Phác Đồ Điều Trị



tải về 2.49 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.49 Mb.
#37153
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

HÔN MÊ HẠ ĐƯỜNG HUYẾT


  1. Đại Cương:

HĐH là một rối loạn sinh hóa chúng ta cần xác định căn nguyên. Thông thường khi mức đường huyết giảm dưới 70mg% người ta coi là có hạ đường huyết ,nhưng triệu chứng thường xảy ra khi đường huyết ở dưới 45-50mg%

  1. Chẩn Đoán:

    1. Hội chứng HĐH khẳng định khi tam chứng Wipple

    2. Các hội chứng của HĐH




Thần kinh tự động

Thần kinh trung ương

Trống ngực

Co giật

Run

Lẫn lộn

Đỗ mồ hôi

Mất ý thức

Tim đập nhanh

Hôn mê

Lo lắng




Cảm thấy đói cồn cào




Nồng độ huyết tương thấp (45-50mg%)

Triệu chứng hết khi uống hoặc chích đường để đưa glucose huyết về mức bình thường


    1. Nguyên Nhân: a/ HĐH khi đói:

HĐH do thuốc: Bệnh nhân ĐTĐ đang dùng sulfonylurea hoặc insulin quá liều

Ngòai ra còn có thuốc gây HĐH như: Aspirin, ƯCMC, quinin, Propranolol, quinolon….

HĐH do rượu: Nghiện rượu lâu ngày sẻ làm giảm dự trữ NAD ở gan, chất này cần thiết cho sự tân sinh đường -> dễ bị HĐH khi đói

Bướu tế bào β tụy: là một bệnh hiếm có thể chữa được, tuổi trung bình 47, nữ nhiều hơn nam, thường xảy ra sáng sớm, trưa sau khi nhịn đói, hoạt động nhiều.


Bệnh lý gan mật: HĐH chỉ gặp ở bệnh nhân bị gan giai đoạn cuối, bệnh nhân có đầy đủ triệu chứng của suy gan.

Một số nguyên nhân khác: Tự kháng thể kháng insulin



b/ HĐH sau ăn:

Còn gọi là HĐH chức năng:xảy ra trên bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày,do thức ăn xuống ruột nhanh->Glucose huyết tăng -> tăng insulin -> chóang váng, chóng mặt, đổ mồ hôi



  1. Điều Trị:

Nếu bệnh nhân còn tĩnh triệu chứng giao cảm nhẹ như:đổ mồ hôi, chân tay lạnh, đói. Cho uống nước đường, 01 ly sữa, ăn một miếng bánh

Nếu bệnh nhân bệnh nặng hơn: lơ mơ,co giật ,hôn mê. Điều trị :

+ Tiêm thẳng tĩnh mạch (bolus) 40ml glucose 30%-50%

+ Sau đó duy trì glucose 5%,10%

+ Glucagon (ống 1mg): Tiêm TM,TB,TDD 1-2mg có thể lặp lại 10-20 phút.

+ Không sử dụng glucagon ở đối tượng nghiện rượu

+ Hydrocortison (100mg/lọ): liều 100mg/4giờ trong 12giờ đầu khi nghi ngờ có

phù não


Tài liệu tham khảo:

1) Nội tiết học đại cương 2007

--------------------------------


2) Phác đồ điều trị BVBK trung tâm An Giang



  1. Nội tiết học trong thực hành lâm sàng 2012

  2. Chẩn đoán có điều trị y học hiện đại 2008

  3. Khuyến cáo về đái tháo đường 2009

6/Chẩn đoán và điều trị bệnh Nội tiết chuyển hóa Bộ Y Tế 2014



PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CƠN TĂNG HUYẾT ÁP


(HYPERTENSIVE CRISES)


  1. ĐẠI CƯƠNG:

Cơn tăng huyết áp là tình trạng tăng huyết áp đột ngột với huyết áp tâm trương vượt

>120mmHg. Bao gồm :



    • Tăng huyết áp cấp cứu (emergency): là cơn tăng huyết áp kèm tổn thương cơ quan đích tiến triển cấp tính (VD tổn thương tim, não, thận v.v...) đòi hỏi phải hạ huyết áp trong vòng vài giờ bằng thuốc đường tĩnh mạch.

    • Tăng huyết áp khẩn trương (urgency): là cơn tăng huyết áp không kèm triệu chứng tổn thương cơ quan đích tiến triển cấp tính, huyết áp có thể được giảm dần trong vòng 24-72 giờ khi dùng thuốc bằng đường uống.

    • Tăng huyết áp ác tính-gia tăng (accelerated-malignant): là cơn tăng huyết áp

kèm theo tổn thương đáy mắt (phù hay xuất huyết) và các biến chứng khác.

  1. CHẨN ĐOÁN

    • Huyết áp tâm trương >120mmHg.

    • Kèm ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

Phù gai thị.

Suy thận gia tăng.

Biến chứng thần kinh cấp tính. Biến chứng tim mạch cấp tính. Chẩn đoán loại cơn tăng huyết áp Tăng huyết áp cấp cứu

Bệnh não do tăng huyết áp .

Tăng huyết áp ác tính (một số trường hợp).

Tăng huyết áp nặng kèm các biến chứng cấp tính.

Mạch máu não:

+ Xuất huyết trong sọ.

+ Xuất huyết dưới nhện.

+ Nhũn não nghẽn mạch nặng cấp tính.

Thận : suy thận tiến triển nhanh.
Tim mạch:

+ Phình bóc tách động mạch chủ.

+ Suy tim trái cấp với phù phổi.

+ Nhồi máu cơ tim.

+ Cơn đau thắt ngực không ổn định.

Sản giật hay tăng huyết áp nặng khi có thai.

Tình trạng tăng tiết Catecholamin:

+ Cơn u tủy thượng thận

+ Do ngưng thuốc hạ huyết áp đột ngột (Clonidine, Methyldopa).

Chấn thương đầu.

Tăng huyết áp khẩn trương Tăng huyết áp ác tính-gia tăng. Bỏng nặng.

Viêm cầu thận cấp với tăng huyết áp nặng.

Viêm mạch máu toàn thân cấp tính. Tăng huyết áp liên quan phẩu thuật. Tăng huyết áp sau phẩu thuật.

Tăng huyết áp nặng ở bệnh nhân cần phẩu thuật khẩn cấp.

Chảy máu cam nặng.

Do ngưng thuốc huyết áp đột ngột.

Cơn tăng HA không phải cấp cứu và khẩn trương (acute hypertensive

episode – non emergency/non urgency):

Khi bệnh nhân có tăng HA độ III, không có dấu hiệu và triệu chứng tổn thương cơ quan đích sắp xảy ra. Trong trường hợp này không cần điều trị ngay lập tức.

Tăng HA thoáng qua (transient hypertension): Xảy ra tăng HA kết hợp với tình trạng khác như hồi hộp, hội chứng bỏ rượu, nhức đầu, một số chất hay một thể đặc biệt là hội chứng áo choàng trắng.



  1. ĐIỀU TRỊ

  1. Mục đích và yêu cầu

    1. Đối với tăng huyết áp cấp cứu :

Giảm 25% trị số huyết áp trung bình hay giảm trị số huyết áp tâm trương

xuống <110mmHg trong vòng vài phút đến vài giờ.

Theo dõi sát huyết áp vì tổn thương cơ quan đích có thể xảy ra hay tiến triển nặng thêm do giảm huyết áp quá nhanh. Nếu triệu chứng xấu hơn trong quá trình hạ huyết áp, tốc độ giảm huyết áp phải chậm lại hay phải ngưng tạm thời.



    1. Đối với tăng huyết áp khẩn trương :

Cho phép hạ huyết áp trong vòng vài giờ đến 72 giờ. Thường đòi hỏi phối hợp thuốc.

Cũng phải được theo dõi tại bệnh viện trong 24-72 giờ để chắc chắn bệnh nhân có đáp ứng điều trị và không gặp tác dụng phụ hay biến chứng.

Những việc cần làm Hỏi khám để xác định :

+ Yếu tố nguy cơ

+ Thời gian xảy ra triệu chứng

+ Thời gian tăng huyết áp

+ Tổn thương cơ quan đích

Xét nghiệm :

+ Công thức máu, BUN, creatinin, glycemia, điện giải đồ, TPT nước tiểu ...

+ Đo ECG


+ X quang tim phổi

Tùy theo nghi vấn tổn thương cơ quan đích nào và có thể cho các xét nghiệm thăm dò sâu hơn tiếp theo.



  1. Xử trí cấp cứu

    1. Xử trí tăng huyết áp cấp cứu :

Có thể dùng các thuốc sau tùy theo tình trạng bệnh nhân


Sơ đồ 1:

Xử trí tăng huyết áp cấp cứu : các thuốc đường tĩnh mạch



Thuốc


Liều

Khởi phát/Thời gian tác dụng

Tác dụng phụ

Chỉ định



Nitroprusside

0,25-10


g/kg/phút

Ngay lập tức/2-3 phút sau khi truyền



Buồn nôn, nôn ói; dùng lâu dài gây ngộ độc cyanide, metHb

Hở van động mạch chủ, hở van 2 lá, phẩu thuật tim.


Nitroglycerin

5-100g/phút



2- 5 phút/5- 10phút

Nhức đầu, đỏ mặt, nhịp tim nhanh, metHb

Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực.

Nicardipin

Tiêm mạch 1mg/phút trong 10 phút (10mg).

Duy trì 0,5- 2mg/giờ tùy tình trạng bệnh nhân.


1-5phút/15-30 phút ; thể đến 12 giờ nếu truyền lâu dài


Nhịp tim nhanh, nôn ói, nhức đầu, không gây tăng áp lực nội sọ







Labetalol

Bolus tĩnh mạch 1mg/kg trong 10 phút, có thể lập lại thêm 1 lần .

Duy trì 0,1mg/kg/giờ trong 8-12 giờ.



5-10phút /2- 6giờ

Co thắt phế quản, block tim, tụt huyết áp tư thế


Tai biến mạch máu não.






    1. Xử trí tăng huyết áp khẩn trương :

Có thể sử dụng đơn độc hay phối hợp các thuốc sau tùy tình trạng bệnh nhân.

Sơ đồ 2:

Xử trí tăng huyết áp khẩn trương : các thuốc đường uống



Thuốc

Liều

Khởi phát/thời gian

tác dụng


Thận trọng



Captopril

25mg uống hay ngậm dưới lưỡi, lập lại nếu cần

Uống:15-30phút/ 6-8giờ

Ngậm:15-30phút/ 2-6giờ


Tụt huyết áp, suy thận với hẹp động mạch thận 2 bên.





Clonidine

0,1-0,2mg, lặp lại mỗi giờ nếu cần đến tổng liều 0,6mg

30-60 phút/8-16giờ


Tụt huyết áp, ngủ

gà, khô miệng



Labetalol

200-400mg lặp lại

mỗi 2-3giờ


30phút-2giờ-12giờ



Co thắt phế quản, block tim, tụt huyết áp tư thế


Prazosin

1-2mg lập lại mỗi

giờ nếu cần


1-2giờ/8-12giờ



Ngất (liều đầu) , hồi hộp, nhịp tim nhanh, tụt huyết áp tư thế


Nifedipin

10mg lập lại nếu

cần


15-30phút

Bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não




    1. Cơn tăng HA không phải cấp cứu không phải khẩn trương

(acute hypertensive episode – non emergency/non urgency): Điều trị như tăng huyết

áp thông thường.



    1. Tăng HA thoáng qua (transient hypertension): theo dõi

  1. Xử trí sau cấp cứu

Tiếp tục đánh giá những nguyên nhân thứ phát.

  1. Điều trị mãn tính : theo phác đồ điều trị tăng huyết áp. Hầu hết bệnh nhân phải

phối hợp thuốc.

Tài liệu tham khảo:

------------------------------


  1. Phác Đồ Bệnh Viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Bệnh Nội Khoa Bệnh Viện Bạch Mai.





tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương