Phác Đồ Điều Trị



tải về 2.49 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích2.49 Mb.
#37153
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13


Phác Đồ Điều Trị 2015




MỤC LỤC


  1. CẤP CỨU
    1. Hạ Natri máu 3
    2. Hạ Kali máu 6
    3. Tăng Kali máu 9
    4. Hôn mê hạ đường huyết 12
    5. Điều trị cơn tăng huyết áp 14
    6. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu 19
    7. Cấp cứu ngưng tim ngưng thở 22
  2. TIÊU HÓA
    1. Viêm tụy cấp 29
    2. Viêm dạ dày cấp 34
    3. Viêm dạ dày mạn 37
  1. Điều trị Helicobacter pylory 41
  2. Điều trị loét dạ dày tràng 44
  3. Điều trị xuất huyết tiêu hóa 50
  4. Điều trị xơ gan 56
  1. Hôn gan 63
  2. Nhiễm trùng dịch báng nguyên phát 65
  3. Viêm đại tràng mãn 67
  1. HẤP
    1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 73
    2. Viêm phổi cộng đồng 81
    3. Hen phế quản 85
  2. THẦN KINH
  1. Động kinh 88
  2. Đau đầu căng cơ 94
  1. Nhồi máu não 97
  2. Xuất huyết não 101
  3. Xuất huyết khoang dưới nhện 105
  4. Liệt dây VII ngoại biên 107
  1. NỘI TIẾT
    1. Suy giáp 109
    2. Basedow 112
  1. Suy thượng thận do corticoid (HC Cushing do thuốc) 116
  2. Đai tháo đường type 1 120
  1. Đái Tháo Đường Type 2 126
  2. Hội chứng nhiễm độc giáp 130
  3. Nhiễm Ceton tăng áp lực thẩm thấu 146
  4. Suy tuyến thượng thận mạn 153
  1. HUYẾT HỌC
    1. Xuất huyết giảm tiểu cầu 160
    2. Suy Tủy 163
    3. Thiếu máu thiếu sắt 167
    4. Xử trí các phản ứng do truyền máu 170
  2. THẬN
    1. Hội chứng thận hư 174
    2. Bệnh thận mạn 178
    3. Nhiễm trùng tiểu 186
    4. Suy thận cấp 190
    5. Suy thận mạn 201
  1. XƯƠNG KHỚP
    1. Viêm khớp dạng thấp 206
    2. Loãng xương 212

Phần I. CẤP CỨU

  1. ĐẠI CƯƠNG:


HẠ NATRI MÁU


    • Hạ natri máu xảy ra khi natri máu giảm dưới 135 mEq/L.

    • Đây là loại rối loạn điện giải thường gặp nhất ở các bệnh nhân nội trú.

  1. CHẨN ĐOÁN: (Xem thêm sơ đồ chẩn đoán điều trị)

    1. Biểu hiện lâm sàng:

Hầu hết các triệu chứng lâm sàng của hạ natri máu là do tình trạng gia tăng thể tích dịch nội bào đưa tới phù não. Đa số bệnh nhân chỉ bị hạ natri máu nhẹ với các triệu chứng không đáng kể. Mức độ nặng của các triệu chứng tùy thuộc vào mức độ và tốc độ hạ natri.

Hạ natri cấp (<2 ngày)



      • [Na+] # 125 mEq/L: Buồn nôn, mệt.

      • [Na+] 115 - 125 mEq/L: Đau đầu, lẫn lộn, lừ đừ.

      • [Na+] <115 mEq/L: Có thể xảy ra hôn mê, co giật.

Hạ natri mạn (>3 ngày): Các cơ chế thích nghi làm hạn chế sự gia tăng thể tích

dịch nội bào và các triệu chứng liên quan.



    1. Xét nghiệm chẩn đoán:

Bên cạnh các xét nghiệm thường quy và các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân. Các xét nghiệm sau đây có giá trị trong chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân hạ natri máu:

      • Áp suất thẩm thấu máu (Cần đo trực tiếp).

      • Áp suất thẩm thấu máu nước tiểu.

      • Nồng độ natri nước tiểu.

    1. Nguyên nhân:

      • Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu tăng (ALTTm > 290mOsm/L): Glucose và mannitol là các chất hòa tan có áp lực thẩm thấu cao sẽ kéo nước vào lòng mạch gây ra hạ natri máu do pha loãng. Mỗi 100mg/dl đường huyết tăng lên sẽ làm natri máu giảm 1,6 - 2,4 mEq/L.




        • Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu bình thường (ALTTm 275-290 mOsm/L): Còn gọi là hạ natri máu giả xảy ra khi có sự gia tăng lipid hay protein huyếtt tương.

        • Hạ natri máu với áp lực thẩm thấu máu thấp (ALTTm < 275 mOsm/L): Hạ Na/máu thật sự biểu hiện bằng sự gia tăng dịch tự do tương đối so với Na trong dịch ngoại bào.

SƠ ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HẠ NATRI MÁU

[Na] < 13mmol/l
ALTTm

> 290mOsm/l 275 - 290mOsm/l < 275mOsm/l



 Đường máu

 manitol



 protein máu

 lipid máu


Hạ natri máu

thật sự
ALTTnt


> 100mOsm/l < 100mOsm/l

Bệnh uống nhiều
ECV

Tăng
[Na] niệu



[Na] niệu > 20mEq/l
Bình thường
Giảm [Na] niệu



<10mEq/l

>20mEq/l

>20mEq/l
<10mEq/l

Mất Na ngoài thận: tiêu chảy, ói…



SIADH

Suy thượng thận

Suy giáp Thiếu cortisol Tăng hoạt tính ADH do thuốc

Suy thận

Bệnh não mất muối Bệnh thận mất muối Dùng lợi tiểu Nhược aldosteron
Xơ gan Suy tim HC thận hư



  • Khởi đầu bằng Furosemide ở BN không có triệu chứng

  • Furosemide + rất thận trọng NaCl 3% ở BN triệu chứng.




  • Furosemide + NaCl 3% ở BN có triệu chứng

  • Bù NaCl 9% ở BN chưa triệu chứng.



  • Bù NaCl 3% nếu BN

có triệu chứng

  • Bù NaCl 9% nếu BN chưa có triệu chứng.




  1. ĐIỀU TRỊ: (Xem thêm sơ đồ chẩn đoán và điều trị)

Điều trị hạ natri máu cần phải xác định: (1) tốc độ điều chỉnh; (2) can thiệp thích

hợp; (3) bệnh lý nền.

Trong hạ natri máu cấp (< 2 ngày) hay khi có triệu chứng thần kinh, tốc độ tăng natri máu có thể đến 1-2mEq/l mỗi giờ cho tới khi triệu chứng cải thiện, sau đó không quá 0,5 mEq/l mỗi giờ, và không quá 10-20 mEq/L trong 24 giờ.

Natri ưu trương chỉ nên dùng cho bệnh nhân có triệu chứng nặng (Hôn mê, co giật)

Trong những giờ đầu tiên, nên đo ion đồ mỗi 2-4 giờ/lần để đảm bảo [Na+] máu không tăng lên quá nhanh.

Trên lâm sàng có thể tính tốc độ bù natri như sau:

- Công thức Adrogue - Madias ước tính sự thay đổi natri máu ([Na+]) khi truyền 1 lít dịch

[Na+] = ([Na+ dịch truyền] + [K+ dịch truyền] - [Na+ máu]) / (0,6 x cân nặng BN +

1)

- Ví dụ: Bệnh nhân năm 80kg, [Na+] máu 103 mEq/l, mê, có chỉ định bù natri



ưu trương.

1 lít Natrichlorua 3% có thể tăng 10 mEq/l natri máu

[Na+] = (513 - 103) / (0,6 x 80 + 1) = 10 mEq/L

Cần tăng [Na+] máu 2 mEq/L/giờ cho tới khi triệu chứng cải thiện  Tốc độ bù dịch natrichlorua 3% = 2 mEq/L/giờ:

10 mEq/L/l = 0,2/giờ  cần bù 200ml dịch natri 3% mỗi giờ Tránh tăng [Na+] máu > 10-12 mEq/L  không bù quá 1 lít dịch natri 3%.

-----------------------------------

Tài liệu tham khảo:


  1. Phác Đồ Điều Trị Bệnh Viện Chợ Rẫy 2013.

  2. Bệnh Nội Khoa Bệnh Viện Bạch Mai 2011.

  3. Chẩn Đoán Điều Trị Y Học Hiện Đại 2013.






    1. ĐẠI CƯƠNG



tải về 2.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương