PHÂn hiệU ĐẠi họC ĐÀ NẴng tại kon tum tổ CÔng nghệ KỸ thuậT ĐỀ CƯƠng môn học nhập môN



tải về 350.9 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2017
Kích350.9 Kb.
#34983

PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TỔ CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

NHẬP MÔN

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

ĐÀ NẴNG – 2013



PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

TỔ CÔNG NGHỆ - KỸ THUẬT



Khóa đào tạo: Kỹ sư công nghệ sinh học

Môn học : Nhập môn công nghệ sinh học

Mã môn học: 2360233

Số tín chỉ: 02

Năm thứ: 2 ( Học kỳ: 1 )

Môn học: Bắt buộc


  1. Thông tin về giảng viên

- Giảng viên của tổ bộ môn

Stt

Họ và tên

Thông tin cá nhân



Ths. Lê Thị Thu Trang

E – mail: le.thu.trang.1985@gmail.com



Ths. Phạm Thị Thùy Trang

E – mail: trangpddn@gmail.com



KS. Bùi Thị Ngọc Hân

E – mail: ngochan1106@gmail.com



KS. Phan Thị Tuyết Trinh

E – mail: tuyettrinh280988@gmail.com



KS. Trương Thị Tú Trinh

E – mail: trinhtruongkt@gmail.com



KS. Trương Văn Năm

E – mail: vannamtruong254@gmail.com



KS. Quách Xuân Quỳnh

E – mail: quachxuanquynh04@gmail.com




  1. Văn phòng Tổ Công nghệ - kỹ thuật

Tổ Công nghệ –kỹ thuật – Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Tổ giảng viên – 709 Phan Đình Phùng – Kon Tum

Số điện thoại: 060 – 6500507

Giờ làm việc: 7 giờ – đến 17 giờ hàng ngày (Trừ thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ)



  1. Các môn học tiên quyết

- Di truyền học

- Sinh học đại cương

- Sinh học phân tử

  1. Các môn học kế tiếp

- Công nghệ vi sinh vật

  1. Mục tiêu chung của môn học

    1. Mục tiêu nhận thức: Sau khi học xong môn học, sinh viên phải và có thể:

  • Về kiến thức

  1. Trình bày được chuỗi các sự kiện tất yếu dẫn đến sự ra đời của Công nghệ sinh học và nêu vai trò của ngành khoa học này trong đời sống.

  2. Nêu được khái niệm Công nghệ sinh học là gì.

  3. Giải thích được bản chất khoa học đa ngành của Công nghệ sinh học.

  4. Trình bày được các giai đoạn phát triển của Công nghệ sinh học.

  5. Phân tích được các khía cạnh thực tế tồn tại trong lĩnh vực xã hội, kinh tế và pháp lí xung quanh sự phát triển của Công nghệ sinh học….

  6. Giải thích được cơ sở sinh học, nguyên lý hoạt động của công nghệ sinh học phân tử.

  7. Nêu được vai trò, chức năng và ý nghĩa của từng loại công cụ được sử dụng trong các thao tác sinh học phân tử.

  8. Trình bày được các kỹ thuật căn bản thường được sử dụng trong công nghệ sinh học phân tử.

  9. Trình bày được các bước thực hiện kỹ thuật tạo phân tử DNA tái tổ hợp.

  10. Nêu được nguyên lý của phương pháp PCR

  11. Phân tích được những hướng ứng dụng của công nghệ sinh học phân tử hiện tại và hướng ứng dụng chủ yếu trong tương lai.

  12. Trình bày được các đặc điểm, cấu tạo của vi sinh vật.

  13. Nêu được các sản phẩm lên men thông dụng và trình bày được qui trình lên men các sản phẩm đó.

  14. Phân tích được các hướng ứng dụng chính của công nghệ vi sinh vật.

  15. Trình bày được các kĩ thuật Công nghệ sinh học ứng dụng trên tế bào thực vật

  16. Nêu được các bước cơ bản của quá trình nuôi cấy mô tế bào thực vật

  17. Trình bày được các sản phẩm ứng dụng của Công nghệ sinh học thực vật

  18. Trình bày được qui trình nuôi cấy tế bào động vật cơ bản.

  19. Phân tích được những ưu và nhược điểm của kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào động vật.

  20. So sánh được những ưu và nhược điểm của nuôi cấy mô tế bào động vật và thực vật.

  21. Trình bày được khái niệm động vật chuyển gen là gì.

  22. So sánh được ưu và nhược điểm của hai phương pháp chuyển gen bằng sún bắn gen và gây xâm nhiễm bằng hóa chất.

  • Về kỹ năng

  1. Cập nhật và phân tích được các hiện tượng và các sự kiện công nghệ sinh học xảy ra xung quanh đời sống hằng ngày, góp phần cải thiện mức độ hiểu biết của sinh viên đối với ngành công nghệ sinh học.

  2. Vận dụng các kiến thức đã được biết công nghệ sinh học để nhận diện, giải thích các vấn đề trong thực tế liên quan đến các quá trình công nghệ sinh học, nhận diện được nét đặc trưng của một sản phẩm công nghệ sinh học với các sản phẩm công nghệ khác.

  3. Xây dựng được định hướng nghề nghiệp cho một hướng nghiên cứu hoặc chuyên ngành cụ thể trong các lĩnh vực khoa học của Công nghệ sinh học

  • Về thái độ

  1. Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng nhất và giúp sinh viên có được một cách nhìn bao quát nhất đối với công nghệ sinh học do đó sau khi học môn học này, sinh viên sẽ nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với chương trình đào tạo ngành công nghệ sinh học.

  2. Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong đời sống và từ đó hình thành được thái độ hứng thú và yêu thích đối với môn học, đặc biệt là có hứng thú tìm hiểu, giải thích được các sự kiện khoa học công nghệ diễn ra hàng ngày.

  3. Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên nhẫn khi giải các bài tập liên quan đến thiết kế thí nghiệm và hình thành được tư duy logic, rèn luyện được tính chính xác trong các thao tác phòng thí nghiệm.

  • Các mục tiêu khác

  1. Phát triển kỹ năng lập luận, thuyết trình, phản biện trước công chúng.

  2. Nâng cao kỹ năng đọc (sách, tạp chí, báo) và hiểu các bài viết, phân tích về công nghệ sinh học. Đặc biệt góp phần hình thành và phát triển kỹ năng viết bài báo cáo, kỹ năng tìm các bài báo chuyên ngành bằng tiếng Anh trên các tạp chí để hình thành được kỹ năng tìm và đọc tài liệu phục vụ cho các môn học tiếp theo.

  3. Góp phần phát triển kỹ năng làm việc nhóm, cộng tác, thảo luận.

  4. Góp phần phát triển kỹ năng tư duy, sáng tạo, khám phá các hiện tượng sinh trong cuộc sống.

  5. Góp phần rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, quản lý, theo dõi kiểm tra việc thực hiện chương trình học tập.

  1. Mục tiêu nhận thức chi tiết

Nội dung

Bậc I

Bậc 2

Bậc 3

I. Giới thiệu về công nghệ sinh học

IA1. Trình bày được sự ra đời của công nghệ sinh học (CNSH) và các tác động của nó


IB1. Giải thích được ý nghĩa của các sự kiện tất yếu dẫn đến sự ra đời của CNSH




IA2. Trình bày được khái niệm CNSH

IB2. Giải thích được tại sao có thể nói quá trình CNSH là quá trình tạo ra sản phẩm trong đó nhân tố tham gia trực tiếp và quyết định là các tế bào sống

IC2. Phân tích được các yếu tố của một quá trình CNSH cụ thể

IA3. Trình bày được các nội dung khoa học của CNSH dựa vào nhân tố tham gia và lĩnh vực ứng dụng

IB3. Vẽ được sơ đồ thể hiện các lĩnh vực ứng dụng của CNSH và cho ví dụ


IC3. Bình luận nhận định: của sự ra đời của công nghệ Gen và công nghệ protein đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho CNSH phân tử

IA4. Trình bày được các giai đoạn phát triển của CNSH nói chung và công nghệ sinh học Việt Nam nói riêng

IB4. Giải thích được tại sao lại gắn sự phát triển của CNSH với các cuộc cách mạng sinh học

IC4. Phân tích được tầm ảnh hưởng của cuộc cách mạng sinh học lần thứ ba đối với sự ra đời của CNSH hiện đại


IA5. Trình bày được các vấn đề gây nhiều tranh cãi liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm chuyển gen ở khía cạnh khoa học.


IB5. Giải thích được tại sao sự phát tán các gen kháng kháng sinh lại là vấn đề gây nhiều lo ngại nhất khi nói đến một sản phẩm chuyển gen




IA6. Liệt kê được các vấn đề liên quan đến khía cạnh kinh tế tồn tại xung quanh sự phát triển của CNSH hiện đại


IB6. Giải thích được mối quan hệ giữa các công ty CNSH và người nông dân trong vấn đề sử dụng và chuyển giao các thành tựu, kỹ thuật CNSH




IA7. Trình bày được các vấn đề pháp lý của CNSH

IB7.1. Giải thích được tại sao một kết quả nghiên cứu CNSH lại cần được bảo vệ bởi quyền tác giả và sở hữu trí tuệ

IB7.2. Phân biệt được yếu tố an toàn sinh học và an toàn thực phẩm của một sản phẩm chuyển gen


IC7.1. Phân tích được các nguyên tắc mà một sản phẩm công nghệ sinh học phải thảo mãn để đảm bảo tính an toàn sinh học. Trong đó, nguyên tắc nào là quan trọng nhất


II. Công nghệ sinh học phân tử

IIA1. Trình bày được cơ sở sinh học của các kỹ thuật CNSH ứng dụng ở cấp độ dưới tế bào







IIA2. Nêu được chuỗi các sự kiện dẫn đến sự ra đời của công nghệ gen


IIB2. Giải thích được tại sao lại khẳng định sự ra đời của công nghệ gen đã mang đến một sự biến đổi sâu sắc đến cho các phương pháp nghiên cứu gen.




IIA3.1. Liệt kê được các công cụ phổ biến của kỹ thuật gen


IIA3.2. Trình bày được vai trò của enzyme, hệ thống vector.

IIA3.3. Trình bày được những lí do chứng tỏ E.coli là hệ tế bào chủ lí tưởng

IIB3.1. Giải thích được vai trò quan trọng của RE trong việc làm giảm chi phí thực hiện thí nghiệm cắt nối gen
IIB3.2. So sánh hai enzyme T4 DNA ligase và E.coli DNA ligase

IIB3.3. Giải thích được tại sao có thể sử dụng các Phage như các vector chuyển gen


IIC3.1. Lựa chọn được và ứng dụng được mỗi loại RE khác nhau trong từng quá trình cắt phân tử DNA cụ thể để đạt hiệu quả cao.

IIC3.2. Vận dụng được những kiến thức đã biết để lựa chọn các công cụ thích hợp trong từng thí nghiệm cụ thể.


IIA4. Liệt kê được các phương pháp và kỹ thuật căn bản của công nghệ gen


IIB4. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật lai phân tử


IIC4. So sánh được hai phương pháp lai trên pha lỏng và lai trên pha rắn

IIA5. Trình bày các bước cơ bản của phương pháp tạo dòng DNA

  1. IIB5. Giải thích được tầm quan trọng của giai đoạn biểu hiện vector tái tổ hợp




IIC5. Phân tích được vai trò của PEG trong biến nạp tế bào trần và giải thích được tại sao lại sử dụng PEG có nồng độ 30 – 40 % mà không phải cao hơn hoặc thấp hơn

IIA6. Trình bày được ứng dụng của công nghệ DNA tái tổ hợp

IIB6. Giải thích được những ưu điểm của việc lập bản đồ gen

IIC6. Phân tích được ứng dụng của phương pháp PCR trong lĩnh vực DNA fingerprinting

III. Công nghệ sinh học vi sinh vật

IIIA1.1. Trình bày được đặc điểm, cấu tạo của vi sinh vật.

IIIA1.2. Trình bày được đặc điểm của các loại sinh khối vi sinh vật

IIIB1. Giải thích được tại sao có thể lợi dụng đặc điểm hấp thụ và chuyển hóa nhanh của vi sinh vật để tăng hiệu suất quá trình sản xuất

IIIBC1. Phân loại được các loại sinh khối trong những trường hợp cụ thể

IIIA2. Trình bày được quá trình lên men cơ bản

IIIB2. Vẽ được sơ đồ thể hiện quá trình lên men

IIIC2. Thiết kế được thí nghiệm lên men một sản phẩm cụ thể

IIIA3.1. Liệt kê được các sản phẩm lên men điển hình

IIIA3.2. Trình bày được các phương pháp nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất enzyme

IIIA3.3. Trình bày được quá trình sản xuất kháng sinh

IIIB3.1. Viết được công thức tổng quát của quá trình lên men rượu
IIIB3.2. Giải thích được các bước thực hiện quy trình sản xuất enzyme
IIIB3.3. Giải thích được tại sao cần phải bổ sung MnSO4 trong môi trường nuôi cấy nấm mốc Asper. oryzae
IIIB3.4. Giải thích được vai trò của việc khuấy trộn đảo khí trong quá trình lên men streptomycin

IIIC3.1. Phân tích được vai trò của nấm men Saccharomyces cerevisiae trong quá trình lên men rượu

IIIC3.2. Phân tích được bản chất của hiện tượng sinh tổng hợp enzyme cảm ứng
IIIC3.3. So sánh được hai phương pháp lên men bề mặt và lên men chìm

IIIC3.4. Bố trí được thí nghiệm lên men sản xuất một sản phẩm lên men điển hình

IIIA4. Trình bày được ứng dụng của vi sinh vật tái tổ hợp

IIIB4. Giải thích được những ưu điểm của các hợp chất sinh học thay thế




IV. Công nghệ sinh học thực vật

IVA1. Trình bày được lịch sử phát triển của công nghệ sinh học thực vật

IVB1. Giải thích được những ưu thế và hạn chế của nuôi cấy mô tế bào thực vật




IVA2. Trình bày được một số phương thức nhân giống in vitro phổ biến


IVB2. Giải thích được vai trò của callus


IVC2. So sánh được ưu và nhược điểm của phương thức nuôi cấy chồi bất định và nuôi cấy thông qua giai đoạn callus


IVA3. Nêu được những thành phần cơ bản của môi trường nuôi cấy MS

IVB3. Giải thích được tác dụng của các chất hormone tăng trưởng

IVC3. Phân tích được tỉ lệ auxin/cytokinin đối với các giai đoạn phát triển của tế bào nuôi cấy mô


IVA4.1. Trình bày được khái niệm cây trồng chuyển gen.

IVA4.2. Liệt kê được các giai đoạn tạo cây trồng chuyển gen

IVB4. Giải thích được ưu và nhược điểm của việc sử dụng cây trồng chuyển gen trong sản xuất nông nghiệp


IVC4. Phân biệt được cây trồng chuyển gen với các sản phẩm chuyển gen khác

IVA5.1. Trình bày cấu tạo của vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

IVA5.2. Liệt kê được các gen chức năng của gen Vir


IVB5.1. Giải thích được những dấu hiệu gây bệnh mà Agro. Tumefaciens gây ra khi xâm nhiễm
IVB5.2. Vẽ được sơ đồ cấu tạo của plasmid Ti


IVC5.1. Phân tích được ứng dụng của plasmid Ti vào chuyển gen ở cây trồng thông qua hình thức biến nạp

IVC5.2. Phân tích được các gen chức năng của vùng gen Vir

IVA6. Trình bày được các phương pháp chuyển gen ở thực vật

IVB6. Giải được nguyên tắc hoạt động của súng bắn gen

IVC6. Vận dụng được những kiến thức đã biết để lựa chọn phương pháp chuyển gen thích hợp trong từng thí nghiệm cụ thể.

IVA7. Trình bày được những hướng ứng dụng chính của cây trồng biến đổi gen

IVB7. Giải thích được tại sao gen Bt lại rất được ưa chuộng trong nông nghiệp

IVC7. Ứng dụng những kiến thức đã học, chọn một sản phẩm từ cây trồng chuyển gen và phân tích được quá trình tạo ra sản phẩm đó qua sơ đồ

IVA8. Nêu được khái niệm phân tích rủi ro các sản phẩm chuyển gen là gì

IVB8. Vẽ và giải thích được sơ đồ phân tích rủi ro

IVC7. So sánh được quá trình phân tích rủi ro theo qui trình của Australia và Bắc Mỹ

V. Công nghệ sinh học động vật

VA1.1. Nêu được khái niệm, hướng ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào động vật

VA1.2. Trình bày được những điều kiện tối thiểu của một môi trường nuôi cấy mô tế bào động vật

VB1. Giải thích được vai trò của huyết thanh trong môi trường nuôi cấy

VC1. So sánh môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.

VA2. Trình bày được khái niệm động vật chuyển gen là gì?

VB2. Vẽ được sơ đồ tạo động vật chuyển gen




VA3. Trình bày được các phương pháp chuyển gen

VB3. Giải thích được ưu và nhược điểm của các phương pháp chuyển gen ở động vật

VC3.1. Bình luận về tính hiệu quả của các phương pháp chuyển gen

VC3.2. So sánh được hiệu suất chuyển gen của phương pháp chuyển nhiễm trong hai trường hợp: có xử lý với DMSO và không xử lý với DMSO

VA4. Trình bày được các hướng ứng dụng của công nghệ chuyển gen ở động vật

VB4. Giải thích được nguyên lý tạo ra động vật chống chịu được bệnh tật và sự thay đổi của môi trường

VC4. Phân tích được vai trò của β – gal

VA5.1. Nêu được khái niệm, phân loại được các loại tế bào gốc
VA5.2. Trình bày được các nguồn thu tế bào gốc.

VA5.3. Trình bày được chức năng của các loại tế bào gốc


VB5. Giải thích được ưu và nhược điểm của những loại tế bào gốc có những nguồn thu khác nhau


VC5. Phân tích được khả năng biệt hóa vạn năng của tế bào gốc phôi



  1. Tổng hợp mục tiêu

  • Mục tiêu nhận thức :

  • Các mục tiêu khác :

BẢNG TỔNG HỢP MỤC TIÊU

Mục tiêu

Nội dung


Bậc I

Bậc II

Bậc III

Mục tiêu khác

Vấn đề 1

7

8

4




Vấn đề 2

8

7

5




Vấn đề 3

7

7

6




Vấn đề 4

10

9

8




Vấn đề 5

8

5

5




Tổng

40

36

28







  1. Tóm tắt nội dung

Nhập môn Công nghệ sinh học là môn khoa học cơ sở ngành nghiên cứu cơ sở lý thuyết tổng quan về công nghệ sinh học, cơ sở sinh học của các lĩnh vực công nghệ sinh học, các lĩnh vực ứng dụng chính của công nghệ sinh học thế giới, những hướng phát triển phù hợp với điều kiện khoa học công nghệ tại Việt Nam, tầm quan trọng và vai trò của công nghệ sinh học trong đời sống.

Môn học được thiết kế dành cho đối tượng là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành công nghệ sinh học.



  1. Nội dung chi tiết

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC

    1. Khái quát về Công nghệ sinh học

      1. Thế kỷ Công nghệ sinh học
      2. Công nghệ sinh học (CNSH) là gì?


      3. Các lĩnh vực của Công nghệ sinh học

      4. Lược sử phát triển của Công nghệ sinh học

    1. Một số khía cạnh thực tế, khoa học của công nghệ sinh học hiện đại

      1. Về khoa học

      2. Về kinh tế

    2. Các vấn đề pháp lý của Công nghệ sinh học

      1. Quyền tác giả và sở hữu trí tuệ

      2. An toàn sinh học

      3. Đạo đức sinh học

      4. An toàn thực phẩm

CHƯƠNG 2

CÔNG NGHỆ SINH HỌC PHÂN TỬ

    1. Cơ sở sinh học của công nghệ sinh học phân tử

2.1.1. Hệ genome

      1. Quá trình phiên mã

      2. Quá trình sinh tổng hợp protein – quá trình dịch mã

      3. Điều hòa quá trình biểu hiện gen

    1. Công nghệ DNA tái tổ hợp – công nghệ gen

      1. Tác động của công nghệ DNA tái tổ hợp

      2. Các công cụ của công nghệ gen

    1. Các kỹ thuật và phương pháp căn bản của công nghệ gen

      1. Các phương pháp tách chiết nucleic acid

      2. Các phương pháp lai phân tử

      3. Sự tạo dòng

    2. Phương pháp PCR

    3. Các ứng dụng của công nghệ gen

CHƯƠNG 3

CÔNG NGHỆ SINH HỌC VI SINH VẬT

    1. Đặc điểm, cấu tạo của vi sinh vật

      1. Công nghệ lên men vi sinh vật

      2. Quá trình lên men

      3. Các sản phẩm của công nghệ lên men

    2. Công nghệ tái tổ hợp vi sinh vật

CHƯƠNG 4

CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC VẬT

    1. Khái quát về công nghệ sinh học thực vật

      1. Thuật ngữ học

      2. Sơ lược lịch sử phát triển

      3. Những ưu thế của nuôi cấy mô

      4. Một số phương thức nhân giống in vitro:

      5. Các giai đoạn trong quy trình nhân giống vô tính in vitro

    2. Công nghệ chuyển gen ở thực vật

      1. Biến nạp thông qua Agrobacterium

      2. Chuyển gen bằng phương pháp bắn gen

      3. Chuyển gen vào protoplast bằng xung điện

    3. Các hướng ứng dụng chính của cây trồng biến đổi gen

    4. Phân tích rủi ro đối với các loại cây trồng biến đổi gen

CHƯƠNG 5

CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐỘNG VẬT

    1. Nuôi cấy tế bào động vật

      1. Các sản phẩm thương mại của nuôi cấy tế bào động vật

      2. Môi trường và thiết bị nuôi cấy tế bào động vật có vú

      3. Các ưu điểm và hạn chế của nuôi cấy tế bào động vật

      4. Phương pháp xác định các tế bào để nuôi

    2. Chuyển gen tế bào động vật

      1. Sự phát triển của khoa học chuyển gen ở động vật

      2. Các phương pháp chuyển gen

      3. Các điều kiện cần thiết cho biểu hiện gen ngoại lai

      4. Các hướng ứng dụng trong công nghệ tạo động vật chuyển gen

    3. Công nghệ tế bào gốc

      1. Tế bào gốc là gì

      2. Ứng dụng của tế bào gốc

  1. Học liệu

Bắt buộc

1. Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản Đại học Huế.

Sách tham khảo

1. Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng, 2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp NXB Khoa học kỹ thuật

2. Hồ Huỳnh Thùy Dương, 1998, Sinh học phân tử, NXB Giáo dục

3. Phạm thành Hổ, 2002, Sinh học Đại cương : Tế bào học, Di truyền học và học thuyết tiến hóa, NXB ĐHQG Tp. HCM.

4. Phạm thành Hổ, 2008, Di truyền học, NXB Giáo dục TPHCM. Các chương I, I, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX và X.

Ngoài ra, sinh viên cần làm quen với trang web với rất nhiều thông tin và vấn đề kinh tế vĩ mô sau đây:


  1. https://sites.google.com/site/biotechnologynguyen/enzyme-technology

  2. http://www.lsbu.ac.uk/water/enztech/

  3. http://www.journals.elsevier.com/enzyme-and-microbial-technology/

  4. http://enzymetechnology.blogspot.com/2009/10/enzyme-technology.html

  5. http://www.ibt.ac.vn/



  1. Hình thức tổ chức dạy học

    1. Lịch trình chung




TUẦN

NỘI DUNG

HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

TỔNG SỐ

Lý thuyết

Thảo luận

Nhóm

Tự học

Tư vấn

KTĐG



ND1

2

1













3


ND2



2




1










3









2

1







3



ND3

2




1










3









2

1




BT tuần

3


ND4



2

1













3



2

1










BT nhóm

3



ND5





2




1







3



2

1










BT nhóm

3



ND5







3










3




Tổng

12

6

9

3







30















    1. Lịch trình chi tiết

Hình thức tổ chức dạy học

Thời gian, địa điểm

Nội dung chính

Yêu cầu SV chuẩn bị

Ghi chú

Tuần 0

Giới thiệu chung về môn học và chính sách của môn học

Lí thuyết

(Lecture)



2 giờ tín chỉ

1.Giới thiệu đề cương.

- Cấu trúc đề cương

- Mục tiêu môn học.

- Các hình thức tổ chức dạy học, nhiệm vụ của sinh viên trong mỗi hình thức dạy học.

- Các hình thức kiểm tra đánh giá và tỷ lệ.

- Hệ thống các vấn đề sinh viên chọn làm bài tập lớn học kỳ.



2. Giới thiệu tổng quan môn học.

- Hệ thống khái niệm, thuật ngữ, phạm trù của môn học.

- Hệ thống các phương pháp nghiên cứu đặc thù của môn học.

- Những thành tựu chủ yếu của môn khoa học.

- Những vấn đề còn tồn tại của môn khoa học.

- Những vấn đề giáo viên đang nghiên cứu.



3. Phân nhóm sinh viên đến hết học kỳ

- Đọc đề cương môn học

- Xây dựng kế hoạch học tập

- Chuẩn bị học liệu theo hướng dẫn






Tuần 1.

Nội dung 1. Giới thiệu về công nghệ sinh học

Lí thuyết

2 giờ tín chỉ




  • Những bước tiến vượt bậc của Sinh học
  • Khái niệm Công nghệ sinh học


  • Các lĩnh vực của Công nghệ sinh học

  • Lịch sử phát triển của Công nghệ sinh học

  • Các khía cạnh thực tế và khoa học của Công nghệ sinh học




  • Đọc:

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (tr. 10 – 15, 23 – 27)

  • Phạm thành Hổ, 2008, Di truyền học, NXB Giáo dục TPHCM (chương 3)







Thảo luận

1 giờ tín chỉ

  • Những vấn đề liên quan đến Công nghệ sinh học trên thế giới

  • Tác động của CNSH



  • Làm việc nhóm để chuẩn bị và lập dàn ý các vấn đề .







Tuần 2

Nội dung 2. Công nghệ sinh học phân tử

Lí thuyết


2 giờ tín chỉ



  • Cơ sở sinh học của công nghệ sinh học phân tử

  • Điều hòa quá trình biểu hiện gen

  • Các công cụ của công nghệ gen




  • Đọc:

- Hồ Huỳnh Thùy Dương, 1998, Sinh học phân tử, NXB Giáo dục (tr. 106 – 115)

- Phạm thành Hổ, 2002, Sinh học Đại cương : Tế bào học, Di truyền học và học thuyết tiến hóa, NXB ĐHQG Tp. HCM (chương 3)






Làm việc nhóm

1 giờ tín chỉ

- Những tác động của công nghệ sinh học phân tử


  • Đọc:

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (tr. 17 – 23)

- Làm việc nhóm để chuẩn bị và lập dàn ý các vấn đề .






Tuần 3

Nội dung 2. Công nghệ sinh học phân tử

Làm việc nhóm

2 giờ tín chỉ

  • Các kỹ thuật và phương pháp căn bản của công nghệ gen

  • Sự tạo dòng

  • Phương pháp PCR




  • Đọc

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (tr. 30 – 45)

- Hồ Huỳnh Thùy Dương, 1998, Sinh học phân tử, NXB Giáo dục (tr. 106 – 115)

- Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng, 2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp NXB Khoa học kỹ thuật (chương 2)



  • Tham khảo các trang web để thu thập, tìm hiểu thông tin về các vấn đề về công nghệ enzyme trên thế giới, chẳng hạn như trang web:

http://www.ibt.ac.vn/





Tự nghiên cứu

1 giờ tín chỉ




  • Ứng dụng của công nghệ gen




  • Đọc:

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (tr. 49 – 55)

  • Tham khảo các trang web để thu thập, tìm hiểu thông tin về các vấn đề về công nghệ enzyme trên thế giới, chẳng hạn như trang web:

https://sites.google.com/site/biotechnologynguyen/enzyme-technology





Tuần 4

Nội dung 3. Công nghệ sinh học vi sinh vật

Lí thuyết


2 giờ tín chỉ

  • Đặc điểm, cấu tạo của vi sinh vật

  • Công nghệ lên men vi sinh vật




  • Đọc:

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 3)




Làm việc nhóm

1 giờ tín chỉ

- Qui trình sản xuất các sản phẩm lên men phổ biến




  • Đọc

  • Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng, 2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp NXB Khoa học kỹ thuật (chương 3)

  • Tham khảo các trang web để thu thập, tìm hiểu thông tin về các vấn đề về công nghệ enzyme trên thế giới, chẳng hạn như trang web:

https://sites.google.com/site/biotechnologynguyen/enzyme-technology

http://www.ibt.ac.vn/





Tuần 5

Nội dung 3. Công nghệ sinh học vi sinh vật

Làm việc nhóm

1 giờ tín chỉ

  • Các sản phẩm của công nghệ lên men: rượu, sản xuất kháng sinh, sản xuất enzyme, sản xuất acid hữu cơ




  • Đọc:

- Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (tr. 60 – 85)

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 4)



Bài tập cá nhân tuần

Tự nghiên cứu

2 giờ tín chỉ

  • Những ứng dụng của công nghệ vi sinh vật tái tổ hợp




  • Đọc

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 4)

  • Bernard R. Glick, Jack J. Pasternak – Dịch giả GS. TS Nguyễn Mộng Hùng, 2007, Công nghệ sinh học phân tử - Nguyên lý và ứng dụng của DNA tái tổ hợp NXB Khoa học kỹ thuật (chương 4)







Tuần 6

Nội dung 4. Công nghệ sinh học thực vật

Lí thuyết

(Lecture)



2 giờ tín chỉ



  • Sơ lược lịch sử phát triển

  • Các giai đoạn trong quy trình nhân giống vô tính in vitro

  • Biến nạp thông qua Agrobacterium




  • Đọc:

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (chương 5)

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 6)




Thảo luận

1 giờ tín chỉ

- Phân tích cấu trúc và chức năng của plasmid Ti


  • Đọc:

- Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 6)

- Trang web:



http://enzymetechnology.blogspot.com/2009/10/enzyme-technology.html

http://www.ibt.ac.vn/





Tuần 7.

Nội dung 4. Công nghệ sinh học thực vật

Lí thuyết

(Lecture)



2 giờ tín chỉ



  • Chuyển gen bằng phương pháp bắn gen

  • Chuyển gen vào protoplast bằng xung điện

  • Chuyển DNA ngoại lai vào tế bào và mô thực vật nhờ A. tumefaciens




  • Đọc:

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (chương 7)

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 7)




Bài tập nhóm tháng

Thảo luận

1 giờ tín chỉ

  • Các hướng ứng dụng chính của cây trồng biến đổi gen

  • Phân tích rủi ro đối với các loại cây trồng biến đổi gen

  • Đọc

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 9)







Tuần 8.

Nội dung 5. Công nghệ sinh học động vật
















Thảo luận

2 giờ tín chỉ

  • Nuôi cấy tế bào động vật là gì

  • Các sản phẩm thương mại của nuôi cấy tế bào động vật

  • Môi trường và thiết bị nuôi cấy tế bào động vật có vú




  • Đọc:

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (chương 10)

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 8)









Tự nghiên cứu

1 giờ tín chỉ

- Các ưu điểm và hạn chế của nuôi cấy tế bào động vật

- Phương pháp xác định các tế bào để nuôi




  • Đọc:

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (tr. 109 – 117)

  • Trang web

http://www.ibt.ac.vn/





Tuần 9.

Nội dung 5: Công nghệ sinh học động vật

Lí thuyết

(Lecture)



2 giờ tín chỉ




  • Sự phát triển của khoa học chuyển gen ở động vật

  • Các điều kiện cần thiết cho biểu hiện gen ngoại lai

  • Các hướng ứng dụng trong công nghệ tạo động vật chuyển gen




  • Đọc:

  • Phạm Thành Hổ, 2006, Nhập môn Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản giáo dục (tr. 120 – 125

)

  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (chương 8)


Bài tập nhóm tháng



Thảo luận

1 giờ tín chỉ

- So sánh các phương pháp chuyển gen ở động vật



  • Nguyễn Hoàng Lộc, 2007, Giáo trình Nhập môn Công nghệ sinh học, NXB Đại học Huế (tr. 135 – 140)







Tuần 10.

Nội dung 5. Công nghệ sinh học động vật

Thảo luận nhóm

1 giờ tín chỉ

- Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc

  • http://www.mekostem.com/TBG-Taomau-part1.asp

  • http://pcell.com.vn/sites/7090/upload/documents/cam_nang_te_bao_goc_&_p'cell_(ann_2012).pdf




Bài tập lớn học kì




  1. Chính sách đối với môn học

Theo Quy chế đào tạo hiện hành

- Cho phép thực hiện lại bài tập không quá 1 lần (trong trường hợp không đạt)

- Kết quả đánh giá môn học là thông tin mang tính cá nhân, không công khai


  1. Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá

      1. Hình thức đánh giá

Hình thức

Tỉ lệ

Bài tập cá nhân tuần

10%

Bài tập nhóm tháng

20%

Bài tập lớn học kỳ

20%

Thi cuối kỳ

50%




      1. Tiêu chí đánh giá

Yêu cầu chung đối với các bài tập:

    • Bài tập được trình bày trên khổ giấy A4

    • Lề trên: 3.0cm; lề dưới 3.0cm; lề phải: 2.0cm; lề trái: 3.0cm.

    • Font: Times New Roman; cỡ chữ: 14

    • Dãn dòng: 1,5lines


Bài tập cá nhân

- Hình thức: Bài tập viết trên trang A4

- Nội dung:

Tìm một bài báo Tiếng Anh về công nghệ sinh học hoặc ứng dụng. Đọc, dịch, tìm hiểu nội dung chính của bài báo, tóm tắt lại và nêu những kết luận chính của bài báo.

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định được vấn đề nghiên cứu, phân tích 3đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề 5đ

Ngôn ngữ trong sáng, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 2đ

Tổng: 10 điểm
Bài tập nhóm tháng :

- Hình thức : viết tiểu luận (5 – 7 trang A4)

- Nội dung:


  1. Bài tập nhóm tháng 01

    1. Phân tích cái nhìn tổng quan về công nghệ sinh học hiện đại.

    2. Vai trò của công nghệ sinh học đối với khoa học và đời sống.

    3. Tương lai ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

    4. Vấn đề ứng dụng công nghệ sinh học trong y học ở Việt Nam.

  2. Bài tập nhóm tháng 02

  1. Quá trình tạo dòng.

  2. Ứng dụng công nghệ lên men trong đời sống

  3. Phương pháp biến nạp bằng A. tumefaciens.

  4. Ứng dụng công nghệ sinh học thực vật trong đời sống.

  5. Phân tích đặc điểm, vai trò và tính chất của tế bào gốc.

  6. Ứng dụng của công nghệ tế bào gốc

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý, khả thi 1đ

Phân tích logic, đi thẳng vào vấn đề 5đ

Tài liệu sử dụng phong phú, đa dạng, hấp dẫn 1đ

Trình bày rõ ràng, sử dụng tài liệu tham khảo hợp lệ 3đ

Tổng: 10 điểm

Bài tập lớn học kỳ

- Hình thức : Bài luận (10 – 15 trang A4)

- Nội dung:


  1. Vai trò của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

  2. Phân tích ứng dụng của công nghệ sinh học phân tử

  3. Ứng dụng enzyme cắt giới hạn trong sản xuất để giảm chi phí và giảm giá thành sản phẩm của công nghệ gen.

  4. Ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật trong bảo tồn nguồn gen quí hiếm

  5. Giải thích những ưu điểm và nhược điểm của nuôi cấy mô tế bào động vật.

  6. Nuôi cấy vi sinh vật thu nhận enzyme.

- Tiêu chí đánh giá:

Xác định vấn đề rõ ràng, hợp lý 3đ

Phân tích logic, sâu sắc, có liên hệ thực tế 4đ

Sử dụng tài liệu tham khảo phong phú 1đ

Ngôn ngữ trong sáng, trích dẫn đúng qui định 1đ

Sáng tạo trong cách trình bày 1đ



Tổng: 10 điểm

Thi cuối kỳ (tuần 15)

- Hình thức : Thi tự luận ( 3 câu lớn)

- Nội dung : 5 vấn đề đã được nghiên cứu

- Tiêu chí đánh giá:

Cách cho điểm phần tự luận:

+ Câu 1 nêu được các kiến thức cơ bản được 65% số điểm. Giải thích đúng được 35% điểm câu đó.

+ Câu 2: vẽ được sơ đồ và phân tích được sơ đồ được 85% số điểm. So sánh đúng được 15 % của câu đó.



+ Câu 3: trình bày và phân tích đúng các câu hỏi vận dụng, tổng hợp được 85% số điểm của câu đó, liên hệ thực tiễn đúng và có tính cập nhật 15% số điểm câu đó.

Tổng: 10 điểm

tải về 350.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương