Phần I giới thiệu chung về trưỜng đẠi học công nghệ thông tin & truyềN thông đẠi học thái nguyên giới thiệu về Trường


Điều 4. Nguồn kinh phí và công tác lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập



tải về 5.22 Mb.
trang5/26
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích5.22 Mb.
#21498
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26

Điều 4. Nguồn kinh phí và công tác lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập

1. Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chế độ cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương, Ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ các địa phương có khó khăn, chưa cân đối được ngân sách.

Riêng năm 2010, Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách để thực hiện các chính sách:

- Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với cách mạng, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập;

- Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập;

- Thời gian tính mức hỗ trợ kinh phí theo số tháng học thực tế kể từ ngày 01/7/2010.

2. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập:

Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ số lượng các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ thể như sau:

a) Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có đối tượng được miễn, giảm học phí.

Cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập căn cứ mức thu học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách, xây dựng dự toán ngân sách và đề nghị cấp bù học phí (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Thông tư này) như sau:

- Đối với trường mầm non và trung học cơ sở: gửi về phòng giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định phân bổ dự toán kinh phí.

- Đối với trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở giáo dục và đào tạo: gửi về sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ tổng hợp, thẩm định và phân bổ dự toán kinh phí.

b) Cấp bù học phí (theo mức học phí của các trường công lập trong vùng) cho học sinh là con của người có công với nước, các đối tượng chính sách học mẫu giáo và phổ thông ngoài công lập.

- Phòng giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường mầm non, trung học cơ sở công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường mẫu giáo và trung học cơ sở ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

- Sở giáo dục và đào tạo căn cứ mức thu học phí của các trường trung học phổ thông công lập trong vùng do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí đang học tại các trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ dự toán kinh phí.

c) Cấp trực tiếp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho các đối tượng được miễn, giảm học phí học chính quy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập.

Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức trần học phí tương ứng với từng ngành, nghề đào tạo được quy định tại Nghị định 49 và số lượng đối tượng được miễn, giảm học phí để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

d) Hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 49.

Phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện căn cứ mức hỗ trợ chi phí học tập được quy định tại Nghị định 49 (70.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác...) và số lượng đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập để lập danh sách (kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 của Thông tư này) tổng hợp, thẩm định và xây dựng dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để làm căn cứ phân bổ kinh phí.

e) Các cơ quan có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp và quản lý kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập nêu tại khoản 2 của Điều này có trách nhiệm gửi dự toán kinh phí để thực hiện các chính sách này về cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 31/5 để tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính.

g) Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định, trong đó chi tiết theo từng nội dung kinh phí thực hiện chi trả theo các mục chi cụ thể quy định tại khoản 2 Điều này.

h) Việc chấp hành dự toán và quyết toán.

Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí chi trả cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

3. Các chế độ về cấp bù học phí và hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Thông tư này chỉ áp dụng cho người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trong thời gian đang theo học. Trường hợp trong quá trình học tập, người học thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập không có đơn đề nghị kèm theo đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo quy định tại Thông tư này thì chỉ được cấp bù tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nhận được đầy đủ hồ sơ cho đến khi kết thúc khóa học; không được giải quyết và truy lĩnh tiền cấp bù miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm người học gửi đơn đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Điều 5. Hướng dẫn khoản 3 Điều 11 và khoản 1,2,3 Điều 12 Nghị định 49

Trên cơ sở khung học phí được quy định tại điểm 1 Điều 11 và mức trần học phí tại điểm 1,2,3 Điều 12 của Nghị định 49, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức học phí cụ thể hàng năm (đối với các trường do địa phương quản lý) phù hợp với từng vùng, miền; Phù hợp với các cấp học và trình độ đào tạo (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học); Phù hợp với các nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo (giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên).



Điều 6. Hướng dẫn khoản 4 Điều 11 Nghị định 49

Các trường mầm non, phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo báo cáo sở giáo dục và đào tạo, sở lao động - thương binh và xã hội, cơ quan quản lý chuyên ngành để thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo trình Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho phép.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ban hành văn bản riêng về tiêu chí chương trình chất lượng cao phù hợp với mỗi cấp học và trình độ đào tạo để làm căn cứ triển khai thực hiện.



Điều 7. Công khai học phí

Các cơ sở giáo dục thực hiện công khai mức học phí theo quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, cụ thể như sau: Cơ sở giáo dục mầm non mầm non được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 5; Cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 7; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học được quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều 13.



Điều 8. Tổ chức thực hiện

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Những quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Các đối tượng thuộc diện được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Thông tư này mà cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi cao nhất.

Học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm học phí mà cùng một lúc học ở nhiều trường (hoặc nhiều khoa trong cùng một trường) thì chỉ được hưởng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí tại một trường duy nhất.

Không áp dụng chế độ ưu đãi về miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện được miễn, giảm trong trường hợp đã hưởng chế độ này tại một cơ sở đào tạo, nay tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo.

Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư liên tịch này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết./.

 KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG

Đàm Hữu Đắc



KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

Trương Chí Trung



KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển



Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, Sở LĐ-TB&XH;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT, Bộ TC, Bộ LĐ-TB&XH;
- Lưu: VT, Bộ GD&ĐT, Bộ TC, Bộ LĐTB&XH.


Phụ lục III

(Kèm theo Thông tư liên tịch số 29 /2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội)




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP TIỀN HỖ TRỢ MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập)
Kính gửi: Phòng lao động-thương binh và xã hội (cấp huyện)
Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường): ......................... Huyện (Quận): .....................

Tỉnh (Thành phố): ...................................................................

Ngành học: Mã số sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Thông tư liên tịch hướng dẫn Nghị định 49)

Căn cứ vào Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được xem xét, giải quyết để được cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.


.........., ngày .... tháng .... năm ............

Người làm đơn

(Ký tên và ghi rõ họ tên)



Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập
Trường: .........................................................................................................

Xác nhận anh/chị: .................................................

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ..... Học kỳ: ..............Năm học............ lớp ............. khoa ......... khóa học.......... thời gian khóa học..........(năm) hệ đào tạo .................. của nhà trường.

Kỷ luật: ........................... (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Số tiền học phí hàng tháng: ....................... đồng.

Đề nghị phòng lao động - thương binh và xã hội xem xét giải quyết tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí cho anh/chị ............................... theo quy định và chế độ hiện hành.


.........,ngày ..... tháng ..... năm ...........

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT & TT

Số: 82 /QĐ- ĐH CNTT&TT



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 07 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH

(Về việc quy định mức thu học phí các hệ đào tạo năm học 2011-2012)
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

& TRUYỀN THỒNG
Căn cứ Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Đại học Thái Nguyên;

Căn cứ Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ qui định về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 46/2001/TTLT-BGD&ĐT-TC ngày 20/06/2001 của liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý thu, chi học phí đối với hoạt động đào tạo trong các trường và cơ sở đào tạo công lập;

Căn cứ biên bản xét phương án thu học phí năm học 2011-2012 của trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông ngày 24 tháng 06 năm 2011;

Theo đề nghị của Ông Trưởng phòng Phòng CT-HSSV, Ông trưởng Phòng Đào tạo &QHQT và bà Kế toán trưởng Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Mức học phí các hệ đào tạo năm học 2011-2012 như sau:

TT

Hệ và ngành đào tạo

Số tiền

Theo niên chế

(Nghìn đồng/ tháng)



Theo tín chỉ

(nghìn đồng/ tín chỉ)



I

ĐẠI HỌC CHÍNH QUY

395.000

120.000

II

CAO ĐẲNG CHÍNH QUY THEO ĐỊA CHỈ

470.000

140.000

III

CAO HỌC

590.000

180.000

IV

CÁC HỆ KHÁC

590.000

180.000

Học Phí: thu 10 tháng/1 năm học/1 sinh viên và thực hiện vào đầu mỗi kỳ học.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng các đơn vị có liên quan và tất cả các học viên, sinh viên trong nhà trường chịu trách nhiệm thi hành quyết định này/.

Nơi nhận:

- BGH Trường (B/c);

- Như điều 2 (T/h);

- Các đơn vị liên kết đào tạo;

- Lưu VT,


HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

TS. Phạm Việt Bình

Chương III: Một số quy định đối với học sinh sinh viên

nội, ngoại trú
A. Đối với học sinh, sinh viên nội trú

1. Trích Thông tư số 27/2011/TT-BGD & ĐT ngày 27 tháng 06 năm 2011 về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân


I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm: quyền và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV) nội trú; nội dung công tác HSSV nội trú; hệ thống tổ chức, quản lý.

2. Quy chế này áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở trong khu nội trú (sau đây gọi chung là HSSV nội trú) của các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là nhà trường); các tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú thực hiện các quy định về nội trú theo Quy chế trường phổ thông dân tộc nội trú.

Điều 2. Yêu cầu của công tác HSSV nội trú

1. Thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường với công an, chính quyền địa phương và gia đình HSSV kịp thời giải quyết các vụ việc có liên quan đến HSSV và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, văn hoá trong khu nội trú.

3. Khu nội trú hoặc ký túc xá (sau đây gọi chung là khu nội trú) phải có các điều kiện, tiện nghi tối thiểu bảo đảm nhu cầu ở, học tập, sinh hoạt của HSSV nội trú; thiết bị phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.



Điều 3. Khu nội trú

1. Khu nội trú là nơi để HSSV tạm trú trong thời gian học tại trường, do nhà trường tổ chức quản lý.

2. Khu nội trú phải có biển tên được đặt tại cổng chính, trên đó ghi rõ tên gọi và địa chỉ đầy đủ bằng tiếng Việt.

3. khu nội trú phải có nội quy đặt ở nơi dễ quan sát; có phòng trực, văn phòng làm việc của Ban quản lý khu nội trú; có các phương tiện để phục vụ thông tin, phát thanh tuyên truyền cho HSSV trong khu nội trú.

4. Nhà, phòng ở, phòng sinh hoạt chung phải có biển tên nhà, số phòng, biển tên các phòng sinh hoạt chung.

5. Không được tổ chức hoạt động mê tín, dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo dưới bất cứ hình thức nào trong khu nội trú.

6. Có khu trông, giữ các phương tiện giao thông của HSSV, bảo đảm an toàn, thuận tiện.

7. Có các loại hình dịch vụ và các điều kiện đảm bảo sinh hoạt của HSSV nội trú.



Điều 4. Đối tượng ưu tiên tiếp nhận ở nội trú

Khi tiếp nhận HSSV vào ở nội trú, trong trường hợp số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của khu nội trú thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng HSSV như sau:

1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, HSSV khuyết tật.

2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của người có công.

3. HSSV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

4. Người có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.

5. Con mồ côi cả cha và mẹ.

6. HSSV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nước.

7. HSSV nữ.

8. HSSV tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, khu nội trú hoặc các tổ chức xã hội tổ chức.



II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN NỘI TRÚ

Điều 5. Quyền của học sinh, sinh viên nội trú

1. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng; được ở và sử dụng các trang thiết bị trong khu nội trú theo hợp đồng nội trú đã ký với nhà trường (hoặc Trưởng ban quản lý khu nội trú) để phục vụ học tập và sinh hoạt.

2. Được tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do nhà trường tổ chức trong khu nội trú.

3. Được đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong khu nội trú.

4. Được kiến nghị với Trưởng ban quản lý khu nội trú và nhà trường các giải pháp để góp phần xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn; được đề đạt nguyện vọng và khiếu nại lên trưởng ban quản lý khu nội trú của nhà trường giải quyết các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích chính đáng của HSSV trong khu nội trú.

Điều 6. Nghĩa vụ của học sinh, sinh viên nội trú

1. Thực hiện đăng ký tạm trú theo đúng quy định của Luật Cư trú hiện hành. Nếu vắng mặt tại khu nội trú quá 1 ngày phải báo với Ban quản lý khu nội trú.

2. Chấp hành các quy định của khu nội trú về việc tiếp khách trong phòng ở, giờ tự học, tổ chức các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, không gây ảnh hưởng đến việc học tập, sinh hoạt của HSSV khác trong phòng ở và khu nội trú. Đoàn kết thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa trong khu nội trú.

3. Tiết kiệm điện, nước, phòng chống cháy nổ, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung trong khu nội trú.

4. Nộp đủ và đúng hạn phí nội trú theo quy định trong hợp đồng.

5. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của khu nội trú phải bồi thường theo quy định của Ban quản lý khu nội trú.

6. Phản ánh kịp thời các vụ việc xảy ra trong khu nội trú liên quan đến HSSV vi phạm nội quy, quy chế và các đề xuất, kiến nghị chính đáng với Ban quản lý khu nội trú.

7. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, các hoạt động khác do nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú tổ chức; tích cực tham gia xây dựng khu nội trú văn minh, sạch đẹp, an toàn.



Điều 7. Các hành vi HSSV nội trú không được làm

1. Cải tạo phòng, thay đổi hoặc tự ý di chuyển trang thiết bị trong phòng ở; gây mất trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường; viết vẽ, che chắn làm mất mỹ quan trong phòng ở và khu sinh hoạt chung của khu nội trú.

2. Chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng ở nội trú đã ký với nhà trường hoặc Ban quản lý khu nội trú.

3. Tự ý đưa người lạ vào phòng ở của khu nội trú khi chưa được phép của Ban quản lý khu nội trú.

4. Sản xuất, tàng trữ, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, phát tán các loại vũ khí, chất gây cháy, gây nổ, hóa chất độc hại, ma túy và các chế phẩm của ma túy, các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, thông tin phản động, đồi trụy và các tài liệu cấm khác theo quy định của Nhà nước; tổ chức hoặc tham gia đánh bạc, mại dâm dưới mọi hình thức.

5. Truyền bá các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo và các hành vi bị cấm khác trong khu nội trú.




tải về 5.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   26




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương