt phù sa cổ thoát nước) đều thuộc quần hệ này.

Trước khi con người tác động, toàn bộ vùng này đã được bao phủ bởi rừng rậm thường xanh nhiệt đới với các quần xã rất đa dạng phong phú, đặc trưng rõ nét nhất cho khí hậu nhiệt đới vùng nghiên cứu (Rừng thường xanh cây lá rộng, cấu trúc 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ, độ phủ tán dày đặc, thành phần loài rất phong phú, đa dạng...). Đến nay, ngoại trừ các diện tích có các quần xã thực vật nhân tác đang tồn tại, quần hệ chỉ còn bao phủ bởi các quần xã thứ sinh hoặc bị tác động mạnh dưới dạng các thể khảm. Các quần xã này có chung một nguồn gốc và được xếp trong cùng một loạt diễn thế tự nhiên.

Quần hệ này gồm 2 quần hệ phụ:

I.a Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đất phù sa cổ và các quần xã thứ sinh thay thế.

Trong quần hệ phụ này vắng bóng hoàn toàn các quần xã cây gỗ, chỉ còn một quần xã trảng cây bụi sau:

1. Trảng cây bụi thứ sinh, thấp, không có cây gỗ với các loài ưu thế Sim Rhodomyrtus tomentosa
(Aiton) Hassk.; Mua Melastoma candidum D. Don.; Đỏ ngọn Cratoxylon pruniflorum Kurz.; Găng Randia spinosa (Thunb.) Poir.; Cỏ lào Chronolaena odorata L.; …

2. Trảng cỏ thấp thứ sinh ưu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.; Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers.

I.b Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đất Feralit vùng đồi núi, thoát nước, phong hoá từ các loại đá mẹ khác nhau và các quần xã thứ sinh thay thế.

Chỉ còn các quần xã bị tác động mạnh hoặc thứ sinh, tất cả chúng đều có nguồn gốc từ kiểu nguyên sinh của quần hệ phụ này. Có 5 quần xã chính như sau:

1. Quần xã rừng rậm bị tác động mạnh hoặc thứ sinh thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng với các loài ưu thế Sau sau Liquidambar formosana Hance.; Ba soi Macaranga denticulata (Blume) Muell. - Argent.; Bùm bụp Mallotus barbatus Muell.-Arg., Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeush. ex DC.; Chẹo tía Engelhardtia roxburghiana Wall. ; Sâng Pometia pinnata ssp. tomentosa (Blume) Jacobs; Dẻ gai ấn độ Castanopsis indica (Roxb.) A. DC. ; Bứa lá thuôn Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth. ; Côm trâu Elaeocarpus silvestris (Lour.) Poir., Chò chỉ Parashorea chinensis Wang S. Hsieh.; Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume. ; Cứt ngựa Archidendron balansae (Oliv.) I. C. Nielsen.; Me rừng Phyllanthus emblicaL.;

2. Quần xã tre nứa thứ sinh hoặc hỗn giao với cây lá rộng ưu thế Nứa Neohouzeaua dullooa (Gamble) A. Camus.; Giang Dendrocalamus patellaris Gamble.; ...

3. Quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng ưu thế Găng Randia spinosa (Thunb.) Poir.; Thàu táu Aporosa sphaerosperma Gagn.; Đỏ ngọn Cratoxylon pruniflorum Kurz. ; Hoắc quang Wendlandia paniculata (Roxb.) DC.; Ba chạc Euodia lepta (Spreng.) Merr. ; Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir.; Cơm nguội Ardisia helferiana Kurz.; Bục bạc Mallotus paniculatus (Lamk.) Muell. - Argent.; Cỏ Lào Chronolaena odorata L.; ...

4. Quần xã cỏ thứ sinh cao trung bình có cây bụi hoặc không ưu thế Lau Saccharum arundinaceum Retz.; Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv. ; Lách Saccharum spontaneum L.; Chít đót Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze. ; Cỏ Lào Chronolaena odorata L., ...

5. Trảng cỏ thấp thứ sinh chịu hạn ưu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus (Retz.)Trin.; Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers.; ngoài ra còn có: Sài đất Wedelia chinesis (Osbeck) Merr.; Trinh nữ Mimosa pudica L.; …

II. Quần hệ thực vật thủy sinh nước ngọt


Các quần xã thủy sinh sống chìm và trôi nổi ưu thế Rau mươngLudwigia hyssopifolia (G.Don) Exell. ; Rau dừa nước Ludwigia adscendens (L.) Hara. ; Rong trứng vàng Utricularia aurea Lour.; Rong đuôi chó Hydrilla verticillata (L.f.) Royle.; ...

B. THẢM THỰC VẬT NHÂN TÁC


Trong khu vực nghiên cứu có thể ghi nhận 6 quần xã đơn loài (quần hợp nhân tác) và đa loài thuộc hai nhóm sinh trưởng cây hàng năm và cây lâu năm. Sau đây là phân loại chi tiết các quần xã này:

1. Quần hợp Lúa nước Oryza sativa L.

Được canh tác chuyên canh và thâm canh trên đất phù sa bồi tụ, chủ yếu trên các diện tích ven suối. Phần lớn diện tích trồng hai vụ lúa, những diện tích chưa chủ động được tưới tiêu nước thì lúa được trồng xen canh với rau màu vào mùa ít mưa. Cây trồng chính gồm nhiều giống, chủng lúa của loài Oryza sativa L., năng suất chất lượng phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.

2. Các quần xã cây trồng cạn hàng năm: Ngô Zea mays L.; Khoai lang Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk.; Khoai tây Solanum tuberosum L., Sắn Manihot esculenta Crantz., cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Diện tích canh tác thấp khoảng 0,2 ha. Các sản phẩm chủ yếu cung cấp tại chỗ.

3. Quần xã cây trồng quanh khu dân cư: Xoan Melia azedarach L.; CamCitrus sinensis (L.) Osb.; Chanh Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle., Nhãn Dimocarpus longan Lour.; Đu Đủ Carica papaya L.; Chuối Musa paradisiaca L., cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cho công dụng khác…

4. Rừng trồng: Quần xã cây lá rộng Keo lá tràm Acacia auriculaeformis A.Cunn. ex Benth., Keo tai tượng Acacia magnum Willd., Bạch đàn các loại Eucalyptus spp,…

Xét về giá trị kinh tế và về sinh thái môi trường, tập đoàn cây trồng này chưa đáp ứng được mục đích và hiệu quả sử dụng. Một số trong các loài trên lại là những loài ngoại nhập có biên độ sinh thái rộng, khả năng xâm nhập mạnh mẽ. Sự có mặt của chúng làm mờ nhạt, thậm chí phá vỡ các diện mạo độc đáo, đặc trưng của thảm thực vật bản địa, tài nguyên và sinh thái bị suy giảm, môi trường bị biến đổi theo hướng không phù hợp với quy luật vốn có.

5. Rừng trồng: Quần hợp Thông đuôi ngựa Pinus massoniana Lamb.

Quần xã này được trồng rải rác trên vùng đồi thấp của Trạm chiếm khoảng 11,2 %, các vùng này có độ cao từ 50 - 200 m. Rừng chỉ có một tầng cây.

6. Cây lâu năm tập trung: Chè Camellia sinensis (L.) Kuntze.

Trong vùng nghiên cứu, tỷ lệ diện tích trồng chè chỉ chiếm khoảng 0,29% là diện tích canh tác xâm canh của một số hộ gia đình hiện nay đã được di chuyển ra khỏi khu vực. Trên diện tích này Trạm đã quy hoạch và đưa một số loài cây bản địa vào trồng phục vụ nghiên cứu.

Từ kết quả phân loại các kiểu quần xã của hai kiểu hình thảm thực vật, dựa trên phương pháp thành lập bản đồ thảm thực vật như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu chúng tôi tiến hành xây dựng bản đồ thảm thực vật của khu vực trạm ĐDSH Mê Linh và được thể hiện ở hình 3.1.


ban do (1)

Hình 3. 1. Bản đồ thảm thực vật khu vực trạm ĐDSH Mê Linh



chu giai



Bản đồ thảm thực vật khu vực nghiên cứu lần đầu tiên đã phản ánh được một cách toàn diện hệ thống cấu trúc các quần xã thực vật phân hóa đa dạng theo các điều kiện môi trường. Theo nội dung bản đồ diện tích rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa bao trùm gần khắp khu vực và là trạng thái phục hồi tốt nhất để trở lại kiểu thảm thực vật nguyên sinh vốn có. Quần xã này cũng chứa đựng hầu hết các loài thực vật có giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và nguồn tài nguyên thực vật quý giá. Đây là diện tích cần được bảo tồn. Đối với những quần xã cây bụi, cỏ ở trạng thái thấp nhất trong loạt diễn thế thứ sinh phục hồi cần được nghiên cứu các giải pháp phục hồi hợp lý.


IV. KẾT LUẬN

Theo khung phân loại của UNESCO (1973), dựa trên những phân tích và xây dựng đã thành lập được bản đồ thảm thực vật với 08 kiểu quần xã thực vật tự nhiên bao gồm các quần xã rừng rậm nhiệt đới thường xanh và các dẫn xuất thứ sinh của chúng từ trảng cỏ, trảng cây bụi đến rừng thứ sinh phục hồi tự nhiên và các thảm thực vật nhân tạo. Bản đồ thảm thực vật phản ánh được đầy đủ tính đa dạng và cấu trúc của các quần xã. Chúng được phân tích và sắp xếp theo các loạt diễn thế thứ sinh nhằm phản ánh quá trình phát triển của các hệ sinh thái trong môi trường dưới các tác động khác nhau của con người. Đây là cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái trong khu vực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam
, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 1, 2.

2. Bộ Lâm nghiệp - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, (1970-1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, 7 Tập, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Phạm Hoàng Hộ,1999-2000. Cây cỏ Việt Nam, NXB. Trẻ Tp. Hồ Chí Minh, Tập 1-3.

4. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, 1 - SH/12- 1985, tr.1 - 5.

5. Vũ Xuân Phương (2009), Báo cáo tổng kết quy hoạch phát triển trạm đa dạngsinh học Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

6. Thái Văn Trừng, 2000. Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. NXB. KH & KT, Hà Nội 2000.

7. UNESCO, 1973. International classification and mapping of vegetation, Paris.

ANALYSIS OF DIVERSITY AND VEGETATION MAPPING BIODIVERSITY STATION AREA ME LINH, VINH PHUC PROVINCE

Phan Thi Hien

Faculty of Agro-Biology, Hanoi Pedagogical University 2

Tran Van Thuy, Pham Minh Duong



Faculty of Environmental Science, Hanoi University of Science, Vietnam national University

Summary: Follow-up and evaluation the variation in time of the biological diversity of plants in the region Biodiversity Station Me Linh, Vinh Phuc aims to provide the scientific basis for the conservation and rational use is necessary. Based on the views of UNESCO (1973) has developed analytical and vegetation map with 08 types of natural plant communities, including communities of evergreen tropical forests and their secondary derivatives from grassland, scrub to secondary forests natural recovery of natural vegetation and human impact vegetation.



Keywords: vegetation, natural vegetation, human impact vegetation, …


Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,
hoithao -> KHẲng đỊnh chi cosmianthemum và loài cosmianthemum knoxiifolium (C. B. Clarke) B. Hansen thuộc họ Ô RÔ (acanthaceae) CÓ phân bố Ở việt nam

tải về 60.83 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương