PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH



tải về 1.57 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHẦN MỞ ĐẦU




I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Vai trò, vị trí của Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong tiến trình phát triển:


Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 đã xác định mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 như sau:

“Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế”.

Chiến lược này đã xác định các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ thứ 5 đã khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao cũng như đối với một số lĩnh vực xã hội khác trong tiến trình phát triển của đất nước, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, đó là: “Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường.”

Trong chiến lược phát triển khu vực dịch vụ của nền kinh tế quốc dân, Đảng đã xác định: “Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch.” Chiến lược này đặt dịch vụ du lịch trên một nền tảng phát triển mới, là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế và có những quan hệ tương hỗ với các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

Cụ thể hơn, các lĩnh vực này được xác định các nội dung trong tiến trình thực hiện các chiến lược trên, đó là:

Phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội:

Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá đã được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là "làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi trụy, độc hại. Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân.

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội. Xây dựng đời sống văn hoá tiên tiến, thúc đẩy sáng tạo văn hoá và xây dựng thiết chế văn hoá. Đặc biệt coi trọng nâng cao văn hoá lãnh đạo và quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong nhân cách của thanh niên, thiếu niên; chống những hiện tượng phản văn hoá, phi văn hoá.

Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hoá đại chúng, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đi đôi với bồi dưỡng các tài năng văn hoá, khuyến khích sáng tạo nhiều công trình văn hoá, nghệ thuật tiêu biểu có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, tương xứng với sự nghiệp giữ nước và dựng nước, đổi mới và phát triển của dân tộc. Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hoá đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao, đa dạng của các tầng lớp nhân dân.

Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xúc tiến xã hội hoá các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin với bước đi thích hợp cho từng loại hình, từng vùng. Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hoá, tổ chức các hoạt động văn hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật, quản lý và bảo vệ di tích, di sản văn hoá.

Mở rộng giao lưu văn hoá, thông tin với thế giới.

Phát triển thể dục, thể thao

Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.

Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá trình chuyên nghiệp hoá thể thao thành tích cao. Đổi mới và tăng cường hệ thống đào tạo vận động viên trẻ.

Từng bước chuyển các đơn vị sự nghiệp thể dục, thể thao công lập sang áp dụng chế độ tự chủ tài chính, tiến tới tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện như các tổ chức cung ứng dịch vụ công cộng khác. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở luyện tập, thi đấu thể thao.

Phân định rõ trách nhiệm giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các tổ chức liên đoàn, hiệp hội thể thao. Chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội và các cơ sở ngoài công lập thực hiện.

Phát triển kinh tế du lịch

­Xây dựng kinh tế du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ mũi nhọn của đất nước, trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên, văn hóa và con người.

Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ bằng việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ du lịch, từ du lịch cao cấp đến bình dân, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữa bệnh...

Bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản thiên nhiên, văn hóa, bảo vệ môi trường tại các khu, điểm, tuyến du lịch khi xây dựng các sản phẩm du lịch.

Tất các các mục tiêu và nội dung trên đây là nhằm phát triển kinh tế thị trường đồng thời với chăm lo ngày càng tốt hơn phúc lợi xã hội: “Giai đoạn mới của sự phát triển đất nước đòi hỏi công cuộc đổi mới phải đi vào chiều sâu và toàn diện hơn, phải dứt khoát hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ những nguyên tắc của kinh tế thị trường. Đồng thời, càng đi vào kinh tế thị trường, càng phải chăm lo tốt hơn phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Phải đề cao vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và sự đóng góp của toàn xã hội để thực hiện tốt yêu cầu này; phải đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực xã hội, thực hiện tốt hơn yêu cầu gắn kết giữa kinh tế và xã hội.” Phát triển kinh tế tạo ra của cải thoả mãn nhu cầu vật chất của con người, còn phát triển các lĩnh vực văn hoá nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần. Kinh tế và văn hoá có vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Trên phương diện tổng thể của sự phát triển đất nước, sự phát triển văn hóa ở đây sẽ không chỉ là kết quả các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật mà còn có sự đóng góp của các lĩnh vực thể dục thể thao, của ngành du lịch, tạo nên một diện mạo và bản sắc văn hóa riêng.

Sự phân chia các ngành, lĩnh vực theo quan điểm quản lý nhà nước chia nhỏ không thể xóa đi sự liên kết, tương hỗ của 3 lĩnh vực này trong đời sống thực tiễn. Các hoạt động văn hóa nghệ thuật cùng với các sự kiện thể thao, du lịch tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đậm chất nhân văn, hình thành một phạm trù văn hóa tồn tại theo nghĩa rộng. Với ý nghĩa đó, văn hoá góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thể thao là văn hóa, một mặt xây dựng văn hóa thể chất, nghĩa là tạo dựng các nền tảng về mặt vật chất cho một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, mặt khác, góp phần tạo nên các sự kiện văn hóa ngoài các sự kiện nghệ thuật. Hầu hết các hoạt động/sự kiện nghệ thuật hay thể thao hiện nay đều hội tụ các yếu tố nghệ thuật, vui, khỏe, nhằm tạo nên các sản phẩm mang tính dân tộc và hiện đại. Du lịch là một bộ phận của văn hóa do một mặt nó sử dụng các tài nguyên xã hội-nhân văn, mặt khác, du lịch là một hoạt động tăng cường sự hiểu biết, trao đổi, khẳng định bản sắc riêng của mỗi vùng, miền, tộc người, do đó, du lịch và văn hóa nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với nhau. Ngoài chức năng kinh tế, du lịch là một bộ phận trong chiến lược phát triển nền văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Tiềm năng văn hóa nghệ thuật của mỗi dân tộc là nền tảng cho sự phát triển du lịch, du lịch là một cách để phổ biến, quảng bá, phát triển nền văn hóa nếu chúng ta có những chiến lược và quy hoạch phát triển hợp lý, đúng quy luật.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI cũng đã nhấn mạnh đến vai trò của việc phát triển văn hóa, nghệ thuật trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, coi văn hóa là nền tảng quan trọng, là một trong các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung, bên cạnh các nhiệm vụ xây dựng Đảng, phát triển kinh tế của tỉnh. Bắc Giang cũng xác định tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp thể thao, bao gồm một số bộ môn thành tích cao, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao trong trường học, trong đồng bào dân tộc thiểu số, để thể thao thực sự là động lực phát triển văn hóa thể chất, đa dạng hóa đời sống văn hóa tinh thần thông qua các sự kiện thể thao. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh cũng đã chỉ ra cần phải phát triển hơn nữa hoạt động du lịch, gắn du lịch với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, sử dụng tốt hơn các tiềm năng tự nhiên, văn hóa và con người Bắc Giang, gắn phát triển du lịch tỉnh với mạng lưới du lịch vùng và cả nước, vì các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.


2. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch:


Thực tiễn phát triển đòi hỏi các chính sách phải đi trước một bước. Đó là bài học của nhiều nước thành công trong tiến trình hiện đại hóa đất nước. Chính sách là sự mở đường, là tạo ra một hệ thống thể chế cho mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội hoạt động trong các khuôn khổ luật pháp nhất định, điều chỉnh các mối quan hệ, tạo sự “tự do”, “tính độc lập” của các chủ thể trong tiến trình hoạt động. Công cuộc Đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng cũng bắt đầu từ những thay đổi chính sách, tạo sự đột phá trong phát triển của đất nước ta.

Quy hoạch là một loại văn bản chính sách, thể hiện các chiến lược phát triển trong một khung không gian, thời gian xác định, với các mục tiêu, nội dung, bước đi và các điều kiện và nguồn lực được xác định sau khi đã đánh giá đúng hiện trạng phát triển của ngành. Nhu cầu quản lý đa ngành đòi hỏi phải có những quy hoạch đa ngành sau khi có những bước tái cơ cấu các cơ quan quản lý ở cấp tỉnh và trung ương. Việc xây dựng hệ thống quản lý thống nhất của cả ba lĩnh vực đòi hỏi phải có những đột phá về mặt chính sách, trong đó quy hoạch phải đi trước một bước, tạo sự phát triển đồng bộ, mang tính chỉnh thể, ở đó, các lĩnh vực vừa có thể bổ sung cho nhau cùng phát triển, tạo nên các sức mạnh của cả hệ thống.

Về mặt thực tiễn, quá trình quản lý đa ngành về mặt nhà nước cũng như sự phát triển của văn hóa, thể thao và du lịch đòi hỏi một sự liên kết chặt chẽ, văn hóa nghệ thuật gắn bó chặt chẽ với du lịch, các sự kiện thể thao luôn có các yếu tố nghệ thuật đi kèm. Cách tiếp cận đa ngành này cho phép chúng ta có thể tích hợp các thế mạnh của mỗi bên, giảm thiểu những hệ quả không tốt của sự phối hợp thiếu đồng bộ, từ đây, tạo hiệu quả văn hóa - xã hội tổng thể. Riêng đối với bản thân ba lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, việc có một quy hoạch chung sẽ khắc phục được tình trạng “ghép” có phần còn mang tính cơ học hiện nay, tạo ra động lực phát triển chung cho ngành, sự liên kết giữa văn hóa, thể thao và du lịch, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú hơn, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh góp phần quảng bá và xây dựng thương hiệu Bắc Giang đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Việc xây dựng Quy hoạch ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 là đáp ứng nhu cầu trong thực tiễn quản lý nhà nước của ngành, khắc phục được những tùy tiện, thiếu tính đồng bộ trong quá trình chỉ đạo, điều hành, nhờ quy hoạch, ngành có được các mục tiêu dài hạn, xác định các công việc cần phải làm, xây dựng các thể chế, các điều kiện cho từng lĩnh vực, cũng như huy động được các nguồn lực cho phát triển. Các quy hoạch là những khung định hướng lớn, nếu chưa được chú trọng xây dựng một cách đầy đủ, đồng bộ, chưa được điều chỉnh, sẽ không đáp ứng được những yêu cầu thường xuyên thay đổi của đời sống văn hóa, những đòi hỏi của thực tiễn phải nâng cao hơn nữa tính hiệu quả và tính hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, trong bối cảnh nước ta đã và đang thực hiện những bước chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch - tập trung sang nền kinh tế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


3. Mục đích Quy hoạch:


Cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao một bước năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, phục vụ quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh từ nay cho đến 2020, tầm nhìn 2030 góp phần vào việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh, nâng mức hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể:

  • Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng phát triển của 3 lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, tạo nền tảng thực tiễn cho các Mục tiêu 2 và mục tiêu 3;

  • Mục tiêu 2: Xây dựng các định hướng, chỉ tiêu phát triển cho mỗi lĩnh vực cũng như chung cho cả ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho đến năm 2020;

  • Mục tiêu 3: Đề ra các giải pháp phát triển cho ngành từ đây cho đến năm 2020.


tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương