PHẦn I: MỘt số khái niệm cơ BẢn về SỞ HỮu trí tuệ Câu hỏi Thế nào là quyền sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng nào?


Câu hỏi 211. Trường hợp không đồng ý với kết luận giải quyết khiếu nại lần cuối của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, có thể khiếu nại với cấp nào?



tải về 0.63 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích0.63 Mb.
#22441
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Câu hỏi 211. Trường hợp không đồng ý với kết luận giải quyết khiếu nại lần cuối của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, có thể khiếu nại với cấp nào?

Trả lời: Theo quy định cỉa Luật Khiếu nai, tố cáo, việc giả quyết khiếu nại hành chính được thực hiện như sau. Trước hết là khiếu nại với Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần thứ nhất của Cục, hoặc quá thời hạn giải quyết mà không nhận được quyết định giải quyết của Cục Sở hữu trí tuệ thì có thể chọn một trong hai phương án: Khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc khởi kiện với Toà Hành chính Toà án nhân dân.

Trường hợp khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nếu đương sự không đồng ý với kết quả giải quyết của Bộ trưởng, hoặc trong trường hợp người khiếu nại cho rằng quá trình giải quyết của Bộ Khoa học và Công nghệ vi phạm pháp luật thì có thể có đơn khởi kiện tại Toà Hành chính Toà án nhân dân cấp tỉnh.

Kết luận cuối cùng của các vụ khiếu nại hành chính về sở hữu công nghịêp thuộc thẩm quyền của Toà án.



Câu hỏi 212. Thế nào là tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là việc tổ chức, cá nhân có đơn thư báo cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan hành chính (Toà án, cơ quan Cảnh sát, cơ quan Hải quan, cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Thanh tra khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền khác của nhà nước) các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân khác, xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Việc gửi đơn đến cơ quan nào tuỳ thuộc nội dung, hoàn cảnh vi phạm, nơi có cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm đóng trụ sở hoặc có nơi hàng hoá có yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hàng giả.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam hoặc không có đại diện hợp pháp và không có có sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực sự tại Việt Nam phải thực hiện việc tố cáo thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam.



Câu hỏi 213. Cần gửi cho cơ quan thực thi những tài liệu nào khi tố cáo, yêu cầu xử lý hành vi vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp?

Trả lời: Hồ sơ tố cáo gửi đến các cơ quan có thẩm quyền bao gồm: Đơn tố cáo có các nội dung: Tên tổ chức, cá nhân tố cáo, địa chỉ liên hệ; tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị tố cáo (trường hợp biết rõ đối tượng sở hữu công nghiệp bị vi phạm, hoặc địa chỉ ghi trên hàng hoá có yếu tố vi phạm); nội dung vi phạm, các tài liệu, văn bằng về sở hữu công nghiệp là bản sao có công chứng (nếu tổ chức, cá nhân tố cáo là chủ văn bằng), xác định chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và có liên quan đến vụ việc vi phạm; các chứng cứ (bao bì sản phẩm, hàng hoá chứa đựng yếu tố vi phạm, ảnh chụp, tờ rơi quảng cáo…) để chứng minh có hành vi vi phạm.

Trường hợp tố cáo thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cần có giấy uỷ quyền hợp pháp trong đó có nội dung uỷ quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trước cơ quan có thẩm quyền; Kết quả giám định (nếu đã giám định); yêu cầu, đề nghị bao gồm đề nghị xử phạt vi phạm hành chính (ghi rõ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ tách ra để giải quyết sau bằng thủ tục tố tụng dân sự tại Toà án), các nội dung giải trình, các đề nghị về các biện pháp xử lý thích hợp khác nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của mình; các cam kết về nguồn gốc hàng hoá khi đề nghị tịch thu hàng hoá vi phạm.

Người tố cáo chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và các chứng cứ đã cung cấp. Trường hợp sau khi thẩm tra, xác minh cơ quan có thẩm quyền kết luận không đúng sự thật, tổ chức, cá nhân bị tố cáo không có hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp thì người tố cáo phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị tố cáo và người có liên quan. Trường hợp cố ý có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tuỳ theo mức độ.

Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Sở Khoa học và Công nghệ (và người có thẩm quyền khác tiếp nhận đơn) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn (ngày làm việc) sẽ trả lời cho tổ chức, cá nhân có đơn việc có thụ lý đơn hay không. Trường hợp thụ lý thì có yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ khác không. Trường hợp không thụ lý, trả lại đơn, hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền khác cũng nêu rõ lý do.

Câu hỏi 214. Trong trường hợp nào thì đơn tố cáo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị trả lại?

Trả lời: Trong một số trường hợp đơn tố cáo hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp sẽ bị trả lại trong các trường hợp: Hành vi vi phạm thực hiện tại thời điểm ngoài (hết) thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp; quyền sở hữu công nghiệp của đối tượng sở hữu công nghiệp bị tố cáo vi phạm ngoài thời hạn, phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ; tổ chức, cá nhân tố cáo đồng thời khởi kiện tại Toà án và vụ việc đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án của Toà án (Điều 21 Nghị định 106/NĐ-CP)



Thông báo kết quả giải quyết: Kết quả thẩm tra, xác minh sẽ được thông báo đến tổ chức, cá nhân có đơn tố cáo. Trường hợp phải áp dụng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để xử phạt vi phạm hành chính thì quyết định xử phạt và áp dụng các biện pháp khác cũng sẽ được thông báo cho tổ chức, cá nhân tố cáo biết.

Câu hỏi 215. Đề nghị cho biết đối với đơn tố cáo vi phạm pháp luật, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập văn bằng bảo hộ sở hữu công nghịêp, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thì gửi cho cơ quan nào?

Trả lời: Trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình tiến hành các thủ tục xác lập văn bằng bảo hộ sở hữu công nghịêp, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp của công chức nhà nước ở các ơ quan có thẩm quyền liên quan, thì tổ chức, cá nhân phát hiện gửi đơn đến cho thủ trưởng của công chức đó. Trường hợp công chức đó là Thủ trưởng đơn vị thì gửi đơn cho Thủ trưởng cấp trên của người đó (Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng).
Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương