PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết phải xây dựng quy hoạCH



tải về 2.2 Mb.
trang1/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích2.2 Mb.
#2019
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22


PHẦN MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Đồng Nai là tỉnh có công nghiệp phát triển nhanh, sự phát triển ngành công nghiệp đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tỷ trọng GDP công nghiệp ngày càng chiếm cao trong cơ cấu kinh tế, đến cuối năm 2010, GDP công nghiệp chiếm 57,2% trong cơ cấu GDP toàn tỉnh.

Công nghiệp Đồng Nai không những có vai trò quan trong trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, mà còn là một trong những địa phương có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế Vùng trọng điểm phía Nam và kinh tế của cả nước, đến cuối năm 2010, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Đồng Nai chiếm 13,1% trong cơ cấu công nghiệp cả nước, chiếm đến 21,2% cơ cấu công nghiệp toàn Vùng, xếp thứ 3 sau Tp Hồ Chí Minh (chiếm 40,8% toàn Vùng) và Bình Dương (chiếm 21,7%).

Để phát triển công nghiệp trên địa bàn, UBND tỉnh cũng đã có quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 có tính đến 2015 được phê duyệt tại Quyết định số 746/2005/QĐ.CT.UBT ngày 04/02/2005. Tuy nhiên, bản quy hoạch này chưa thể hiện một số vấn đề sau:

(1) Quy hoạch cũ chỉ mới xác định phương hướng phát triển tổng thể ngành công nghiệp đến năm 2010, mà chưa xác định phương hướng cho giai đoạn xa hơn;

(2) Chưa xác định rõ các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển và chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp.

(3) Định hướng phát triển chung của ngành chỉ mới tập trung khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chủ lực được xác định dựa vào 02 tiêu chí: quy mô sản xuất (có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn) và kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao, đó là các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là nông sản, các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp dệt may giày dép.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay và thực tiễn phát triển kinh tế của tỉnh, thì định hướng phát triển ngành công nghiệp theo quy hoạch ngành được xây dựng năm 2005 không còn phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX xác định:Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ và có giá trị gia tăng cao. Xây dựng thương hiệu sản phẩm công nghiệp và mục tiêu đến năm 2015, Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa - hiện đại hóa”;

Xuất phát từ những vấn đề trên đặt ra cần phải lập mới quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025.

II. CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

- Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định số 123/2006/QĐ-TTg ngày 29/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Quyết định số 73/2008/QĐ-TTg ngày 04/6/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020;

- Quyết định 30/2007/QĐ-BCN ngày 17/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020.

- Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015);

- Quy hoạch chuyên ngành phát triển công nghiệp trên địa bàn Tỉnh có liên quan, như: Cơ khí; điện - điện tử; công nghiệp hỗ trợ; hoá chất; chế biến NSTP; dệt may – giày dép;

- Quy hoạch phát triển công nghiệp các địa phương: Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Long Khánh, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Tân Phú;

- Quyết định số 1982/QĐ-UBND ngày 29/7/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai, về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.

III. PHẠM VI XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Đề án Quy hoạch này chủ yếu đánh giá thực trạng của ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai, phân tích những kết quả đạt được, những hạn chế, những thuận lợi và khó khăn tác động đến phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong mối quan hệ với phát triển công nghiệp chung của Vùng và cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đánh giá năng lực, thế mạnh, tiềm năng sản xuất của ngành công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế tỉnh.

Thông qua việc phân tích thực trạng, đánh giá tiềm năng, thế mạnh của ngành, đề ra định hướng phát triển cho ngành từ nay đến năm 2020, có tính đến năm 2025, đề xuất những giải pháp, cơ chế chính sách và biện pháp nhằm thực hiện định hướng đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách bền vững.

IV. BỐ CỤC QUY HOẠCH

Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến 2025 ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, báo cáo gồm các phần chính sau:

Phần I: Tổng quan về hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai.

Phần II: Hiện trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001-2010.

Phần III: Dự báo.

Phần IV: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, có tính đến năm 2025.

Phần V: Các giải pháp và cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.

Phần VI: Tổ chức thực hiện quy hoạch.



PHẦN I:

TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

I.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

I.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các tỉnh sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước; Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đồng Nai có diện tích tự nhiên 5.903,94km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.

I.1.2. Khí hậu, thời tiết

Đồng Nai có khí hậu nhiệt đới gió mùa phân hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô, hướng gió chủ yếu trong nửa đầu mùa là Bắc-Đông Bắc, nửa cuối mùa chuyển sang hướng Đông - Đông Nam. Mùa mưa, gió chủ yếu là gió mùa Tây Nam thịnh hành từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 9.

Nền nhiệt có nhiệt độ trung bình hàng năm 260- 270C, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 80- 100C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm có nơi có thể xuống đến 160- 170C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có nơi có thể lên đến 390C. Bức xạ tổng cộng 350 - 550 calo/cm2/ngày. Số ngày nắng dồi dào, tổng số giờ nắng trong năm trung bình có 2.200 - 2.600 giờ.

Chế độ mưa, lượng mưa trung bình hàng năm khá cao 1600–2700 mm, nhưng chênh lệch lớn theo mùa. Mùa mưa chiếm 84 - 88% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 8 và tháng 9. Mùa khô lượng mưa thường chỉ chiếm 4% tổng lượng mưa hàng năm, lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng 2.

Điều kiện khí hậu và thời tiết ở tỉnh có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt, nhất là sản xuất nông nghiệp, có thể phát triển nền nông nghiệp đa dạng hoá sản phẩm. Hạn chế lớn nhất là về mùa khô lượng mưa ít, thường gây hạn và thiếu nước cho sản xuất.

I.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu, theo phân loại của FAO/UNESCO thì tỉnh có 10 nhóm đất chính. Về nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau:

- Các loại đất hình thành trên đá bazan: gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (229.416 ha), phân bố ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Các loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…

- Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám, nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía Nam, Đông Nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch). Các loại đất này phần lớn có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ,… một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều.

- Các loại đất hình thành trên phù sa mới như đất phù sa, đất cát, phân bố chủ yếu ven các sông như sông Đồng Nai, La Ngà. Chất lượng đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả…

Như vậy, tỉnh có đất đai phong phú nhiều loại trong đó đất tốt chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao; nền đất cứng thuận lợi cho việc xây dựng các công trình, tạo cho Đồng Nai có thế mạnh về đất đai để phát triển nông nghiệp hàng hóa và nhiều ngành kinh tế khác.



b) Tài nguyên nước

Đồng Nai có nguồn nước mặt khá dồi dào để cấp nước sinh hoạt và phát triển sản xuất do mạng lưới sông suối tương đối dày, trung bình 0,5 - 1,2 km/km2 và có sông Đồng Nai (dài 220 km), sông La Ngà (dài 70 km) chảy qua. Sông Đồng Nai ngoài cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt còn là tuyến đường thủy quan trọng trong tỉnh.

Nguồn nước ngầm có thể phục vụ cho khai thác nước công nghiệp không nhiều. Khu vực có khả năng khai thác lớn nhất tập trung ở Nam Long Thành và Bắc Biên Hòa, khả năng khai thác có thể đạt trên 10.000 m3/ngày.

Ngoài ra tỉnh còn có nguồn tài nguyên nước khoáng nóng, được phát hiện ở 5 điểm, trong đó điểm Suối Nho có trữ lượng 10.000 m3/ngày..



c) Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản có thể khai thác công nghiệp bao gồm:

  • Nhóm khoáng kim loại: có 19 mỏ và điểm quặng gồm: 2 mỏ laterit bôxit, 17 mỏ và điểm quặng vàng, một số điểm có dấu hiệu khoáng hoá chì-kẽm, vàng-bạc, caxiterit. Khoáng hoá vàng tập trung chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh (Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu) nhìn chung hàm lượng thấp, riêng mỏ Vĩnh An và điểm quặng Suối Ty dự báo có trữ lượng triển vọng. Ngoài ra còn có Bauxít nguồn gốc phong hoá phát triển trên đá bazan, tập trung ở khu vực Nam Cát Tiên, tầng dày trên 10m, trữ lượng dự báo là 450 triệu m3.

  • Nhóm khoáng phi kim: có kaolin, bột màu tự nhiên, đá vôi, thạch anh và nguyên liệu xây dựng như đá, cát, sét, puzolan. Kaolin có ở Vĩnh Cửu, Long Thành và Nhơn Trạch; Sét phân bố rộng rãi ở 25 điểm trong tỉnh, tập trung ở Long Thành; đá xây dựng có ở nhiều nơi trong tỉnh với 50 điểm, tập trung nhiều ở Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Long Thành; cát có ở thượng nguồn sông Đồng Nai và La Ngà.

d) Tài nguyên rừng

Đồng Nai có nguồn tài nguyên rừng phong phú, diện tích đất rừng hiện có 178.216 ha chiếm 30,36% diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để tăng cường môi trường sinh thái, phát triển du lịch và khai thác rừng kinh tế. Thảm thực vật rừng ở Đồng Nai thuộc hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới gió mùa mưa nhiều với hệ thực động vật đa dạng về chủng loài. Các kiểu rừng tự nhiên cơ bản có kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới ẩm với các họ thực vật đặc trưng là tre, dẻ, kim giao, dầu, bằng lăng, bàng... Động vật qua điều tra có 252 loài trong đó thú có 61 loài, chim có 120 loài, bò sát có 54 loài, lưỡng cư có 12 loài. Đặc biệt rừng Nam Cát Tiên còn giữ được nhiều loài động thực vật quí hiếm như tê giác một sừng, bò Benteng, nai Catoong, hổ báo, sóc bay, công, trĩ...



I.2. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI

I.2.1. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Trong giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng kinh tế Đồng Nai liên tục giữ được tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tăng bình quân 13,5%/năm, mặc dù không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010 đề ra (14-14,5%/năm). Trong đó, ngành công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 14,9%/năm, thương mại – dịch vụ tăng bình quân 15%/năm, ngành nông – lâm – ngư nghiệp tăng bình quân 4,7%/năm. Chi tiết qua biểu số liệu sau:



Chỉ tiêu

Thực hiện (Tỷ đồng)

Tăng bình quân (%)

2000

2005

2010

2001-
2005


2006-
2010


2001-
2010


GDP theo ngành kinh tế

10.473

19.180

36.198

12,9

13,5

13,2

Công nghiệp, xây dựng

5.583

11.755

23.554

16,1

14,9

15,5

Thương mại - dịch vụ

2.478

4.402

8.843

12,2

15,0

13,6

Nông – lâm – ngư nghiệp

2.412

3.023

3.801

4,6

4,7

4,7

Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê và QHKTXH

Các ngành kinh tế chuyển dịch khá nhanh và đạt được bước tiến quan trọng theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2010, ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành thương mại - dịch vụ chiếm 34,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,6%; đạt mục tiêu Nghị quyết (Mục tiêu Nghị quyết: đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 57%, dịch vụ chiếm 34% và nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 9%). Chi tiết qua biểu số liệu sau:



Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Giá trị
(tỷ đồng)


Cơ cấu
(%)


Giá trị
(tỷ đồng)


Cơ cấu
(%)


Giá trị
(tỷ đồng)


Cơ cấu
(%)


GDP toàn tỉnh

13.615

100,0

30.897

100,0

75.650

100,0

Công nghiệp, xây dựng

7.109

52,2

17.613

57,0

43.268

57,2

Thương mại - Dịch vụ

3.481

25,6

8.661

28,0

25.876

34,2

Nông, lâm, ngư nghiệp

3.025

22,2

4.623

15,0

6.507

8,6

Каталог: Dost VanBan
Dost VanBan -> MỞ ĐẦu I. SỰ CẦn thiết quy hoạCH
Dost VanBan -> §Þnh h­íng chiÕn l­îc ph¸t triÓn c¸c s¶n phÈm c ng nghiÖp chñ lùc tØnh §ång Nai giai ®o¹n 2005 2015
Dost VanBan -> BÁo cáo kết quả thực hiệN ĐỀ TÀi khoa họC
Dost VanBan -> Tæng quan vÒ héi nhËp kinh tÕ khu vùc vµ quèc tÕ
Dost VanBan -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở NỘi vụ
Dost VanBan -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hộI
Dost VanBan -> Ubnd tỉnh đỒng nai sở NỘi vụ Số: 1365 /snv-tt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Dost VanBan -> Stt đơn vị, địa phương
Dost VanBan -> CHỈ thị SỐ 15-ct/tw của bộ chính trị về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 bch ương Đảng (khóa XI)
Dost VanBan -> BỘ TÀi chính số: 167/2012/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 2.2 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương