PHẦn mở ĐẦU



tải về 174.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích174.27 Kb.
#39444

PHẦN MỞ ĐẦU


  1. Tính cấp thiết của đề tài

DN của Việt Nam hiện nay chủ yếu là DNNVV chiếm 97,6% tổng số DN (trong đó 37,1% DNNVV hoạt động trong lĩnh vực SX), đóng góp gần 40% GDP, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm…. Các DN này đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Xác định rõ vai trò đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến phát triển các DNNVV bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm “đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và KD thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Tuy nhiên, theo nhiều đánh giá, nhiều DNNVV của VN hoạt động chưa hoặc kém hiệu quả, nhiều DN làm ăn thua lỗ phải giải thể, phá sản. Theo một khảo sát của Tổng cục Thống kê năm 2014 công bố gần 70% DN cho rằng hoạt động SXKD kém hiệu quả, trong đó 30% nguyên nhân do thiếu vốn và cơ chế chính sách chủ yếu do 4 nguyên nhân chính: (i) DN Việt phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu; (ii) DN Việt chủ yếu là DNNVV, có vốn đầu tư thấp, tay nghề, trình độ quản lý SXKD thấp; (iii) DN Việt nhỏ bé về quy mô nên tâm lý của các ông chủ cũng dễ dàng buông xuôi khi gặp khó khăn; và cuối cùng (iv) công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo quản lý lao động còn yếu kém, công tác quản lý hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ ở nước ta còn nhiều hạn chế, còn thua kém các nước khác rất nhiều. Như vậy một trong những nguyên nhân chủ yếu DNNVV của VN là do chính nội lực từ quản lý điều hành tới trình độ nhân lực trong DN còn hạn chế.

Trên thế giới, qua quá trình SX và lưu thông sản phẩm hàng hóa, phát triển từ SX thủ công đơn giản đến SX hàng loạt, tiếp đến là SX đáp ứng được những thay đổi của khách hàng – SXTG với nhiều phương pháp quản trị được áp dụng và đúc kết phát triển thành “QTTG”. Sau thành công của Toyota với hệ thống SX Toyota – TPS, nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn đã khẳng định lợi ích mà QTTG mang lại cho DN là rất lớn.

Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007 và sắp tới 1/1/2016 Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực, áp lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng gay gắt hơn. Các DN Việt Nam cần phải tìm ra các giải pháp hoặc liên kết tăng quy mô hoạt động về chiều rộng và chiều sâu và đồng thời áp dụng các phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến trong SXKD nhằm nhận diện các lãng phí từ đó cắt giảm chi phí lãng phí, nâng cao năng lực SX và chất lượng, đảm bảo sự thân thiện bền vững với môi trường và tập trung chính xác vào những gì khách hàng mong muốn.

Một số tổ chức như VCCI, Trung tâm năng suất và chất lượng, hiệp hội DNNVV… đã triển khai nhiều chương trình tư vấn, hội thảo, đào tạo về QTTG, nhưng nhiều DN Việt chưa quan tâm và áp dụng QTTG, một số ít DNNVV của VN đã và đang áp dụng QTTG trong quản lý và điều hành nhưng chưa hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Nguyên nhân một phần do chưa nghiên cứu kỹ và chưa hiểu sâu về bản chất của phương pháp quản trị này.

Nhiều tác giả quan tâm đến áp dụng QTTG ở Việt Nam nhưng số lượng nghiên cứu còn rất hạn chế, mang tính nhỏ lẻ, chưa hệ thống. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tác giả nào nghiên cứu để xây dựng mô hình QTTG áp dụng vào các DNNVV trong lĩnh vực SX phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu về QTTG áp dụng vào các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam là việc làm cần thiết để xem xét, đánh giá và tìm ra được hướng đi mới về áp dụng QTTG để đạt kết quả tối ưu và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của đối tượng này.

Xuất phát từ thực tế khách quan này, trước tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về QTTG, luận án mong muốn nghiên cứu sâu về tình hình cụ thể của các DNNVV của VN khi áp dụng QTTG: những khó khăn và thuận lợi; các nhân tố và mức độ ảnh hưởng; đề xuất các giải pháp để thúc đẩy áp dụng QTTG vào các DNSX NVV phù hợp với đặc điểm của DN tại Việt Nam đồng thời cũng là hệ thống tài liệu giúp các DN chưa áp dụng tham khảo, nghiên cứu khi đưa vào thực hiện, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho DN, giúp các DN phát triển bền vững, đóng góp chung vào xây dựng nền kinh tế đất nước.


  1. Mục tiêu nghiên cứu

    1. Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp chính nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG phù hợp với đặc điểm các DNSX NVV của Việt Nam.

    1. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Phân tích lý thuyết căn bản QTTG và kinh nghiệm của các DN trên thế giới khi áp dụng QTTG.

Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam: Công cụ áp dụng QTTG và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng QTTG.

Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp chính để thúc đẩy việc áp dụng QTTG phù hợp với đặc điểm các DNSX NNV của Việt Nam.

  1. Câu hỏi nghiên cứu

    1. Câu hỏi nghiên cứu chính

Giải pháp gì trong nội bộ DNSX NVV của VN nhằm thúc đẩy việc áp dụng lý thuyết QTTG phù hợp với điều kiện Việt Nam?

    1. Câu hỏi nghiên cứu phụ

Câu hỏi 1: Cơ sở khoa học của việc áp dụng QTTG trong DN và bài học kinh nghiệm áp dụng QTTG trên thế giới?

Câu hỏi 2: Thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của VN và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng QTTG?

Câu hỏi 3: Giải pháp thúc đẩy các DNSX NNV trong việc áp dụng QTTG tại Việt Nam?

  1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

    1. Đối tượng nghiên cứu

Các công cụ của QTTG đang được áp dụng tại các DNSX NVVcủa Việt nam ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG.

Phương pháp của QTTG được áp dụng tại các DNSX NNV của Việt Nam (quy trình áp dụng, phương thức kiểm tra đánh giá, cơ cấu tổ chức) ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG.



    1. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam đã và đang áp dụng QTTG luận án tiến hành lựa chọn 150 DNNVV trong lĩnh vực SX đã và đang áp dụng QTTG tập trung tại khu vực phía Bắc Việt Nam và được phân thành các nhóm DNSX NVV thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ chủ yếu thuộc ngành công nghiệp cơ khí và chế tạo, nhóm các DNSX NVV trong ngành công nghiệp xây dựng và hàng tiêu dùng và nhóm các DNSX NVV trong ngành nông nghiệp và sản xuất khác.

Về Thời gian: Nghiên cứu việc áp dụng QTTG của các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam từ năm 2000 đến nay được phân nhóm thành: (i) Các DN áp dụng QTTG dưới 5 năm; (ii) Các DN áp dụng QTTG từ 5 năm đến 10 năm và (iii) Các DN áp dụng QTTG trên 10 năm.

    1. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng nhằm phân tích thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV và phân tích so sánh trường hợp áp dụng thành công QTTG tại VN. Phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích các biến nhân tố tác động đến việc áp dụng hiệu quả QTTG trong bối cảnh của Việt Nam.

  1. Đóng góp của luận án

Một là: Luận án hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về QTTG; các công cụ và phương pháp trong QTTG trên thế giới thường được áp dụng tại DN. Hiệu quả và bài học kinh nghiệm của các DN trên thế giới khi áp dụng QTTG. Nền tảng lý thuyết này sẽ là cơ sở để các nhà quản lý thực tiễn tìm hiểu về QTTG và để giới học thuật triển khai các nghiên cứu ứng dụng QTTG tại Việt Nam.

Hai là: Luận án phân tích thực trạng việc áp dụng QTTG của các DNNVV trong lĩnh vực SX của VN được thu thập và tổng hợp trong nghiên cứu này, xây dựng và kiểm chứng mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNNVV của Việt Nam. Do vậy, luận án cung cấp bằng chứng chứng thực về hiện trạng áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam, cụ thể là những điểm thành công, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng QTTG tại DN kết hợp bài học của một số DN điển hình khi áp dụng QTTG. Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng: mức độ và chiều hướng tác động. Kết quả của nghiên cứu được đặt trong bối cảnh áp dụng của các DNSX NVV của VN với đặc thù của DN, đặc điểm nguồn lao động, văn hóa quốc gia.

Ba là: luận án nghiên cứu đề xuất phương pháp áp dụng QTTG phù hợp với điều kiện của DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam (5S, Kaizen, Quản lý trực quan, Jidoka và các công cụ khác) thông qua việc đối chiếu giữa những lợi ích mong muốn của DN khi áp dụng QTTG, từ đó đưa ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp ngày cũng như khuyến nghị đối với chính sách quản lý chung và các bên liên quan có gắn lợi ích với DN nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG vào các DNSX NVV của Việt Nam.

  1. Kết cấu của luận án: Luận án gồm 2 phần 5 chương

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QTTG


    1. Nghiên cứu về hiệu quả áp dụng QTTG

Các nghiên cứu chỉ ra 7 lợi ích từ việc áp dụng QTTG (1) QTTG giúp cắt giảm lãng phí; (2) QTTG giúp giảm thiểu sai sót về lỗi (3) QTTG giúp giảm giá thành sản phẩm; (4) QTTG giúp nâng cao chất lượng sản phẩm; (5) QTTG giúp nâng cao năng suất lao động; (6) QTTG giúp DN nâng cao lợi thế cạnh tranh; (7) QTTG giúp DN phát triển bền vững.

    1. NC về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng QTTG

Các nghiên cứu đã chỉ ra 17 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp QTTG và được nhóm thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng gồm: (1) Nhóm nhân tố “Lãnh đạo” gồm các yếu tố: Cam kết áp dụng QTTG của lãnh đạo; Khả năng của lãnh đạo; Sự am hiểu của lãnh đạo DN cũng như cổ đông; Truyền thông nội bộ từ ban giám đốc tới cán bộ nhân viên; Tầm nhìn và chiến lược của lãnh đạo khi áp dụng QTTG; (2) Nhóm nhân tố “Nhân viên” gồm các yếu tố: Khả năng làm việc và kết nối nhóm của nhân viên; Sự chủ động tham gia của công nhân viên áp dụng QTTG; Trình độ và khả năng tiếp thu của nhân viên; Kiến thức của nhân viên về triển khai quản lý dự án QTTG; Hoạt động đào tạo nhân viên về QTTG; (3) Nhóm nhân tố “Chính sách” gồm các yếu tố: Chính sách nhân sự; Quản lý hoạt động KD theo quy trình; Hệ thống quản lý đánh giá hiệu quả lao động; Hệ thống quản lý theo chuỗi giá trị; và nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN” gồm các yếu tố: Văn hóa và cơ cấu tổ chức DN; Hệ thống kế toán và Tiềm lực tài chính cho dự án QTTG

    1. Khoảng trống nghiên cứu và dự kiến khung phân tích

      1. Khoảng trống nghiên cứu

Nhiều NC trên thế giới đã chứng minh áp dụng QTTG tạo hiệu quả tại DN và nhiều DN đã thành công khi áp dụng. Một số tổ chức như VCCI, TT năng suất và chất lượng, hiệp hội DNNVV… đã triển khai nhiều chương trình tư vấn, hội thảo, đào tạo về QTTG, nhưng nhiều DN VN chưa quan tâm và áp dụng QTTG, một số ít DNNVV VN đã và đang áp dụng QTTG nhưng chưa hiệu quả hoặc hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân một phần do chưa NC kỹ và chưa hiểu sâu về bản chất của phương pháp quản trị này. Nhiều tác giả quan tâm đến áp dụng QTTG ở VN nhưng số lượng NC còn rất hạn chế, mang tính nhỏ lẻ, chưa hệ thống. Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có tác giả nào NC để xây dựng mô hình QTTG áp dụng vào các DNNVV trong lĩnh vực SX phù hợp với điều kiện của VN. Do đó, việc thực hiện NC về QTTG áp dụng vào các DNNVV trong lĩnh vực SX của VN là việc làm cần thiết để xem xét, đánh giá và tìm ra được hướng đi mới về áp dụng QTTG để đạt kết quả tối ưu và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của đối tượng này là khoảng trống luận án NC.

      1. Khung phân tích dự kiến

Với 17 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG đã được các NC, luận án dự định kiểm chứng những nhân tố này vào hoàn cảnh của VN. Tổng hợp những nhân tố có ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng QTTG thành các nhóm nhân tố như sau: (1) “Lãnh đạo”; (2) “Nhân viên”; (3) “Chính sách quản lý” (4) “Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN” và xây dựng khung phân tích dự kiến. Bốn nhóm nhân tố này cũng là cơ sở để đưa ra mô hình nghiên cứu luận án đề xuất và kiểm chứng.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN


    1. Giới thiệu, lịch sử ra đời của QTTG

Khởi nguồn từ lý thuyết phân công lao động của Adam Smith cho rằng thời gian SX được cắt giảm khi phân công một công việc lớn cho nhiều người làm. Vào những năm 1900, Federich Taylor đã NC các phương pháp và công cụ như: Tiêu chuẩn hóa công việc, thời gian và thao tác chuẩn để áp dụng cho SX đơn chiếc. Henry Ford (1930) đã đề cập tới dây chuyền lắp ráp và SX theo dây chuyền nhằm tạo dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình SX, chuẩn hóa các qui trình và loại bỏ lãng phí. Kiichiro Toyoda (1894-1952) áp dụng ý tưởng về JIT để đưa vào dây chuyền SX của Toyota. Edward Deming (1900-1993) đưa ra quy trình vòng PDCA. Đến Taiichi Ohno là người kế thừa được tất cả các lý thuyết quản trị từ trước tới để xây dựng lên hệ thống SX của Toyota (TPS). Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, SXTG được nhiều nhà quản trị Mỹ lựa chọn để nâng cao hiệu quả KD.

Đến năm 2000, James Womack cho ra đời cuốn sách đầu tiên về SXTG: “Cỗ máy làm thay đổi thế giới” và đưa ra khái niệm “SX tinh gọn” (Lean manufacturing). Đồng thời, cuốn sách đưa ra các chỉ dẫn giúp nhà quản trị hiểu và áp dụng QTTG tại DN.



    1. Khái niệm

      1. Khái niệm DNNVV

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, (2005), DNNVV là các công ty độc lập có sử dụng ít hơn so với một số lượng nhất định của nhân viên,This number varies across countries. số này thay đổi theo từng nước. Financial assets are also used to define SMEs.Tài sản, tài chính cũng được sử dụng để xác định DNNVV.In the European Union, a new definition came into force on 1 January 2005 applying to all Community acts and funding programmes as well as in the field of State aid where SMEs can be granted higher intensity of national and regional aid than large companies.

Ở Việt Nam, tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ quy định: DNNVV là cơ sở KD đã đăng ký KD theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm.



      1. Khái niệm QTTG

Năm 1996, trong cuốn sách “Tư duy tinh gọn”, James Womack và Daniel Jones định nghĩa QTTG theo yếu tố, SX hướng tới sự hoàn hảo xuất phát từ khái niệm của SXTG: là một hệ thống các phương pháp áp dụng trong SX nhằm hạn chế tối đa sự lãng phí thông qua tập trung vào chính xác những gì khách hàng mong muốn.

Nhiều nghiên cứu khác trên cơ sở phát triển, phân tích khái nhiệm SXTG của James Womack đưa ra khái nhiệm QTTG như Tapping, D., Luyster, T., & Shuker, T. (2002); Shah, R. and Ward, P.T. (2003); Liker (2004); Taj, S. and Berro, L. (2006); Alves, A.C., Dinis-Carvalho, J. and Sousa, R.M. (2012), Nguyễn Đăng Minh và cộng sự (2013)…. Tổng kết các nghiên cứu, có thể nói “QTTG” là tư duy quản trị tiên tiến, thông qua sử dụng các công cụ và phương pháp khác nhau được áp dụng trong hoạt động SXKD phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực và môi trường, cùng phát huy trí tuệ của mỗi cá nhân góp phần tích cực vào quá trình cải tiến liên tục, nhằm tăng năng suất lao động, giảm thiểu tối đa lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận, cải thiện môi trường giúp DN phát triển bền vững.



    1. Các công cụ chính của QTTG

Các công cụ chính của QTTG: 5S, Kaizen, QLTG, Jidoka …

5S: bắt nguồn từ 5 từ trong tiếng Nhật đó là Seiri - Sàng lọc, Seiton - Sắp xếp, Seiso - Sạch sẽ, Seiketsu - Săn sóc và Shitsuke - Sẵn sàng, được sử dụng làm nền tảng cho việc phát triển hệ thống quản lý tập trung song song với sử dụng quản lý chất lượng tổng thể.

Kaizen theo triết lý KD của người Nhật theo Kaizen, có nghĩa là cải tiến liên tục. “Kai” trong tiếng Nhật là thay đổi và “Zen” có nghĩa là tốt hơn. Kaizen có nghĩa là cải tiến hơn và sự cải tiến liên tục này được thực hiện bởi tất cả nhân sự của công ty, từ giám đốc tới nhân viên.

QLTQ là phương pháp tạo ra môi trường thông tin phong phú bằng cách sử dụng các phương tiện hiển thị như tín hiệu, hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu… tác động trực tiếp tới một hoặc nhiều giác quan của con người bao gồm thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác. QLTQ khởi nguồn được áp dụng tại các nhà máy SX, tuy nhiên nguyên tắc quản lý này có thể được áp dụng ở bất cứ nơi đâu.

Jidoka xuất phát từ ý tưởng tự động dừng dây chuyền SX khi bị lỗi của Toyota trở thành một trong những kỹ thuật trụ cột của TPS. Shigeo gọi đó là tiền tự động hóa.

Các công cụ khác: Dây chuyền một sản phẩm;Giải quyết vấn đề;Mức sản xuất;Sơ đồ chuỗi giá trị; Poka Yoka’; JenJidoka…



    1. Thực tế và bài học kinh nghiệm áp dụng QTTG trong DNNVV của một số nước châu Á

      1. Thực tế áp dụng QTTG của một số nước châu Á

Luận án xem xét NC Áp dụng QTTG trong DNNVV tại Singapore qua NNC chuyên sâu của Rodgers và Wong (1996); NC Áp dụng QTTG tại DNNVV của Thái Lan theo NC của Karn, (2009); NC Áp dụng QTTG tại DNNVV của Malaysia của tác giả Rose et al. (2011); NC Áp dụng QTTG tại DNNVV của Ấn độ của Nitin Upadhye và cộng sự (2009)

      1. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tế áp dụng QTTG tại các DNNVV của một số nước Châu Á có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam khi áp dụng QTTG có thể rút ra các bài học: Một là: Lý thuyết QTTG có thể được chuyển giao và áp dụng trên phạm vi toàn thế giới trong đó có VN. Hai là: Các DNNVV VN cũng có thể áp dụng lý thuyết QTTG và nên bắt đầu với những phương thức đòi hỏi ít vốn đầu tư, đơn giản và khả thi. Ba là: Các DNNVV VN cần nắm vững bản chất của triết lý QTTG trước khi triển khai trong thực tế. Bốn là: Các DNNVV VN không thể nóng vội trong việc áp dụng QTTG. Năm là: Mỗi DNNVV VN cần tìm ra một cách thức riêng biệt để triển khai áp dụng QTTG tại DN mình.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


    1. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp kết hợp định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng nhằm phân tích thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV và phân tích so sánh trường hợp áp dụng thành công QTTG tại VN thông qua việc điều tra và phỏng vấn chuyên sâu. Phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích các biến nhân tố tác động đến việc áp dụng hiệu quả QTTG trong bối cảnh của VN thông qua việc sử dụng: Thống kê mô tả, phân tích khám, kiểm định thang đo và phân tích hồi quy.

    1. Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết và điều tra mẫu: Luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp để tổng hợp phân tích cơ sở lý thuyết QTTG được áp dụng cho các DNSX NVV và kinh nghiệm áp dụng QTTG tập trung ở các nước khu vực Châu Á.

Bước 2: Phân tích thực trạng, kiểm định mô hình: Phân tích thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV tại VN, phân tích so sánh trường hợp điển hình DNSX NVV VN trước và sau khi áp dụng QTTG; Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của VN

Bước 3: Thảo luận, đề xuất kiến nghị: đưa ra những thảo luận, khuyến nghị nhằm thúc đẩy hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của VN.

    1. Mẫu nghiên cứu

Luận án tiến hành lựa chọn 150 DNNVV trong lĩnh vực SX đã và đang áp dụng QTTG tập trung tại phía Bắc VN và một số vùng khác làm mẫu nghiên cứu cụ thể phân thành: Các nhóm (1) các DN thuộc lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, (2) các DN trong ngành công nghiệp XD và SX hàng tiêu dùng và (3) các DN trong ngành SX nông nghiệp và khác.

    1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận án sử dụng hai phương pháp thu thập dữ liệu chính là điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Bảng hỏi của NC chia làm ba nội dung chính. (i) khai thác các thông tin cơ bản về DN được khảo sát cũng như người trả lời phỏng vấn. (ii) đánh giá thực trạng áp dụng công cụ và phương pháp được sử dụng phổ biến tại các DN (iii) đánh giá tầm quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả áp dụng QTTG cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Phỏng vấn sâu: Chủ yếu là các chuyên gia trong lĩnh vực QTTG và một số lãnh đạo, nhân viên trong DN đang áp dụng QTTG.

    1. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phân tích thực trạng áp dụng một số công cụ cơ bản của QTTG và các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả áp dụng QTTG. Nghiên cứu tiến hành phân tích dữ liệu thu được theo hai hướng sau: (i) Thứ nhất, dữ liệu về tình hình áp dụng một số công cụ được phân tích chủ yếu thông qua phương pháp thống kê mô tả; (ii) Thứ hai, dữ liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng QTTG được lần lượt kiểm chứng và phân tích qua các phương pháp như phân tích khám phá nhân tố (EFA), kiểm định sự tin cậy của các thang đo nghiên cứu bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích hồi quy tuyến tính.

    1. Biến NC, kiểm định khung phân tích, giả thuyết NC

      1. Biến nghiên cứu

        1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng: Dữ liệu thu được từ câu hỏi khảo sát được phân tích bằng phương pháp phân tích khám phá nhân tố (EFA) để tìm ra các nhóm nhân tố chính ảnh hưởng tới hiệu quả áp dụng QTTG. Kết quả phân tích EFA cho thấy 17 biến quan sát hội tụ thành 04 nhóm nhân tố là “Lãnh đạo”, “Nhân viên”, “Chính sách quản lý”, “ Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN”.

        2. Thang đo hiệu quả áp dụng QTTG: Với cách tiếp cận tương tự như trong việc xây dựng thang đo các nhân tố ảnh hưởng, luận án dựa vào cách thức đo lường phổ biến của hiệu quả áp dụng QTTG được NC trên thế giới để xây dựng thang đo này. Các biến quan sát được dùng để phản ánh hiệu quả áp dụng QTTG

      2. Kiểm định khung phân tích và XD giả thuyết NC

        1. Mô hình nghiên cứu: Dựa trên kết quả xây dựng các biến NC, cho thấy mô hình đã đề xuất tại chương 2 là phù hợp với điều kiện của các DNSX NVV của Việt Nam áp dụng QTTG.

        2. Giả thuyết nghiên cứu: Luận án xây dựng 4 giả thuyết NC: nhóm nhân tố có tác động tích cực tới hiệu quả áp dụng QTTG tại DN Giả thuyết H1: Nhón nhân tố “Lãnh đạo”; Giả thuyết H2: Nhóm nhân tố “Nhân viên”; Giả thuyết H3: Nhóm nhân tố “Chính sách quản lý”; Giả thuyết H4: Nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN”. Biến phụ thuộc của mô hình là “Hiệu quả áp dụng QTTG”. Thang đo của các biến đã được xây dựng thông qua phương pháp phân tích khám phá nhân tố (EFA) và kiểm định thông qua hệ số Cronbach Alpha.

    2. Đạo đức nghiên cứu: NC được thực hiện với các nguyên tắc: (i) Đảm bảo tính tự nguyện tham gia hoặc rút lui của các cá nhân vào NC; (ii) Áp dụng quy tắc ẩn danh trong điều tra để tránh xâm hại lợi ích (nếu có) của các cá nhân tham gia vào NC và (iii) Không sử dụng các dữ liệu nội bộ nếu chưa được công bố.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


    1. Bối cảnh và đặc điểm của DNNVV của Việt Nam

DN của Việt Nam hiện nay chủ yếu là DNNVV chiếm 97,6% tổng số DN trên cả nước (trong đó 37,1% hoạt động trong lĩnh vực SX), đóng góp gần 40% tổng thu nhập quốc dân, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mỗi năm…. Các DN này đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Xác định rõ vai trò đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm đến phát triển các DNNVV bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm “đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư và KD thuận lợi, lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế”.

Theo báo cáo của Hiệp hội DNNVV Việt Nam năm 2010, đánh giá DNNVV Việt Nam dễ khởi sự, bộ máy chỉ đạo gọn nhẹ và năng động, nhạy bén với thay đổi của thị trường, sẵn sang đầu tư vào các lĩnh vực mới, dễ dàng thay đổi thiết bị, đổi mới công nghệ hoạt động hiệu quả với chi phí cố định thấp. Tuy nhiên, hầu hết các DNNVV VN không được đào tạo đầy đủ, cơ bản kiến thức về kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, thiếu kinh nghiệm quản lý, tầm nhìn còn hạn chế, chưa có chiến lược kinh doanh rõ ràng, khả năng liên kết hợp tác chia sẻ thông tin kém, nhiều sự chồng chéo và thiếu minh bạch trong các quy định hành chính, nguồn lực hạn chế, xử lý thông tin nội bộ kém … trong khi các công ty nước ngoài giành rất nhiều thời gian và công sức để phát triển chiến lược nhằm đạt được mục tiêu dài hạn và phát triển bền vững. Điều này cũng ảnh hưởng đến triển khai và thực hiện các giải pháp áp dụng thành công QTTG.

Tại Việt Nam, QTTG đã bắt đầu được áp dụng trong khoảng 10 năm cuối thế kỷ XX, đến nay đã hơn 20 năm nhưng khái niệm này vẫn được coi là tương đối mới với nhiều DN.


    1. Tổng quan chung của DN áp dụng quản trị tinh gọn

Qua phân tích phiếu điều tra hợp lệ, đối tượng trả lời bảng hỏi tương đối đồng đều trong các nhóm tham gia khảo sát.

Đánh giá về sự hiểu biết chung về QTTG: Giảm thiểu lãng phí và cải tiến liên tục là hai chỉ tiêu được đánh giá cao nhất trong DN.

Về lợi ích của QTTG hơn 89% số người được trả lởi cho rằng lợi ích là giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và giảm lãng phí.

Công cụ DN sử dụng trong SX chủ yếu 5S, Kaizen được sử dụng nhiều nhất tiếp sau đó là chuẩn hóa công nghiệp và QLTQ.



    1. Tình hình áp dụng các công cụ của QTTG

      1. Áp dụng 5S: Thực trạng triển khai 5S trên cơ sở bảng hỏi, luận án tìm hiểu trên một số khía cạnh chính tại DN: hoạt động đào tạo 5S; xây dựng tiêu chuẩn 5S và đo lường đánh giá.

      2. Áp dụng Kaizen: Việc áp dụng Kaizen được đánh giá trên hai khía cạnh. Thứ nhất: hoạt động Kaizen cá nhân qua mức độ xây dựng hệ thống đề xuất ý tưởng Kaizen. Thứ hai: hoạt động Kaizen nhóm được đánh giá thông qua hoạt động xây dựng nhóm kiểm soát chất lượng ở DN. Ngoài ra mức độ áp dụng Kaizen còn được đánh giá qua hoạt động sử dụng các công cụ hỗ trợ quá trình theo dõi và đánh giá hiện trạng công việc như 7 công cụ thống kê.

      3. Áp dụng QLTQ: Đánh giá về tình hình thực hiện QLTQ của DN được đánh giá trên các nội dung: (i) Trực quan hóa chiến lược KD; (ii) Trực quan hóa tình hình SX KD; (iii) Trực quan hóa vấn đề; (iv) Trực quan hóa phương pháp làm việc và (v) Trực quan hóa ý kiến khách hàng.

      4. Các công cụ khác: Qua kết quả khảo sát, Jidoka và mức độ kết hợp của các bộ công cụ QTTG ít được DN Việt áp dụng do tính chất phức tạp của công cụ này cũng như trình độ và cơ sở hạ tầng của DN chưa đáp ứng như đánh giá thực trạng đặc điểm chung của các DNNVV của Việt Nam.

    2. Các nhân tố tác động tới hiệu quả áp dụng QTTG

      1. Kết quả hồi quy

        1. Thống kê mô tả: Người tham gia trả lời đánh giá thực trạng các yếu tố thuộc 4 nhóm và mức độ hiệu quả tương ứng của việc áp dụng QTTG. Mức độ đánh giá được thể hiện thông qua các thang đo 5 mức từ “không đồng ý” tới “rất đồng ý”.

        2. Các biến độc lập: Các biến quan sátđược đánh giá: Nhóm “lãnh đạo” được đánh giá cao nhất; tiếp đến nhóm “chính sách quản lý”, hai nhóm yếu tố xếp cuối cùng và có điểm số khá gần nhau là “cơ sở hạ tầng và văn hóa DN” và “nhân viên”.

        3. Biến phụ thuộc: Mức độ hiệu quả áp dụng QTTG được đánh giá ở mức trung bình qua các tiêu chí được khảo sát. Hai lợi ích cơ bản của QTTG được ghi nhận là giúp nâng cao năng suất lao động và cắt giảm lãng phí. Những lợi ích khác như giúp giảm thiểu sai sót, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm được đánh giá ở mức độ trung bình.

        4. Kết quả hồi quy: Sau khi phân tích khám phá nhân tố EFA, nhân số được tính một cách tự động được tính theo phương pháp này và lưu lại được sử dụng để phân tích hồi quy tuyến tính.

HQ QTTG= 0.374 LD – 0.278 NV + 0.123 QL + 0.078 CS

Kết quả từ phương trình hồi quy chuẩn hóa cho thấy trong bốn giả thuyết thì các giả thuyết H1, H3 và H4 được ủng hộ trong khi kết quả của giả thuyết H2 ngược chiều so với dự báo ban đầu (kết quả trái ngược này sẽ được lý giải chi tiết ở phần tiếp theo đặt trong bối cảnh áp dụng QTTG đặc thù của các DNNVV Việt Nam).



      1. Phân tích kết quả các nhóm nhân tố

        1. Nhóm nhân tố lãnh đạo: có tác động thúc đẩy hiệu quả áp dụng QTTG; đồng thời kết quả thống kê cũng cho thấy đây là nhân tố mà các DN được khảo sát đang thực hiện tốt.

        2. Nhóm nhân tố “Nhân viên”: có tác động ngược chiều lên hiệu quả của QTTG. Nói cách khác, đây đang là yếu tố cản trở tới hiệu quả áp dụng QTTG.

        3. Nhóm nhân tố “Chính sách quản lý”: có tác động tích cực lên hiệu quả áp dụng QTTG.

        4. Nhóm nhân tố “cơ sở hạ tầng và văn hóa DN”: có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả áp dụng QTTG

    1. Trường hợp điển hình DN áp dụng quản trị tinh gọn

Luận án chọn Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên (FOMECO) tại Thị trấn Bãi Bông, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên làm DN phân tích điển hình áp dụng QTTG. Là công ty áp dụng QTTG được cho là tương đối thành công trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và hàng cơ khí tiêu dùng. Bằng việc sử dụng phương pháp định tính để tiến quan sát khảo sát bằng bảng hỏi sau đó kết hợp với phỏng vấn chuyên sâu lãnh đạo DN và phân tích thực tế áp dụng QTTG tại Fomeco, sau 5 năm triển khai QTTG đưa ra bài học kinh nghiệm.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ


    1. Giải pháp và điều kiện thực hiện

      1. Về nhận thức, tư tưởng và triết lý thực hiện QTTG

Lý thuyết QTTG có thể được chuyển giao và áp dụng trên phạm vi toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Muốn áp dụng QTTG thành công, DN phải xây dựng nền tảng từ tinh thần và sự hiểu biết của ban lãnh đạo cũng như từng công nhân trực tiếp SX. Từng con người của tổ chức phải thấm nhuần về ý nghĩa, lợi ích của QTTG

      1. Về lộ trình áp dụng bộ công cụ QTTG

Ngay khi bắt đầu triển khai áp dụng QTTG, DN có thể áp dụng 3 công cụ chính của QTTG là 5S, Kaizen và QLTQ và có thể sớm hơn từ khi thiết kế nhà xưởng, xây dựng chiến lược để thuận lợi cho quản lý và thực hiện..

      1. Về nhóm các nhân tố tác độngtới HQ áp dụng QTTG

        1. Về các yếu tố liên quan đến nhóm nhân tố “Lãnh đạo” DN cần lưu ý thực hiện: Một là: Xây dựng đội ngũ lãnh đạo DN có cam kết dài hạn trong quá trình áp dụng QTTG và sự am hiểu về QTTG, Hai là: Lãnh đạo DN ủy quyền và nhấn mạnh vai trò của Ban trực tiếp phụ trách triển khai hoạt động QTTG, Ba là: Lãnh đạo DN xây dựng được hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả từ ban giám đốc tới công nhân, người lao động

        2. Về các yếu tố liên quan đến nhóm nhân tố “Nhân viên”: Về bản chất và thực tiễn nhân viên, người lao động đóng vai trò rất lớn trong quá trình áp dụng QTTG, DN cần: Một là: DN xây dựng đội ngũ công nhân viên tin tưởng vào lợi ích của QTTG và có ý thức chủ động tham gia vào quá trình triển khai QTTG, Hai là: DN cần chú trọng hoạt động đào tạo nhân viên của DN

        3. Về các yếu tố liên quan đến nhóm nhân tố “Chính sách” DN cần: Một là: Xây dựng cơ chế chính sách khen thưởng động viên nhân viên trong quá trình áp dụng QTTG, Hai là: Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn hỗ trợ cho việc áp dụng QTTG chi tiết tới từng phòng ban quản lý, đơn vị SX và người lao động

        4. Về các yếu tố liên quan đến nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN” DN cần: Một là: Xây dựng cơ cấu tổ chức và văn hóa DN phù hợp, tạo điều kiện để triển khai hay nói cách khác tạo văn hóa tinh gọn trong DN, Hai là: Xây dựng DN trên tinh thần đoàn kết, gắn bó của nhân viên

      2. Các nhóm giải pháp và điều kiện thực hiện khác

Cùng với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, các DN cần triển khai một số giải pháp cụ thể: Một là: DN cần xây dựng triết lý KD hướng tới lợi ích của nhiều đối tượng: nội bộ DN, khách hàng, xã hội …, Hai là: DN cần tận dụng tối đa các nguồn lực để đầu tư thỏa đáng cho dự án triển khai QTTG, Ba là: Mỗi DN cần tìm ra một cách thức riêng biệt để triển khai áp dụng QTTG tại DN mình, Bốn là: Các DN không thể nóng vội trong việc áp dụng QTTG, Năm là: Các DN nên bắt đầu với những phương thức đòi hỏi ít vốn đầu tư, đơn giản và khả thi khi thực hiện

    1. Khuyến nghị

      1. Đối với chính sách quản lý chung: khuyến nghị Các bộ, ban, ngành hay các cơ quan quản lý hay các hiệp hội ngành nghề nhằm mục đích tăng cường sự hiểu biết của DN về QTTG thông qua hoạt động: Truyền thông bài học kinh nghiệm áp dụng QTTG; Giáo dục: Nâng cao nhận thức về QTTG và lợi ích của QTTG tới DN; Tạo điều kiện cho các hiệp hội, nhà tư vấn về QTTG phát triển để làm cầu nối giữa chia sẻ kinh nghiệm của các DN đã và đang áp dụng. Hiệp hội cũng là một kênh để đào tạo và nâng cao nhận thức về QTTG trong DN; Xây dựng các chương trình liên kết đào tạo thực hành quốc tế để tạo điều kiện cho các DN Việt Nam mục sở thị các nước áp dụng mạnh mẽ và thành công QTTG; Xây dựng viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo chuyên sâu về QTTG

      2. Đối với các bên liên quan có lợi ích gắn với DN

Bản thân nhà cung cấp và khách hàng của DN là những người được hưởng lợi trực tiếp khi DN triển khai thành công và hiệu quả QTTG. Vì vậy các bên có lợi ích này cần thúc đẩy việc áp dụng QTTG thông qua những phương thức như: Lợi ích tài chính khi lựa chọn các DN bạn hàng có áp dụng QTTG; Ưu tiên sử dụng sản phẩm của các DN có áp dụng QTTG
KẾT LUẬN
  1. Tính mới, đóng góp của luận án

    1. Luận án đã làm được


Qua nghiên cứu trả lời câu hỏi chính “Giải pháp gì trong nội bộ DNSX NVV của Việt Nam nhằm thúc đẩy việc áp dụng lý thuyết QTTG phù hợp với điều kiện Việt Nam?” luận án đã nghiên cứu lý thuyết, đưa ra khái niệm về QTTG trong các DNSX NVV khẳng định QTTG là tư duy quản trị tiên tiến, xây dựng khung phân tích, mô hình nghiên cứu, thu thập điều tra phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đề “Đề xuất các giải pháp chính và khuyến nghị nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG phù hợp với các DNSX NVV của VN”.

Qua việc phân tích đặc điểm của các DNSX NVV của VN, xây dựng các biến và mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của VN, luận án ghi nhận được 5 hiệu quả chính khi áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của VN là: (i) giúp cắt giảm lãng phí; (ii) giúp giảm thiểu sai sót và lỗi; (iii) giúp giảm giá thành sản phẩm; (iv) giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và (v) giúp nâng cao năng suất lao động. Luận án kiểm chứng và ghi nhận được 17 nhân tố nội tại của DN và được chia là 4 nhóm chính để xây dựng và kiểm định thang đo là: (i) “Lãnh đạo”, (ii) “Nhân viên”, (iii) “Chính sách quản lý” và (iv) “Cơ sở hạ tầng và văn hóa DN” đúng như dự kiến khung phân tích và mô hình nghiên cứu đề xuất.

Luận án đã đề xuất một số giải pháp chính và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của VN gồm các nhóm giải pháp: (i) về nhận thức, tư tưởng và triết lý của QTTG; (ii) về Lộ trình áp dụng công cụ của QTTG trong các DN; (iii) về nhóm nhân tố tác động đến hiệu quả áp dụng QTTG và (iv) Một số giải pháp và điều kiện thực hiện khác. Ngoài các các giải pháp trên, luận án cũng đưa ra các khuyến nghị từ góc nhìn cá nhân trong DN để khuyến nghị cơ quan quản lý nơi xây dựng và quản lý chính sách, các hiệp hội cũng như các bên liên quan có gắn lợi ích với DN góp phần cùng các DN Việt Nam nâng cao hiệu quả áp dụng QTTG.

    1. Đóng góp về mặt lý thuyết


Luận án đã phân tích đưa ra khái niệm QTTG trong DN như một khái niệm mở trong QTTG tại Việt Nam.

Luận án xây dựng khung phân tích, mô hình áp dụng hiệu quả QTTG của các nhóm nhân tác động chính ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam thông qua xây dựng cách thức đo lường các nhân tố tác động và hiệu quả áp dụng QTTG, xây dựng chiều hướng tác động của các nhân tố trong bối cảnh, điều kiện và đặc điểm của các DNSX NVV của Việt Nam.

Với việc phân tích thực trạng qua số liệu nghiên cứu, luận án đã đưa ra được nguyên nhân đằng sau những thực trạng áp dụng QTTG trong các DNSX NVV của Việt Nam và đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động xấu của những nhân tố chính về lý thuyết nhằm thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả QTTG tại các DNSX NVV của VN.

    1. Đóng góp về thực tiễn


Luận án phân tích thực trạng việc áp dụng QTTG của các DNNVV trong lĩnh vực SX của Việt Nam được thu thập và tổng hợp trong nghiên cứu này, xây dựng và kiểm chứng mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QTTG trong các DNNVV của Việt Nam. Do vậy, luận án cung cấp bằng chứng chứng thực về hiện trạng áp dụng QTTG tại các DNSX NVV của Việt Nam, cụ thể là những điểm thành công, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế trong quá trình áp dụng QTTG tại DN kết hợp bài học của một số DN điển hình khi áp dụng QTTG. Phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng: mức độ và chiều hướng tác động. Kết quả của nghiên cứu được đặt trong bối cảnh áp dụng của các DNSX NVV của VN với đặc thù của DN, đặc điểm nguồn lao động, văn hóa quốc gia là bài học kinh nghiệm cho các DN khi triển khai áp dụng QTTG.

Luận án đưa ra các nhóm giải pháp với định hướng các bước áp dụng bộ công cụ của QTTG, phát triển và duy trì các nhân tố thúc đẩy hoặc khắc phục những nhân tố lực cản vì vậy khá thiết thực và chi tiết. Từ mô hình áp dụng, các DN trong thực tiễn có cơ sở để đánh giá thực trạng mức độ áp dụng của các công cụ QTTG, phân tích các nhân tố tác động đến QTTG tại đơn vị mình đồng thời tham khảo các giải pháp áp dụng.


  1. Những hạn chế tồn tại


Giới hạn nghiên cứu: Các DNSX NVV của VN đã và đang áp dụng QTTG là nhỏ so với số lượng các DNNVV của Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu: số lượng DN tham gia hạn chế; chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực SX. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng quy mô điều tra với mẫu nghiên cứu lớn hơn và đa dạng hơn.

Tham khảo các nghiên cứu quốc tế cũng như quan sát thực tiễn các DN Việt Nam để tiếp tục bổ sung và nghiên cứu các nhân tố tác động khác chưa được đề cập trong đề tài như tác động của yếu tố ngoại cảnh tới hiệu quả áp dụng, chính sách quản lý nhà nước ….

Trong khuôn khổ một luận án tiến sỹ, nghiên cứu sinh đã cố gắng xây dựng được các giải pháp chính nhằm thúc đẩy việc áp dụng QTTG phù hợp với các DNSX NVV của Việt Nam phù hợp với thực trạng và định hướng phát triển. Tuy nhiên, đề tài của luận án là một chủ đề tương đối rộng và phức tạp, mang tính liên ngành cao. Do đó còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu tiếp.



Hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu mở rộng quy mô DNNVV của Việt Nam áp dụng QTTG; Nghiên cứu tác động của yếu tố ngoại cảnh tới hiệu quả áp dụng QTTG tại các DN NVV của Việt Nam (chính sách quản lý nhà nước, môi trường…).


Каталог: Uploads -> file -> luumaianh@yahoo.com -> 2015
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số: 1175 /QĐ-Đhkt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số: 1176 /QĐ-Đhkt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số : 1461 /QĐ-Đhkt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số: 1506 /tb-đhkt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số: 1857 /QĐ-ĐTĐh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
luumaianh@yahoo.com -> TRƯỜng đẠi học kinh tế Số: 1876 /QĐ-Đhkt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 174.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương