PHÂn tích diễn biến thị trưỜng rau- quả CÁc tỉnh phía nam tháng 8-2005



tải về 53.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích53.33 Kb.
#16157
PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG RAU- QUẢ CÁC TỈNH PHÍA NAM THÁNG 8-2005

≈≈≈
Nguyễn Mai Oanh

VP Trung tâm Tin học tại tp HCM
Nét chung của thị trường rau quả các tỉnh Nam bộ tháng 8 năm 2005 có nhiều biến động theo xu hướng giảm giá nhiều mặt hàng do có sự cạnh tranh gay gắt của nhiều chủng loại rau quả ngoại nhập dù lượng tiêu thụ rau quả theo nhiều số liệu thông báo đều cho thấy là có xu hướng tăng lên so với các tháng trước và so với cùng kỳ năm trước.


  1. Diễn biến thị trường một số loại rau quả:

  • Trái cây:

Các mặt hàng trái cây trồng phổ biến ở các tỉnh Phía Nam, được các chợ đầu mối trái cây thu mua với số lượng lớn trong tháng 8 hết sức đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm nổi tiếng vẫn được thương lái quan tâm như nhãn xuồng cơm vàng (XCV), cam sành, cam mật, chuối, măng cụt, sầu riêng, bưởi Năm roi, lồng mứt (sa pô), chôm chôm….trong tháng 8 một số trái cây có số lượng giao dich tăng lên như quả bơ, mãnh cầu tròn, mít, ổi, cóc …do những sản phẩm này đang vào vụ thu hoạch rộ. Tuy nhiên hầu như tất cả các mặt hàng trái cây trong tháng 8 đều có xu hướng giảm giá.

Điển hình trong các mặt hàng giảm giá mạnh khá nổi bật trong tháng 8 tại Nam bộ là dưa hấu. Dưa hấu là sản phẩm trái cây góp phần tăng đáng kể thu nhập cho nông dân nhiều vùng thuộc Nam bộ trong vài năm trở lại đây. Loại trái cây này có ưu điểm là có thể trồng được hầu hết mọi tháng trong năm nên ngoài những vùng đất bãi có khả năng trở thành vùng dưa chuyên canh, dưa hấu còn là cây luân canh trên đất lúa nên góp phần gia tăng đáng kể nguồn thu đối với các hộ nông dân.Tuy nhiên, cũng như các cây trồng khác, dưa hấu luôn gặp trở ngại ở khâu tiêu thụ khiến sản xuất luôn ở tình trạng bấp bênh.

Đồ thị 1 dưới đây cho thấy giá dưa tại khu vưc chợ đầu mối dưa đi khắp cả nước và sang các nước lân cận như Trung quốc, Campuchia…đó là chợ Thủ thừa (Long an) đã giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 2.000đ/kg, trong khi giá tháng 7 được trung bình 2.500đ/kg. Mức giá này gần bằng giá tháng 4 là tháng có giá thấp nhất kể từ đầu năm.

Không chỉ tại Long an, tại Tiền giang, Cần thơ v.v. - những cùng trồng dưa chuyên canh lớn ở khu vực Phía Nam, giá dưa nhìn chung cũng giảm tương tự. Tại chợ Tân hiệp (Tiền giang) , dưa loại ngon nhất cũng chỉ được thương lái thu mua với giá khoảng 1.900đ/kg. Sự tụt dốc của giá dưa hấu ở Nam bộ có tác động không nhỏ tới doanh số ngành sản xuất rau quả khu vực Phía Nam nói chung do dưa là một trong những mặt hàng có số doanh thu cao ở nhiều địa phương thuộc vùng ĐBSCL.


Đồ thị 1: Diễn biến giá dưa hấu loại 1 tại Long an từ tháng 1 đến tháng 8/2005

Mặt hàng thứ hai giảm giá phải kể đến là cam, kể cả cam sành và cam mật. Thông thường cam trong các tháng 6,7,8 là cam trái vụ nên được giá cao vì sản lượng ít trong khi nhu cầu tiêu dùng lại luôn có xu hướng tăng cao. Tuy nhiên, trong tháng 8 giá cam vẫn có chiều hướng đi xuống, đặc biệt ở nửa cuối tháng 8.Nếu như cuối tháng 7, giá cam sành loại đặc biệt vẫn duytrì khoảng 19.000đ/kg tại 2 vùng trồng cam chuyên canh với diện tích lớn ở Nam bộ là Vĩnh long và , thì cuối tháng 8giá cam tại Tiền giang chỉ còn khoảng 13.000đ/kg, tại Vĩnh long còn 11.000đ/kg (Đồ thị 2).


Đồ thị 2: Gía cam sành loại 1 tháng 8/2005 tại Tiền giang và Vĩnh long


Trong số ít mặt hàng tăng giá trong tháng 8, có mặt hàng dứa. Đồ thị so sánh giá dứa quả trung bình từ đầu năm đến nay dưới đây cho thấy giá dứa tại chợ Gò quao ( Kiên giang) đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay, trung bình 1.100đ/kg ở giống Queen loại đặc biệt, tăng gần gấp đôi so với tháng 6, tháng có giá thấp nhất trong năm. Thông tin của điều tra viên tại Tiền giang cũng cho biết trung tuần tháng 8, giá dứa ( chủ yếu giống Cayen) tươi thu gom đầu bờ tại Tiền giang đạt mức kỷ lục 1.450đ/kg. Mức giá này tăng gấp ba lần và tăng gần gấp đôi mức giá bình quân 6 tháng trở lại đây ở các vùng trồng dứa chuyên canh thuộc Tiền giang.


Đồ thị 3: Gía dứa tươi loại đặc biệt tại Kiên giang từ tháng 1 đến tháng 8/2005



  • Rau củ:

Tương tư như tình trạng của trái cây, giá rau củ các loại sản xuất ở các tỉnh Phía Nam trong tháng 8 xuống dốc nhanh chóng dù chủ loại vẫn rất đa dạng. Gía giảm rõ nét nhất là các loại rau thuộc loại rau mùa hè ( Nam bộ còn gọi rau rẫy). Quan sát diễn biến của rau cải xanh- một trong những loại rau luôn về các chợ đầu mối rau quả hàng ngày với sản lượng lớn do nhu cầu tiêu thụ mạnh ( bảng 1) ta thấy khá rõ nét giá rau tháng 8 đã xuống thấp nhất từ đầu năm tới nay. Gía chỉ còn đạt phân nửa so với thời điểm được giá cao nhất là tháng 5, tháng 6. Diễn biến này cũng tương tự với nhiều mặt hàng rau củ khác như bí xanh, cải ngọt, khổ qua, v.v.

Bảng 1: Diễn biến giá rau cải xanh qua các tháng tại chợ Tam bình (TP HCM)


 

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Ngày 1

 

2500

2000

3000

 

5000

2000

1300

Ngày 5

2700







2700

 




2000

1500

Ngày 10

2500




3000




3500

3500




1400

Ngày 15




2700

3000

2700




2500

1800

1800

Ngày 20

2500

 




2300

4500

3500

2000




Ngày 25

3,000

 

3000

2500

4500




1800

1500

Ngày 30

 

 

3000

 

4500

2000

 

1800

Với rau xứ lạnh trồng nhiều ở các vùng chuyên canh Đà lạt, giá rau không bị xuống như các loại rau hè nhưng nhìn chung đứng giá và sản lượng về các chợ đầu mối không nhiều do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại rau củ từ Trung quốc như su hào, cà rôt, tây, hành tây….Gía bắp cải giữ mức ổn định 1.500đ/kg; cà chua 2.500đ/kg; đậu Hà lan khoảng 11.000-12.000 gần như suốt tháng 8

Vẫn như nhiều tháng trước, giá các loại rau an toàn thuộc loại rau mùa hè ( Nam bộ còn gọi rau rẫy) ít biến động do các HTX sản xuất rau an tòan đã ký hợp đồng tiêu thụ trước nên có kế hoạch xuống giống. Tuy nhiên, quan sát một số mặt hàng cũng thấy có biểu hiện giảm nhẹ ví dụ: rau muống giá giảm từ 3.500đ/kg xuống 3.200 đ/kg, bí đỏ giảm từ 3.000 xuống 2.800đ/kg v.v.


  1. Phân tích sự biến động thị trường:

  • Thị trường trái cây:

- Dưa hấu: Lý giải cho sự xuồng giá của dưa hấu, các điều tra viên cho biết tháng 8 là tháng mưa nhiều ở khu vực Nam bộ đã ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng dưa. Dưa thường nhạt vì nhiều nước, màu sắc không đỏ đẹp nên không được ngưới tiêu dùng ưa chuộng chưa kể dưa hấu là mặt hàng trái cây giải nhiệt nhưng ở nước ta tháng 8 thời tiết chuyển sang mát mẻ khiến nhu cầu giải khát giảm bớt. Mặt khác trên thị trường thời gian gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều loại dưa khác có chất lượng phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hơn như dưa Kim Cô Nương, dưa Lưới v.v. Những giống mới này có nguồn gốc từ Thái lan, được trồng ở Việt nam, thường có hưong vị thơm ngon, ngọt hơn tuy giá có cao hơn rất nhiều ( thường cao gấp 5 lần dưa hấu), nên tuy các giống dưa hấu trồng ở Nam bộ gần đây đã là những giống mới, chất lượng hơn hẳn các giống dưa tròn trồng phổ biến cách đây 3-5 năm nhưng trước thị hiếu thay đổi, dưa hấu đỏ đã bắt đầu vấp phải sự cạnh tranh. Người sản xuất vì nhiều lý do có thể chưa bắt kịp được với nhu cầu thị trường khiến lợi nhuận trồng dưa bắt đầu giảm sút.

- Dứa: Về sự biến động theo hướng tăng lên của giá dứa, số liệu chi tiết của điều tra viên gửi về hàng ngày cho thấy thực chất giá dứa tại Kiên giang đã bắt đầu tăng lên từ nửa cuối tháng 7. Nguyên nhân theo báo cáo là do dứa bán tại Kiên giang chủ yếu là cho các nhà máy chế biến hoa quả. Tháng 7 và 8 các nhà máy chế biến nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu nên đẩy mạnh việc thu mua. Tuy nhiên, cũng do yêu cầu xuất khẩu cần dứa nguyên liệu có chất lượng tốt ( trái to, đồng đều) phục vụ cho các hợp dồng chế biến dứa khoanh, dứa lát nên giá chỉ tăng ở dứa loại đặc biệt và loại 1. Thực tế dứa loại 2, loại 3 có giao động phục vụ cho các hợp đồng chế biến nước ép nhưng sự biến động gần như rất ít, chỉ giao động trong khoảng 700-800đ/kg trong các tháng qua.

Một nguyên nhân khác khiến dứa được giá, theo nhận định của Viện CĂQMN (1) là do nông dân trồng dứa đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật. Do tháng 6 vừa qua giá dứa xuống quá thấp do cả vùng trồng dứa đồng loạt xử lý ra hoa khiến dứa chín hàng loạt, sản lượng vượt trần tiêu thụ làm nhiều người sản xuất dứa bị điêu đứng. Rút kinh nghiệm, nhà vường trồng dứa xác định diện tích sản lượng có thể cho thu hoạch trong tháng 8,9 tối đa từ đó xử lý đủ lượng dứa cho thị trường khiến giá dứa không bị giảm.



- Cam: nguyên nhân chủ yếu khiến giá cam giảm mạnh có thể là do chất lượng cam giãm sút khiến người tiêu dùng quay lưng. Theo thông tin của Báo Nông nghiệp Việt nam (2), chỉ riêng huyện Trà ôn của tỉnh Vĩnh long đã có tới trên 1200ha cam sành bị bện vàng lá không thể cho thu hoạch trái hoặc cho trái nhỏ, khô. Viện CĂQ MM cũng đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng bệnh đang lan rộng khắp các vùng trồng cam quýt Nam bộ. Bệnh hại cam khiến sản lượng cam loại chất lượng cao ( loại đặc biệt) giảm sút và cho sản lượng rất ít đã khiến giá cam càng đi xuống nhường chỗ cho cam ngoại nhập từ Trung quốc, Australia…chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng trong nước.

  • Thị trường rau các loại:

Lý giải chung cho sự giảm hoặc đứng giá của hầu hết các mặt hàng rau củ ở Nam bộ trong tháng 8 chủ yếu là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Sản xuất rau củ có thời gian đầu tư ngắn, tháng 8 lại là tháng co thời tiết hết sức thuận lợi cho sản xuất các chủng loại rau mùa hè do mưa nhiều, đủ nước tưới cho các vùng rau chuyên canh nên sản lượng rau sản xuất đưa vào thị trường tăng mạnh, bên cạnh đó các loại rau từ Trung quốc lại ồ ạt xâm nhập thị trường các tỉnh Phía Nam làm cho giá rau đi xuống.

Gía rau an toàn tương đối ổn định nhưng rất khó tăng giá do sản lượng đang có chiều hướng giảm một phần do có thông tin về chất lượng thực chất của các loại rau an toàn một phần do tập quán phần đông người tiêu dùng chủ yếu vẫn sử dụng các loại rau thông thường trong khi công tác tiếp thị quảng bá RAT không thuộc về chủ thể nào và không ai chiu trách nhiệm thực sự cho thương hiệu RAT sản xuất ở các vùng rau chuyên canh của các tỉnh Phía Nam khiến người tiêu dùng không tin tưởng dẫn đến việc tiêu thụ RAT khó có thể có mức đột phá dù có nhiều ưu điểm về tổ chức sản xuất.



  1. Kết luận:

Chưa có một nghiên cứu, phân tích nào dựa trên kết quả điều tra nghiêm túc và qui mô về đặc tính tiêu thụ của những mặt hàng rau quả nội địa trong thời gian gần đây . Tuy nhiên, một kết luận mang tính định tính của Viện Cơ điện và CBNLS (3) cho biết người tiêu dùng rau quả, đặc biệt ở các thành phố lớn, đang có xu hướng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả trái vụ. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm này. Đối với thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ rau quả vẫn theo xu thế tập trung vào các loại rau trái đặc sản của xứ nhiệt đới. Điều đó lý giải phần nào cho những diễn biến thất thường về giá cả nhiều loại rau quả Nam bộ trong tháng 8 năm nay so với các tháng trước và so với năm truớc. Các mặt hàng rau quả của Nam bộ có xu hướng giảm giá đa số ta đều thấy đó là những sản phẩm chính vụ khiến sản lượng

thu hoạch quá dư thừa lại cộng thêm chất lượng không cạnh tranh nổi với nhiều sản phẩm rau quả ngoại nhập ( trường hợp dưa hấu, xoài, măng cụt, sầu riêng, cà rốt, khoai tây v.v.) là những minh chứng điển hình.

Từ sự biến động của giá dứacàng giúp ta khẳng định thêm rằng để sản phẩm rau quả có được chỗ dứng vững chắc trên thị trường ( mà theo dự báo đang ngày càng cạnh tranh quyết liệt), ngành rau quả cần gấp rút xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất

cho từng ngành hàng cụ thể, thực hiện nhiều biện pháp từ đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học tới việc đầu tư nhiều hơn cho việc nghiên cứu thị trường mới có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường để từ đó quay trở lại hoạch định con đường đi cụ thể cũng như điều tiết thị trường cho từng sản phẩm cụ thể thì ngành rau quả mới có thể hy vọng có được chỗ đứng vững chắc trong bối cảnh chuẩn nông nghiệp Việt nam bị bước vào hội nhập trong một ngày gần đây.


Nguyễn Mai Oanh

Chú thích:

(1)Bản tin Thị trường CĂQ 7-8/2005, Viện CĂQMN.

(2)Báo Nông nghiệp VN 26/7/2005.

(3) B/C “KHCN phục vụ bảo quản chế biến rau hoa quả ở nuớc ta- Tồn tại và những định hướng trong thời gian tới”- Viện CĐ-CBNLS, Tại Hội nghị Định hướng phát triển ngành RQ Việt nam 31/8/2005, Tiền giang,

tải về 53.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương