Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



tải về 225 Kb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu


Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử án hình sự sơ thẩm và thực tế thực hiện ở địa phương.

2.2. Phạm vi nghiên cứu


Từ thực tiễn thực hành quyền công tố của Viện KSND huyện Lý Sơn, chuyên đề nghiên cứu vấn đề về kỹ năng tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ năm 2015 đến năm 2018.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    1. Cơ sở lý luận của chuyên đề


Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, nhất là các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp. Luận văn có dựa trên cơ sở lý luận của Khoa học luật tố tụng hình sự, những nghiên cứu có liên quan đến áp dụng pháp luật theo hệ tố tụng tranh tụng, hệ tố tụng thẩm vấn.
    1. Phương pháp nghiên cứu của luận văn


Chuyên đề sử dụng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn.
Về kết cấu, Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
gồm 03 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Chương II: Thực trạng hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn huyện Lý Sơn trong giai đoạn 2015-7/2019
Chương III: Giải pháp nâng cao kỹ năng tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn huyện Lý Sơn

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ NĂNG TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM


  1. Các khái niệm

a, Khái niệm về tranh tụng
Dưới góc độ ngôn ngữ, theo nghĩa Hán- Việt, “tranh tụng” là sự kết hợp giữa hai từ “tranh luận” và “tố tụng”, vì vậy tranh tụng có nghĩa là tranh luận trong tố tụng. Tranh luận là tranh cãi, bàn luận để tìm ra lẽ phải, tố tụng là việc giải quyết tranh chấp giữa các bên theo trình tự, thủ tục luật định.
Trong tiếng Việt, tranh tụng là “thưa kiện nhau để giành lẽ phải” Trong tiếng Anh, tranh tụng (litigate against one another) tức là khởi kiện hay cáo buộc người khác. Trong tiếng Pháp, tranh tụng (se poursuivre en justice) tức là các bên kiện tụng hay cáo buộc lẫn nhau. Như vậy, về ngôn ngữ, tranh tụng là sự kiện tụng hay cáo buộc lẫn nhau giữa các bên có lợi ích đối lập nhau.
Dưới góc độ pháp luật thì “Tranh tụng là các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi các bên tham gia tố tụng (bên buộc tội và bên bị buộc tội) có quyền bình đẳng với nhau trong việc thu thập, đưa ra chứng cứ để bảo vệ các quan điểm và lợi ích của mình, phản bác lại các quan điểm và lợi ích của phía đối lập”
Vì vậy Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những nội dung có nghĩa quan trọng trong hoạt động TTHS, là yêu cầu cấp bách trong việc đảm bảo tính công bằng dân chủ giữa các bên buộc tội, luật sư, người bào chữa và những người tham ngia tố tụng khác với KSV, là căn cứ để xác định sự thật của vụ án, là cơ sở để HĐXX đưa ra bản án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. BLTTHS năm 2003 tuy đã có nhiều quy định về sự bình đẳng giữa các bên buộc tội và bên bào chữa trong việc đưa ra các chứng cứ, trách nhiệm tranh luận và đối đáp dân chủ, nhưng chưa ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc của tố tụng hình sự. Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp và BLTTHS năm 2015 đã quy định “Tranh tụng” thành một nguyên tắc quy định tại Điều 26 và cụ thể nguyên tắc này tại Mục V Chương XXI “Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa” được quy định từ Điều 306 đến Điều 325, đây có thể xem là giai đoạn trung tâm của quá trình tố tụng hình sự.

tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương