PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH


Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý ngành



tải về 2.2 Mb.
trang22/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức, quản lý ngành

    1. Tăng cường công tác tổ chức triển khai quy hoạch ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện quy hoạch. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý sau giấy phép đầu tư đối với các thành phần kinh tế.

    2. Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực tiễn phát triển công nghiệp và hệ thống chính sách về phát triển công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở đó tiếp tục tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện các chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý ngành, tăng hiệu quả trong đánh giá chính sách, xây dựng định hướng phát triển, tránh lãng phí nguồn nhân lực và vật lực.

    3. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm các cấp các ngành trong giải quyết và xử lý công việc, xoá bỏ dần các tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối chồng chéo nhau, đơn giản bớt thủ tục, giấy tờ hành chính. Thực hiện tốt chính sách một cửa trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thành lập và đăng ký doanh nghiệp. Xây dựng và kiện toàn đội ngũ công chức, từng bước thực hiện tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân một cách có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.

    4. Tăng cường thực hiện các biện pháp chống hàng nhập lậu, hàng giả,... xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm. Hiện nay vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nội địa, đồng thời làm mất uy tín của các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, nếu không giải quyết được vấn đề này thì tình trạng nhập lậu và làm hàng giả thì sản xuất khó phát triển,… Do đó cần tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý thật nghiêm minh các vụ việc vi phạm pháp luật như làm hàng giả, nhập lậu, gian lận thương mại,... nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của quản lý Nhà nước, tạo điều kiện môi trường lành mạnh cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất.

    5. Thường xuyên tổ chức nâng cao trình độ quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp cho bộ máy làm công tác quản lý chuyên ngành công nghiệp từ cấp tỉnh đến cấp xã, để cập nhật, bổ sung các kiến thức mới, nhằm quản lý tốt hơn ngành công nghiệp, cũng như vận dụng kiến thức mới trong công tác phát triển công nghiệp.

    6. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đơn vị có liên quan, giữa tỉnh và huyện… để công tác quản lý nhà nước về công nghiệp ngày càng được tăng cường và nâng cao hiệu quả, hiệu lực trong việc phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung một cách bền vững.

PHẦN VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH


  1. Sở Công Thương

  • Tổ chức công bố nội dung quy hoạch để các tổ chức, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, để căn cứ triển khai thực hiện theo quan điểm, mục tiêu của quy hoạch.

  • Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện quy hoạch trong các kế hoạch hàng năm, 5 năm của ngành công nghiệp. Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp về điều hành thực hiện quy hoạch bảo đảm yêu cầu phát triển ngành công nghiệp trong mối quan hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

  • Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước trong ngành công nghiệp và các chính sách, giải pháp phát triển chuyên ngành.

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Công Thương, các Sở ngành, địa phương liên quan, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các đơn vị đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, trong đó ưu tiên mời gọi, lựa chọn những dự án đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao, các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

  2. Ban quản lý các Khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, thực hiện việc thu hút đầu tư và theo dõi, kiểm tra thực hiện dự án đúng ngành nghề đầu tư vào khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

  3. Sở Tài nguyên và Môi trường

  • Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, các Sở ngành và địa phương liên quan căn cứ vào quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp, quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 để rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đồng Nai.

  • Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường dự án; theo dõi, kiểm tra, giám sát các dự án đảm bảo các quy định về môi trường.

  1. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động về phát triển khoa học công nghệ.

  2. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện việc hỗ trợ đối với các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

  3. Sở Giao thông - Vận tải: Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển giao thông huyết mạch đến năm 2015 và đến năm 2020 của tỉnh, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển theo đúng định hướng trong thời gian tới.

  4. Sở Thông tin và Truyền thông: Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Tăng cường giám sát chất lượng cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Internet.

  5. Sở Xây dựng: Triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng cho các đơn vị, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có liên quan.

  6. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở, ngành liên quan, xây dựng và triển khai chính sách hỗ trợ và cân đối nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo các chương trình phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

  7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm,chế biến gỗ và phát triển ngàng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.

  8. Sở Tư pháp: Chịu trách nhiệm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

  9. Cục Thống kê: Chịu trách nhiệm thu thập, thống kê và cung cấp các thông tin, số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp, chỉ số phát triển công nghiệp, giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp theo các ngành công nghiệp.

  10. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa:

  • Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp ngành công nghiệp trên địa bàn do địa phương quản lý, để có định hướng và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với mục tiêu, định hướng Quy hoạch.

  • Đưa các nội dung triển khai quy hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của từng địa phương.

  • Phối hợp với Sở Công Thương, các ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quy hoạch được phê duyệt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN

Công nghiệp Đồng Nai đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Đồng Nai, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai. Trong xu thế hội nhập, để ngành công nghiệp Đồng Nai tiếp tục phát triển, việc xây dựng định hướng quy hoạch cho từng giai đoạn là rất cần thiết.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng ngành công nghiệp, các mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp được căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Đồng Nai, trong mối quan hệ phát triển công nghiệp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, định hướng phát triển công nghiệp tập trung vào nâng cao chất lượng phát triển ngành công nghiệp, khuyến khích phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao, từng bước giảm dần các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động. Quy hoạch ngành công nghiệp đã xây dựng một hệ thống giải pháp, kiến nghị những cơ chế chính sách cần nghiên cứu triển khai để ngành công nghiệp Đồng Nai nói riêng, cả nước nói chung phát triển bền vững.

Trong thời gian tới, với sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và sự phối hợp cao giữa các Sở ban ngành và địa phương trong việc triển khai quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và với việc thực hiện tốt hệ thống các giải pháp thực hiện quy hoạch, hỗ trợ một số điều kiện nhất định trong phạm vi cho phép của địa phương, phù hợp với những quy định pháp luật của Nhà nước trong tiến trình hội nhập, ngành công nghiệp Đồng Nai sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần phát triển kinh tế Đồng Nai, sớm đưa Đồng Nai trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.



II. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung sau:



    1. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, kết nối với cơ sở dữ liệu của các địa phương, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tra cứu các thông tin về phương pháp đánh giá, tiêu chí, chuẩn so sánh và thang điểm để việc đánh giá trình độ công nghệ được tiến hành trên cùng một mặt bằng.

    2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan xây dựng các giải pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các chuyên ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp ưu tiên phù hợp với điều kiện phát triển của từng Vùng miền, địa phương trên phạm vi cả nước./.


PHẦN PHỤ LỤC


Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương