Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


b, Khái niệm về kỹ năng tranh tụng



tải về 225 Kb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

b, Khái niệm về kỹ năng tranh tụng
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn
Như vậy kỹ năng tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là việc KSV vận dụng những kiến thức của mình về BLHS, BLTTHS và các Bộ luật khác, các Thông tư, nghị định và các văn bản có liên quan để tranh tụng trong quá trình xét hỏi, đối đáp, tranh luận với bị cáo, người bào chữa, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan về vụ án. Chứng minh luận điểm của KSV là đúng và luận điểm của Luật sư, người bào chữa là không đủ, không đúng sự thật.
2. Kỹ năng của Kiểm sát viên trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa
Kiểm sát viên phải có mặt trước tại phòng xử án từ 5- 10 phút và ngồi tại vị trí công tố (Điều 189 BLTTHS năm 2015) để:
- Kiểm sát việc Thư ký Tòa án có phổ biến phổ biến nội quy phiên tòa không? (Điều 197 BLTTHS).
- Thông qua hoạt động của thư ký để kiểm sát sự có mặt hoặc vắng mặt của những người tham gia tố tụng như: bị cáo, bị hại, người làm chứng, bị đơn dân sự, người giám định, người phiên dịch...đã được Tòa án triệu tập hợp lệ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử trước đó để chuẩn bị phương án trả lời hoặc giải thích với Hội đồng xét xử ở giai đoạn sau.
- Khi HĐXX bước vào phòng xử án, KSV cũng như tất cả mọi người tham gia phiên tòa phải đứng dậy chào. Việc này thể hiện sự tôn trọng một tập thể nhân danh Nhà nước CHXHCN Việt Nam để xét xử tội phạm và người phạm tội. Trường hợp có người không đứng dậy hoặc gây mất trật tự mà HĐXX không phát hiện hoặc không nhắc nhở thì KSV phải kịp thời kiến nghị với HĐXX yêu cầu mọi người trong phòng xử án phải tuân thủ nội quy phiên tòa mà đồng chí thư ký đã phổ biến, nếu ai không chấp hành thì đề nghị các đồng chí cảnh sát hỗ trợ tư pháp đưa người đó ra khỏi phòng xử án. KSV cũng có thể nhìn thẳng về phía người đó và yêu cầu họ đứng dậy, chấp hành nội quy phiên tòa. KSV phải kiểm sát thành phần HĐXX xem có thống nhất với thành phần Hội đồng xét xử đã ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử mà VKS đã được nhận từ trước đó không? Đặc biệt lưu ý đối với những vụ án mà bị cáo bị truy tố về tội danh có quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm phải có 2 Thẩm phán và 3 Hội thẩm; những vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội thì thành phần HĐXX phải có hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc người có hiểu biết về tâm lý người dưới 18 tuổi....
- Việc thư ký phiên tòa báo cáo sự có mặt hoặc vắng mặt của những người tham gia tố tụng đã được kiểm tra.
- Sau khi đọc xong quyết định đưa vụ án ra xét xử, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đề nghị thư ký Tòa án báo cáo danh sách những người được triệu tập đã có mặt, nếu có người vắng mặt đề nghị báo cáo lý do của sự vắng mặt. KSVphải chú ý lắng nghe nội dung báo cáo của thư ký xem có phù hợp thực tế đã kiểm tra trước đó hay không?
Khi chủ tọa kiểm tra căn cước, lý lịch của những người được triệu tập đến phiên tòa đã có mặt theo giấy triệu tập theo quy định Kiểm sát viên cũng phải chú ý lắng nghe và đối chiếu với hồ sơ, lý lịch của họ để đảm bảo sự chính xác, khách quan, đồng thời có cơ sở kiến nghị bổ sung ở phần kết thúc thủ tục này.
- HĐXX phải hỏi KSV và những người tham gia tố tụng có đề nghị thay đổi ai trong những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch... hay không? Khi có người yêu cầu thay đổi ai trong số những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì phải căn cứ vào các điều luật tương ứng để xem xét và quyết định hoặc KSV đề nghị HĐXX quyết định theo đúng quy định của pháp luật tố tụng.
- Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt.
- Kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải hỏi các thành viên trong HĐXX, KSV, người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa xem có ai bổ sung, thay đổi gì về phần thủ tục bắt đầu phiên tòa hay không? Nếu có thì HĐXX hội ý, thảo luận và quyết định theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Quá trình kiểm sát hoạt động tư pháp ở phần thủ tục này, KSV phải theo dõi, ghi chép để phát biểu quan điểm đề nghị bổ sung, thay đổi, tạm ngừng hoặc hoãn phiên tòa theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương