Phiếu an toàn hóa chấT



tải về 146.57 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích146.57 Kb.
#39906
PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT

Phiếu an toàn hóa chất

3-METHYL-1-BUTENE




Số CAS: 563-45-1

Số UN: 2561

Số đăng ký EC: 209-249-1

Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại (nếu có):

Số đăng ký danh mục quốc gia khác (nếu có)


I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT

- Tên thường gọi của chất: 3-Methyl-1-Butene

Mã sản phẩm (nếu có)

- Tên thương mại: 3-Methyl-1-Butene

- Tên khác (không là tên khoa học):

- Tên nhà cung cấp hoặc nhập khẩu, địa chỉ: :

Địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Trung tâm Dữ liệu và Hỗ trợ úng phó sự cố hóa chất

Địa chỉ: Tầng 14, 655 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 04.39362506

Email: nqkhanh1987@gmail.com

Hotline: 0904773312


- Tên nhà sản xuất và địa chỉ:

- Mục đích sử dụng: Làm nhiên liệu, chất đốt

II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN HÓA CHẤT

Tên thành phần nguy hiểm

Số CAS

Công thức hóa học

Hàm lượng (%theo trọng lượng)

3-Methyl-1-Butene

563-45-1

C5H10

100%

III. NHẬN DẠNG ĐẶT TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT

1. Mức xếp loại nguy hiểm

Phân loại theo hệ thống hài hòa toàn cầu GHS:

- Chất lỏng dễ cháy (loại 1)

- Kích ứng da (loại 2)

- Kích ứng mắt (loại 2)

- Độc với cơ quan tiếp xúc một lần, hệ hô hấp (loại 3)

- Nguy hiểm tiềm tàng (loại 1)



2. Cảnh báo nguy hiểm

- Hình đồ cảnh báo:

- Từ cảnh báo: Nguy hiểm



- Cảnh báo nguy hiểm:

- Khí cực kỳ dễ cháy

- Tồn trữ dưới áp suất cao, có thể nổ nếu gia nhiệt

Ngăn ngừa

- Không để ở nơi nhiệt độ cao/ gần nguồn lửa trần/ gần nơi có tia lửa / trên các bề mặt nóng.

- Không hút thuốc lá.

- Thùng chứa luôn được đóng chặt.

- Nối dây tiếp đất cho công te nơ và thiết bị tiếp nhận.

- Chỉ sử dụng các thiết bị điện/ thiết bị thông gió/ thiết bị chiếu sáng không phát tia lửa điện.

- Chỉ sử dụng các dụng cụ không phát tia lửa.

- Áp dụng các biện pháp chống hiện tượng phóng tĩnh điện.

- Tránh vào môi trường có bụi hoặc hơi hoá chất.

- Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng, mang vác, tiếp xúc với hoá chất.

- Chỉ sử dụng ngoài trời hoặc nơi thông thoáng.

- Dùng găng tay, quần áo, kính, mạng che mặt phù hợp khi tiếp xúc với hoá chất.



Lưu trữ:

- Lưu trữ trong môi trường thông thoáng, mát mẻ.

- Đóng chặt thùng chứa.

- Khóa kho cẩn thận.



Thải bỏ

- Sản phẩm thải loại và phương tiện chứa phải được tồn chứa ở nơi thích hợp hoặc thu hồi/ tái chế theo đúng các quy định của nhà nước.



IV. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ

1. Trường hợp tay nạn tiếp xúc theo đường mắt ( bị văng, dây vào mắt)

- Thận trọng rửa mắt ngay bằng nước sạch. Tháo bỏ kính áp tròng nếu đang đeo và nếu thấy dễ dàng. Sau đó tiếp tục rửa mắt bằng nước sạch trong ít nhất 15 phút trong khi giữ cho mí mắt hở. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các chăm sóc tiếp theo.



2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da (bị dây vào da)

- Cởi bỏ ngay lập tức quần áo bị dính sản phẩm. Rửa bộ phận bị dính bẩn với nước sạch (và xà phòng nếu có thể).



3. Trường hợp tay nạn tiếp xúc theo đường hô hấp (hít thuở phải hóa chất nguy hiểm dạng hơi, khí)

- Chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí. Nếu không hồi phục nhanh chóng, chuyển nạnnhân đến cơ sở y tế gần nhất để có các điều trị tiếp theo. Giữ ngực nạn nhân ở tư thếthuận lợi cho hô hấp.



4. Trường hợp tay nạn theo đường tiêu hóa (ăn uống nuốt nhầm hóa chất)

- Ngay lập tức gọi trung tâm cấp cứu hoặc gọi bác sĩ. Không kích ứng gây nôn. Nếu nạn nhân nôn ói, giữ cho đầu thấp hơn hông để tránh hít vào.



V. BIỆN PHÁP SỬ LÝ KHI CÓ HỎA HOẠN

1. Xếp loại về tính cháy: Rất dễ cháy

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: Cox, H2O

3. Các tác nhân gây cháy, nổ: Tia lửa, tĩnh điện, nhiệt độ cao,va đập , ma sát sinh tia lửa

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác:

- Chất dập cháy: Sử dụng các bình và thiết bị chữa cháy chuyên dụng (bột ABC hoặc BC), CO2, cát, chăn thấm nước, phun nước làm mát thiết bị chứa đựng và các thiết bị liền kề.

- Biện pháp chữa cháy: Thực hiện khẩn cấp các biện pháp ban đầu để dập tắt đám

cháy.


+ Cắt nguồn điện liên quan tới đám cháy.

+ Ưu tiên cứu người bị nạn, tìm cách ngăn chặn, cách ly nguồn rò rỉ, di chuyển các thùng chứa hóa chất khác hoặc các trang thiết bị khác liền kề với đám cháy nếu có thể.

+ Sử dụng bình chữa cháy, cát, chăn thấm nước để chữa cháy đối với các đám cháy

nhỏ.


+ Không sử dụng nước để chữa cháy, chỉ sử dụng nước để làm mát thiết bị chứa

đựng và các thiết bị khác liền kề.

+ Gọi điện thoại thông báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy chuyên

nghiệp để hỗ trợ ứng cứu.



5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy:

- Phương tiện chữa cháy: Thiết bị chữa cháy cố định, xe ôtô chữa cháy, xe đẩy bột ≥

25kg, bình khí CO2,bình bột 6-10kg, cát, xô chậu, chăn chiên...

- Trang phục bảo hộ: quần áo chống cháy, mũ bảo vệ có kính che mặt, găng tay, ủng ...



6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ:

Hơi hóa chất rất dễ cháy nổ, nặng hơn không khí và di chuyển xa khỏi nguồn rò rỉ. Nếu gặp nguồn lửa có thể gây cháy ngược đến nguồn phát tán.



VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ

Tuân theo tất cả các quy định tương ứng của địa phương và quốc tế. Tránh tiếp xúc với các vật liệu bị tràn đổ hay thất thoát. Vứt bỏ ngay lập tức trang thiết bị nhiễm bẩn. Cách ly khu vực nguy hiểm và không cho những người không có nhiệm vụ hay không được bảo vệ vào khu vực này. Đứng ở đầu gió và tránh những khu vực thấp. Ngăn chặn sự rò rỉ nếu có thể và không gây nguy hiểm. Loại bỏ tất cả các nguồn gây cháy nổ trong khu vực xung quanh. Sử dụng các vật liệu có khả năng hấp thụ (hấp thụ sản phẩm hay mức nước chữa cháy) để tránh làm nhiễm môi trường. Ngăn chặn sự lan rộng hay đi vào cống, rãnh hay sông bằng cách sử dụng cát, đất hay các vật chắn phù hợp khác. Cố gắng phân tán hơi hay hướng dòng của nó vào một vị trí an toàn, ví dụ như sử dụng bụi sương. Sử dụng các phương pháp khuyến cáo chống lại sự tích điện tĩnh. Đảm bảo sự liên tục của dòng điện bằng cách bọc và nối đất tất cả các thiết bị. Theo dõi khu vực với thiết bị báo khí dễ cháy. Phải thông báo cho chính quyền địa phương nếu không khống chế được lượng sản phẩm bị đổ tràn ra. Hơi có thể tạo thành một hỗn hợp có khả năng nổ với không khí.

1. Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ:

- Tìm mọi cách để ngăn chặn nguồn hóa chất tràn đổ, rò rỉ. Làm thông thoáng khu vực xảy ra sự cố.

- Phong tỏa khu vực xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ. Cắt cử người trông coi và cảnh báo cho mọi người cùng biết khu vực đó.

- Ngăn cấm mọi nguồn lửa và tia lửa khi xảy ra sự cố tràn đổ, rò rỉ.



2. Khi tràn đổ, rò rỉ ở diện rộng:

- Tìm mọi cách để cắt điện, ngừng các hoạt động xuất nhập, bơm chuyển hóa chất.

- Cô lập khu vực hóa chất tràn đổ, rò rỉ. Chuẩn bị các phương án phòng cháy và chữa cháy.

- Lên phương án bảo vệ khu vực sự cố, ngăn ngừa hóa chất loang rộng và thực hiện các phương án thu hồi hóa chất tràn.

- Thông báo cho các cơ quan chức năng tại khu vực xảy ra sự cố để cùng tổ chức hỗ trợ ứng cứu.


VII.YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ

Tránh hít phải hay tiếp xúc với chất này. Chỉ sử dụng ở những nơi thông gió tốt. Rửa sạch hoàn toàn sau khi xử lý. Để có hướng dẫn về việc lựa chọn các phương tiện bảo vệ cá nhân, xem Phần VIII của Phiếu An Toàn Hóa Chất này. Sử dụng thông tin trong bảng dữ liệu này làm thông tin để đánh giá nguy cơ trong những trường hợp cụ thể nhằm xác định được cách kiểm soát thích hợp trong việc bảo quản, lưu trữ và thải bỏ an toàn sản phẩm này.

1. Biện pháp điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm

- Mở thùng chứa từ từ để giải phóng áp suất hơi bên trong thùng chứa đựng.

- Chỉ xuất nhập, bơm rót hóa chất vào các thiết bị chứa đựng hóa chất chuyên dụng.

- Phải sử dụng hệ thống nam châm tĩnh điện, hoặc tiếp đất khi xuất nhập hóa chất vào các phương tiện vận chuyển hóa chất.

- Trong suốt quá trình xuất nhập hóa chất vào phương tiện vận chuyển, tuyệt đối

nghiêm cấm: nổ máy động cơ xe, kiểm tra nguồn điện, bảo dưỡng và vệ sinh phương tiện.

- Cấm lửa, cấm hút thuốc lá, không sử dụng các thiết bị điện xách tay, thiết bị viễn

thông không đảm bảo an toàn phòng nổ trong khu vực tồn chứa, bơm rót hóa chất.

- Không để hóa chất tràn đổ, rò rỉ, rơi vãi.

- Không hút hóa chất bằng miệng.

- Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với hóa chất. Rửa tay và vệ sinh sạch sẽ sau khi làm việc.

2. Biện pháp điều kiện cần áp dụng khi bảo quản

- Bảo quản hóa chất trong các thiết bị chuyên dụng, các thùng chứa phải đậy kín, nơi khô ráo, thoáng mát.

- Bảo quản thùng chứa hóa chất tránh các va đập mạnh, tránh xa các nguồn nhiệt, tia lửa và các chất oxy hóa mạnh.

- Lắp đặt hệ thống báo cháy tự động.

- Tuân thủ các yêu cầu về đảm bảo an toàn của Nhà nước về phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, phòng chống tràn dầu trong quá trình bảo quản, tồn chứa, vận hành, khai thác các công trình hóa chất.

- Phải trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy theo quy định của Nhà nước trong quá trìnhvận chuyển, tồn chứa, xuất nhập hóa chất.



VIII. TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết:

- Thực hiện thông gió tự nhiên hoặc sử dụng thiết bị phòng nổ để thông gió cưỡng bức khu vực bảo quản, xuất nhập hóa chất.

- Lắp đặt các trang thiết bị chống sét, chống tĩnh điện, hệ thống điện an toàn phòng nổ theo đúng các quy định của Nhà nước tại các khu vực bảo quản, xuất nhập, vận chuyển hóa chất.

2 Các phương tiện bảo hộ cá nhân khi làm việc:

- Bảo vệ mắt: Không yêu cầu phải có thiết bị bảo vệ mắt đặc biệt. Trong trường hợp cần thiết có thể đeo kính bảo hộ.

- Bảo vệ thân thể: Mặc quần áo bảo hộ lao động.

- Bảo vệ da: Đeo găng tay khi làm việc.



3. Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố:

- Người làm công tác ứng cứu sự cố hóa chất, cứu hỏa phải được trang bị các trang phương tiện và thiết bị chuyên dụng khi tiếp cận và giải quyết sự cố .

- Bảo vệ mắt: kính bảo hộ

- Bảo vệ mặt: mặt nạ phòng độc theo tiêu chuẩn

- Bảo vệ thân thể: quần áo dài tay

- Bảo vệ tay: găng tay an toàn hoá chất

- Bảo vệ chân: giày bảo hộ

4. Các biện pháp vệ sinh:

- Rửa tay bằng xà phòng và vệ sinh cá nhân sau khi tiếp xúc với hóa chất.



IX. ĐẶC TÍNH LÝ HÓA CHẤT CỦA HÓA CHẤT

- Trạng thái vật lý: lỏng

Điểm sôi (0C): 20 °C

- Màu sắc: không màu

Điểm nóng chảy (0C):  -168,5 - -168,0 °C

- Mùi đặc trưng: không mùi

Điểm bùng cháy (0C) (Flash point): --57 °C - closed cup

- Áp suất hóa hơi (mm HG) ở nhiệt độ áp suất tiêu chuẩn: 1.031,8 hPa at 20 °C 3.011,5 hPa at 55 °C

Nhiệt độ tự cháy (0C): không có thông tin

- Tỷ trọng hơi (Không khí=1) ở nhiệt độ áp suất tiêu chuẩn: không có thông tin

Giới hạn nồng độ cháy, nổ trên (% hỗn hợp với không khí): 8,7 %(V)

- Độ hòa tan trong nước: không có thông tin

Giới hạn nồng độ cháy, nổ dưới (% hỗn hợp với không khí): 1,4 % (V)

- Độ PH: không có thông tin

Tỷ lệ hóa hơi: không có thông tin

- Khối lượng riêng (kg/m3): 0,627 g/mL at 20 °C

Nhiệt độ tới hạn:  không có thông tin

- Độ nhớt: không có thông tin




X. MỨC ỔN ĐINH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT

1. Tính ổn định: Ổn định trong các điều kiện bảo quản bình thường.

2. Khả năng phản ứng:

- Không xảy ra phản ứng trùng hợp.

- Sản phẩm tạo ra sau quá trình cháy: COx, H2O

3. Các điều kiện cần tránh: Tránh đun nóng, tia lửa, các ngọn lửa mở và các nguồn gây cháy nổ khác.


XI. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

Tên thành phần

Loại ngưỡng

Kêt quả

Đường tiếp xúc

Sinh vật thử
















XII. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI

1. Độc tính với sinh vật :

Tên thành phần

Loại sinh vật

Chu kỳ ảnh hưởng

Kết quả













2. Tác động trong môi trường:

Methanol nguyên chất hoặc trong nước muối có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thủy sinh.

Mức độ phân hủy sinh học: Chưa có thông tin

Chỉ số BOD và COD: Chưa có thông tin

Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học: Chưa có thông tin

Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học: Chưa có thông tin

Độ linh động: Chưa có thông tin

Nguy cơ gây tích lũy sinh học: Chưa có thông tin



XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ

1. Thông tin quy định thiêu hủy (thông tin về luật pháp): - Căn cứ theo quy định hiện hành Luật Hóa Chất số 06/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và các văn bản hướng dẫn.

2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải: Chưa có thông tin.

3. Biện pháp tiêu hủy: Chưa có thông tin

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý: Chưa có thông tin

5. Các cân nhắc việc thải bỏ

- Hủy bỏ vật liệu: Lấy lại hay tái chế nếu có thể. Người thải rác có trách nhiệm xác định độ độc và các tính chất vật lý của rác thải nhằm xác định loại rác cũng như phương pháp thải phù hợp với các quy định được áp dụng. Không nên thải vào môi trường, vào cống nước hay các dòng nước. Sản phẩm thải không được làm nhiễm đất hay nước.

- Loại bỏ thùng chứa: Thoát nước toàn bộ thùng chứa. Sau khi rút dung dịch ra, để khô ở nơi an toàn tránh xa tia lửa và ngọn lửa. Phần còn sót lại có thể gây nguy cơ nổ. Không đục, cắt hay hàn những bình chứa chưa sạch. Đưa đến các thùng phuy hay thùng chứa kim loại để trữ lại.


XIV. YÊU CẤU TRONG VẬN CHUYỂN

Tên quy định

Số UN

Tên vận chuyển đường biển

Loại nhóm hàng nguy hiểm

Quy cách đóng gói

Nhãn vận chuyển

Thông tin bổ sung

Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của việt nam:

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của Chính phủ quy đinh danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;



- Nghị định số 29/2005/NĐ-CP ngày 10/03/2005 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa

2561

3-Methyl-1-Butene

3











Quy đinh về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU,USA...

2561

3-Methyl-1-Butene

3











XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ

1. Tình trạng khai báo, đắng ký ở các quốc gia khu vực trên thế giới ( liệt kê các danh mục quốc gia đã tiến hành khai báo, tình trạng khai báo)

2. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký

3. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ

- Tiêu chuẩn Việt Nam : TCVN 5507:2002

- Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09/11/2009 của CP quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

- Thông tư 28/2010/TT-BTC ngày 28/06/2010 của Bộ Công Thương quy định cụ thể một số điều của Luật Hóa Chất và Nghị định 108/2008/NĐ-CP.

- Thông tư 04/2012/TT-BCT ngày 13/02/2012 của Bộ Công Thương quy định về phân lọai và ghi nhãn hóa chất.


XVI. THÔNG TIN CẦN THIẾT KHÁC

Ngày tháng biên soạn Phiếu: 18/5/2016

Ngày tháng sửa đổi, bổ sung gần nhất: 18/5/2016

Tên tổ chức, cá nhân soạn thảo: Nguyễn Quốc Khánh – Trung tâm Dữ liệu và Hỗ trợ ứng phó sự cố hóa chất

Lưu ý người đọc:

Những thông tin trong Phiếu an toàn hóa chất này được biên soạn dựa trên các kiến thức hợp lệ và mới nhất về hóa chất nguy hiểm và phải được sử dụng để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa rủi ro, tai nạn.



Hóa chất nguy hiểm trong Phiếu này có thể có những tính chất nguy hiểm khác tùy theo hoàn cảnh sử dụng và tiếp xúc.


tải về 146.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương