Phạm vi áp dụng



tải về 38.46 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích38.46 Kb.
#25837
TIÊU CHUẨN NGÀNH 10TCN693-2006

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT HẠT GIỐNG DƯA CHUỘT LAI

(Technical procedure to produce hybrid cucumber seeds)

---

1. Phạm vi áp dụng.

Quy trình này quy định kỹ thuật sản xuất hạt giống dưa chuột lai F1 trong phạm vi cả nước.



2. Kỹ thuật vườn ươm

2.1. Thời vụ gieo trồng

Dòng-giống mẹ được gieo sau dòng-giống bố 10 ngày. Các dòng-giống bố được gieo ở các thời vụ như sau:



- Các tỉnh phía Bắc:

+ Vụ Xuân hè: Gieo 1/2 - 10/2

+ Vụ Thu đông : Gieo 15/9 - 25/9

- Tây Nguyên

+ Vụ Thu Đông: Gieo từ 20/9- 30/10

+ Vụ Xuân hè : Gieo từ 25/1-25/2



- Các tỉnh Nam Bộ

+ Vụ Đông Xuân: Gieo từ 25/10- 25/12

+ Vụ Xuân hè : Gieo từ 20/11-25/12

2.2. Kỹ thuật gieo hạt

Vườn ươm chọn nơi thoáng, đủ nắng, có dụng cụ che chắn để tránh mưa rào, nắng to ở vụ thu đông và mưa phùn, lạnh ở vụ xuân hè.

Sử dụng giá thể gồm: Đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục + trấu hun hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1,0:0,7:0,3. Giá thể được xử lý trừ nấm, sâu, bệnh và bổ sung chất dinh dưỡng gồm: Vôi bột 10 kg + 1,0 kg thuốc Basudin hoặc Vibam 5H+1,0 kg Zineb + 1,0 kg đạm ure + 1,5 kg lân supe + 1,5 kg kali clorua cho 1000 kg hỗn hợp. Giá thể được chuẩn bị trước 10-15 ngày khi sử dụng.

Hạt giống bố, mẹ đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành hiện hành.

Lượng hạt : 0,8-1,0 kg/ha. Tỷ lệ gieo trồng dòng bố mẹ là 1:3 (4,5… tùy tổ hợp lai).

Xử lý hạt : Hạt được ngâm trong nước sạch, ấm 4 giờ sau đó đem ủ nứt nanh rồi gieo.

Hạt được gieo vào các khay nhựa, khay xốp hoặc túi bầu kích thước 7x10 cm. Gieo 1 hạt/ô khay (bầu). Gieo xong phủ lớp hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt, sau đó phủ 1 lớp trấu mỏng, tưới giữ ẩm cho đến khi hạt mọc đều và sau mọc 7-10 ngày (1-2 lá thật), trước khi trồng cần khử bỏ cây bệnh, cây yếu, cây lẫn tạp.

3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.1. Làm đất, trồng cây

Ruộng sản xuất hạt giống dưa chuột lai phải cách ly với các ruộng dưa chuột và các cây họ bầu bí khác ít nhất 500m (kể cả dòng bố mẹ), vụ trước không trồng cây cùng họ bầu bí (Cucurbitaceae). Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại và được xử lý bằng các loại thuốc như: Basudin hoặc ViBam 5H (25kg/ha). Nếu pH<5,5 bón thêm vôi bột 400 kg/ha.

Lên luống rộng 1,5m (cả rãnh luống), cao 25 - 30cm, rãnh rộng 25cm.

Trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách 80cm x 45 cm.

3.2. Bón phân

- Lượng phân bón cho 1 ha:

TT

Loại phân

Đơn vị tính

Tổng số

Phân


Bón lót

Bón thúc

Lần 1

Lần 2

Lần 3

1

Phân hữu cơ

Tấn

30

30










2

N

Kg

170

20

40

60

50

3

P205

Kg

140

120







20

4

K20

Kg

150

20

40

40

50

- Cách bón:

+ Bón lót : Bón phân theo 2 rạch trồng, phân được đảo đều với đất, lấp đầy rạch trước khi trồng.

+ Bón thúc : Chia làm 3 lần

Lần 1 : Sau trồng 10-15 ngày khi cây có 5 - 6 lá thật, kết hợp vun đợt 1

Lần 2 : Sau trồng 20-25 ngày, kết hợp vun cao đợt 2

Lần 3 : Sau khi thu quả lần đầu.

Nếu thấy cây sinh trưởng phát triển kém có thể bổ sung NPK với tỷ lệ 16:16:8 nồng độ 5% tưới 5 ngày/lần.

3.3. Tưới nước

Ruộng sản xuất giống thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt.



3.4. Cắm giàn

- Sau trồng 20-25 ngày khi cây xuất hiện tua cuốn tiến hành cắm giàn. Giàn cắm kiểu chữ A, vật liệu dùng để cắm giàn có chiều dài 2,5 - 3,0 m. Buộc thân cây vào giàn hình số 8, mối buộc đầu tiên cách mặt luống 40 cm.

- Tỉa nhánh : Tuỳ theo điều kiện chăm sóc để lại 2-3 nhánh chính ở lá thứ 5-6 kết hợp tỉa lá già, lá bệnh tạo độ thông thoáng.

- Bấm ngọn thân chính khi cây đến đỉnh giàn. Khi nhánh có 2-4 lá tiến hành bấm ngọn nhánh để tập trung nuôi quả (sau hoa cái 1 đốt lá thì bấm ngọn nhánh).



3.5. Phòng trừ sâu bệnh

- áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

- Cách phòng trừ một số sâu bệnh hại chính:

Bệnh sương mai (Pseudoperospora cubensis Berk, and Curt) dùng các loại thuốc như: Zineb 80 WP, Mancozeb 80 WP, Ridomill 72 WP, nồng độ 0,2 - 0,25 %.

Bệnh phấn trắng (Eryshiphe Cichoracearum D.C) dùng các loại thuốc như Anvil 5SC, Bavistil 50FL, Bayleston 0,1%.

Rệp xanh (Aphis sp) dùng các loại thuốc như : Oncol 25EC, Butyl 20WP

Sâu xanh, sâu vẽ bùa dùng các loại thuốc như : Padan 95WP 0,1%, Sherpa 25EC 0,1 % phun cho cây.

4. Khử lẫn: Tiến hành khử lẫn thường xuyên và thực hiện kiểm định cho đến đến trước thu hoạch quả giống.

5. Kỹ thuật lai giống.

5.1. Thu thập hoa đực dòng giống bố

Việc thu thập hoa đực tiến hành vào buổi chiều trước ngày thụ phấn. Thu những nụ hoa đực đã phát triển đầy đủ, có màu xanh vàng cho vào túi nilon, phun một ít nước sạch giữ ẩm đậy kín, có thể cho vào rá nhựa dùng khăn ẩm hoặc phơi sương. Hoa đực được giữ qua đêm và đưa thụ phấn vào sáng hôm sau.



5.2. Bao hoa cái dòng mẹ

Việc bao hoa cái tiến hành vào buổi chiều hôm trước ngày thụ phấn. Dùng bông không thấm nước bao những nụ hoa cái được phát triển đầy đủ có màu xanh vàng (cuốn bông 2-3 vòng và vê lại ở phần nụ hoa). Bao những hoa cái ở đốt thứ 10 trở lên trên thân chính. Tỉa bỏ hết hoa đực, hoa cái dòng mẹ dưới đốt lá thứ 10 trên thân chính.



5.3. Thụ phấn cho dòng mẹ

Bóc phần cánh hoa đực chỉ để lại phần nhị rồi chấm nhẹ vào đầu nhụy hoặc dùng lông gà quyệt vào nhụy, 1 hoa đực dòng giống bố thụ phấn cho 2 hoa cái dòng mẹ. Thụ phấn xong dùng bông mới bao chặt cánh hoa và treo dây đánh dấu hoa đã thụ.

Thời điểm lai tốt nhất vào vụ Xuân hè từ 7-10 giờ, vụ Thu đông từ 8-11 giờ

6. Thu hoạch và bảo quản hạt giống

Thu hoạch quả giống khi quả đã chín, khoảng 40-50 ngày sau khi lai, chỉ thu những quả đã được đánh dấu.

Để quả nơi khô mát cho quả tiếp tục chín sinh lý, sau 7 ngày thì bổ lấy hạt.

Hạt mới bổ cho vào xô, chậu nhựa, để lên men 2- 3 ngày đem đãi sạch lấy hạt. Tuyệt đối không đựng hạt bằng dụng cụ kim loại

Hạt được phơi nắng nhẹ, đảo cho khô đều đến khi độ ẩm đạt 10-11%. Trước khi đóng gói cần lấy mẫu kiểm tra chất lượng hạt giống.

Bảo quản hạt giống trong kho lạnh là tốt nhất. Hạt dưa chuột có thời gian ngủ nghỉ khoảng 25-30 ngày.








tải về 38.46 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương