PHẦn mở ĐẦU



tải về 2.45 Mb.
trang1/36
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.45 Mb.
#5590
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DẦU THỰC VẬT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025





PHẦN MỞ ĐẦU


Năm 2002, Bộ Công nghiệp đã lập quy hoạch phát triển Ngành Dầu Thực vật Việt Nam đến năm 2010, đến nay giai đoạn quy hoạch đã gần hết. Trong thời gian qua, ngành dầu thực vật nước ta đã phát triển khá nhanh, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tăng cường xuất khẩu, các sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, có uy tín và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước.

Hiện nay, Bộ Công Thương đang chuẩn bị để lập kế hoạch 5 năm phát triển toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2015 nên việc lập quy hoạch phát triển ngành ngành dầu thực vật Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là rất cần thiết.

Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được phương án phát triển ngành trong giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025 theo hướng hiệu quả, phù hợp với bối cảnh quốc tế và khu vực, phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển ngành của thế giới và khu vực, phát huy được tiềm năng, lợi thế của đất nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân và một phần xuất khẩu sản phẩm.

Đối tượng quy hoạch là các sản phẩm dầu thực vật thực phẩm, không tính đến dầu làm nhiên liệu sinh học và dầu công nghiệp vì dầu công nghiệp ở nước ta có nhu cầu rất ít, công nghiệp chế biến dầu thực vật làm nhiên liệu sinh học ở nước ta chưa có hơn nữa nguyên liệu để sản xuất 2 loại dầu này không nhiều.

Những căn cứ chính để lập quy hoạch phát triển ngành:

- Quyết định số 3785/QĐ-BCT ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

- Quyết định số 4133/QĐ-BCT ngày 25/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc chỉ định thầu thực hiện dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”;

- Hợp đồng số 02/HĐ-QH ngày 09/9/2008 giữa Bộ Công Thương và Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp về việc thực hiện dự án “Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”,

- Niên giám thống kê 2007, 2008, các số liệu điều tra doanh nghiệp từ năm 2000-2007 của Tổng cục Thống kê.

- Các báo cáo tổng kết phát triển ngành của Bộ Công Thương, báo cáo thực hiện quy hoạch của các doanh nghiệp trong ngành và của các Sở Công Thương.

- Các số liệu thu thập được của đoàn khảo sát trong tháng 2 và 6 năm 2009.

Quy hoạch áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp kế thừa, cân đối và dự báo để nghiên cứu lập quy hoạch. Với cách tiếp cận đối tượng từ vĩ mô đến vi mô; tập trung vào những nhân tố mới xuất hiện trong bối cảnh hội nhập để quy hoạch phát triển ngành.

Báo cáo dự án gồm 4 phần, không kể mở đầu và kết luận:

Phần mở đầu nêu sự cần thiết phải lập quy hoạch, các cơ sở pháp lý, mục tiêu và phương pháp lập quy hoạch. Trong phần này cũng nêu tóm tắt các nội dung chính của báo cáo để người đọc có thể khát quát được toàn bộ nội dung báo cáo.

Phần 1. Hiện trạng phát triển ngành và tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành giai đoạn 2000-2008. Trong phần này gồm 2 chương:

Chương I. Hiện trạng phát triển ngành: Trong chương này tập trung vào đánh giá thực trạng phát triển và phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ; về quy mô và năng lực sản xuất; về cơ cấu sở hữu và tổ chức quản lý; về máy móc thiết bị và công nghệ; về công tác quản lý chất lượng sản phẩm; về thị trường (thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu); phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thế giới và trong nước; về công tác đầu tư; về nguồn nhân lực, công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ; về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; về sản xuất nguyên vật liệu (hoặc phụ trợ) cho ngành; tình hình thị trường và xuất nhập khẩu nguyên, vật liệu; những cơ chế chính sách tác động tới hoạt động của ngành; đánh giá hiệu quả KTXH của ngành và cuối cùng là khái quát bài học kinh nghiệm thành công và nguyên nhân hạn chế trong quá trình phát triển để làm cơ sở cho luận chứng quy hoạch phát triển ở phần sau.

Chương II. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch ngành giai đoạn 2001-2010. Trong chương này tập trung đánh giá các chỉ tiêu giữa quy hoạch và thực tế; đánh giá nguyên nhân trong và ngoài nước ảnh hưởng đến thực hiện quy hoạch và bài học và kinh nghiệm thực hiện quy hoạch.

Phần 2 là phần dự báo. Trong phần 2 có 2 chương:

Chương III. Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành trong thời gian quy hoạch. Chương III đề cập các nội dung: Xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân; Tổng quan ngành dầu trên thế giới; Xu hướng phát triển ngành dầu trên thế giới; Nhu cầu tiêu thụ và thương mại các sản phẩm dầu trên thế giới; Hội nhập kinh tế quốc tế - những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của ngành; Đường lối, chủ trương, chính sách phát triển của đất nước trong giai đoạn quy hoạch ảnh hưởng đến phát triển ngành.

Chương IV. Dự báo nhu cầu sản phẩm. Trong đó đề cập các nội dung: Các phương pháp dự báo; kết quả dự báo thị trường, nhu cầu tiêu thụ dầu trong nước đến năm 2020 và đến năm 2025; dự báo về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dầu Việt Nam đến năm 2020 và năm 2025.

Phần 3. Quy hoạch phát triển ngành dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Đây là phần chính của quy hoạch, trong đó thể hiện: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành. Để cụ thể hoá các mục tiêu và định hướng trên được bố trí 3 chương tiếp theo để luận giải như sau:

Chương V. Các phương án phát triển bao gồm: Luận chứng các phương án phát triển theo cơ cấu ngành, sản phẩm chủ yếu (các loại dầu) và các điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện mục tiêu quy hoạch: đầu tư; công nghệ; lao động; nguyên liệu...; Quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu và công nghiệp phụ trợ; Luận chứng phân bổ ngành theo không gian lãnh thổ; Định hướng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và cuối cùng là các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên trong 5 năm tới.

Chương VI. Nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch bao gồm: Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành. Nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp hỗ trợ. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư theo các kỳ kế hoạch và các giải pháp huy động vốn.

Chương VII. Đánh giá môi trường chiến lược bao gồm: Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường; Dự báo tác động, ảnh hưởng; Định hướng các mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ môi trường và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.

Phần 4. Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch phát triển ngành. Trong phần này sẽ đưa ra các giải pháp, chính sách chung về thị trường; xây dựng thương hiệu sản phẩm; về đầu tư (xúc tiến đầu tư); về quản lý ngành; về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; về phát triển sản xuất nguyên liệu cho ngành; về phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Cuối cùng là phần kết kuận và kiến nghị.

Trong quá trình thực hiện dự án, nhóm nghiên cứu đã được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Bộ Công Thương, được sự phối hợp và hợp tác hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là VOCARIMEX, các Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, chuyên gia có liên quan khác.

Kết quả nghiên cứu của quy hoạch sẽ là cơ sở giúp Bộ Công Thương quản lý phát triển ngành; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trên địa bàn, chuẩn bị đội ngũ lao động, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển ngành và đặc biệt là có giải pháp quản lý, phát triển ngành hiệu quả.



Каталог: data -> documents -> bills
bills -> Số: /2010/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: XXX
bills -> BỘ CÔng thưƠng số: /2012/tt-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> CỤc kỹ thuật an toàn và MÔi trưỜng công nghiệP
bills -> Số: /2013/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
bills -> Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-cp ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương

tải về 2.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   36




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương