Phổi, thì tìm chữ đầu của nó là P. Bệnh đái dầm



tải về 1.33 Mb.
trang1/8
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích1.33 Mb.
#38507
  1   2   3   4   5   6   7   8
Thuốc gia truyền:

Theo chữ cái theo thứ tự A, B, C, D, Đ, E, G, H, I, K, L, M, N, O, P, R, S, T

U, V, S, X, Y để cho dể tìm và mau của một bài thuốc.

Thí dụ: Bị ho bởi phổi, thì tìm chữ đầu của nó là P. Bệnh đái dầm, thì tìm chữ đầu là



Đ. Bị đau lưng bởi thận, thì tìm chữ đầu của nó là T. Thuốc ngâm rượu, thì tìm chữ đầu của nó là R. Bị tiểu đường, thì tìm chữ đầu của nó là T .

http://dienchan.vn/dien-chan/gs-tskh-bui-quoc-chau (nổi tiếng)

www.dungcuykhoabachhue.com Máy dò huyệt xung điện Thera Pulse KT2

http://dienchan.vn/tai-lieu

http://batkhuat.net/yhoc-locthan.htm

www.ducquanam.com/SuuTam/thuocgiatruyen.htm#_Toc187818339



Bán thuốc nam ở Việt Nam: http://caythuoc.org/ban-chi-lien.html

https://khicongydaovietnam.wordpress.com/2011/05/07/cau-hoi-101/

http://www.tinvuichualanh.net/la-neem-an-do/tai-lieu-tham-khao.html Nim và dầu dừa chửa bênh
Áp xoe

(chích thuốc bị đau hoặc sưng ở mông)


Dùng đu đủ: Cắt nửa trái đu đủ rồi đem nướng, sau đó úp nó lên chỗ bị đau hoặc sưng. (Để cho vừa nóng sau khi nướng kẻo bị tuổt da)

Bổ Khoẻ

Bổ của đậu đen(xanh lòng)

(nấu đậu đen ăn mỗi ngày sẻ mát và tốt cho thận) hoặc (rang và nấu nước uống hắng ngày)(nấu chè: ngâm đậu đen 200g cho mềm khoảng 2 đến 3 tiếng, rồi đổ nưóc, bỏ vào chảo rang cho cho vỏ xoe xoe, sau đó đổ nước nấu 20 phút, khi thấy đậu căng lên, lại chắc nưóc ra một cái tô, rồi bỏ đường vào dung lửa hiu hiu mà nấu khoảng 15 phút, lại đổ nưóc mà mình đả chắc trong tô vào và nấu. Nếu bị đau bụng hay lạnh thì cho gừng vào)


Đau lưng, mỏi gối, sưng khớp, táo bón

Đậu đen (long xanh)100g, lá lót 20g, mắc cở 20g, nấu uống hằng ngày trong tuần có kết quả


Bổ thận, mạnh lưng gối

1 cặp chân gà ta với 100g đậu đen ninh nhừ, nêm vừa ăn


Bổ dương, dưỡng thận

Đuôi lợn: 1 chiếc cắt khúc ướp gia vị trong 15 phút.

Đậu đen: nửa lạng, ngâm nước vài giờ cho mềm.

Cho cả 2 nguyên liệu vào thố, chưng cách thủy. Bắc ra cho gia vị cho thơm rồi ăn nóng.

Món đuôi lợn hầm đậu đen không những bổ dương mà còn bồi bổ cho người mới ốm dậy rất tốt. Nam giới muốn bổ dương, dưỡng thận nên ăn thường xuyên món này.

Đậu đen sống ngâm rượu (1 kg đậu ngâm với 2 lít rượu ngon). Thứ rượu này tuy hơi nồng, khó uống nhưng nếu uống đều đặn mỗi ngày 1 cốc nhỏ rất bổ thận.

Đổ mồ hôi

Phụ nữ sau khi sinh bị đổ mồ hôi nhiều và trẻ em ra mồ hôi sau khi ngủ dậy

Đậu đen (lòng xanh)100g, lá dâu 50g, mảu lệ (vỏ con hào) 20g, nấu uống hằng ngày trong tuần có kết quả

Bổ thận bằng hành tây

Hành tây là một chất kích thích tình dục mạnh, được gọi là “viagra trắng” tự nhiên tốt nhất.

Hành tây ngâm dấm: Hành tây tươi 1 củ khoảng 100g, bóc bỏ vỏ ngoài, thái dọc với bản rộng khoảng 2cm, ngâm với dấm khoảng 4 giờ. Khi ăn trộn thêm một chút gia vị và đường. Mỗi ngày ăn khoảng 50-100g, ăn liên tục trong 1-2 tháng. Bài thuốc tốt cho nam giới mắc bệnh yếu sinh lý



Cật lợn trộn hành tây :2 quả cật lợn làm sạch, bổ đôi, khía vẩy rồng rồi cắt thành miếng bằng 2 ngón tay. Đun sôi một nước với ít muối và rượu trắng, rồi nhúng cật đến khi thấy các vết khứa nở ra thì vớt, để ráo.

Hành tây 1 củ cắt mỏng, xào với tỏi phi thơm cho chín vừa, nêm chút muối, đường, dầu hào, rồi phi tỏi trong chảo cho thơm rồi nêm dầu hào. Trộn hành với cật cho đều, ăn nóng. Đây được xem là một trong những món ăn hàng đầu tăng cường “bản lĩnh đàn ông”.



Thuốc bổ máu

https://khicongydaovietnam.wordpress.com/category/bien-kh%E1%BA%A3o/ch%E1%BB%AFa-b%E1%BB%87nh-b%E1%BA%B1ng-an-u%E1%BB%91ng-va-thu%E1%BB%91c-cay-c%E1%BB%8F/ (đổ đức ngọc)
https://khicongydaovietnam.wordpress.com ( Bài 387)

Tất cả những dấu hiệu do cơ thể thiếu máu, người lạnh, thở khó, vô lực, áp huyết thấp và lượng đường trong máu thấp dưới 4.0mmol/l. Cần phải bổ máu làm tăng áp huyết và đường trong máu cho tim hoạt động bằng cách uống Sirop Bổ Hư Thang :

Ra tiệm thuốc bắc mua 6 vị thuốc đồng phân lượng mỗi thứ 8 chỉ


  • Bạch Thược,

  • Đương Quy,

  • Nhân Sâm tốt,

  • Cam Thảo nướng,

  • Hoàng Kỳ,

  • Nhục Quế,

Mua thêm 1 gói táo đỏ, một củ gừng tươi 30g

Cho 6 vị thuốc vào nồi sành bằng điện có nắp đậy bằng thủy tinh dễ nhìn thấy thuốc sôi và cạn vừa đủ. Cho từ 50-100 qủa táo đỏ, sắc 30g gừng thành lát gứng mỏng, đổ 3 lít nước nấu cạn còn 1 lít, chắt nước ra để nguội đổ vào chai thủy tinh.

Nấu lần thứ hai đổ 2 lít cạn còn 1 lít, chắt ra đổ chung vào chai thủy tinh, cất vào trong tủ lạnh.

Sáng và tối uống 1 ly (200cc) hâm nóng trước khi uống, khi hết thuốc, thì nấu thang khác, nên không cần phải cho chất bảo quản sirop.

Cần đo áp huyết và đường vào mỗi sáng, khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn theo lứa tuổi và đường ở mức 6.0-8.0mmol/l thì ngưng không cần uống nữa.

Cấm kỵ : Những người có bệnh cao áp huyết không dùng được, sẽ bị cao áp huyết, chảy máu cam.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Nồi thuốc còn lại bã, đổ thêm 1lít nước đun tiếp tục nước thứ ba cho cạn, sau đó múc nước và chọn táo đỏ, sâm, bỏ vào bát, nước thuốc vẫn còn ngọt do táo đỏ còn giữ chất ngọt của cam thảo, ăn như chè sâm táo đỏ sau bữa ăn cho cả nhà.

Tập nằm thở trước khi đi ngủ 30 phút, ở Đan Điền Thần (giữa ngực).

Bài thuốc này đã chữa nhiều người bị bệnh Parkinson, nguyên nhân do thiếu máu và thiều đường trong máu, làm teo cơ, chân tay vô lực, run rẩy do áp huyết thấp thiếu máu, sau 3 tuần dùng bài thuốc này đã đi đứng khỏe mạnh, có lực, người tỉnh táo, tập được các bài tập khí công như người bình thường, chứng tỏ thuốc chữa Parkinson không chữa đúng gốc bệnh, do các sợi thần kinh thiếu máu và đường nuôi dưỡng bị thoái hóa teo liệt dần.



Thuốc bổ thận

Toa thuốc bổ khí bổ thận (Bí truyền) (Tôi bị chứng u xơ tiền liệt tuyến, bác sỉ chạy, uống 7 thang đả khỏi)


1. Thục địa 3 chỉ 2. Hoài Sơn 3 chỉ 3 chỉ. Trạch tả 3 chỉ 4. Đơn bì 2 chỉ 5. Táo Ngọc 2 chỉ 6. Phục linh 2 chỉ 7. Hắc Đổ trọng 3 chỉ 8. Ngưu tất 3 chỉ 9. Bạch truật 2 chỉ

10. Ngọc thung dung 3 chỉ 11. Táo nhơn 4 chỉ 12. Viễn chí 2 chỉ 13. Quảng bì 3 chỉ


14. Ngươn nhục 3 chỉ 15 Đản sâm 3 chỉ 16. Phấn thảo 2 chỉ 17. Câu kỷ 3 chỉ 18. Xích kỳ 2 chỉ.
http://www.quantheambotat.com/FolderChuaBinh/SachThuocYHocCoTruyen.htm

Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bổ thận của thận dê

Dương nội thận (thận dê)1 quả, bạch tật lê sao qua 120g, long nhãn 120g, dâm dương hoắc 120g, tỏa dương 120g, ý dĩ 120g. Tất cả đem ngâm với rượu trắng chừng nửa tháng, mỗi ngày uống 20ml. Công dụng: ôn thận tráng dương, ích tinh bổ tủy, khu phong trừ thấp, dùng để trị các chứng liệt dương, di mộng tinh, tinh lạnh, lưng đau gối mỏi, tai ù tai điếc ở người già do thận hư.



THUỐC TRỊ SUY DINH DƯỠNG

Người ốm yếu xanh xao mất máu, mua 1 kg đậu đen lòng xanh, rửa sạch, bỏ sâu mọt, đem chưng cách thủy cho chín rồi đem phơi khô, sao tồn tính, tán thành bột, uống vài lần, trong vòng 10 ngày.



NGƯỜI GẦY ỐM THIẾU MÁU CẦN LÊN CÂN

Cỏ Tây lông ( loại cho trâu ngựa ăn ), lúc đọt non từ ngọn xuống chừng 3 tấc, độ 1 nắm, đâm cho nhỏ, chế nước trái dừa xiêm vô, lược uống 5-10 ngày sẽ có máu và lên cân. Loại này co chất sinh tố bổ dưỡng không kém B1, B6, B12.

Dùng nước gạo lức

Sức khỏe tăng gia, làm việc nhiều không thấy mệt.


Bớt mập, bớt cholesterol, tiểu đường.
Chữa táo bón, bớt bị đau bụng, bệnh hôi miệng.
Chữa bệnh phong thấp, bệnh ra mồ hôi, đau lưng nhức mỏi.
Da dẻ tươi sáng, không cần dùng kem dưỡng da.

Cách nấu nước gạo lức trang cuối cùng
Hà Thủ Ô

Phương thuốc chữa râu tóc bạc sớm, trị khỏe gân, mạnh xương, di mộng tinh, bổ thận, cường dương và trường sinh

Hà thủ ô 600g

Cách làm: 600g Hà thủ ô (ngâm với nước vo gạo 4 ngày đêm lấy ra cạo bỏ vỏ nấu với đậu đen, lấy ra phơi khô, rồi lại đồ với đậu đen, làm đi làm lại 9 lần như vậy, sau cùng lấy ra phơi khô tán thành bột).

- Xích phục linh 600g - tẩm sữa người (phụ nữ sanh con có thừa sữa, sức khỏe tốt).

- Ngưu tất 320g, tẩm rượu (thái mỏng; trộn với Hà thủ ô, đồ với đậu đen, cũng làm đi làm lại 9 lần đồ, 9 lần phơi).

- Đương quy 320g - Câu kỷ tử 320g - Thỏ ty tử (tơ hồng) 320g tẩm rượu

- Bổ cốt chi 100g trộn gừng.

Bảy vị thuốc đã chế đem tán nhuyễn, gia mật ong vừa đủ, trộn đều, hoàn thành viên độ 0,50g. Mỗi lần uống 50 hoàn, ngày 3 lần.

Qủa Dâu

Bổ can thận, ích tâm huyết, thính tai, sáng mắt, lợi xương khớp - Rượu tang thậm (Tang thậm tửu). Trong Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân: Quả Dâu tươi, chín 5000g, Gạo nếp 6000g. Men rượu vừa đủ. Quả Dâu phi chín đều, ép lấy nước, đun sôi để nguội, cho cơm nếp, men rượu, trộn đều cho vào bình ngâm. Ngày uống mỗi lần 30 -50ml/ngày,vào_2_bữa_cơm.


Dưỡng huyết đen mượt tóc (Trung y mỹ dung): Quả Dâu tươi chín 50g. Đường phèn vừa đủ. Quả Dâu rửa sạch, cho vào nồi đất, cho nước vừa đủ, sắc lấy nước, hoà đường phèn để uống. Có thể uống thường xuyên, nhất là về mùa hè.

Các bệnh tuổi già: Nhức mỏi cơ xương, khớp, đau lưng gối, hoa mắt, ù tai, chóng mặt, táo bón, kém ăn, yếu sức, đoản hơi, tóc râu khô bạc, rụng, hay quên, lẫn.


*Cháo qủa Dâu: Quả Dâu chín 40g, Gạo cũ 50g, Đường phèn vừa đủ. Nấu cháo loãng, ăn buổi sáng (khi chưa ăn gì, bụng còn đói), rất tốt với trẻ em, người già, yếu, ốm dậy. 

Sách Thần tiên truyện của Cát Hồng đời Tấn (Trung Quốc) chép: Có một lần Hán Vũ đế ngự giá về phương Đông, nhìn thấy một cụ già cuốc cỏ dưới ruộng, tóc bạc như cước mà tinh thần còn như trai tráng. Vua hỏi làm sao có được sức khỏe như thế, cụ bẩm: “Hồi tôi 55 tuổi, răng rụng hết, tóc khô, già yếu. Một hôm tôi gặp một trưởng giả trường thọ, rất giỏi phép dưỡng sinh. Ông dạy tôi đừng ăn những thức xào nấu béo ngọt, chỉ ăn bạch truật và uống nước, dùng gối bằng bạch truật. Tôi làm theo lời dạy của ông, hằng ngày ăn bột bạch truật, hễ đói là ăn, ăn xong uống nước. Ngoài ra, tôi còn nghiền bột bạch truật bỏ vào gối khi ngủ. Một thời gian sau, tinh thần chuyển tốt, dần dần người trẻ lại, răng rụng lại mọc, ngày đi trăm dặm không thấy mệt. Năm nay tôi đã ngoài 90 tuổi”.

Theo y học cổ truyền, bạch truật vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, chỉ tả, lợi thủy, an thai. Nó được coi là một vị thuốc bồi dưỡng, điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính. Bạch truật cũng là thuôcd an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn ọe. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Không dùng vị thuốc này cho những người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát.



Mít lên men rượu: Múi mít chín 1 kg, đường trắng 300 g, men rượu (bánh men thuốc Bắc) 2 bánh. Cách làm: Lựa múi mít vừa chín tới, gỡ bỏ hạt, phần múi đem trộn với 150 g đường. Men rượu đem tán nhỏ, rây mịn. Cho mít vào bình thủy tinh rộng miệng, cứ một lượt mít rắc một lượt men cho đến hết mít. Số men còn lại rắc trên cùng, đậy kín nắp. Khoảng 4-5 ngày sau, mít lên men rượu bốc mùi thơm. Lấy 2 lít nước lọc hòa với 150 g đường còn lại đổ vào, đậy kín nắp để lên men tiếp. Khoảng 9-10 ngày sau, thấy nước lên men rượu trong bình lắng trong là được. Chắt nước ra, lọc qua phễu có lót bông cho trong, đóng vào chai, nút thật chặt (vì lượng đường trong rượu còn lại vẫn tiếp tục lên men, dễ làm bật nút). Rượu mít lên men có màu vàng nhạt, có gas và dậy mùi thơm của hương mít. Rượu mít khá bổ, uống lâu say vì mít có tính giải rượu, dùng khai vị trong bữa ăn như bia hay rượu vang.

Thuốc của Từ Hy thái hậu: Dưỡng tâm diên linh ích thọ đơn

Đây là bài thuốc mà các ngự y Trang Thủ Hòa, Lý Đức Xương của cung đình nhà Thanh chế cho Từ Hy thái hậu dưỡng tâm, tăng tuổi thọ.

Bá tử nhân (sao), đơn sâm, bạch thược (sao rượu), đơn bì, sinh địa thô (rửa rượu), chỉ xác (sao), toan táo nhân (sao) mỗi thứ 12 g. Đương quy (sao rượu) 15 g; xuyên khung, trần bì mỗi thứ 6 g; chi tử (quả dành dành), hoàng tinh (sao chế với rượu) mỗi thứ 9 g, bạch truật (sao) 20 g. Tất cả tán thành bột, luyện với mật, làm thành các viên 2 g. Mỗi lần uống 4 g với nước, ngày 2 lần.

Viên tăng tuổi thọ của hoàng đế Quang Tự

Bài này của quan Ngự y Lý Đức Xương hiến cho vua Quang Tự nhà Thanh để dưỡng sinh, giúp thân thể cường tráng, tinh lực dồi dào.



Viễn chí, mộc hương, thạch xương bồ, sa nhân, quế (viên nhục), hoàng kỳ, mỗi thứ 9g, bạch thược, đẳng sâm, vỏ quýt, hương phụ, táo nhân mỗi thứ 12 g; đương quy, phục linh mỗi thứ 15 g, bạch truật 20 g, cam thảo 6 g. Tất cả nghiền thành bột, dùng mật ong làm hoàn mỗi viên 2 g. Mỗi lần uống 4 g, ngày uống hai lần với nước trắng.

Các bài thuốc dùng trong dân gian

Thuốc bổ và chữa suy nhược cơ thể: Bạch truật 6 kg, cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.

Chữa sỏi mật, khó tiêu, sa dạ dày: Bạch truật, phục linh, nhân sâm mỗi thứ 6 g, trần bì 5 g, gừng 8 g, nước 600 ml. Sắc còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa viêm gan: Bạch truật, trạch tả, dành dành mỗi thứ 9 g, nhân trần 30 g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.

Chữa tiểu đường: Bạch truật, phục linh mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ 6 g, sơn dược 15 g, đẳng sâm 5 g, nước 500 ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Một đợt điều trị là 2 tháng.

Trong y học cổ truyền có rất nhiều loại cây, con được dùng làm thuốc có tác dụng bổ thận, tráng dương, chủ trị yếu sinh lý ở nam giới. Sau đây xin giới thiệu một vài ví dụ điển hình từ các loại cá để bạn đọc có thể áp dụng khi cần thiết.

Thập toàn đại bổ

Giúp ăn ngon ngủ ngon, hết đau nhức, mệt mỏi. Đặc biệt cho những người đau yếu nặng mới khỏi.

-Sâm Hoa Kỳ: 3 chỉ-Đại thục địa: 4 chỉ

-Xuyên khung, phục linh, đương qui, bạch thược, bạch truật (sao), hoàng kỳ: đều 2 chỉ- Ngũ vi tử : l chỉ-Quế tâm loại tốt: 6 phân -Gừng sống 3 lát -Đại táo: 3 quả

CƯỚC CHÚ:

l/ Người có chứng ho nhiều đàm thêm qua lâu 1 chỉ, xuyên bối mẫu: 5 phân

2/ Người có máu nóng hay lở miệng, táo bón... thêm: Tần giao - Địa cốt bì, mỗi thứ1 chỉ. Có thể giảm bớt quế tâm phân nửa.

CÁCH SẮC


Nước nhất: Đổ 4 chén sắc còn 1 chén. Chia uống 2 lần xa bữa

Nước hai: Đổ 3 chén, sắc còn non 1 chén.

Cần kiêng cữcác thứ làm cho giã thuốc như rau sống, giá đỗ, dưa chua, nhất là rau muống…

2. Rượu thuốc bổ bằng Hà Thụ Ô

Hà thủ ô 200 g, kỷ tử 50 g, long nhãn 200 g, đinh hương 15 g, đường phèn 200g hay mật ong 50g, rượu trắng 2.000 ml. Các vị thuốc thái vụn ngâm với rượu trong 36 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20 ml. Rượu bổ tinh, hồi xuân, phòng lão, tăng tuổi thọ, mạnh gân xương .

Khi dùng hà thủ ô, cần kiêng ăn huyết động vật, hành, tỏi và củ cải. Khi bào chế, không được dùng dụng cụ bằng kim loại.


tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương