PHÇn a: C¢u hái sö Dông atlat bài 1: VỊ trí ĐỊa lí VÀ phạm VI lãnh thổ



tải về 0.93 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu08.07.2016
Kích0.93 Mb.
#1560
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

b) Vẽ biểu đồ:

Yêu cầu:

- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.

- Chính xác về khoảng cách năm.

- Có chú giải và tên biểu đồ.

- Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ.

c) Nhận xét:

- Sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản phân theo ngành diễn ra tương đối mạnh.

- Sự thay đổi theo xu hướng giảm nhanh tỉ trọng sản lượng đánh bắt và tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi trồng.

d) Giải thích:

- Sự thay đổi mạnh về cơ cấu sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long là do thủy sản, nhất là thủy sản nuôi trồng với tư cách là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã thâm nhập được vào nhiều thị trường thế giới (như Mĩ, EU, …).

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh do đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội nên dẫn đến việc giảm tỉ trọng của thủy sản đánh bắt.

NỘI DUNG 8: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Chứng minh rằng vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.

Câu 2. Trình bày hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên.

1. Nước ta có vùng biển rộng lớn:

- Diện tích vùng biển nước ta khoảng 1 triệu km2 thuộc Biển Đông.

- Chiều dài đường bờ biển là 3260 km.

- Bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa.



2. Tiềm năng to lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

a) Nguồn lợi sinh vật biển:

- Biển nước ta có độ sâu trung bình, vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ là các vùng biển nông.

- Biển nhiệt đới ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu ôxi, độ muối trung bình 30-33%.

- Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kihn tế cao như cá, tôm, cua biển,… Trên các đảo ven bờ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu.

- Nước ta có nhiều ngư trường trọng điểm.

b) Tài nguyên khoáng sản:

- Biển nước ta là nguồn muối vô tận, hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.

- Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng có trữ lượng công nghiệp như: oxxit titan ở ven biển Duyên hải miền Trung, cát trắng ở các đảo Quảng Ninh, Khánh Hòa, là nguyên liệu quý cho công nghiệp sản xuất thủy tinh, pha lê.

- Vùng thềm lục địa tích tụ nhiều dầu khí.



c) Giao thông vận tải biển:

- Nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương.

- Dọc bờ biển có nhiều vịnh, vũng kín thuận lợi cho việc xây dựng cảng nước sâu.

- Có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho xây dựng cảng.



d) Du lịch biển - đảo:

- Nhiều bãi tắm đẹp, nước trong xanh, khí hậu trong lành thuận lợi cho du lịch an dưỡng, hoạt động thể thao dưới nước.



Câu 2. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta và ý nghĩa của chúng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh vùng biển.

1. Hệ thống các đảo và quần đảo nước ta:

a) Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ.

- Có những vùng đảo đông dân như Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.

- Có những nơi, đảo cụm lại thành quần đảo như Vân Đồn, Cát Bà, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

b) Đến năm 2006, nước ta có các huyện đảo:

- Vân Đồn và Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).

- Cát Hải và Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).

- Cồn Cỏ (Quảng Trị).

- Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)

- Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)

- Trường Sa (Khánh Hòa).

- Phú Quý (Bình Thuận).

- Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng tàu)

- Kiên Hải, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).



2. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo:

a) Về kinh tế - xã hội

- Phát triển các nghề truyền thống gắn liền với việc đánh bắt cá, tôm, mực,…, nuôi trồng hải sản: tôm sú, tôm hùm…, cũng như các loại đặc sản: bào ngư, tổ yến…

- Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, đông lạnh…

- Giao thông vận tải biển.

- Nhiều đảo có ý nghĩa lớn về du lịch.

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo.



b) Về an ninh quốc phòng:

- Khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa.

- Hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.

NỘI DUNG 9: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

Câu hỏi và bài tập

Câu 1. Thế nào là vùng kinh tế trọng điểm? Nêu các đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm.

Câu 2. Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Câu 1. Khái niệm về đặc trưng của vùng kinh tế trọng điểm:

1. Khái niệm:

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước.



2. Đặc trưng:

- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

Câu 2: Lập bảng so sánh ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta

Tiêu chí

Vùng kinh tế trọng điểm

Phía Bắc

Miền Trung

Phía Nam

-Diện tích

- % so với cả nước



- 15,3 nghìn km2.

- 4,6%


- 15,3 nghìn km2.

- 8,5%


- 15,3 nghìn km2.

- hơn 9,2%



- Dân số

- % so với cả nước



- 13,7 triệu người

- 16,3%


- 6,3 triệu người

- 7%


- 15,2 triệu người

- 18,1%


Phạm vi

Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An.

Tiềm năng

- Vị trí thủ đô Hà Nội.

- Quốc lộ 5 và 18 là tuyến giao thông gắn kết cả Bắc Bộ và cụm cảng Hải Phòng - Cái Lân.

- lao động dồi dào, chất lượng cao.

- Có nền văn minh lúa nước lâu đời.

- Nhiều ngành công nghiệp truyền thống.

- Dịch vụ, du lịch đang phát triển mạnh.



- Vị trí chuyển tiếp Bắc - Nam.

- Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất, sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Chu Lai.

- Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.

- Thế mạnh khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông- lâm- thủy sản.



- Bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tiềm năng dầu khí lớn nhất cả nước.

- Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.

- Tập trung nhiều lao động kĩ thuật cao.

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất về công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu cả nước.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất- kĩ thuật phát triển mạnh.

- Tập trung vốn đầu tư nước ngoài.


Phương hướng phát triển

- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung.

- Chú trọng phát triển thương mại và du lịch.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hàng hóa, chất lượng cao.


- Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Sản xuất hàng nông nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ du lịch.



- Công nghiệp sẽ là động lực của vùng trong những năm tới.

- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao.

- Hình thành các khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Đẩy mạnh thương mại và dịch vụ.





MỤC LỤC

Trang

************************







tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương