Phần 1: Toàn thế giới nín thở chờ đợi Chương 1: thanh kiếm hai lưỠi của barbarossa



tải về 2.43 Mb.
trang1/18
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích2.43 Mb.
#36541
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
Phần 1: Toàn thế giới nín thở chờ đợi
Chương 1: THANH KIẾM HAI LƯỠI CỦA  BARBAROSSA
Thứ bảy ngày 21 tháng 6 năm 1941 bắt đầu như một buổi sáng mùa hè tuyệt vời. Người dân Berlin lấy tàu đi Postdam nghỉ mát trong vườn hoa Sans-Souci, nhiều người khác đi tắm ở Wannsee hay Nikolassee. Trong các quán cà phê, những chuyện tiếu lâm về vụ Rudolf Hess bỏ chạy sang Anh đã được thay thế bằng những lời đồn về cuộc tấn công Liên Xô sắp xảy ra. Nhiều người lo sợ và cố mong tưởng rằng cuối cùng Stalin sẽ nhường Ukraine lại cho Đức.
Ở Sứ quán Liên Xô trên đường Unter den Linden, tất cả nhân viên ngoại giao đều có mặt ở nơi làm việc. Một điện mật từ Moscow yêu cầu làm sáng tỏ khẩn cấp những những chuẩn bị quân sự Đức ở vùng biên giới từ biển Baltic đến biển Đen. Valentin Brejkov, bí thư thứ nhất và thông dịch ở sứ quán gọi điện đến Bộ ngoại giao Đức ở Wilhem Strass để xin gặp Von Ribentropp, bộ trưởng ngọai giao. Nhưng không gặp được nhà chức trách nào. Một bầu không khí hốt hoảng bắt đầu xuất hiện ở Kremlin, khi những dấu hiệu chuẩn bị của Đức càng ngày càng hiện rõ. Viên Phó tư lệnh NKVD cho biết đã có "Ba mươi chín vụ xâm nhập không phận Liên Xô" bởi không quân Đức.
Quân Đức không che dấu những chuẩn bị của mình nhưng Stalin cho đó chỉ là những đe dọa của Đức để bắt Liên Xô nhượng bộ.
Viên đại sứ Liên Xô, Vladimir Decanozov, cũng đồng ý với Stalin. Ông ta đã không chú ý đến tin từ tùy viên quân sự của sứ quán là 180 sư đoàn Đức đã được chuyển đến vùng biên giới Liên Xô. Mặc dù không dám cố thuyết phục Đại sứ, mọi nhân viên sứ quán đều biết là chiến tranh sắp xẩy ra. Cách đó vài ngày, một người thợ in, đảng viên Đảng cộng sản Đức, đã lén lút đưa được vào sứ quán một quyển sách nhỏ trong đó có in những câu dịch sang tiếng Nga đơn giản như: "Đầu hàng đi", "Giơ tay lên", "Anh có phải là Cộng sản không?", "Dừng lại bằng không tôi bắn!"...
Những thông điệp của Brejkov đến Bộ ngoại giao đều bị bác với câu trả lời duy nhất: "Ngài Von Ribentropp không có mặt ở Berlin, ông ta sẽ liên hệ lại khi về". Thật ra Ribentropp đang ở Berlin để chuẩn bị nhưng thông lệnh cho Đại sứ Đức ở Liên Xô Werner Graf Von Schulenberg, trong đó có công hàm tuyên chiến của Đức mà Schulenberg sẽ phải trao cho Ngoại trưởng Molotov ngày hôm sau.
Ở Berlin chiều đã tới, những thông tin từ Moscow càng giờ càng khẩn cấp, nhưng Brejkov không thể gặp được một quan chức nào để có thể thăm hỏi. Qua khuôn cửa sổ của căn phòng điện thoại của sứ quán, ông ta thấy người dân Berlin vẫn đi lại bình thường như không có gì xẩy ra. 
Ở Moscow, ngoại trưởng Molotov triệu Bá tước Von Schulenberg vào 21 giờ 30 vào Kremlin. Viên đại sứ sau khi đã tiêu huỷ các giấy tờ quan trọng trong sứ quán, vẫn làm thinh đợi lệnh từ Berlin. Là một nhà ngoại giao cổ truyền, ông ta tin vào lời dặn của Bismarck (Quốc trưởng Đức vào cuối thế kỷ 19) là Đức không bao giờ nên tấn công Nga, viên Bá tước già này hoàn toàn phản đối ý định của Hitler. Stalin, đến buổi chiều thứ bảy vẫn không thể tin rằng Liên Xô đang bị tấn công. Những tin từ các đồn biên phòng cho biết xe tăng Đức đã nổ máy, nhiều cây cầu dã chiến đã được công binh dựng lên, những hàng rào trong lãnh thổ Đức đã được dọn đi.
Viên tư lệnh quân khu Kiev cho biết chiến tranh xảy ra chỉ còn là một chuyện ngày giờ mà thôi.
Đêm hôm đó sau một cuộc tranh luận dài với các chỉ huy Hồng quân, Stalin chấp nhận cho gửi tin mật đi các quân khu phía Tây: "Trong những ngày 22 và 23 tháng 6 có thể quân Đức sẽ tấn công vào các quân khu Leningrad, Baltic, miền Tây, Kiev và Odessa. Nhiệm vụ của quân ta là không trả lời lại những khiêu khích nhằm tránh những khó khăn gây ra. Nhưng quân ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nhưñg tấn công bất ngờ cùa Đức và Đồng minh". Hải quân và một số đơn vị đã chuẩn bị trước, nhưng đối với phần lớn các đơn vị, lệnh báo động được gửi đi sau nửa đêm đã đến quá chậm. 
Ở Berlin, đêm đã tới, Brejkov cũng đã mệt mỏi để gặp Ribentropp thì khoảng ba giờ đêm, chuông điện thoại reo lên. Một giọng nói không quen thuộc nói: "Ngài ngoại trưởng Von Ribentropp muốn gặp đại diện của Liên Xô ở Wilhem Strass". Brejkov nói là phải mất một chút thời gian để đánh thức Đại sứ và chuẩn bị ô tô. "Xe của Ngoại trưởng đang đợi những người đại diện ở ngay cửa sứ quán, Ngài ngoại trưởng muốn gặp họ ngay", Giọng nói trả lời. Dekanozov và Brejkov thấy chiếc xe đen với 1 nhân viên Bộ ngoại giao mặc lễ phục và một sỹ quan SS đang đợi ở ngoài. Khi họ lên xe, bầu trời bắt đầu rạng sáng ở cửa Brandeburg và qua những cành cây ở vườn hoa Tiergarten. Ở Wilhemstrass, một đám đông nhà báo đang tập hợp trước Bộ ngọai giao đèn đuốc sáng trưng.
Ribentropp đang đi đi lại lại trong phòng tiếp tân. Ông ta không còn dáng vóc gì là thanh thản của một nhà ngoại giao nữa. "Quốc trưởng hoàn toàn đúng khi người quyết định đánh Liên Xô". Ông ta nhắc đi nhắc lại như là để tự thuyết phục mình, "Sớm hay muộn gì thì nước Nga cũng sẽ tấn công nước Đức mà thôi!". 
Khi hai nhà ngoại giao Nga bước vào phòng, Brejkov rất ngạc nhiên trước tác phong của Ribentropp: "Mặt ông ta đỏ ửng, mắt đỏ và mờ, hình như ông ta vừa mới uống rượu!". Sau khi bắt tay một cách hình thức, Dekanozov định hỏi về nhưñg tin tức biên giới nhưng Ribentropp xua tay để phát biểu: "Trước những hành vi khiêu khích của Liên Xô và mối nguy hiểm tối trọng đến sự an toàn của "Reich" (Đế Quốc Đức) gây ra bởi những tập trung quân sự Liên Xô, "Reich" đã bắt buộc phải chọn lựa con đường quân sự để giải quyết vấn đề này !". Ông ta bắt đầu kể lể những "xâm phạm biên giới" của Liên Xô.
Tự nhiên Dekanozov và Brejkov hiểu rằng cuộc tấn công đã bắt đầu. Ribentropp ngừng đọc và đưa toàn bộ bài diễn văn của Quốc trưởng gửi cho đại sứ Liên Xô. "Quốc trưởng có nhắn tôi chính thức báo với ngài là nước Đức Quốc Xã đã bắt đầu những chiến dịch đề phòng". Dekanozov đứng phắt dậy nhưng với chiều cao 1m50, ông ta cũng chỉ đến vai Ribentropp: "Các ông sẽ phải hối hận về cuộc tấn công vô liêm sỉ và đầy tội ác chống lại Liên Xô, các ông sẽ phải trả giá rất đắt!". Nói xong, ông ta quay gót cùng Brejkov rời phòng tiếp khách. Ribentropp bất ngờ chạy theo đằng sau và thì thầm: "Hãy nói với Moscow rằng tôi đã không đồng ý với cuộc tấn công này..."! 
Khi họ về đến toà Đại sứ thì lính SS đã hoàn toàn vây toả toà nhà, các đường dây điện thoại đã bị cắt. Ở Radio Moscow lúc đó là 6 giờ sáng chủ nhật 22/6/1941, tin tức vẫn như mọi hôm, không có 1 chút nào về cuộc tấn công của Đức đang diễn ra. Các nhân viên của NKVD và GRU (tình báo quân đội) chạy nhanh lên tầng thượng để vội vã nhét nhưñg tài liệu tối mật vào lò thiêu nhanh đặc biệt để ở đây. 
Ở Moscow, đã có một báo động máy bay nhưng không ai chú ý cả. 
Vào 3 giờ 15 sáng, viên chỉ huy hạm đội biển Đen, có gửi tin máy bay Đức ném bom Sevastopol. Mọi người trong bộ tư lệnh hải quân không ai quên được cuộc tấn công đột ngột của Nhật vào Port Arthur năm 1905. Vào 5 giờ 30 sáng, Schulenberg đưa công văn khai chiến vào Kremlin..Những ngày sau đó, tin chiến sự xấu đến nỗi Stalin có họp bàn với Molotov và Beria để xem có nên nhượng Ucraina, những nước Baltic và Bạch Nga cho Hitler không.

Cuối cùng vào trưa ngày 22/6, nhưñg người công dân Liên Xô được nghe qua radio giọng của Molotov: "Hôm nay, vào 4 giờ sáng, quân đội đức đã bất thình lình tấn công đất nước ta mà không hề khai chiến (...) Lý tưởng của chúng ta là đúng, quân thù sẽ bị đánh bại, chúng ta sẽ chiến thắng!". Trên toàn bộ lãnh thổ Nga, từ vùng biển Đen đến vùng Uran, nhân dân đều trả lời bằng cách tiến hành xin gia nhập Quân đội.
Ở Stalingrad cũng vậy, người xếp hàng xin nhập ngũ rất đông. Những đoàn viên Komsomol đi từng nhà quyên góp cho tiền tuyến. Ở trường Đại học công nghiệp Stalingrad, người ta bắt đầu bàn bạc về cách sản xuất xe tăng từ những Nhà máy sản xuất máy cày của thành phố. 
Không một ai vào tháng 6 năm 41 này ở thành phố kiểu mẫu Stalingrad, với những nhà máy hiện đại, với những vườn hoa và những toà nhà trắng nhìn xuống sông Volga huy hoàng có thể tưởng tượng được số phận thành phố của họ hơn một năm sau...

Chương 2: Không có nhiệm vụ nào mà người lính Đức không thể làm được
Trong đêm 21/6, khi mà các nhà ngoại giao hai bên chỉ có thể phỏng đoán được những gì đang xảy ra ở biên giới, từ Phần Lan đến biển Đen, 3.5 triệu đến 4 triệu lính Đức nếu tính thêm những quân đội đồng minh phía Trục - đang đợi giờ tấn công. "Thế giới đang nín thở chờ đợi", Hitler đã tuyên bố vài tháng trước trong một dịp gặp mặt ở Bộ tổng tham mưu. Mục đích chiến dịch là "xây dựng một phòng tuyến chống lại nước Nga châu Á đi từ sông Volga đến Arkhangenlsk". Những vùng công nghiệp cuối cùng của Liên Xô ở Uran sẽ bị đè bẹp dưới bom của không quân Luftwaffe.
Đêm đó cũng là đêm ngắn nhất trong năm. Hàng trăm ngàn lính Đức nấp trong những khu rừng sồi và thông ở Đông Phổ và Ba lan chấp hành tuyệt đối lệnh im điện đàm. Những trung đoàn pháo binh đã có mặt ở đây từ vài tuần trước và đã chuẩn bị sẵn sàng. Những pháo thủ đã phải mặc đồ dân sự để vận chuyển đạn dược đến những trận địa pháo. Ngay họ cũng tin tưởng rằng những cuộc hành quân này chỉ là một đòn hoả mù để đánh lạc hướng tình báo Anh về một chương trình đổ bộ lớn ở mặt trận phía Tây. 
Nhưng khi đêm xuống, lệnh trên đã tới thì không còn bí ẩn gì nữa trong quân đội Đức. Những nòng pháo được tháo bọc vải và màn ngụy trang hoặc được kéo ra ngoài những ổ rơm mà nó đã được cất dấu. Rồi những xe ngựa, xe bán xích (half-track) hay xe cày kéo chúng ra những trận địa pháo chuẩn bị trước. Những sỹ quan chỉ điểm pháo (Forward Observers) đi lên chốt với các đơn vị bộ binh chỉ cách các đồn biên phòng vài trăm mét. 
Những sỹ quan thuộc các sư đoàn xung kích đợt hai mở rượu vang hay Sâm banh ngon lấy từ Pháp để chúc mừng nhau. Một số, có thể đã mở hồi ký của tướng Caulaincourt (trợ lý của Napoleon) để đọc những gì Napoleon đã nói cho ông trước cuộc tấn công Nga năm 1812: "Trong hai tháng nữa, nước Nga sẽ xin giải hòa với chúng ta". Một số khác chắc cũng bắt đầu mở quyển sách nói chuyện đơn giản bằng tiếng Nga mà sứ quán Liên Xô đã nhận được ở Berlin. Một số nữa đọc Kinh thánh. Trong những nơi đóng quân có ngụy trang, những người lính đốt lửa để đuổi muỗi, đây đó vài tiếng đàn ác coọc đê ông hoà với tiếng hát, nhưng phần lớn đều im lặng. Họ rất sợ phải vượt biên giới, tiến vào một lãnh thổ xa lạ. Sỹ quan của họ nói rằng, ở Liên Xô, nếu họ nằm ngủ trên giường của dân, họ sẽ bị chấy rận ăn sống và họ cũng tin rằng chiến tranh sẽ không kéo lâu. Ở sư đoàn Panzer số 24, đại úy Von Rosenbach-Lepinski đã tuyên bố trước những người lính của tiểu đoàn trinh sát cơ động rằng "cuộc chiến tranh sẽ không kéo dài quá bốn tuần”. 
Những lời như trên cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những cơ quan tình báo nước ngoài cũng công nhận như vậy. Quân Wehrmacht (quân Đức) đã tập trung một đạo quân lớn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại không những về nhân số mà còn cả về thiết bị: 3350 xe tăng, 7000 pháo, hơn 2000 máy bay. Khả năng cơ động của quân Đức rất cao nhờ chiến lợi phẩm lấy được của quân đội Pháp, chẳng hạn 70 % số xe tải của sư đoàn bộ binh 305 (bị tiêu diệt ở Stalingrad năm sau) là xe Pháp. Trong khi đó, mặc dầu sở trường của quân Đức vẫn là Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng), họ vẫn phải nương tựa vào 600 000 lưà ngựa để kéo chân, cho nên trên toàn diện đạo quân cũng không nhanh hơn đạo quân của Napoleon mấy. Nhiều sỹ quan cũng vẫn hoài nghi. "Tinh thần chúng tôi rất cao sau những chiến thắng ở Ba Lan, Pháp và vùng Balkan", đã công nhận người chỉ huy tiểu đoàn panzer đầu tiên đến được bờ sông Volga 14 tháng sau, "Nhưng sau khi đọc Caulaincourt, tôi thấy ngán cái không gian bao la của nước Nga". 
Chiến dịch Barbarossa đáng nhẽ đã được bắt đầu từ ngày 15/5 nhưng do chiến dịch ở vùng Balkan và thời tiết xấu gây cản trở đi lại cho nên thời gian của Cuộc tiến công vào nước Nga đã phải lùi lại.
Cũng tối ngày 21/6 đó, các chỉ huy đơn vị đều nhận được "lệnh đặc biệt" cho chiến dịch sắp tới. Chẳng hạn những "biện pháp nặng" đối với những làng mạc trong vùng có du kích hoạt động. Tất cả những cán bộ dân sự hoặc quân sự Liên Xô, Do thái và du kích bắt được đều phải chuyển lại cho các đơn vị SS và cảnh sát mật dã chiến. Hầu hết tất cả các sỹ quan bộ tham mưu và quân báo đều được biết các mệnh lệnh của thống chế Von Brauchitsch đề ngày 28 tháng 4 chỉ ra những quan hệ giữa quân đội và các đơn vị Sonderkommando SS hoạt động trong các vùng chiếm đóng ngay sau tiền tuyến, những "công việc" (diệt chủng) của các đơn vị SS này trong "công cuộc thánh chiến chống lại chủ nghĩa Bôn-sê-vích" và cuối cùng là những "luật lệnh" tước bỏ hết các quyền của người Slave chẳng hạn quyền kiện người Aryan (trên thực tế, như vậy có nghĩa người lính Đức có thể tha hồ bắn giết, hãm hiếp, cướp bóc người dân Slave mà không sợ gì cả). Lệnh này được thống chế Keitel kí ngày 13/5 với giải thích "để chuộc lại những đau khổ mà dân Đức đã phải chịu đựng sau năm 1918 do lý tưởng Bôn-sê-vích". 
Trung uý Alexander Stahlberg khi được người anh họ là Henning Von Tresckow, 1 trong những chủ mưu của vụ ám sát hụt Hitler vào tháng 7/1944, cho biết những lệnh trên, đã thốt lên:
"Như thế đây sẽ là 1 vụ giết nguời!". 
"Đúng thế!", Tresckow trả lời.
"Vậy ai đã ra lệnh này ?" Stahlberg hỏi. 
"Từ người mà chúng ta đã thề phục tùng đến cùng". Tresckow cay đắng trả lời. 
Nếu nhiều chỉ huy đã từ chối áp dụng những lệnh trên, họ chỉ là một phần nhỏ trong một quân đội ngày càng Quốc xã hóa. Trước mặt những sỹ quan quân đội Hitler đã nhận định, "cuộc chiến tranh sắp tới sẽ là 1 cuộc chiến tranh chủng tộc giữa hai ý thức hệ hoàn toàn đối nghịch nhau, do đó nó sẽ là một cuộc chiến tranh huỷ diệt giữa chúng ta với giới trí thức Bôn sê vích và các Chính uỷ". 
Đi theo Tập đoàn quân số VI là đơn vị Sonderkommando SS 4a. Từ biên giới phía tây Ukraine đến Stalingrad, những sỹ quan Wehrmacht không thể nào không biết được những "thành tích" của đơn vị này, chẳng hạn như vụ tàn sát Do thái ở Kiev (khu vực Babi Yar). 
Mặc dù tính chất quốc xã ngày càng mạnh trong quân đội. Vào năm 1941, các trung đoàn vẫn giữ được các truyền thống thời Đế Quốc. Chẳng hạn sư đoàn panzer số 16 vẫn giữ nguyên truyền thống của một đơn vị cận vệ Phổ. Đặc biệt là trung đoàn tăng số 2 của sư đoàn, sẽ đi đầu trong cuộc tấn công đến Stalingrad năm sau, hậu thân của trung đoàn kỵ binh vệ sỹ thiết giáp, trung đoàn xưa nhất của quân đội Phổ. Hầu hết các sỹ quan đều thuộc các gia đình quý tộc cho nên thay vào gọi bằng "đại úy" hay "trung úy" trong đơn vị hay gọi nhau bằng "ngài công tước", "ngài bá tước"... Đơn vị hầu như không bị tổn thất trong các chiến dịch Ba lan và Pháp cho nên có rất ít thay đổi trong đội hình. Cái lợi của điều này là do quen biết nhau, họ có thể bàn bạc tự do và phát biểu những suy nghĩ về chế độ.
Ngày 22 tháng 6, 3 giờ 15 sáng giờ Berlin, pháo binh bắt đầu khai hoả. Những chiếc cầu bảo vệ bởi lính biên phòng NKVD nhanh chóng bị chiếm trước khi họ có thể phản ứng. Số phận gia đình của họ do hay ở chung gần nơi làm việc cho nên thường cũng rất hẩm hiu. Trong nhiều trường hợp, những cục thuốc nổ do công binh Liên Xô đặt để chuẩn bị phòng ngưà đều đã bị biệt kích Wehrmacht của Sonderverband Bran-denburg (biệt kích Brandenburg) bí mật vô hiệu hoá trước. Đơn vị này, lấy tên từ trại lính của họ gần Berlin, chuyên hành động phá hoại đằng sau lưng quân thù. Từ cuối tháng 4, nhưñg nhóm nhỏ Nga và Ucraina chống Cộng đã được luồn vào lãnh thổ Liên Xô để chuẩn bị. Ngày 29/4, ba nhóm này đã bị tiêu diệt và những người bị bắt sống đã được gửi về trụ sở NKVD ở Moscow để khảo cung. 
Ngay từ sáng sớm ngày 22, những đơn vị bộ binh Wehrmacht bắt đầu chuyển động. Trên đầu họ, từng đoàn máy bay tiêm kích và ném bom Stuka, bay lượn về phía mặt trận Liên Xô để tìm mồi là những nơi tập trung xe tăng, sở chỉ huy và những trung tâm thông tin. 
Ở Bộ chỉ huy Quân đoàn 4 Hồng quân, một sỹ quan công binh bị đánh thức bởi tiếng máy bay. Đã từng là cố vấn quân sự trong chiến tranh Tây Ban Nha, anh ta nhận ra ngay tiếng Stuka bổ nhào. "Rồi những tiếng bom nổ ngay sau đó. Toà nhà Bộ chỉ huy mà chúng tôi vừa rời khỏi nằm trong đám khói. Máy bay Đức bổ nhào hoàn toàn trong an toàn xuống các mục tiêu không được bảo vệ. Sau trận ném bom, khói đen trùm kín khắp nơi, một phần toà nhà của Bộ chỉ huy đã bị sập, đây đó tôi nghe thấy một tiếng đàn bà khóc nức nở".
Phần lớn các phi vụ của Luftwaffe là nhằm vào không quân Liên Xô. Trong 9 tiếng đồng hồ sau đó 1200 máy bay Nga đã bị phá huỷ, phần lới lúc còn ở mặt đất. Những phi công Messerschmitt không thể tin mắt mình khi thấy những hàng máy bay thẳng băng rõ ràng trên các phi trường. Một số phi công Liên Xô cất cánh được trên những máy bay cũ kỹ, bất lực trước số đông và kỹ thuật của không quân Đức đã bắt buộc phải cảm tử đâm máy bay mình vào máy bay địch. Một viên tướng không quân Đức đã ví những cuộc không chiến hôm đó giữa những phi công già dặn của Luftwaffe và những phi công Nga không có kinh nghiệm như nhưñg cuộc săn bồ câu. 
Máy xe tăng nổ to, nhưñg đơn vị Panzer được lệnh tiến công ngay sau khi nhận được tin những cây cầu và những chặng đường quan trọng phía trước họ đã được biệt kích và bộ binh chiếm giữ. Nhiệm vụ của họ là tiến nhanh lên phía trước rồi tạt ngang bao vây những mẩu lớn đơn vị địch vào trong những cái nồi "Kessel" . Quân Wehrmacht muốn phá vỡ sức mạnh chiến đấu của Hồng quân trước khi tiến vào ba mục tiêu lớn: Leningrad, Moscow và Ucraina. 
Cụm quân phía bắc do Thống chế Ritter Von Leeb tiến từ Đông Phổ lên các nước Baltich, chiếm đóng các cảng ở đây để rồi tiến lên Leningrad. Cụm quân trung tâm của Thống chế Fedor Von Bock sẽ theo đường quốc lộ Minsk như đạo quân của Napoleon đã làm để chiếm Moscow sau khi bao vây và tiêu diệt các đơn vị lớn Hồng quân. Brauschisch và Halder ở Bộ tham mưu lục quân rất ngạc nhiên khi Hitler đã cắt một phần các đơn vị ở đây để chuyển về cụm quân phía nam của Thống chế Gerd Von Rundstedt. Hitler tin rằng một khi vựa lúa Ukraine và mỏ dầu vùng Caucasia bị chiếm, nước Đức sẽ thành vô địch. Ở phía nam, cộng với quân Đức của Von Rundstedt là một đạo quân Hung và hai đạo quân Rumani. 
Ngày sinh nhật tuyên bố tấn công Nga của Napoleon, Hitler đã không ngưọng ngùng phát biểu rằng nước Đức đã bị đe doạ bởi 160 sư đoàn Liên Xô, do đó cuộc tấn công này là cần thiết cho quốc gia và là bước đầu tiên trong cuộc thánh chiến của châu Âu chống Bôn-sê-vích".
Chương 3: Chỉ cần đạp vào cửa rồi toàn bộ căn nhà mục nát sẽ tự đổ
Chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, phía tấn công đã có được những lợi thế mà quân Wehrmacht có được vào tháng 6 năm 1941 này. Các đơn vị Hồng quân và biên phòng đã không biết phải phản ứng thế nào. Ngay sau 12 giờ đêm ngày 22, Stalin vẫn còn tìm cách tránh chiến tranh và chưa quyết định cho Hồng quân chuẩn bị. Một sỹ quan còn nhớ lời than của thượng tướng Pavlov chỉ huy mặt trận trung tâm khi ông một lần nữa nhận được tin tiền tuyến về các chuẩn bị của Đức: "Tôi biết, tôi biết, tôi đã được báo cáo rồi, nhưng những cấp trên của tôi lại có vẻ biết hơn tôi!". 
Ba đạo quân Xô-viết đồn trú dọc theo đường biên giới đã không có một chút may mắn nào để thoát. Những lữ đoàn tăng của họ bị Luftwaffe phá huỷ ở sau lưng họ trước khi chúng lên được tiền tuyến. Ở pháo đài Brest-Litovsk, nơi mà Lenin đã ký hoà ước rút nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất đã bị tấn công ngay từ những giờ đầu. Hai đơn vị Panzer lớn của Cụm quân Trung tâm chỉ huy bởi tướng Guderian và Hoth đã vô hiệu hóa nhanh chóng các ổ phòng thủ Xô-viết rồi chọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô trước khi tạt ngang, tiến hành một thế trận bao vây. Trong 5 ngày, hai mũi tấn công trên đã gặp nhau gần Minsk, nghĩa là cách đường biên giới gần 300 km. Trong thòng lọng là hơn 300.000 lính Hồng quân và 2500 xe tăng, tất cả sẽ bị tiêu diệt sau đó.
Ở phía bắc, từ Đông Phổ, vượt sông Niemen, phương diện quân Panzer số IV đã chọc thủng phòng tuyến nga dễ dàng. Năm ngày sau, quân đoàn panzer của tướng Von Manstein tiến gần 80 km một ngày đã ở nửa đường tới Leningrad và đang vượt sông Dvina. "Cả cuộc đời của một chỉ huy tăng thiết giáp là để sống những giây phút tấn công thần tốc này" Manstein viết lại sau này. 
Không quân Đức tiếp tục tiêu diệt không quân Liên Xô. Sau ngày thứ hai, số máy bay bị phá huỷ lên đến 2000 chiếc. Nền công nghiệp Liên Xô tất nhiên có thể sản xuất thêm để thay thế số lượng mất này, nhưng cuộc tiêu diệt nhanh chóng này sẽ in sâu vào tinh thần của các phi công Xô-viết trong một thời gian dài. "Các đồng chí phi công đều nghĩ họ sẽ chết một khi cất cánh, vì tinh thần này mà tổn thất của ta rất cao". Mười lăm tháng sau ở Stalingrad, một Chính ủy đã nhận xét như thế. 
Ở phía Nam, các đơn vị Hồng quân mạnh hơn cho nên bước tiến của Đức chậm hơn. Tướng Kirponos đã có thì giờ chuẩn một hệ thống phòng thủ theo chiều sâu chứ không tập trung ở biên giới. Những sư đoàn Hồng quân của ông đã gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị Wehrmacht, mặc dù thiệt hại của Hồng quân cao hơn nhiều. Trước tình thế bắt buộc, Kirponos đã phải ra lệnh cho các đơn vị tăng của ông phản công cho dù họ chưa hoàn toàn chuẩn bị đầy đủ. Ngày 23/6 các đơn vị của nhóm Panzer số I của tướng Ewald von Kleist đã đụng độ với những đơn vị tăng Xô-viết được trang bị những xe tăng nặng KV và nhất là những xe tăng được đánh giá tốt nhất của toàn Thế chiến: T34.
Cuộc tiến quân ở phía nam giữa đầm lầy Pripet và núi Carpathes rất là chậm chạp. Đạo quân số VI của tướng Von Reichenau luôn bị tập kích bởi những đơn vị Hồng quân bị kẹt lại trong vùng đầm lầy Pripet. Reichenau ra lệnh hành quyết tất cả các tù binh Nga bắt được cho dù họ có mặc quân phục hay không. Những đơn vị Hồng quân trả đũa bằng cách họ cũng bắn hết tất cả các tù binh Đức bắt được, nhất là các phi công nhẩy dù sau khi bị bắn rơi, đằng nào thì họ cũng không thể gửi được tù binh về tuyến sau, và họ cũng không muốn những người này được cứu thoát bởi các mũi tiến công của Đức.
Theo Hitler, Liên Xô chỉ là "Một toà nhà mục nát sắp đổ". Lý thuyết này cũng được nhiều quan sát viên nước ngoài công nhận. Qua những vụ thanh toán nội bộ bắt đầu vào năm 1937 nhưng gốc rễ bắt đầu từ những năm nội chiến… Tất cả những nghiên cứu của Tukhachevski về cách phối hợp chặt chẽ giữa hoả lực và cơ động đều được coi như là lý thuyết phản động vào năm 1941, hồi âm của những cuộc thanh trừng này đến lúc bắt đầu chiến tranh vẫn còn được thấy qua chiến dịch tấn công thất bại vào Phần Lan năm 1940. Thống chế Voroshilov hoàn toàn thiếu khả năng chỉ huy dẫn đến việc quân Phần Lan chiếm thế thượng phong chiến thuật trong toàn chiến dịch. Súng máy Phần Lan quẹt vào đội hình bộ binh Liên Xô tấn công trên tuyết như liềm gặt lúa. Chỉ sau đó với số quân đông gấp 5 lần và một sự tập trung pháo binh vượt hơn hẳn, Liên Xô mới bắt đầu chiếm được tay trên. Hitler đã quan tâm, theo dõi cuộc chiến này và rút ra kết luận trên. 
Tình báo quân sự Nhật Bản lại có 1 kết luận khác. Họ là những người duy nhất vào thời điểm đó đã không khinh thường Hồng Quân. Một số đụng độ đã diễn ra ở biên giới với Mãn Châu quốc, với điểm nóng ở Khalkin Gol vào tháng 8 năm 1939. Ở đây họ đã thấy Hồng quân có thể làm gì khi được chỉ huy bởi một vị tướng trẻ và sáng suốt mới 43 tuổi có tên là Georgi Zhukhov. Stalin cũng chú ý đến viên tướng này và vào tháng 1 năm 1941, Zhukov được phong làm Tổng tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương STAVKA (tên cuối cùng được giữ lại sau khi chiến tranh bắt đầu).
Những ngày đầu của chiến tranh không có gì làm cho tướng tá Đức thay đổi sự khinh bỉ của mình đối với tướng tá Hồng quân. Guderian đã nhận thấy một số những hành động thí quân vô ích, ông ta cũng nhận thấy những sự thiếu trách nhiệm do sự sợ hãi cấp trên của tướng tá Hồng quân lúc đó. "Từ hai hiện tượng trên đã gây ra một tình hình chung thiếu phối hợp giữa các binh chủng, đơn vị tác chiến, làm rối loạn các tuyến phòng thủ và làm dễ dàng hơn các khai thác chiến thuật của quân ta (Đức)". Về binh chủng xe tăng, Guderian có nhận xét cái "thiếu luyện tập, thiếu tự tin và thiếu óc sáng kiến" của lính xe tăng Liên Xô. Những nhận xét trên lúc đó là đúng, nhưng Guderian và bạn bè ông ta đã không thấy được những luồng sóng tự kiểm điểm để rút ra nhưñg bài học từ những sai lầm trong Hồng Quân.
Những thay đổi không phải là dễ do nguyên tắc "chỉ huy đôi" Quân đội/Chính trị cộng với sự thiếu trách nhiệm. Nhiều Chính ủy đã đổ hết trách nhiệm thất bại sang các chỉ huy quân đội dẫn đến nhiều vụ xử tử vô ích như vụ Thượng tướng Pavlov chỉ huy mặt trận Trung tâm bị xử bắn. Từ đó một không khí sợ hãi đã làm trì trệ tất cả các cải tổ. Một sỹ quan công binh, chuyên gia mìn dẫn đến sở chỉ huy vài người lình biên phòng vì họ quen biết đường xá trong vùng, đã thấy viên tướng chỉ huy sư đoàn đứng phắt dậy mặt trắng như giấy khi thấy họ và giải thích là ông đã làm tất cả mọi thứ để cứu vãn tình hình. Chỉ ở đây anh ta mới hiểu tại vì lính biên phòng cũng thuộc NKVD cho nên khi thấy phù hiệu xanh của họ, ông tướng tưởng là họ đến bắt ông. Mặc dù vậy một cơ chế cơ bản đã xuất hiện để chuẩn bị cho cuộc phát triển mới của Hồng quân.
Ngày 15/7 Zhukov đã tuyên bố "một số kết luận từ ba tuần kinh nghiệm chiến đấu phát xít Đức". Trong đó ông ta đã chỉ ra những cái "thiếu" của Hồng quân là thông tin liên lạc, luyện tập và kinh nghiệm. Ngoài ra ông ta còn chỉ trích cách tập trung quân quá lớn để dễ bị không quân tấn công và lại khó chỉ huy. Để khắc phục Zhukov nêu ra những phương án mới: "STAVKA cho rằng một hệ thống quân đội tốt nên dựa trên những đạo quân nhỏ tối thiểu là từ 5 đến 6 sư đoàn". Sau cuộc cải tổ này, thời gian phản ứng của Hồng quân tăng lên gấp bội do đã bỏ hẳn hệ thống chỉ huy cấp binh đoàn, thông tin sẽ đi thẳng từ sư đoàn lên phương diện quân.
Nhưng sai lầm lớn nhất của Đức là đã không chú ý đến "Ivan", người lính bộ binh quèn của Hồng quân. Họ sẽ thấy là khác với các lính phương Tây, người lính Hồng quân thường chiến đấu đến cùng cho dù là một phải chọi 10. Từ khi bắt đầu chiến dịch Barbarossa, vô số những gương anh hùng đã được cả hai bên nhận thấy. Ở Brest-Litovsk, trong hơn một tháng, một số chiến sỹ Hồng quân đã chiến đấu tới cùng mặc dù không được tiếp viện từ ngoài. Một trong những người cuối cùng sống sót đã ghi lên 1 bức tường "Thà chết nhưng không đầu hàng, xin Vĩnh biệt Tổ Quốc! 20/7/1941". Mẩu tường này hiện nay vẫn được giữ ở viện bảo tàng Quân đội ở Moscow. Nhưng người ta ít biết hơn về số phận của những tù binh Hồng quân ở đây sau khi sống sót 4 năm tù đầy, họ đã bị coi như những tù binh khác bị trách là đã để địch bắt sống. Ngay Stalin cũng đã từ bỏ người con trai của ông ta là Yakov, bị bắt ở Vitebsk ngày 16 tháng 7. 
Trong muà hè, tình hình bắt đầu ổn định trong hàng ngũ Hồng quân. Cục diện chiến trận bắt đầu khó khăn hơn với Đức. Tướng Halder, đầu tháng 7 nghĩ rằng thắng lợi sắp tới, đã phải xem lại kết luận của mình, ông ta viết trong nhật ký của mình: "Khắp nơi, quân Nga chiến đấu tới cùng, họ hầu như không đầu hàng nữa". Guderian cũng phải công nhận "lính bộ binh Nga hầu như bao giờ cũng chiến đấu rất dai dẳng, họ bắt đầu lợi dụng rất tốt những khu rừng và ban đêm để phản công". 
Dù có thành kiến gì đi chăng nữa đối với chính phủ của Stalin, ai cũng phải công nhận họ đã nhanh chóng hàn gắn lại được xã hội Liên Xô và lãnh đạo nó trong công cuộc Chiến tranh Vệ quốc. Trong "Cuộc sống và số phận" của Vassili Grossman, nhân vật Mostovskoi, người đảng viên Bôn-sê-vích già chống Stalin đã mô tả đúng hiện tượng này: "Sự căm thù của chúng tôi đối với chủ nghĩa phát xít là một biểu hiện thiết thực cho sự đúng đắn của lý tưởng Lê-ni-nít."
Bên cạnh những lập luận chính trị là một lòng yêu nước tràn đầy mà các tấm áp-phích tuyên truyền đã biết khai thác: Cảnh một người mẹ Nga tuyên thệ trong một rừng lưỡi lê với dòng chữ "Đất mẹ gọi anh" không thể không chạm được vào lòng yêu nước của người Slave. Trong quyển nhật ký của một chiến sỹ xe tăng đúng một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu có viết: "Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ một cái gì đó còn đáng giá hơn một triệu sinh mạng, Ở đây tôi không muốn nói đến cái mạng sống bé nhỏ của tôi mà là Đất Mẹ Tổ Quốc".
Bốn triệu người ra nhập những đội tự vệ Opoltchentsi, thiếu thốn cả về huấn luyện lẫn binh khí. Tính quân sự của các đơn vị này không có mấy. Bốn sư đoàn tự vệ bị tiêu diệt hoàn toàn ngay trước khi trận Leningrad bắt đầu. Phần lớn các gương Anh hùng trong thời điểm này không được truyền bá lại sau này do đa số những người có mặt đều đã hy sinh. Một vài trường hợp đặc biệt đã được chuyển lại nhờ những đường đặc biệt. Ví dụ như ở Stalingrad, người ta tìm thấy trên thi thể của một bác sỹ quân y tên là Maltsev một lá thư của ông ta: "Ngày mai sẽ có một trận đánh lớn, tôi chắc chắn sẽ chết, nhưng tôi muốn những dòng này được để lại cho thế hệ sau cho người ta biết được những gì mà người đồng đội tôi tên là Litchkhin đã làm..."
Nhưng những gương anh hùng lúc đó cũng chỉ để an ủi và không đủ để thay đổi tình thế. Trong ba tuần đầu, 3500 xe tăng, 6000 máy bay, khoảng 2 triệu Hồng quân trong đó có cả một phần lớn sỹ quan cán bộ đã bị tiêu diệt. Trong nửa thứ hai của tháng 7, trận đánh ở Smolensk chuyển sang thành một tai nạn cho Hồng Quân, nhiều đạo quân Liên Xô đã bị bao vây ở đây và mặc dù có 5 sư đoàn phá được vòng vây, 300.000 người đã bị bắt cộng thêm với 3000 xe tăng và 3000 khẩu pháo. Sau đó nhiều sư đoàn Xô- viết cũng bị tiêu diệt dần dần khi chống trả lại các Panzer của Von Bock tiến lên chiếm các ga xe lửa ở Yelnaia và Roslavl. 
Ở phía nam, cụm quân của Von Rundstedt đã bắt được 100.000 tù binh trong túi Uman đầu tháng 8. Các đơn vị đang tiến về phía Kiev trên những thảo nguyên mênh mông của Ukraine. Xung quanh Kiev, các đơn vị Hồng quân thuộc quyền chỉ huy của viên thống chế già Budiennyi và chính ủy Nikita Khrushchev. Nhiệm vụ chính của họ đang là tháo gỡ các phương tiện công nghiệp để chuyển về phía Uran. Zhukov xin Stalin rút các đơn vị này về phía sau nhưng Stalin không chấp nhận do đã hứa với Churchill rằng sẽ không bỏ Moscow, Leningrad và Kiev. Qua vụ này Zhukov bị mất chức Tổng tham mưu trưởng.
Sau khi tiêu diệt túi Uman, các đơn vị Panzer của Von Runstedt tiến lên phía bắc hướng về Kiev. Tự nhiên nhóm Panzer số 1 quay sang phía đông bắc tiến nhanh lên để gặp mũi tấn công bất ngờ từ cụm quân trung tâm của các Panzers Guderian xuống phía nam. Tình hình đã rõ nhưng Stalin đã phản ứng quá chậm chạp. Kết quả, trận chiến bao vây Kiev kết thúc ngày 21 tháng 9. Có 665.000 tù binh Liên Xô bị bắt ở đây, tướng Kirponos, chỉ huy mặt trận phía Nam cũng đã hy sinh trong túi Kiev, Thống chế Budiennyi đã rời Kiev vào giây phút cuối cùng bằng máy bay theo lệnh của Stalin. Hitler nói "Trận đánh Kiev là trận đánh lớn nhất của lịch sử nhân loại”. Trong khi đó Halder và Guderian lại cho đây là sai lầm chiến lược lớn nhất từ trước tới nay. Phía Đức đã mất cơ may để tập trung lực lượng mạnh tiến vào Moscow. Trong những trận đánh tiêu diệt xung quanh Kiev, những kẻ xâm lăng Đức đã có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn về dân Slave: ngạc nhiên, khinh bỉ và cả sợ hãi những kẻ thù Cộng Sản chiến đấu đến chết. 
Trước những đống xác chết cháy đen hay một phần trần truồng do sức thổi gây ra bởi bom đạn nổ, một nhà báo quân đội Đức đã viết: "Hãy nhìn những xác chết này, những xác chết mới, hoàn toàn mới, vừa mới được sản xuất từ những nhà máy của kế hoạch năm năm. Họ là một chủng giống mới, một chủng giống công nhân gan lỳ không sợ chết". Dù hình ảnh này có ấn tượng như thế nào đi chăng nữa, những xác chết đó không phải đã từng là những người máy Cộng sản, họ đã từng là những chàng trai cô gái có lòng yêu nước tha thiết và đã trả lời cho kêu gọi của Tổ quốc họ.

tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương