PHẦn mở ĐẦu i/- sự cần thiết phải quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng (lpg) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020


/ Phân loại cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng



tải về 0.73 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích0.73 Mb.
#23163
1   2   3   4   5

1/ Phân loại cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng


* Tiêu thức phân loại:

- Nhu cầu được cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng và các dịch vụ khác của khu vực.

- Vị trí, diện tích chiếm đất.

- Quy mô, chủng loại mặt hàng phục vụ của cửa hàng.



* Loại thứ nhất: Các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng độc lập, chuyên doanh với các nguyên tắc:

- Việc thiết kế, xây dựng cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng phải tuân theo các quy định của TCVN 6223 - 2011.

- Cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng tại điểm bán xăng dầu phải cách nguồn gây cháy ít nhất 20m.

- Cửa hàng chuyên doanh và không chuyên doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phải cách nguồn gây cháy ít nhất:

+ 3 m về phía không có tường chịu lửa.

+ 0 m về phía có tường chịu lửa.



Diện tích mặt bằng đối với cửa hàng chuyên doanh khí dầu mỏ hóa lỏng:

- Tổng diện tích: tối thiểu 12m2.

- Diện tích phòng bán hàng và bày mẫu hàng hóa tối thiểu là 2m2;

- Diện tích kho chứa hàng (nếu có): tối thiểu 10m2;



* Loại thứ hai: Cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại các điểm bán xăng dầu, theo các nguyên tắc:

- Diện tích toàn cửa hàng không nhỏ hơn diện tích tối thiểu của cửa hàng chuyên doanh (12m2);

- Có khu vực dành riêng để bán chai khí dầu mỏ hóa lỏng hợp lý, phù hợp với quy mô cửa hàng;

- Tại kho chứa hàng, phải xếp riêng các chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng với chai khí dầu mỏ hóa lỏng rỗng, không được để lẫn chai chứa LPG với các mặt hàng kinh doanh khác.

- Đối với cửa hàng không chuyên doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phải tuân theo các quy định đối với cửa hàng tại các điểm bán xăng dầu. Khu vực bán LPG phải tách riêng (như đối với cửa hàng xăng dầu) không được để chung với các hàng hoá khác.

- Tại cửa hàng xăng dầu có trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông vận tải: Trụ nạp LPG phải đảm bảo khoảng cách trụ bơm xăng dầu theo quy định.



* Loại thứ ba: Cửa hàng kinh doanh LPG thuộc trạm chiết nạp có kho dự trữ.

- Tại trạm chiết nạp LPG có bố trí cửa hàng kinh doanh bán lẻ chai LPG; tiêu chuẩn thiết kế theo quy định đối với cửa hàng chuyên kinh doanh LPG;

- Trạm chiết nạp LPG tuân thủ theo quyết định số 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương).

2/ Quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời kỳ đến 2020.

a/ Cơ sở để thực hiện việc quy hoạch hệ thống cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về hướng dẫn kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng phải thoả mãn các điều kiện về chủ thể kinh doanh; về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị; điều kiện và trình độ chuyên môn của cán bộ, công nhân viên; về bảo vệ môi trường phòng chống cháy, nổ (PCCN) và Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hoá lỏng.

Trên thực tế có hai phương án chính để bố trí mạng lưới các cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh:

- Phương án 1, bố trí các cửa hàng LPG theo chuỗi có quy mô lớn và khả năng cung cấp lớn. Phương án này có ưu điểm là:

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn nhà cung cấp LPG chất lượng cao, giá cả hợp lý, dịch vụ đa dạng thoả mãn các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

+ Thuận lợi cho việc quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh LPG, dễ dàng kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp.

+ Tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh LPG, xúc tiến sự phát triển của dịch vụ bán hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Dễ dàng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn giao thông, an toàn PCCN, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường và xử lý khắc phục các sự cố có thể phát sinh trong lĩnh vực này.

+ Thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.



Nhược điểm của phương án này là: Cần có thời gian và đầu tư kinh phí lớn để điều chỉnh lại các cửa hàng kinh doanh LPG hiện có cho phù hợp với phương án quy hoạch.

- Phương án 2, bố trí các cửa hàng LPG phân tán theo từng cửa hàng với quy mô và khả năng cung cấp nhỏ. Phương án này có ưu điểm là:

+ Việc bố trí phân tán tạo thuận lợi cho người cung cấp LPG, rút ngắn khoảng cách từ hộ tiêu thụ tới các cửa hàng kinh doanh LPG, giảm được một phần mật độ người và phương tiện lưu thông.

+ Trên cơ sở các cửa hàng kinh doanh LPG đã có; phát triển thêm các cửa hàng LPG mới tại các vị trí quy hoạch và loại bỏ các cửa hàng, điểm bán LPG không đảm bảo điều kiện kinh doanh có nguy cơ cháy nổ cao ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của dân cư khu vực xung quanh cửa hàng.

Nhược điểm của phương án này là:

+ Việc điều chỉnh hoặc nâng cấp cải tạo sẽ gặp nhiều khó khăn do vị trí và diện tích khu vực chật hẹp manh mún.

+ Khó khăn trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh LPG, khó kiểm soát các hoạt động kinh doanh, gây thất thu thuế và kiểm tra chất lượng hàng hoá.

+ Khó đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn về an toàn giao thông, an toàn PCCN, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường, khó khăn trong việc cung cấp điện, cấp thoát nước, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật hạ tầng hoặc xử lý khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong lĩnh vực này.

Trên thực tế mạng lưới cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đã hình thành và đang phát triển theo phương án 2; Tuy nhiên trong quá trình hoạt động các doanh nghiệp có khả năng tài chính và năng lực quản lý có thể tổ chức theo phương án 1 thông qua hoạt động mua, bán, sát nhập các doanh nghiệp.

b/ Tiêu chí để xác định vị trí và số lượng cửa hàng cần có trong kỳ quy hoạch.

Việc xác định vị trí và số lượng cửa hàng kinh doanh LPG trong kỳ quy hoạch phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và sinh hoạt của các tầng lớp dân cư.

- Chủ đầu tư mở rộng được quy mô, có tích luỹ và phát triển kinh doanh.

- Trật tự an toàn được đảm bảo, quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ, người kinh doanh có điều kiện cạnh tranh lành mạnh, kích thích kinh tế xã hội phát triển.

Qua điều tra tình hình thực tế với mức hoa hồng đại lý hiện nay (15-20.000đ/chai LPG 12kg) thì mỗi cửa hàng (loại có quy mô nhỏ 2-3 lao động) phải bán ra bình quân 20-30 chai LPG loại 12 kg/ngày mới đảm bảo đủ chi phí và có lợi nhuận. Đồng thời qua khảo sát ở một số địa phương thuộc khu vực các tỉnh vùng Đông Nam Bộ cho thấy trung bình 1 cửa hàng có khả năng phục vụ tối thiểu 4.000-5.000 người (1.000-1.100hộ). Mặt khác căn cứ định mức tiêu dùng năng lượng: 23.800 Kcal/người/tháng (tương đương 2kg LPG/tháng/người hoặc 2 bình LPG loại 12kg//năm/người). Sau khi trừ phần năng lượng khác thay thế như điện, than, củi, dầu lửa… lượng LPG thực tế sử dụng trong sinh hoạt chiếm khoảng 70% định mức tức là khoảng 1,4-1,5kg/người/tháng. Từ đó đề xuất:



* Tiêu chí xác định vị trí và số lượng cửa hàng cần có như sau:

- Bán kính phục vụ của 1 cửa hàng từ 0,5-1,0km ở đô thị và trên 1,0 km ở nông thôn hay khoảng cách giữa các cửa hàng khoảng 1,0-2km ở đô thị và trên 2km ở nông thôn.

- Số lượng dân cư 1 cửa hàng phục vụ 4.000 - 5.000 người ở đô thị và 3.000-4.000 người ở nông thôn.

Kết hợp các cách xác định nói trên dự kiến đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh cần có: 500-550 cửa hàng; Đến năm 2020 theo tính toán số cửa hàng cần có chỉ vào khoảng 550 - 600 cửa hàng. Tuy nhiên thực tế hiện nay, tại những nơi có nhu cầu cao ở thành phố, thị xã, thị trấn các khu đô thị mới đã có nhiều cửa hàng kinh doanh LPG; đặc biệt ở thành phố Biên Hoà đã có quá nhiều cửa hàng bán lẻ LPG; trong đó có nhiều cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh. Vì vậy nhiệm vụ của công tác quy hoạch là từng bước điều chỉnh những cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh và bố trí những của hàng mới ở nơi dự báo có nhu cầu nhưng chưa có cửa hàng kinh doanh LPG.



c/ Phương án phân bố quy hoạch cửa hàng kinh doanh LPG ( 4).

Việc phát triển cửa hàng kinh doanh LPG phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu nhập dân cư và từng bước đổi mới tập quán tiêu dùng của nhân dân.



* Giai đoạn 2011-2015:

- Đối với khu vực đô thị: Hiện tại mạng lưới cửa hàng đã tương đối nhiều đủ khả năng phục vụ cho nhu cầu do vậy từ nay đến 2015 không phát triển cửa hàng mới ở các thị trấn, phường đã có cửa hàng kinh doanh LPG. Đối với 3 xã ở thành Phố Biên Hoà: Long Hưng, Phước Tân và Tam Phước quy hoạch mỗi xã phát triển mới 02-3 cửa hàng chuyên doanh LPG. Đồng thời kiểm tra những cửa hàng hiện đang kinh doanh nhưng chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và các cửa hàng có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng đã hết hạn phải bổ sung cho đủ; cửa hàng nào không đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh thì buộc ngưng kinh doanh.

- Tại các vùng nông thôn dự kiến trong giai đoạn 2011-2015 tại các xã chưa có cửa hàng kinh doanh LPG sẽ phát triển mới từ 1-2 cửa hàng chuyên doanh LPG. Dự kiến phát triển số lượng mới cửa hàng ở địa bàn nông thôn từ 50-60 cửa hàng.

- Trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện khi có nhu cầu nạp LPG cho phương tiện giao thông dự kiến sẽ khuyến khích thương nhân mở thí điểm một số trạm nạp LPG cho ô tô, xe máy, những trạm này gắn với các cửa hàng kinh doanh xăng dầu đang hoạt động có mặt bằng rộng, quy mô kinh doanh lớn và chấp hành tốt các quy định của nhà nước trong kinh doanh xăng dầu.



* Giai đoạn 2016-2020:

Giai đoạn 2016-2020 dự kiến phát triển mới 20-30 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG trong đó chủ yếu bổ sung cửa hàng ở những nơi có nhu cầu tiêu thụ cao và cửa hàng chuyên doanh LPG ở các khu dân cư mới. Các trạm nạp LPG cho ô tô, xe máy sẽ được mở tại các cửa hàng xăng dầu. Đảm bảo điều hoà mức bình quân số lượng cửa hàng theo khoảng cách và dân số khoảng 3 cửa hàng chuyên kinh doanh LPG/1 xã, phường.

Như vậy theo dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ phát triển mới khoảng 90-100 cửa hàng ở những nơi chưa có cửa hàng kinh doanh LPG. Đến năm 2015 dự kiến sau khi chấn chỉnh, kiên quyết loại bỏ những cửa hàng không đảm bảo điều kiện kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sẽ còn khoảng 550 cửa hàng, bình quân một cửa hàng phục vụ 4.935 người; năm 2020 có 600 cửa hàng, mỗi cửa hàng phục vụ bình quân 4.750 người; Tuy số người bình quân 1 cửa hàng phục vụ giảm nhưng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên do sản lượng LPG cung ứng cho phương tiện giao thông sẽ được phục vụ bởi các trạm nạp LPG được đặt các cửa hàng xăng dầu.

3/ Tổng hợp quy hoạch phát triển mạng lưới cửa kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

3.1. Tổng số cửa hàng.

Căn cứ dự báo nhu cầu khí dầu mỏ hóa lỏng tỉnh đến năm 2020, tổng số cửa hàng dự báo sẽ khoảng 600 cửa hàng (giai đoạn đến 2015 khoảng 550 cửa hàng)



3.2. Nhu cầu diện tích.

Căn cứ tiêu chuẩn của nhà nước về quy mô diện tích đối với cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (ở mức tối thiểu 12m2/cửa hàng), nhu cầu diện tích phục vụ cho mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 vào khoảng 7.200-8.000 m2.



3.3. Nhu cầu vốn đầu tư.

Với mức đầu tư trung bình từ 80-100 triệu đồng/cửa hàng (50-60 triệu đồng ở nông thôn và 120-150 triệu đồng ở đô thị) trong thời gian qua, nhu cầu vốn đầu tư tăng thêm cho mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đến năm 2020 từ 10-12 tỷ đồng (giai đoạn 2011 – 2015: 6,5 – 7,5 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020: 3,5 – 4,5 tỷ đồng).



4. Định hướng quy hoạch mạng lưới kho chứa, trạm chiết nạp và cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, quy hoạch hệ thống kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:

Kho, trạm chiết nạp LPG là nơi cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng của một khu vực địa bàn dân cư (huyện, thành phố, thị xã). Trên địa bàn tỉnh hiện có 18 trạm chiết nạp phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội tỉnh và một số địa bàn lân cận như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu… Kết quả điều tra cho thấy với công suất chiết nạp hiện tại đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của tỉnh đến năm 2020; Tuy nhiên các cơ sở chiết nạp lại tập trung chủ yếu ở các huyện Nhơn Trạch, Long Thành và Thành phố Biên Hoà… Vì vậy trong kỳ quy hoạch đến năm 2020, cần bổ sung một số trạm chiết nạp, kho tại các khu vực khác trên địa bàn tỉnh để giảm chi phí vận chuyển và giảm lưu lượng phương tiện vận tải trên các tuyến giao thông quan trọng của tỉnh.

Vị trí xây dựng kho, trạm chiết nạp phải đặt ở ngoài khu dân cư nhưng thuận tiện đường giao thông; Các trạm chiết nạp cần thuận tiện cả đường thuỷ và đường bộ; quy mô kho phụ thuộc khả năng của chủ đầu tư và tuân thủ theo quy định tiêu chuẩn của nhà nước.

Dự kiến trong kỳ quy hoạch sẽ phát triển 03 trạm chiết nạp có kho trung chuyển tại các huyện: Tân Phú, Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ mỗi trạm có 6 vòi nạp trở lên công suất tối thiểu 400 tấn/tháng.

Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kho chứa, chiết nạp và hệ thống cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trên thực tế, việc đầu tư phát triển mạng lưới kho chứa – trạm chiết nạp và cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch đến năm 2020 thuộc phạm vi của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng và phụ thuộc vào sự phát triển về số lượng, quy mô, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp. Giá trị đầu tư được thực hiện bởi các doanh nghiệp sẽ trở thành tài sản của chính các doanh nghiệp đó. Trên góc độ quản lý đầu tư chung của tỉnh, việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh LPG chỉ có ý nghĩa trong việc xem xét mức độ phân bổ nguồn vốn đầu tư trong xã hội của tỉnh vào phát triển lĩnh vực kinh doanh này, trên cơ sở đó để cơ quan quản lý đưa ra chính sách thu hút và phân bổ một các hợp lý vốn đầu tư cho các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác.

* Cơ sở xác định nhu cầu vốn đầu tư vào mạng lưới kho chứa, chiết nạp và kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển phát triển hệ thống cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 được tính toán dựa trên các định mức đầu tư cơ bản như sau :



- Nhu cầu vốn đầu tư đối với các cửa hàng sẽ được hình thành trong thời kỳ quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

- Quy mô diện tích kinh doanh trung bình của các cửa hàng kinh doanh được xác định căn cứ vào yêu cầu về xây dựng, khoảng cách cần thiết để bố trí các thiết bị cho từng khu vực chức năng trong cửa hàng, cũng như yêu cầu mở rộng quy mô của các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Diện tích tối thiểu của cửa hàng là 12 m2/cửa hàng.

- Chi phí đầu tư cho một cửa hàng kinh doanh được xác định căn cứ vào giá trị đầu tư thực tế bình quân cho một cửa hàng trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua. Mức đầu tư bình quân khoảng là 120-150 triệu đồng/cửa hàng ở đô thị và 50-60 triệu đồng/cửa hàng ở nông thôn; Trong đó:

+ Đầu tư vào thuê mướn đất đai chiếm khoảng 50%, đây là tỷ lệ dự tính đầu tư chung các cửa hàng kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ thực tế từ kết quả điều tra. Thực tế, tỷ lệ này sẽ có sự khác biệt giữa các cửa hàng do nguồn gốc đất đai sử dụng vào xây dựng cửa hàng khác nhau (đất đi thuê của các đơn vị kinh doanh, đất thuê của nhà nước, đất sở hữu của các hộ kinh doanh...);

+ Đầu tư vào các công trình xây dựng chiếm khoảng 35%;

+ Đầu tư vào máy móc, thiết bị kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng chiếm khoảng 10%;

+ Đầu tư vào các thiết bị phòng cháy, chữa cháy và các thiết bị xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường chiếm khoảng 5%.

- Nhu cầu vốn đầu tư vào các giá trị tài sản chung đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

+ Giá trị tài sản cần đầu tư ngoài phạm vi cửa hàng bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng của các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn bao gồm những hạng mục cơ bản như:

i)- Đầu tư xây dựng các kho, trạm chiết nạp vào chai cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ của chính doanh nghiệp và các doanh nghiệp khác (theo hợp đồng đại lý tiêu thụ);

ii)- Đầu tư vào các phương tiện vận tải khí dầu mỏ hóa lỏng, có thể là đường ống dẫn (đối với các doanh nghiệp phát triển chuỗi cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng trên cùng một khu vực) và/hoặc mua sắm xe bồn.

+ Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kho cấp phát khí dầu mỏ hóa lỏng của doanh nghiệp được dự tính theo định mức 1,5triệu đồng/m3 theo quy mô sức chứa và 550.000 đồng/m2 tính theo diện tích của kho.

+ Nhu cầu vốn đầu tư mua sắm xe bồn dự tính mức đầu tư bình quân 50-60 triệu đồng/tấn tải trọng của xe. Loại xe được dự tính có tải trọng bình quân 10 tấn/chiếc.



5/- Quy hoạch phát triển cửa hàng, kho, trạm LPG trên địa bàn tỉnh.

5.1/ Quy hoạch cửa hàng kinh doanh LPG.

a/ Yêu cầu về địa điểm xây dựng cửa hàng chuyên doanh LPG.

- Cửa hàng chuyên kinh doanh LPG phải đặt ở nơi thông thoáng, đảm bảo các điều kiện về phòng chống cháy, nổ và hạn chế thiệt hại khi có sự cố xảy ra.

- Các cửa hàng kinh doanh LPG phải thực hiện đúng các quy định về khoảng cách, bậc chịu lửa, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy…

- Lắp đặt trạm nạp LPG cho phương tiện giao thông tại cửa hàng xăng dầu trên các tuyến giao thông chính (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện).

- Số lượng cửa hàng kinh doanh phải hợp lý phù hợp với nhu cầu tiêu thụ.

- Địa điểm xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG do chủ đầu tư tự lựa chọn với điều kiện phải đảm bảo các quy định của nhà nước. Quy hoạch chỉ xác định số lượng cửa hàng cần thiết cho từng đơn vị xã phường trên cơ sở cân đối sản lượng tiêu thụ và dự kiến dân cư tại các địa phương.

- Khoảng cách giữa các cửa hàng từ 1,5-2,0km ở đô thị và 3-4km ở nông thôn; việc phân bố số lượng cửa hàng phải phù hợp với nhu cầu tiêu thụ tránh bố trí quá nhiều gây lãng phí đầu tư và thiệt hại cho người kinh doanh.

- Phải đảm bảo các yêu cầu an toàn về phòng chống cháy nổ và an toàn vệ sinh môi trường.

Các cửa hàng LPG phải đảm bảo các tiêu chuẩn nhà nước về xây dựng nói chung và các tiêu chuẩn thiết kế (TCVN – 6223: 2011 Cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng - Yêu cầu chung về an toàn) và các tiêu chuẩn liên quan khác.

b/ Quy hoạch cửa hàng bán lẻ LPG theo đơn vị hành chính (5)

Dự kiến phát triển hệ thống kinh doanh LPG trong những năm tới tại các địa phương trong tỉnh Đồng Nai như sau:



Thành phố Biên Hoà: Dự kiến phát triển thêm 8 cửa hàng kinh doanh LPG trong giai đoạn từ nay đến 2020 trong đó 2011-2015 phát triển mới 6 cửa hàng, giai đoạn 2016-2020: 2 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 Thành phố có khoảng 150-200 cửa hàng kinh doanh LPG.



Thị xã Long Khánh: Dự kiến xây dựng thêm 19 cửa hàng kinh doanh LPG; trong giai đoạn 2011-2015: 10 cửa hàng; giai đoạn 2016-2020: 09 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 thị xã có 49 cửa hàng kinh doanh LPG.



Huyện Long Thành: Dự kiến phát triển thêm 24 cửa hàng kinh doanh LPG trong đó giai đoạn 2011-2015: 10-12 cửa hàng; giai đoạn 2016-2020: 12-14 cửa hàng.

Hiện tại Long Thành có 56 điểm bán LPG nhưng đa số không đủ điều kiện kinh doanh; Dự kiến đến năm 2020 sau khi chấn chỉnh để thực hiện đúng quy định của nhà nước về thiết kế và an toàn cháy nổ; dự kiến trên địa bàn huyện Long Thành có thể chỉ tồn tại 55-60 cửa hàng.



Huyện Nhơn Trạch: Dự kiến phát triển thêm 13 cửa hàng kinh doanh LPG ở các giai đoạn sau:

* 2011-2015: 10 cửa hàng.

* 2016-2020: 03 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn huyện có 58 cửa hàng LPG.



Huyện Vĩnh Cửu: Dự kiến phát triển thêm 14 cửa hàng kinh doanh LPG gồm:

- Giai đoạn 2011-2015: 5-6 cửa hàng.

- Giai đoạn 2016-2020: 8-9 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 Vĩnh Cửu có 59 cửa hàng.



Huyện Trảng Bom: Huyện Trảng Bom hiện có 77 cửa hàng kinh doanh LPG; trong đó có tới 36 cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh. Dự kiến trong kỳ quy hoạch phát triển mới 12 cửa hàng kinh doanh LPG gồm:

- Giai đoạn 2011-2015: 3-4 cửa hàng.

- Giai đoạn 2016-2020: 5-6 của hàng.

Đồng thời rà soát, yêu cầu các cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh phải bổ sung các điều kiện theo quy định và lập hồ sơ đăng ký kinh doanh; những cửa hàng không đủ điều kiện phải kiên quyết xử lý buộc ngừng kinh doanh.

Dự kiến đến năm 2020 Trảng Bom có 60 - 65 cửa hàng.

Huyện Thống Nhất: Hiện tại mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn huyện Thống Nhất đủ khả năng đáp ứng nhu cầu và được phân bố khá đồng đều và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Dự kiến trong kỳ quy hoạch phát triển mới 02 cửa hàng kinh doanh LPG tại địa bàn xã Gia Kiệm nâng tổng số đến năm 2020 là 57 cửa hàng.

Huyện Xuân Lộc: Hiện tại có 64 cửa hàng đang kinh doanh LPG; trong đó có tới 55 cửa hàng không đủ điều kiện kinh doanh nhưng lại kinh doanh nhiều mặt hàng trong đó có chai LPG. Dự kiến trong kỳ quy hoạch phát triển mới 7 cửa hàng (xã Xuân Thành 3 Cửa hàng, Xuân Tâm, Xuân Hòa, Lang Minh, Suối Cao mỗi xã 01 cửa hàng).

Đồng thời trong kỳ quy hoạch sẽ kiểm tra và hướng dẫn những cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh thực hiện bổ sung để đạt yêu cầu về điều kiện kinh doanh LPG; trong đó cần chú ý các xã: Xuân Định, Xuân Tâm, Xuân Trường, Xuân Thọ. Kiên quyết xoá bỏ các điểm kinh doanh LPG không đảm bảo các quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG.

Dự kiến đến năm 2020 Xuân Lộc chỉ cần có 50-55 cửa hàng kinh doanh LPG.

Huyện Cẩm Mỹ: Dự kiến phát triển thêm 13 cửa hàng kinh doanh LPG như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: 4-5 cửa hàng.

- Giai đoạn 2016-2020: 8-9 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 Cẩm Mỹ có 42 cửa hàng.



Huyện Định Quán: Hiện tại Định Quán có 71 cửa hàng trong đó có 45 cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh. Trong kỳ quy hoạch sẽ kiểm tra và hướng dẫn những cửa hàng chưa đủ điều kiện kinh doanh thực hiện bổ sung đúng quy định của nhà nước về điều kiện kinh doanh LPG; trong đó cần chú ý các xã Thanh Sơn, La Ngà, Suối Nho.

Trong kỳ quy hoạch dự kiến phát triển thêm 6 cửa hàng kinh doanh LPG như sau:

- 2011-2015: 3-4 cửa hàng.

- 2016-2020: 2-3 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 Định Quán chỉ cần giữ lại 55-60 cửa hàng.

Huyện Tân Phú: Dự kiến phát triển mới 22 cửa hàng kinh doanh LPG như sau:

- Giai đoạn 2011-2015: 8-10 cửa hàng.

- Giai đoạn 2016-2020: 12-14 cửa hàng.

Dự kiến đến năm 2020 huyện Tân Phú có 60 cửa hàng.

Như vậy đến năm 2020 dự kiến trên địa bàn tỉnh sẽ phát triển mới 140 cửa hàng chuyên doanh LPG nâng tổng số cửa hàng kinh doanh LPG lên 926 cửa hàng. Tuy nhiên sau khi chấn chỉnh và xử lý các cửa hàng chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật; Dự kiến trên địa bàn tỉnh còn khoảng 550-600 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.

5.2/- Quy hoạch trạm nạp LPG cho các phương tiện giao thông vận tải.

Cần quan tâm đến việc phát triển các trạm nạp LPG cho phương tiện vận tải trên các tuyến giao thông chính của tỉnh. Cần có chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp thí điểm mở trạm nạp LPG cho phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) nhằm khuyến khích sử dụng LPG là loại nhiên liệu sạch góp phần bảo vệ môi trường.

Từ nay đến 2015 khi xuất hiện nhu cầu sẽ khuyến khích xây dựng thí điểm một số cửa hàng kinh doanh xăng dầu mở thêm trạm nạp LPG cho ô tô, xe máy trên các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và một số phường trong nội ô thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh và thị trấn các huyện lỵ.

- Giai đoạn 2016-2020 sẽ triển khai theo quy hoạch các trạm nạp LPG cho phương tiện vận tải sẽ được bố trí trong các cửa hàng xăng dầu trên các tuyến giao thông.



5.3/- Quy hoạch kho, trạm chiết nạp LPG vào chai.

- Yêu cầu thuận tiện cho việc cung ứng hàng hoá cho các cửa hàng bán lẻ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Trạm chiết nạp phải thuận tiện cho việc vận chuyến và tránh xa các khu dân cư tập trung.

- Các huyện cần có trạm chiết nạp LPG vào chai, số lượng trạm chiết nạp phụ thuộc vào khối lượng LPG tiêu thụ.



Trong kỳ quy hoạch bổ sung xây dựng mới 03 trạm chiết nạp LPG có kho trung chuyển tại huyện Tân Phú và Vĩnh Cửu, Cẩm Mỹ.

BẢNG TỔNG HỢP QUY HOẠCH CƠ SỞ KINH DOANH LPG

TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020 (6)

TT

Tên địa phương (Thành phố/huyện)

Số cửa hàng

Kho, Trạm cấp, Chiết nạp đến 2020

Hiện có 2010

Dự kiến tăng

Dự kiến Đến 2020

Kho

trung chuyển

Trạm nạp vào

chai

Trạm cấp

LPG

1

TP Biên Hoà

275

8

284

3

5




2

Thị xã Long Khánh

30

19

49




1




3

Huyện Nhơn Trạch

45

13

58




2




4

Huyện Long Thành

56

24

80

1

7




5

Huyện Vĩnh Cửu

45

14

59




1*




6

Huyện Trảng Bom

77

12

89

1







7

Huyện Thống Nhất

55

2

57










8

Huyện Xuân Lộc

64

7

71




2




9

Huyện Cẩm Mỹ

29

13

42




1*




10

Huyện Định Quán

71

6

77




1




11

Huyện Tân Phú

38

22

60




1*




Tổng cộng

785

140

926

5

21




(*) Trạm dự kiến xây dựng mới.

5.4/- Quy hoạch trạm cấp LPG cho các đối tượng theo hợp đồng.

Trạm cấp LPG chỉ bán hàng cho các phương tiện vận tải chuyên dụng và bán hàng bằng đường ống cho các đối tượng tiêu dùng theo hợp đồng. Các trạm cấp LPG sẽ được xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp nơi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu.

Tại các khu, cụm công nghiệp; khi doanh nghiệp có nhu cầu đặt trạm cấp LPG để phục vụ sản xuất sẽ làm đơn xin lập trạm cấp LPG. Thẩm quyền cho lập trạm cấp LPG thuộc Ban quản lý khu, cụm công nghiệp.

Tại các khu dân cư chỉ lập trạm cấp LPG phục vụ cho các chung cư cao tầng. Khi thiết kế chung cư cao tầng chủ đầu tư phải thiết kế trạm cấp LPG và hệ thống đường ống, thiết bị đo đếm cung cấp LPG cho các căn hộ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định; trạm cấp LPG là bộ phận trong hạ tầng kỹ thuật gắn liền với công trình xây dựng. Khi dự án xây dựng công trình có thiết kế trạm cấp LPG được cấp có thẩm quyền phê duyệt đương nhiên trạm cấp LPG được chấp thuận.

Không quy hoạch trạm cấp LPG phục vụ cho các nhu cầu khác trong khu dân cư.

5.5/- Những cửa hàng LPG chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh cần phải sửa chữa thiết kế cửa hàng, bổ sung thiết bị. (7)

Nhiều cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Đồng Nai khi xây dựng chưa có TCVN 6223-1996 mặt khác không tuân thủ theo quy định tại Thông tư 15/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 cộng với việc không sâu sát của cơ quan quản lý nhà nước nên chủ đầu tư tự thiết kế hoặc tận dụng nhà ở làm nơi kinh doanh, các hạng mục công trình xây dựng trong cửa hàng không đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn cửa hàng LPG; không đảm bảo an toàn cháy nổ. Qua khảo sát kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh cho thấy có 226 cửa hàng chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chủ yếu thuộc các dạng sau:

- Thiết kế không đúng theo tiêu chuẩn nhà nước quy định, tận dụng nhà ở để kinh doanh, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn cháy nổ.

- Không đảm bảo đủ phương tiện phòng chống cháy nổ.

- Chưa được đào tạo kiến thức về LPG, huấn luyện phòng nổ, phòng cháy, sử dụng phương tiện chữa cháy…

- Không đảm bảo khoảng cách đến nguồn gây cháy theo quy định.

Ngoài các cửa hàng bắt buộc trên phải nâng cấp, cải tạo để đảm bảo đúng yêu cầu xây dựng tiêu chuẩn TCVN 6223-2011, tuỳ theo nhu cầu phát triển của từng cửa hàng theo đòi hỏi của thị trường, các cửa hàng khác có thể mở rộng diện tích xây dựng và nâng cấp trang thiết bị kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn việc cung cấp LPG phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

5.6/- Các cửa hàng bán lẻ LPG chưa đảm bảo các điều kiện kinh doanh cần phải ngưng hoạt động để bổ sung các điều kiện. ( 8)

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 93 cửa hàng LPG đang kinh doanh trong các ngôi nhà tạm đã vi phạm nghiêm trọng quy định của nhà nước về thiết kế, xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG, không đảm bảo an toàn có nguy cơ cháy nổ cao ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của dân cư xung quanh cần phải ngưng hoạt động để sửa chữa, khắc phục sai sót và bổ sung các điều kiện mới được hoạt động.



III/ Các biện pháp bảo vệ môi trường.

1/ Đánh giá khái quát hiện trạng môi trường trong kinh doanh và sử dụng LPG.

Khí dầu mỏ hoá lỏng là loại nhiên liệu sạch, dễ sử dụng có hiệu suất sinh nhiệt cao, thân thiện với môi trường. LPG được chứa trong bình thép chịu áp suất có van an toàn và được kiểm định theo định kỳ; xét về nguyên lý thì sử dụng LPG sẽ rất an toàn và tiện lợi. Tuy nhiên qua quan sát thực tế từ năm 2005 cho đến nay trên đất nước ta năm nào cũng xảy ra cháy nổ LPG gas gây tổn thất về người và của; năm 2010 có tới 4-5 vụ, mới đây nhất tại Cà Mau, Bình Dương do sang chiết LPG trái phép đã gây nổ làm hàng chục người thương vong trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Nhìn chung do bất cẩn và không chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước trong kinh doanh và sử dụng LPG nên nguy cơ tác động xấu đối với môi trường và con người của LPG ngày càng tăng.



    *  Các sự cố rò rỉ và gây nổ là nguy cơ xảy ra lớn nhất. Thiệt hại về tài sản và tác động môi trường do cháy, nổ là chủ yếu.

     * Phương án ứng cứu khẩn cấp trong các trường hợp xảy ra sự cố là cứu hỏa tại chỗ bằng bình cứu hỏa và kết hợp với đơn vị PCCC địa phương.



     *  Các cơ sở kinh doanh và sử dụng LPG đều có kiến thức cơ bản và ý thức trong việc bảo đảm an toàn nhưng chưa đủ để phòng ngừa sự cố và lợi nhuận kinh doanh có thể làm họ cố tình hay vô tình quên đi những vấn đề trên.

      *  Do điều kiện kinh tế, thói quen, tâm lý tiêu dùng nên người sử dụng chủ yếu quan tâm tới giá cả, ít quan tâm tới chất lượng;



2/ Dự báo tác động ảnh hưởng.

LPG là mặt hàng kinh doanh có điều kiện được nhà nước quy định các điều kiện kinh doanh rất chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho người kinh doanh và người sử dụng nhưng trên thực tế việc vi phạm các quy định về an toàn cháy nổ trong kinh doanh LPG diễn ra khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Trong mạng lưới cửa hàng đang kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh ngoài số cửa hàng chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh còn rất nhiều cửa hàng vi phạm về thiết kế an toàn phòng chống cháy nổ. Nhận thức về mức độ nguy hiểm và ý thức phòng ngừa sự cố trong sử dụng LPG ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai chưa cao. Người kinh doanh vì mục đích lợi nhận đơn thuần mà quên đi các mối nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi bất cẩn; người kinh doanh hầu như chỉ thực hiện các quy định nhằm mục đích để được kinh doanh chứ không phải vì sự an toàn của mình và những người xung quanh. Hiện tượng sang chiết LPG trái phép, kinh doanh LPG giả nhãn hiệu, LPG kém chất lượng đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường. Bên cạnh đó nhận thức của người sử dụng LPG cũng rất thấp, nhiều người không lường hết được các nguy hiểm có thể xảy ra cho mình và cộng đồng nên đã “vô tư” làm việc trong tình trạng đối mặt với tử thần (để bình gas cạnh lò đốt, lò nấu liên hoàn…)

Cháy nổ là sự cố thường xảy ra đối với thiết bị, phương tiện hoạt động liên quan đến tồn trữ và sử dụng LPG. Khi cháy nổ LPG gây ra các tác hại:

- Đối với môi trường: Khi cháy trong môi trường xung quanh khu vực cháy tạo bức xạ nhiệt quá giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật xung quanh, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ phát triển rộng ra. Những đoạn đường ống đi qua các khu rừng ngập mặn, rừng tràm, đám cháy có thể lan vào khu vực này và gây ra cháy rừng, làm mất cân bằng sinh thái, gây huỷ hoại môi trường sống của con người.

- Đối với con người: Gây tác động nhiệt làm bỏng da, cháy có thể dẫn đến tử vong; Các chất thải thứ cấp do cháy sinh ra như C0, N0x , S0x…ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy cho não và cơ thể; trong đó C0 thường là nguyên nhân chính gây chết người khi xảy ra cháy.

Khi bị phát tán ra môi trường chúng làm thiếu hụt oxy trong không khí gây khó thở cho người và sinh vật trong vùng ảnh hưởng.

Khí hoá lỏng tinh khiết không ăn mòn kim loại nhưng khi có lượng nhỏ tạp chất hoặc lẫn các chất khác thì tốc độ ăn mòn kim loại xảy ra rất nhanh và nghiêm trọng, phá hoại máy móc thiết bị có liên quan đến LPG.

3/ Định hướng các mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bản thân LPG là loại nhiên liệu thân thiện với môi trường nhưng chính sự bất cẩn và nhận thức kém của con người đã làm cho LPG trở thành mối nguy hiểm đối với môi trường và con người. Để phát huy yếu tố tích cực và giảm thiểu nguy hiểm khi xảy ra sự cố cần phải nâng cao hiểu biết của cộng đồng về quy trình vận hành an toàn môi trường trong kinh doanh và sử dụng LPG.

Về phía người dân: Do kiến thức của người dân về an toàn môi trường trong sử dụng LPG còn hạn chế. Các đại lý LPG cần hướng dẫn cụ thể cách sử dụng an toàn khi cung cấp LPG cho người dân. Nhận thức của đa số người dân chỉ dừng lại ở chỗ: sử dụng LPG thì có thể sẽ gây cháy, nổ nhưng không biết mức độ nguy hiểm thế nào? thời hạn sử dụng các thiết bị, phụ kiện dùng LPG là bao lâu?

Về phía các cơ sở kinh doanh LPG: Phần lớn các đại lý đã quan tâm đến các vấn đề an toàn cháy, nổ tại cơ sở. Các đại lý đều có dụng cụ chữa cháy tại chỗ, có tham dự huấn luyện an toàn, PCCC cho nhân viên. Tuy nhiên, mức độ am hiểu về an toàn, nhất là am hiểu các tiêu chuẩn an toàn LPG còn hạn chế, vì vậy cần nâng cao chất lượng nghiệp vụ kinh doanh LPG không chỉ dừng lại ở việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG mà định kỳ cần có việc kiểm tra, sát hạch và nâng cao trình độ hiểu biết về LPG cho người kinh doanh.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước: Sở Công thương cần phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ, Tài nguyên-Môi trường, Cảnh sát PCCC tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước trong kinh doanh LPG; Xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm quy tắc an toàn phòng chống cháy nổ; gian lận thương mại trong kinh doanh. Không để xảy ra bất cứ vụ cháy nổ nào do chất lượng thiết bị, bao bì, quy trình kỹ thuật gây ra.

4/ Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường.

Muốn để LPG không ảnh hưởng đến môi trường vấn đề quan trọng cần đặt ra là làm thể nào để LPG không thoát ra môi trường.

            Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các TCVN về an toàn, PCCN và BVMT có liên quan tới LPG ở Việt Nam được ban hành khá nhiều đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn môi trường trong sử dụng LPG ở nước ta. Nhưng còn có sự không thống nhất giữa các văn bản này, gây chồng chéo trong quản lý, gây lúng túng trong thực hiện ở cơ sở. Công tác quản lý Nhà nước trong chế tạo, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị an toàn đã không được kiểm soát chặt chẽ từ nhiều năm nay do có những cơ chế thông thoáng của Nhà nước về cải tiến thủ tục hành chính trong việc thành lập doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp chế tạo thiết bị an toàn.

Cần quản lý chặt việc chế tạo và kiểm định chất lượng chai chứa LPG của các doanh nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra thiết bị an toàn về: bồn chứa, thiết bị nạp, quy trình công nghệ tại các trạm nạp LPG vào chai.

Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh LPG. Cần chú trọng kiểm tra việc thiết kế xây dựng các cửa hàng kinh doanh chai LPG đảm bảo thực hiện đúng quy định theo TCVN 6223: 2011.

Việc phân cấp trong quản lý nhà nước về kinh doanh LPG là cần thiết; tuy nhiên cần xác định rõ quyền và trách nhiệm trong phân cấp quản lý các cơ sở kinh doanh LPG trong đó cần xác định vai trò quan trọng của xã, phường vì các cơ sở kinh doanh LPG đặt tại địa bàn quản lý trực tiếp của xã, phường.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 105/2011/NĐ-CP ngày 16/11/2011 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.



PHẦN THỨ TƯ

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

I/. GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ.

Vốn đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng do các chủ đầu tư mở cửa hàng kinh doanh tự huy động và bố trí sử dụng. Đất để xây dựng cửa hàng trên từng địa bàn sẽ do chủ đầu tư tự thu xếp có thể là đất chủ đầu tư sở hữu hoặc thuê mướn của người khác thông qua hợp đồng thuê, mướn theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư xây dựng cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được vay vốn ngân hàng thông qua hợp đồng tín dụng, tài sản thế chấp chính là cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng sẽ được xây dựng. Trường hợp cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đã xây dựng theo đúng quy định của nhà nước nhưng vì lý do nào đó nhà nước giải toả để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội thì chủ đầu tư được đền bù theo quy định của pháp luật.

Đối với cửa hàng xây dựng mới: Các hạng mục công trình cơ bản phục vụ cho kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng như: khu bán hàng, kho chứa hàng, hệ thống phòng nổ, chống cháy, xử lý môi trường phải được thiết kế, xây dựng theo đúng quy định của nhà nước, theo TCVN 6223: 2011.



II/. GIẢI PHÁP VỀ BỐ TRÍ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CỬA HÀNG KINH DOANH, KHO CHỨA, TRẠM CHIẾT NẠP KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG.

Xác định vị trí địa điểm: Khí dầu mỏ hoá lỏng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, thương nhân đầu tư, kinh doanh trên cơ sở quy hoạch định hướng của nhà nước nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Địa điểm quy hoạch dự kiến xây dựng mới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ là địa chỉ mở, trên cơ sở dự báo nhu cầu tiêu dùng của từng khu vực (đơn vị là xã, phường) nhà nước định hướng về số lượng cửa hàng và thông báo đến xã, phường. Khi thương nhân có nhu cầu làm đơn xin mở địa điểm kinh doanh LPG trong khu vực quy hoạch thì xã, phường có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với số lượng của hàng đã có theo nguyên tắc: Không mở cửa hàng mới tại Khóm, Ấp đã có cửa hàng đang kinh doanh LPG, khoảng cách tối thiểu giữa cửa hàng mới và cửa hàng đã có theo tiêu chí (ở đô thị từ 1,0 trở lên; ở nông thôn từ 2,0km trở lên) và xác nhận địa điểm để cấp có thẩm quyền xem xét. Sau khi được UBND xã, Phường xác nhận địa điểm Phòng Kinh tế/Kinh tế và Hạ tầng căn cứ quy hoạch (9) xem xét nếu thấy đủ điều kiện trình UBND huyện phê duyệt cho phép thương nhân đầu tư.

Địa điểm kinh doanh LPG phải có đường giao thông thuận tiện cho xe chuyên dùng (vận chuyển LPG, chữa cháy, cứu thương…) hoạt động.

- Diện tích mặt bằng cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng được quy định tại TCVN 6223: 2011 tối thiểu là 12m2; để thuận tiện cho việc kinh doanh và thực hiện các biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ khuyến cáo các chủ đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh, sử dụng mặt bằng lớn bố trí sử dụng đất dành cho lối thoát hiểm, có khoảng cách trống đối với các công trình xung quanh.

- Đối với các kho, trạm chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) không được đặt trong khu quy hoạch dân cư, vị trí xây dựng cách xa khu dân cư và cách xa các công trình công cộng khác; Khoảng cách tối thiểu được quy định tại Phụ lục 1 Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Các kho chứa, trạm chiết nạp trong các khu dân cư phải di dời để đảm bảo an toàn. Các trạm chiết nạp, kho chứa LPG có thể đặt trong các khu, cụm công nghiệp nếu đảm bảo các điều kiện về giới hạn khoảng cách, điều kiện an toàn cháy nổ cho phép.



III/. GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CỬA HÀNG KINH DOANH LPG.

Khí dầu mỏ hoá lỏng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì vậy các cửa hàng phải được xây dựng dựa trên thiết kế kỹ thuật chuyên ngành khí dầu mỏ theo từng loại hình và quy mô đã được chuẩn hóa tại các bộ tiêu chuẩn quốc gia quy định cho từng hạng mục công trình như: khu bán hàng, trạm nạp, bồn chứa, thiết bị phòng nổ, hệ thống cấp thoát nước, đường ra vào, lối thoát hiểm…

Phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về thiết kế cửa hàng kinh doanh LPG tại TCVN 6223-2011 và quản lý an toàn trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng quy định tại thông tư số 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương.

Đối với các trạm chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng phải tuân thủ theo quy định tại quyết định 36/2006/QĐ-BCN ngày 16/10/2006 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về quy chế kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai.

Đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng cho các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe máy sẽ khuyến khích các cửa hàng đang kinh doanh xăng dầu có quy mô lớn (cửa hàng loại II) mở thêm trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng. Việc nạp khí dầu mỏ hoá lỏng phải tuân thủ theo quy định tại TCN 88: 2005 của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương).

1. Giải pháp công nghệ.

+ Cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng:

- Nhập hàng: LPG được đóng sẵn vào chai bằng thép chịu áp lực đã được kiểm định chất lượng an toàn được nạp đầy LPG theo từng chủng loại 12kg, 45kg… được nhập về cửa hàng bằng các phương tiện vận tải chuyên dùng theo quy định.

- Xuất hàng: Khi nhận được yêu cầu của khách hàng nhân viên cửa hàng dùng phương tiện vận chuyển phù hợp với khối lượng hàng, vận chuyển chai LPG đến địa điểm tiêu thụ để lắp đặt thay thế bình LPG đã sử dụng cho khách hàng.

- Dự trữ và bảo quản: Tại cửa hàng chai chứa LPG có thể xếp chồng lên nhau ở tư thế thẳng đứng, vững chắc; độ cao tối đa mỗi chồng là 1,5m. Khi xếp chồng các chai chứa LPG có các loại kích thước khác nhau thì xếp theo nguyên tắc chai lớn ở dưới, chai nhỏ ở trên khoảng cách giữa các dãy không nhỏ hơn 1,5m.

Không được để chai chứa LPG ở khu vực cửa ra vào, ở nơi hay có người qua lại.

Không được tồn chứa, kinh doanh khí Oxy trong các cửa hàng kinh doanh LPG.

+ Trạm nạp, kho chứa LPG.

Công nghệ chiết nạp LPG được thực hiện thông qua dây chuyền chiết nạp bán tự động chuyên dùng bao gồm bồn chứa, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, đầu nạp và chai nạp LPG. Thiết bị nạp phải có các van an toàn, thiết bị kiểm tra đo lường để kiểm soát quá trình nạp nói chung và mức nạp nói riêng.

Bồn chứa LPG phải để ngoài trời, bên ngoài nhà hoặc bên ngoài các công trình xây dựng kín, không được đặt trên nóc nhà, dưới cầu hoặc dưới đường dây tải điện. các bồn chứa phải lắp các loại van an toàn.

Trên từng nhánh nạp phải có van đóng ngắt ngay trước thiết bị được nạp.

Trong hệ thống nạp phải lắp đặt hệ thống đóng ngắt sự cố trên đường cấp lỏng. Kích thước cơ cấu đóng sự cố phải đảm bảo 150% lưu lượng nạp tối đa.

Tại các trạm chiết nạp phải sử dụng các thiết bị kiểm tra đạt chuẩn để kiểm soát nhiệt độ, áp suất, tốc độ nạp, mức nạp, cân…Thực hiện việc kiểm soát và đóng mở tự động.

+ Kho dự trữ khí dầu mỏ hoá lỏng.

Kho dự trữ bảo quản chai chứa LPG được thiết kế và bảo quản theo TCVN 5307: 1991; 6304: 1997; 7441: 2004.

Công tác quản lý: Tất cả các cửa hàng kinh doanh, kho bảo quản chai chứa LPG trong một hệ thống (chuỗi) được quản lý thống nhất thông qua hệ thống mạng máy tính, đảm bảo thông tin thông suốt, truyền dẫn đầy đủ các dữ liệu, báo cáo và thông tin chỉ đạo cần thiết. Quản lý theo mạng sẽ giúp cho việc thống kê, báo cáo và chỉ đạo kinh doanh được thuận tiện, kịp thời và chính xác nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội.



2. Giải pháp về thiết kế xây dựng.

- Giải pháp tổng mặt bằng: tiêu chuẩn phòng cháy cho nhà và công trình: TCVN 2622-1995; yêu cầu thiết kế cửa hàng và TCVN 6223: 2011 cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng-yêu cầu chung về an toàn.

Khu vực nhà thuộc cửa hàng chỉ được xây bằng gạch hoặc bê tông có mức chịu lửa bậc II.

+ Nền nhà:

- Bằng phẳng, không gồ ghề, lồi lõm... đảm bảo an toàn khi mua bán và di chuyển chai LPG.

- Cao hơn mặt bằng xung quanh, không được bố trí đường ống cống thoát nước tại nền nhà;

- Mọi hầm hố phải nằm cách khu vực cửa hàng ít nhất 2m. Nếu có rãnh nước hoặc mương máng không thể tránh khỏi nằm trong khoảng cách 2m theo quy định trên thì phải có tấm che, chụp để hơi khí dầu mỏ hóa lỏng không thể tích tụ hoặc không thể đi vào hệ thống cống được.



+ Tường nhà.

- Mặt tường bằng phẳng, nhẵn, không có khe hở, vết nứt, vết lồi lõm;

- Sơn hoặc quét vôi màu sáng.

+ Mái và trần nhà:

- Chống được mưa, bão, có kết cấu mái chống nóng;

- Kết cấu mái nhà phải được thông gió tự nhiên;

- Trần nhà phải nhẵn, phẳng và sơn hoặc quét vôi màu sáng.



+ Cửa nhà và cửa thông gió phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Bố trí cửa ra vào tại bức tường ngoài; cửa có chiều cao tối thiểu 2,2m và chiều rộng cửa ít nhất 1,2m;

- Cửa ra vào phải được làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút, đảm bảo đi lại và di chuyển hàng hóa dễ dàng, tránh chen chúc;

- Ngoài cửa chính, phải có ít nhất 01 lối thoát dự phòng, có cửa mở ra phía ngoài để người ở trong dễ thoát ra ngoài khi có sự cố.

- Cửa thông gió trên tường, mái hoặc tại vị trí thấp ngang sàn nhà và các cửa này phải được làm bằng vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.

Đường bãi, luồng xe ra vào phải được lót bê tông với độ dày và khả năng chịu tải phù hợp với các phương tiện chuyên chở hàng hóa.



3. Giải pháp cung cấp điện.

Việc lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị dùng điện phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành.

Toàn bộ thiết bị điện trong cửa hàng, trạm nạp LPG, kho chứa LPG phải được khống chế chung bằng một thiết bị đóng ngắt điện (áp tô mát hoặc cầu dao kiêm cầu chì có hộp kín phòng nổ).

Hệ thống điện phải là hệ thống phòng nổ; dây dẫn đi trong ống kín; đèn và công tắc là loại phòng nổ.

Các dây dẫn không được đấu nối giữa chừng trên dây, chỉ được đấu nối tại các hộp phòng nổ.

Tất cả các thiết bị điện trong cửa hàng phải lắp đặt cách lớp chai khí dầu mỏ hóa lỏng tối thiểu 1,5m.



4. Giải pháp về an toàn phòng chống cháy nổ.

Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện, kiểm tra, cấp giấy chứng chỉ về phòng chống cháy nổ.

Cửa hàng phải có biển “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”, tiêu lệnh, nội quy PCCC dễ thấy, dễ đọc.

Cửa hàng chuyên doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, ít nhất phải có các thiết bị chữa cháy theo quy định tại TCVN 6223: 2011.

Tất cả thiết bị chữa cháy phải để ở nơi thuận tiện gần cửa ra vào, hoặc tại vị trí an toàn trên các đường giữa các chồng chai chứa khí dầu mỏ hóa lỏng để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

Có cầu dao để ngắt toàn bộ hệ thống điện của cửa hàng khi không hoạt động.

Tuyên truyền vận động; khuyến khích nhà phân phối và người tiêu dùng sử dụng bình Gas Composite. Bình gas Composite được sản xuất bằng chất liệu chính là sợi thủy tinh có tác dụng không cháy, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Không nổ khi bị đốt cháy, là loại bình gas có hệ số an toàn tuyệt đối nhất hiện nay. Đặc biệt, tuổi thọ của bình gas Composite là không thời hạn.

  Bình Gas Composite có sử dụng van điều áp tự động, khi có biến đổi áp suất từ bên ngoài sẽ có các viên bi nhỏ nhảy ra ngăn chặn gas thoát ra ngoài. Chính nhờ những ứng dụng công nghệ hiện đại, vượt bậc nên bình gas composite đã đáp ứng được chuẩn mực cao của Châu Âu về vấn đề an toàn - chất lượng, đã được cấp kết quả kiểm định và tiêu chuẩn chật lượng theo SS-EN 12245:2009.

Bình gas Composite giúp người tiêu dùng có thể quan sát lượng gas trong bình thông qua ống đo lường bằng thủy tinh trong suốt  đặt ở bên ngoài. Đồng thời, nhà sản xuất còn trang bị con chip chống giả mạo trên mỗi sản phẩm chính là phương thức để quản lý, kiểm soát hệ thống phân phối, bảo đảm quyền lợi cho khách hàng. Khi mua hàng, nhà sản xuất sẽ trao cho người tiêu dùng Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa và kết quả kiểm định do Trung tâm  kiểm định và huấn luyện kỹ thuật an toàn lao động cấp. Theo đó, có mã hiệu bình gas, dung tích, ngày kiểm định, ngày tái kiểm định v.v…

Tuy nhiên bình gas Composite có giá cả tương đối cao (gấp 4-5 lần) so với loại bình gas bằng thép đang lưu thông trên thị trường. Vấn đề sử dụng bình gas Composite để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong kinh doanh, tiêu dùng LPG cần có chủ trương của nhà nước; sự hợp tác của doanh nghiệp và người tiêu dùng.


IV/. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh LPG của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh không chỉ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh LPG nói riêng, mà còn nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 theo yêu cầu đã đề ra.

Xuất phát từ đặc điểm, quy mô và thực tế kinh doanh LPG của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước của Sở Công Thương, Sở Khoa học-Công nghệ, Sở Tài nguyên-Môi trường... cần tập trung vào các vấn đề như:

+ Trước hết cần phải xác định rõ mạng lưới cửa hàng kinh doanh, trạm chiết nạp LPG là cơ sở hạ tầng thương mại là một bộ phận của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG là công cụ để nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; Thương nhân kinh doanh LPG trên địa bàn phải tuân thủ quy hoạch và các quy định khác của pháp luật.

+ Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng cho các doanh nghiệp trong tỉnh và trên cơ sở đó tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần yêu cầu các doanh nghiệp có hình thức hợp lý để thông tin đến khách hàng về các quy định có liên quan đến hình thức, chất lượng và các quy định khác có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng. Ngoài ra, các nhiệm vụ khác như: xây dựng, rà soát các Tiêu chuẩn Việt Nam về khí dầu mỏ hoá lỏng; Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực kiểm định/hiệu chuẩn, thử nghiệm về khí dầu mỏ hoá lỏng; Thanh tra, kiểm tra chất lượng khí dầu mỏ hoá lỏng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sản xuất kinh doanh; Tổ chức thông tin tuyên truyền và đào tạo...

+ Thường xuyên thực hiện công tác chống gian lận trong kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh. Gian lận thương mại trong kinh doanh LPG thời gian qua diễn ra khá phức tạp, làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng, là vấn đề bức xúc của xã hội. Trong đó, gian lận về sử dụng biển hiệu, logo của doanh nghiệp có uy tín nhưng mua bán LPG trôi nổi; Chào bán với mức hoa hồng cao hơn, gây cạnh tranh không lành mạnh... Để khắc phục tình trạng này, các biện pháp cần áp dụng như:

- Quy định trách nhiệm liên đới của các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp LPG trong cả hệ thống: Doanh nghiệp đầu mối - Tổng đại lý - Các đại lý bán lẻ).

- Các lực lượng chức năng (an ninh kinh tế, quản lý thị trường, Thanh tra khoa học công nghệ, môi trường, thuế…) tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, rút giấy phép kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Về nhận thức, cần coi cuộc đấu tranh chống gian lận thương mại trong kinh doanh LPG vừa là trách nhiệm, vừa là lợi ích chung của toàn xã hội trong đó cần tôn trọng việc phát hiện của mọi người dân và thông tin của các cơ quan và phương tiện truyền thông, đài phát thanh, truyền hình, báo chí…

- Đề xuất, kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống các văn bản pháp quy về kinh doanh LPG như: Các chế định về thiết lập tổng đại lý, đại lý, hoa hồng và cước vận tải; Chế tài xử lý vi phạm (còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đủ sức răn đe)...

- Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương và tạo lập trường kinh doanh lành mạnh.

Bên cạnh đó, để thực hiện các yêu cầu về quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, các biện pháp chủ yếu cần áp dụng, bao gồm:

+ Hình thành bộ phận giám sát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó có những quyết định điều chỉnh quy hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nhu cầu tiêu thụ LPG trong thời kỳ quy hoạch;

+ Thực hiện việc đơn giản hoá các thủ tục cấp phép kinh doanh, nhưng phải đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của nhà nước về việc đầu tư xây dựng các cửa hàng kinh doanh LPG;

+ Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh và bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ cho các doanh nghiệp kinh doanh LPG trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh LPG.

+ Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên của các doanh nghiệp kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh không chỉ về các chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mà cả những đề xuất của doanh nghiệp về việc di chuyển, mở rộng cửa hàng kinh doanh LPG.

V/. TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH

A/ Tổ chức quản lý quy hoạch.

UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn theo các quy định của pháp luật và thẩm quyền được phân cấp; đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển của các ngành; đảm bảo yêu cầu hiệu quả đầu tư, hiệu quả kinh doanh xây dựng; kết hợp chặt chẽ với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng và nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho tiêu dùng dân cư và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

B/ Thực hiện quy hoạch.

1. Giải pháp thực hiện quy hoạch

- Diện tích đất để xây dựng các cơ sở kinh doanh LPG không lớn; do chủ đầu tư tự lựa chọn; cơ quan quản lý nhà nước cần tạo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đối với các trạm chiết nạp LPG vào chai phải đặt ở những nơi không quy hoạch dân cư. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.

- Đối với các cửa hàng kinh doanh LPG vi phạm quy định về kinh doanh có điều kiện: Các sở, ngành chức năng có liên quan phối hợp với địa phương có hướng xử lý dứt điểm qua phân loại xác định từng trường hợp cụ thể. Cần đình chỉ ngay những cơ sở vừa là nhà ở vừa làm nơi tồn trữ, kinh doanh LPG.

- Đối với các hộ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nhỏ lẻ có nguy cơ cháy nổ gây thiệt hại đối với cộng đồng dân cư cần từng bước xóa bỏ, đồng thời xem xét vị trí hình thành các cửa hàng mới theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

- Đối với các xã thuộc khu vực vùng sâu, cần có sự phối hợp giữa các ngành và địa phương rà soát, cân đối nhu cầu để bố trí cửa hàng LPG phù hợp đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

2. Trách nhiệm của Sở Công Thương

- Sở Công Thương là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện Quy hoạch đã được phê duyệt.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan của tỉnh, phổ biến quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng và các văn bản điều chỉnh có liên quan đến các Sở, Ngành, UBND thành phố, huyện, thị và các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn biết để làm căn cứ đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch.

- Theo dõi và quản lý việc thực hiện đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh LPG phù hợp với quy hoạch và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, đầu mối giao thông và các khu dân cư, đô thị.

- Kiểm tra, xác định vị trí xây dựng cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng báo cáo các cơ quan có thẩm quyền trước khi ra quyết định cấp phép đầu tư.

- Hướng dẫn trình tự thủ tục, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh về ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định hiện hành.

- Tiến hành xem xét thẩm định điều kiện thực tế, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo đúng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt và các quy định hiện hành của pháp luật.

- Xây dựng quy chế phối hợp trong việc quản lý cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trình UBND tỉnh ban hành để làm căn cứ phối hợp với các ngành trong việc tổ chức thực hiện.

- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra liên ngành đối với địa điểm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng cơ sở kinh doanh về việc chấp nhận các điều kiện đầu tư xây dựng, các điều kiện quy định của pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; hàng năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về UBND tỉnh.

3. Đối với Sở tài nguyên và Môi trường

- Tổ chức thẩm định hồ sơ đánh giá tác động môi trường theo quy định phân cấp của pháp luật. Phối hợp với chính quyền huyện, thị, thành phố; thẩm định vị trí đặt trạm chiết nạp, kho tồn trữ LPG phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

4. Đối với Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với chính quyền huyện, thị, thành phố và các ngành có liên quan của tỉnh để xác định lộ giới, hành lang an toàn giao thông trên địa bàn được phân cấp theo quy định làm cơ sở cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cửa hàng kinh doanh xăng dầu có trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng theo quy hoạch đã được duyệt.

5. Đối với Sở khoa học & công nghệ

- Thực hiện việc kiểm tra chất lượng, đo lường đối với các cơ sở kinh doanh, chiết nạp, sản xuất, chế biến, tồn chứa, cấp, phân phối và vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại thông tư số 12/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công Nghệ.

- Phối hợp với sở Công Thương tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận về nghiệp vụ quản lý đo lường, chất lượng trong kinh doanh LPG cho người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh LPG.

- Phối hợp với các ban ngành, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quản lý chất lượng, đo lường đối với LPG và các thiết bị cho hoạt động kinh doanh, chống gian lận thương mại trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra thiết bị, hệ thống đo lường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG .

6. Đối với Sở Xây Dựng: Kiểm tra, cấp phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG, trạm chiết nạp, kho chứa theo thẩm quyền và các quy định khác của pháp luật. Kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp xây dựng không phép hoặc vi phạm các quy định trong quản lý xây dựng các công trình dân cư, đô thị.

7. Đối với Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.

- Thẩm định phương án, thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng chống cháy nổ, nghiệm thu an toàn hệ thống phòng cháy chữa cháy với các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.

- Tiến hành thẩm định các điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy nổ của các cơ sở kinh doanh, trạm chiết nạp, kho tồn trữ khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ.

8. Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã.

- Căn cứ quy hoạch đã được phê duyệt thông báo chỉ tiêu số lượng quy hoạch mới cửa hàng LPG cho các xã, phường làm căn cứ để xã, phường xác định địa điểm khi thương nhân có nhu cầu đầu tư.

- Theo dõi tình hình phát triển các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn, phối hợp cùng các Sở, ngành chức năng đề xuất với sở Công Thương các biện pháp xử lý đối với các vấn đề nảy sinh trong thực tế, điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp sự phát triển chung của địa phương để Sở Công Thương nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Có trách nhiệm quản lý, kiểm tra chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn và chỉ được cấp phép xây dựng cửa hàng kinh doanh theo đúng quy hoạch, 6 tháng và hàng năm báo cáo Sở Công Thương về tình hình thực hiện quy hoạch trên địa bàn địa phương quản lý.

- Căn cứ quy hoạch, theo thẩm quyền được phân cấp xem xét đề nghị của xã phường phê duyệt địa điểm, cho phép thương nhân đầu tư phát triển cửa hàng LPG mới phù hợp với quy hoạch.




tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương