Phụ luc 1: Điều khoản tham chiếu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ nn&ptnt)



tải về 159.3 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích159.3 Kb.
#38441


Phụ luc 1: Điều khoản tham chiếu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT)

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD)

Chương trình Hỗ trợ ngành Thủy sản Giai đoạn 2 (FSPS II)

Hợp phần Quản lý Chất lượng Thủy sản Sau thu hoạch và Xúc tiến thị trường (POSMA)

Điện thoại: +84 4 37710208, 37710206; Fax: +84 4 37710204

Điều khoản tham chiếu

Chuyên gia tư vấn trong nước

Triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc chuỗi giá trị cá tra và chuỗi giá trị tôm tại Việt Nam (thiết kế kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, phần mềm)

[Số tham chiếu: POSMA/2011/1.1.3.5]

Tháng 3 năm 2011

  1. . TỔNG QUAN


Giai đoạn I của Chương trình Hỗ trợ ngành Thủy sản (FSPS) do DANIDA tài trợ cho Bộ Thủy sản (Bộ TS) Việt Nam (nay được nhập vào Bộ NN&PTNT) gồm 5 Hợp phần và thực hiện trong giai đoạn tháng 1/2000 đến tháng 12/2005. Trong đó, Hợp phần Cải thiện Chất lượng và Xuất khẩu Thủy sản (SEAQIP II) đã thực hiện thành công việc hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản về nâng cấp và đổi mới công nghệ và quản lý của ngành. Kết quả là sự tăng trưởng không những về giá trị xuất khẩu thủy sản mà còn có sự tiến bộ về kỹ năng quản lý, rất cần thiết để ngành tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe hơn về an toàn thực phẩm.

Giai đoạn II của Chương trình Hỗ trợ ngành Thủy sản (FSPS-II) được thực hiện từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2010 và được kéo dài đến 2012. Chương trình hỗ trợ cho 8 Tỉnh1 điểm. Mục tiêu phát triển của chương trình FSPS II là: “Các bộ phận dân cư nông thôn nghèo tham gia vào hoạt động nghề cá sẽ được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế bền vững của ngành thủy sản. Chương trình FSPS II gồm 4 Hợp phần: (1) Tăng cường năng lực quản lý hành chính ngành thủy sản (STOFA); (2) Tăng cường năng lực quản lý khai thác thủy sản (SCAFI); (3) Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA); (4) Quản lý Chất lượng thủy sản sau thu hoạch và xúc tiến thị trường (POSMA).



Hợp phần Quản lý Chất lượng Thủy sản sau thu hoạch và xúc tiến thị trường (POSMA) được xây dựng dựa trên các hỗ trợ đã triển khai trong giai đoạn I của FSPS. Tuy nhiên, POSMA sẽ chú trọng hơn tới vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm và nguy cơ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản quy mô nhỏ, cơ sở sản xuất nguyên liệu thủy sản trước khi đưa vào cơ sở chế biến.

Mục tiêu trước mắt của hợp phần là: Sinh kế của các cơ sở quy mô nhỏ trở nên bền vững hơn nhờ cải thiện chất lượng, an toàn và truy xuất sản phẩm thủy sản trong toàn bộ chuỗi phân phối.

Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các kết quả: Kết quả 1: Cải thiện điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và tiếp thị; Kết quả 2: Các dịch vụ kỹ thuật và thương mại bền vững về mặt tài chính sẵn có cho các hệ thống tiếp thị thủy sản phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước, với trọng tâm là các cộng đồng thủy sản có qui mô nhỏ; Kết quả 3: Nâng cao năng lực đánh giá và quản lý các nguy cơ an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Yêu cầu cho hoạt động tư vấn đề cập trong Điều khoản tham chiếu này nhằm hỗ trợ cho Kết quả 1. Mục tiêu của Đầu ra của hoạt động này là hỗ trợ xây dựng cơ sở thể chế, các hướng dẫn và quy chuẩn kỹ thuật cho truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Cụ thể tiểu đầu ra 1.1.3 sẽ hỗ trợ việc cải thiện hoạt động truy xuất nguồn gốc trong chuỗi đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản.

Cùng với vấn đề toàn cầu hóa của ngành thủy sản liên quan tới nguồn cung nguyên liệu, chế biến và tiếp thị đã dẫn tới việc gia tăng các yêu cầu đối với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Một lý do chính là việc kéo dài thời gian trong chuỗi cung cấp có thể dẫn tới giảm chất lượng sản phẩm thủy sản hoặc tiềm ẩn nguy cơ đối với người tiêu dùng. Để đảm bảo vấn đề chất lượng cũng như an toàn sản phẩm, các thông tin liên quan tới nguồn hàng và qui trình chế biến sản phẩm trong toàn bộ chuỗi giá trị và cuối cùng tới tận người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng. Với mục đích này, các nhà làm luật đã thiết lập các qui định2 và trao trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm cho các nhà sản xuất, chế biến và bán lẻ. Điều này thường được nhắc tới như công việc “điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng”. Một số sự kiện xảy ra gần đây như BSE trong ngành thịt bò Anh, Chloramphenicol trong thuỷ sản sử dụng dưới dạng thực phẩm cho người hoặc thức ăn gia súc, và cả dịch bệnh ring-rot tại Anh đã thức tỉnh các công ty và người tiêu dùng, về chi phí và cái giá rất cao nếu không xác định và truy xuất được sản phẩm trong chuỗi sản xuất chế biến thực phẩm.

Cơ quan quản lý tại các thị trường như EU đang xem xét truy xuất nguồn gốc như một phần của hệ thống kiểm soát nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Hiện EU đang thúc đẩy việc thông qua yêu cầu áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thực phẩm tại các nước thành viên EU và các nước thứ ba. Nhiều các cơ quan ban hành tiêu chuẩn thực phẩm đã xác định về vai trò của hoạt động truy xuất nguồn gốc, bao gồm:

(a) Các sự cố về an toàn thực phẩm – truy xuất nguồn gốc giúp việc triệu hồi sản phẩm sẽ đơn giản hơn nhiều khi có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc của nguyên liệu độc hại, và có thể loại bỏ các sản phẩm tiềm ẩn khả năng gây độc khỏi chuỗi cung cấp thực phẩm, vì vậy, thiết lập được một cơ chế kiểm soát nhằm ngăn chặn, hoặc ít nhất làm giảm nguy cơ về an toàn thực phẩm gây hại cho người tiêu dùng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quan điểm của công chúng về một loại sản phẩm cụ thể và dẫn tới sự sụt giảm doanh số bán hàng của sản phẩm đó;

(b) Chương trình giám sát dư lượng thực phẩm – truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp xác định các điểm mấu chốt trong chuỗi cung cấp mà tại đó cần lấy mẫu kiểm nghiệm mức độ dư lượng (ví dụ thuốc trừ sâu, kháng sinh,...);

(c) Đánh giá nguy cơ đối với thực phẩm – truy xuất nguồn gốc giúp thông qua việc kết nối thông tin để có thể tiếp cận tới toàn bộ chi tiết của quá trình tạo thành sản phẩm và dễ dàng xác định được các yếu tố liên quan tới an toàn thực phẩm;

(d) Ngăn chặn gian lận/thay đổi nhãn hàng – truy xuất nguồn gốc cùng với việc thường xuyên kiểm soát các số liệu ghi chép có thể ngăn chặn gian lận đối với nguồn gốc, loại sản phẩm,.....

Hơn nữa, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu nhiều thông tin hơn về sản phẩm khi đưa ra quyết định lựa chọn mua hàng. Bên cạnh người tiêu dùng, các công ty chế biến và bán lẻ yêu cầu có các thông tin ghi chép để giúp họ trong các chiến lược tiếp thị và quảng bá sản phẩm, để đáp ứng với mong đợi của người tiêu dùng. Việc xây dựng và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc như vậy sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị. Truy xuất nguồn gốc cũng là một công cụ quan trọng để quản lý nguy cơ, giúp các thành viên tham gia trong chuỗi giá trị xác định được nguyên nhân của các vấn đề và nhanh chóng phổ biến thông tin tới tất cả các bên bị ảnh hưởng, qua đó tăng cường tính hiệu quả kinh doanh và cuối cùng là sự tin tưởng của khách hàng.

Việt Nam đang nhanh chóng hiện diện tại các thị trường quốc tế và khu vực với tư cách một nhà sản xuất chủ chốt các sản phẩm thủy sản có chất lượng cao. Trong năm 2009, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 4,1 tỉ USD, cao nhất trong lịch sử. Các chính sách hiện nay của ngành thủy sản yêu cầu áp dụng truy xuất nguồn gốc3 trong toàn bộ chuỗi giá trị như một phần không tách rời trong nỗ lực hiện đại hoá các hệ thống quản lý và pháp lý liên quan tới không chỉ an toàn thực phẩm mà còn các vấn đề khác, chẳng hạn như thông tin cho người tiêu dùng.

Năm 2009, FSPSII đã tuyển chọn hai tư vấn quốc tế hỗ trợ NAFIQAD, Bộ NN&PTNT xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thủy sản. Tư vấn đầu tiên về, “dự thảo quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản”, do tư vấn quốc tế TS. Ian Goulding của Megapesca Lda thực hiện từ tháng 2-6/2009. Công việc bao gồm: Một báo cáo đánh giá tóm tắt về khung pháp lý hiện hành liên quan tới mã hóa, truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm trong ngành thủy sản Việt Nam. Tổng kết các yêu cầu pháp lý hiện hành liên quan tới truy xuất nguồn gốc mà các nhà nhập khẩu vào thị trường EU cần tuân thủ, bao gồm một đánh giá về các kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện truy xuất nguồn gốc tại EU áp dụng theo quy định 178/2002/EC của EU; Hoàn thiện dự thảo quy định truy xuất nguồn gốc đã được Nafiqad xây dựng trước đây để có một khung pháp lý cơ sở cho hoạt động truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các yêu cầu của thị trường EU và Mỹ liên quan tới truy xuất nguồn gốc. Đầu ra chính của công tác tư vấn này là xây dựng một quy chế truy xuất nguồn gốc mới, có sự tham gia của các bên liên quan tại hai hội thảo tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo đầu tiên thảo luận về cơ sở và phạm vi áp dụng của quy chế truy xuất nguồn gốc mới. Các mối quan tâm gồm số các nhà sản xuất nhỏ (cả nuôi và khai thác), sự cách trở của vị trí, khả năng công nghệ thấp. Hội thảo đã đưa ra định hướng quan trọng do tư vấn quốc tế áp dụng để xây dựng dự thảo quy chế. Hội thảo thứ hai và các cuộc thảo luận tiếp theo với NAFIQAD đã giúp điều chỉnh bản quy chế, đặc biệt là liên quan đến việc phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý về việc thực thi. Bản dự thảo quy chế truy xuất nguồn gốc mới được xây dựng một hệ thống đăng ký cho các doanh nghiệp (như một điều kiện cần cho truy xuất nguồn gốc thủy sản). Nó cụ thể hóa các yêu cầu cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thủy sản để thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc bên ngoài và bên trong và xác định các yêu cầu (gồm cơ sở vật chất bắt buộc để thu hồi các sản phẩm không tuân thủ). Tư vấn quốc tế cũng xây dựng một loạt hướng dẫn thực hiện để cung cấp thêm thông tin nhằm giúp các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam thông qua toàn bộ chuỗi cung cấp và tuân thủ Quy chế mới. NAFIQAD đã hoàn thiện Dự thảo Quy chế và trình ban hành Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 của Bộ NN&PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

Tư vấn thứ hai liên quan đến “Thiết kế các mô hình truy xuất nguồn gốc phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ” được thực hiện từ tháng 6 - 8/2009 do tư vấn khu vực FoodReg Malaysia của Malaysia thực hiện nhằm cung cấp tư vấn về hệ thống truy xuất nguồn gốc. Trưởng nhóm tư vấn là TS. Heiner Lehr, được hỗ trợ của bà Audrey Yong, chuyên gia về thực phẩm và bà Alicia Kho, chuyên gia đào tạo. Mục tiêu của hoạt động này là hỗ trợ các cơ quan thẩm quyền Việt Nam, Bộ NN&PTNT cùng với các bên khác liên quan đến hai doanh nghiệp xuất khẩu lớn tập trung vào chuỗi giá trị là tôm nuôi và cá tra, để xây dựng mô hình hiệu quả chi phí cho truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất. Kết quả của công việc gồm: báo cáo đánh giá về chuỗi giá trị tôm của Bến Tre và chuỗi giá trị cá tra tại An Giang, chỉ ra các vấn đề và tồn tại liên quan tới truy xuất nguồn gốc của hai chuỗi giá trị và đề xuất hướng giải quyết; Xây dựng và thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc phù hợp cho cá tra tại Tỉnh An Giang và tôm tại Tỉnh Bến Tre; Tổ chức 3 khóa đào tạo về thực hiện truy xuất nguồn gốc cho các đối tượng có lợi ích liên quan trong các chuỗi giá trị .

Công tác tư vấn của hoạt động này yêu cầu thực hiện dựa trên kết quả của hai nhóm tư vấn nêu trên để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (NAFIQAD), Bộ NN&PTNT cùng với các bên tham gia khác trong các chuỗi giá trị tập trung vào các ngành xuất khẩu chính như cá tra, tôm nuôi để xây dựng một mô hình hiệu quả chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc toàn chuỗi sản xuất.


  1. MỤC TIÊU


Mục tiêu của hoạt động tư vấn này là:

  1. Dựa trên kết quả triển khai năm 2009 để thiết kế, xây dựng một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (gồm phần mềm, cập nhật cơ sở dữ liệu trên nền web, ứng dụng mã số, mã vạch nhận diện,…) để áp dụng cho chuỗi giá trị cá tra và chuỗi giá trị tôm. Hệ thống truy xuất điện tử sẽ liên kết các nhà sản xuất nhỏ (ngư dân, người nuôi thủy sản) đến các doanh nghiệp chế biến, bao gồm liên kết với các chủ thể khác liên quan trong chuỗi (cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y, v.v) với cơ quan quản lý chất lượng thủy sản vùng/địa phương để kiểm sóat các yếu tố liên quan đến chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản.

  2. Triển khai thí điểm thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử áp dụng cho hai chuỗi sản xuất thủy sản nuôi (cá tra, tôm nuôi), bao gồm: tập huấn cho các bên liên quan (cơ sở chế biến, cơ sở nuôi, cung cấp giống, thức ăn, thuốc thú y, cơ quan quản lý chất lượng thủy sản vùng/địa phương) và hướng dẫn, giám sát trong quá trình vận hành thí điểm tại các cơ sở nêu trên.

  3. Đánh giá hiệu quả sử dụng của hai mô hình thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử nêu trên, hoàn thiện và phát triển hệ thống nhằm phục vụ cho việc áp dụng hệ thống trên diện rộng (quy mô quốc gia) cho các chuỗi sản xuất thủy sản nuôi khác nhau.
  1. CÁC SẢN PHẨM


Sản phẩm 1: Hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (phần mềm, cập nhật cơ sở dữ liệu trên nền web, ứng dụng mã số, mã vạch nhận diện,…) phù hợp để áp dụng truy xuất nguồn gốc đối với 02 chuỗi sản xuất thủy sản nuôi (tôm nuôi, cá tra) tại Việt Nam kèm theo Tài liệu mô tả và hướng dẫn sử dụng các phần mềm truy xuất nguồn gốc nêu trên.

Sản phẩm 2: Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện cho các bên tham gia trong chuỗi sản xuất thủy sản nuôi (gồm cơ sở chế biến, cơ sở thu gom, cơ sở nuôi thủy sản, cơ sở cung cấp thức ăn thủy sản, cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở cung cấp thuốc thú y thủy sản, chất xử lý môi trường nuôi thủy sản, v.v...) . Hướng dẫn thực hiện áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất điện tử nêu trên (Sản phẩm 1) cho các bên tham gia trong chuỗi sản xuất cá tra và tôm nuôi (tập huấn sử dụng và vận hành thí điểm).

Sản phẩm 3: Báo cáo chi tiết quá trình triển khai thực hiện thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử và đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện mô hình thí điểm và khả năng ứng dụng, phát triển hệ thống để áp dụng trên diện rộng (quy mô quốc gia) đối với các chuỗi sản xuất thủy sản nuôi khác nhau.

Sản phẩm 4: Báo cáo tóm tắt nhiệm vụ bao gồm các yếu tố đề cập ở trên.
  1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN


Ứng cử viên cho nhiệm vụ tư vấn này phải đề xuất phương pháp và hướng tiếp cận tổng thể sẽ áp dụng cho hoạt động tư vấn, có thể sẽ bao gồm:

  • Phân tích các nguồn thông tin và số liệu sẵn có liên quan tới nhiệm vụ tư vấn (tài liệu và các qui định của Việt Nam và các nước khác, các báo cáo về truy xuất nguồn gốc thực hiện tại Việt Nam);

  • Bảng câu hỏi khảo sát;

  • Các thảo luận/hội thảo với các bên có lợi ích liên quan để nâng cao nhận thức, thảo luận các vấn đề/các ưu tiên và tìm kiếm mức độ hỗ trợ từ các bên liên quan.

Chuyên gia tư vấn cần tiến hành các chuyến công tác và thảo luận với các cán bộ chủ chốt tại các cơ quan/tổ chức có liên quan tới hoạt động nuôi trồng/ sau thu hoạch thủy sản/ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, bao gồm:

  • Cục/Vụ liên quan thuộc Bộ NN&PTNT như: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD); Vụ Nuôi trồng Thủy sản -Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia;

  • Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

  • Các cơ quan quản lý chất lượng nông lâm thủy sản địa phương

  • Các cơ sở chế biến, cơ sở thu gom, cơ sở nuôi thủy sản; cơ sở sản xuất giống thủy sản, cơ sở cung cấp thức ăn, hóa chất, thuốc thú y phục vụ nuôi thủy sản, v.v...) tham gia trong chuỗi sản xuất thủy sản nuôi (cá tra, tôm nuôi).

  • Công tác quản lý của các nhà chế biến và xuất khẩu tôm, cá tra.

Chuyên gia tư vấn cần thu xếp các cuộc gặp trao đổi với các cán bộ chủ chốt khi cần thiết nhằm mục tiêu đạt được yêu cầu của Điều khoản tham chiếu. NAFIQAD sẽ hướng dẫn chuyên gia tư vấn về các khía cạnh cụ thể áp dụng trong phương pháp luận. Trong quá trình tiến hành khảo sát, cán bộ Bộ NN&PTNT có thể đi cùng chuyên gia tư vấn (chi phí không liên quan tới phí tư vấn) nhằm hỗ trợ trong việc thu xếp các cuộc gặp với các cán bộ chủ chốt khi cần thiết.

Yêu cầu tối thiểu 03 chuyến công tác đến các tỉnh dự kiến thực hiện áp dụng thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc để nắm được thông tin hiện trạng, hướng dẫn áp dụng và đánh giá kết quả và hiệu quả việc áp dụng.


  1. CÁC HOẠT ĐỘNG


Phạm vi của hoạt động tư vấn sẽ bao gồm, tuy nhiên không hạn chế trong các công việc sau:

  • Gặp các cán bộ NAFIQAD và Hợp phần POSMA nhằm thống nhất về chi tiết phương pháp luận áp dụng, các công việc hậu cần, thời gian, người/cơ quan, đơn vị cần gặp, ...).

  • Kiểm tra các thông tin cơ bản liên quan tới hoạt động thông qua thảo luận với VASEP, Bộ NN&PTNT (NAFIQAD và Hợp phần POSMA ...), các bên có lợi ích liên quan và các nhóm mục tiêu.

  • Tham khảo các báo cáo của MegaPesca và Food Reg Malaysia đã thực hiện trong 2009 (xem mục 13 ở dưới).

  • Tiến hành các chuyến công tác khảo sát tới các địa phương dự kiến sẽ thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc ( cá tra tại An Giang và tôm tại 01 tỉnh phía Nam), xác định các cơ sở chế biến phù hợp và các bên tham gia chuỗi giá trị thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc.

  • Đề xuất các phần mềm, thiết bị, nguồn lực cần đầu tư, trang bị cho các cơ sở tham gia mô hình thí điểm. Nghiên cứu, thiết kế, lựa chọn và cài đặt phần mềm thực hiện truy xuất nguồn gốc khả thi (lưu giữ thông tin, các thiết bị cần thiết, phần mềm, mã đăng ký, mã vạch, tài chính, kỹ thuật, đào tạo) phù hợp cho các bên tham gia trong việc áp dụng truy xuất nguồn gốc cho toàn bộ chuỗi giá trị cá tra, tôm nuôi một phần gắn liền với công tác quản lý chất lượng, an tòan thực phẩm hàng ngày tại cơ sở.

  • Xây dựng tài liệu tập huấn và tiến hành tập huấn để đảm bảo các bên tham gia chuỗi giá trị hiểu rõ cách thức và phương tiện thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc. Hướng dẫn, giám sát thực hiện trong quá trình triển khai: tư vấn luôn phải hướng dẫn, kiểm soát kịp thời để điều chỉnh, hỗ trợ các bên có trách nhiệm tham gia thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, như một phần trong hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở.

  • Thực hiện đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện mô hình truy xuất nguồn gốc của các cơ sở tham gia thực hiện thí điểm đối với hai chuỗi giá trị cá tra và tôm nuôi. Hoàn thiện và phát triển mô hình để áp dụng trên diện rộng (quy mô quốc gia) đối với các chuỗi sản xuất thủy sản nuôi khác nhau.

  • Báo cáo cuối cùng việc thực hiện thí điểm các hiện thống truy xuất nguồn gốc thí điểm cá tra và tôm nuôi và đề xuất áp dụng tại các khu vực khác và các đối tượng nuôi khác.

  • Chuẩn bị báo cáo tư vấn.
  1. NHÓM CÔNG TÁC


Hoạt động tư vấn dự kiến sẽ được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia tư vấn gồm:

  • 02 hoặc nhiều hơn chuyên gia trong nước.

Chuyên gia tư vấn trong nước cần phải có trình độ:

a. Nhóm trưởng

    • Có trình độ trong lĩnh vực liên quan đến thiết kế, ứng dụng các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất trong nhà máy chế biến thực phẩm, hệ thống mã số, mã vạch;

    • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan đến thiết kế, ứng dụng các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất trong nhà máy chế biến thực phẩm, hệ thống mã số, mã vạch.

    • Có kinh nghiệm thực tế trong việc thiết kế các hệ thống phần mềm quản lý sản xuất trong nhà máy chế biến thực phẩm, hệ thống mã số, mã vạch trong chuỗi giá trị thực phẩm, thủy sản hoặc nuôi trồng.

    • Kỹ năng quản lý tốt và làm việc theo nhóm.

    • Kỹ năng tốt trong việc phân tích, viết báo cáo và trình bày.

    • Có kinh nghiệm làm nhóm trưởng .

    • Có kiến thức về hệ thống nhà nước của Việt Nam sẽ là một lợi thế.

    • Khả năng hòa nhập văn hóa và có kinh nghiệm làm việc theo nhóm hiệu quả


b. Chuyên gia/giảng viên về hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử

    • Có bằng cấp về công nghệ thông tin, công nghệ chế biến thực phẩm hoặc chuyên ngành liên quan khác.

    • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.

    • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm liên quan tới công việc Hướng dẫn / Đào tạo

    • Khả năng làm việc theo nhóm.

    • Kỹ năng phân tích, viết báo cáo và trình bày.


Chú ý: Tư vấn trong nước (tổ chức, cá nhân) thực hiện công việc cần phải phù hợp với các quy định trong sổ tay tài chính và mua sắm, cụ thể như sau:
- Cán bộ của Chính phủ bao gồm cán bộ thuộc của Bộ NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc; các nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn làm việc tại trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu sử dụng vốn của Chính phủ Việt Nam là đơn vị tham gia hoặc nhận sự hỗ trợ của Chương trình FSPS II dưới bất kỳ một hình thức nào sẽ không được tuyển chọn làm tư vấn thực hiện nhiệm vụ này;

- Các cán bộ của Chính phủ không thuộc các tổ chức nêu trên có thể được tuyển chọn làm tư vấn (nếu trúng thầu). Hợp đồng triển khai công việc sẽ được ký dưới 01 trong 02 hình thức sau:

(1) Hợp đồng tư vấn được ký giữa Viện/ trường/cơ quan Chính phủ nơi cá nhân đó làm việc với Bộ NN&PTNT;

(2) Hợp đồng tư vấn được ký giữa cá nhân đó với Bộ NN&PTNT với điều kiện cá nhân đó phải có quyết định biệt phái của Viện/ trường hoặc cơ quan Chính phủ nơi cá nhân đó làm việc, trong đó nêu rõ cá nhân đó tạm ngừng công việc tại đơn vị trong thời gian làm nhiệm vụ tư vấn cho Hợp phần và xác định thời gian của đợt biệt phái.

Hồ sơ dự thầu và thư bày tỏ quan tâm phải bao gồm tất cả sơ yếu lý lịch cho tất cả các tư vấn tham gia cũng như đề xuất phương pháp luận. Với mỗi thành viên nhóm tư vấn, một bản đề xuất ngày công tư vấn cho từng người phải được đính kèm. Trong Hồ sơ thầu cũng cần nêu chi tiết về kinh phí để triển khai hoạt động (bao gồm: phí thù lao tư vấn và các chi phí hoàn trả).

  1. THỜI GIAN


Tổng số thời gian cần thiết đối với Tư vấn trong nước là 05 tháng (110 ngày công làm việc). Nhiệm vụ tư vấn sẽ triển khai ngay sau khi Hợp đồng tư vấn được ký giữa hai bên và cần thực hiện càng sớm càng tốt. Trong hồ sơ dự thầu cần cung cấp phác thảo hoạt động/công việc sẽ thực hiện và thời gian phân bổ phù hợp với từng hoạt động và từng tư vấn thực hiện hoạt động (tham khảo Phụ lục 4)
  1. BÁO CÁO TRỰC TIẾP


Chuyên gia tư vấn sẽ duy trì mối liên hệ với bà Trần Bích Nga (Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiêm Giám đốc POSMA) và cán bộ phụ trách hoạt động này của NAFIQAD. Tư vấn không cần viết báo cáo tiến độ nhưng yêu cầu phải thường xuyên thông tin cho bà Trần Bích Nga và cán bộ phụ trách hoạt động về tiến độ công việc.

Sau mỗi chuyến công tác sẽ có buổi họp báo cáo tại văn phòng POSMA tại Hà Nội. Trong buổi họp báo cáo, chuyên gia tư vấn sẽ trình bày về các công việc đã tiến hành, chỉ ra các kết quả và vấn đề còn tồn tại, đồng thời có đề xuất ban đầu và lịch trình để thực hiện nhiệm vụ Tư vấn.

Chuyên gia tư vấn cần trình diễn phần mềm của hệ thống truy xuất bằng điện tử cho NAFIQAD, POSMA và các đơn vị liên quan để xem xét góp ý.

  1. BÁO CÁO


Các sản phẩm của hoạt động này nêu tại Mục 3 cần trình bày ở dạng báo cáo và tài liệu hướng dẫn/tài liệu đào tạo.

Căn cứ vào tiến độ triển khai hoạt động (trong phụ lục 4) Chuyên gia tư vấn cần gửi cho NAFIQAD và POSMA đề cương của các báo cáo, tài liệu hướng dẫn/đào tạo (tiếng Anh và tiếng Việt) trước để lấy ý kiến góp ý và phê duyệt. Sau đó tư vấn dự thảo các báo cáo (tiếng Anh, tiếng Việt), tài liệu đào tạo/tài liệu hướng dẫn (tiếng Việt) kèm theo phần mềm thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử và gửi về NAFIQAD và POSMA đề lấy ý kiến góp ý.

Sau khi nộp dự thảo báo cáo hoạt động và phần mềm thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử, NAFIQAD sẽ tổ chức việc lấy ý kiến góp ý cho các báo cáo, phần mềm và các tài liệu. Căn cứ vào ý kiến góp ý, Chuyên gia tư vấn sẽ hoàn thành các báo cáo, tài liệu cuối cùng và phần mềm thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử 21 (hai mươi mốt) ngày sau khi nhận được ý kiến góp ý.

Sau đó, chuyên gia tư vấn cần nộp 05 (năm) bản phô tô và 01 (một) bản điện tử (sử dụng chương trình Microsoft Word và Excel hoặc chương trình phần mềm khác theo yêu cầu của Ban quản lý POSMA) của các báo cáo, tài liệu cuối cùng và phần mềm thực hiện truy xuất nguồn gốc điện tử hòan chỉnh cho NAFIQAD/POSMA trong vòng 07 (bảy) ngày kế tiếp.



Các sản phẩm của công việc tư vấn phải được sự nhất trí của NAFIQAD, POSMA trước khi chuyên gia tư vấn nộp các sản phẩm này. Toàn bộ các tài liệu và số liệu được thu thập hoặc xây dựng trong quá trình thực hiện công việc tư vấn là tài sản của Bộ NN&PTNT-Danida và chỉ được phép sao chép lại khi có sự cho phép của Bộ NN&PTNT-Danida. Chuyên gia tư vấn sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp tài liệu tư vấn bị công bố ra ngoài.
  1. CÁC ĐẦU VÀO

NAFIQAD


  • Hỗ trợ trong việc tiếp cận các tài liệu liên quan tới nhiệm vụ tư vấn (xem phần 12).

  • Cán bộ chủ chốt sẽ giới thiệu chuyên gia tư vấn với các Cục/Vụ và cơ quan liên quan khi cần thiết để hỗ trợ cho việc phối hợp trong công việc, và có thể đi công tác cùng tư vấn.

HỢP PHẦN POSMA


  • Trả phí tư vấn, chi phí hoạt động cho việc thực hiện các thử nghiệm, chi phí phần cứng và phần mềm theo yêu cầu ghi trong Hợp đồng. Toàn bộ các chi phí liên quan cần phải đề cập cụ thể trong hồ sơ dự thầu tư vấn.

  • Kinh phí tổ chức tập huấn (các chi phí này không bao gồm trong hồ sơ thầu của tư vấn).

  • Các chuẩn bị hậu cần cho hội thảo và lớp học, như địa điểm, giấy mời, giữa buổi, nơi ở cho đại biểu, ...).

CHUYÊN GIA TƯ VẤN


  • Chuyên gia tư vấn cần chuẩn bị các thiết bị cá nhân của mình (máy tính xách tay, máy in,...) để sử dụng trong toàn bộ thời gian tư vấn và đồng thời tự chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, bảo mật máy tính, phần mềm và số liệu trong suốt thời gian tư vấn.
  1. TRÁCH NHIỆM


Trong thời gian tiến hành hoạt động tư vấn, chuyên gia TVQT có trách nhiệm:

  1. Mua bảo hiểm sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm đi lại trong toàn bộ thời gian tiến hành hoạt động tư vấn;

  2. Trả thuế thu nhập cá nhân cho các khoản tiền công và các khoản thu nhập khác theo pháp luật Việt Nam;

  3. Chịu trách nhiệm thu xếp phương tiện đi lại và khoản này cần phải được dự trù chính xác khi ký hợp đồng;

  4. Tự thu xếp (của cá nhân, thuê hoặc mượn) một máy tính xách tay để sử dụng trong thời gian tiến hành hoạt động tư vấn và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ, ngăn chặn vi rút và bảo vệ số liệu thu thập được; và

  5. Phải dự trù ngân sách và thu xếp phần biên dịch các văn bản tài liệu kết quả của hoạt động tư vấn.


Hợp phần POSMA có trách nhiệm:

  1. Đánh giá và theo dõi chấm điểm việc thực hiện hoạt động tư vấn theo biểu mẫu đánh giá hoạt động tư vấn. Việc thanh toán phí tư vấn sẽ phụ thuộc vào điểm số và chỉ được thanh toán toàn bộ khi chuyên gia tư vấn đạt ít nhất điểm trung bình 6.0 theo biểu mẫu đánh giá..

  2. CV của chuyên gia tư vấn có được lưu lại trong hồ sơ tư vấn hay không sẽ phụ thuộc vào điểm số chuyên gia tư vấn đạt được, it nhất là 7.0 theo thang bảng đánh giá.
  1. TÀI LIỆU KÈM THEO


Văn kiện chương trình, Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản giai đoạn II (FSPS II), DANIDA 2005.

Mô tả hợp phần, Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản, Hợp phần 4: Sau thu hoạch và tiếp thị (POSMA), DANIDA 2006.

Chương trình hỗ trợ ngành thủy sản Việt Nam – Đan Mạch, FSPS II, Hướng dẫn quản lý tài chính và mua sắm, DANIDA tháng 10/2006.

Các tài liệu liên quan tới các hoạt động về mô hình truy xuất nguồn gốc được triển khai trong giai đoạn FSPS II tại 02 chuỗi giá gị: tôm nuôi (Bến Tre), cá tra nuôi (An Giang).

Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT ban hành ngày 21/01/2011 quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

  1. CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN


Thông tin thêm về Điều khoản tham chiếu, thủ tục đấu thầu cũng như các thông tin cụ thể khác có thể xem trên các trang mạng chính thức sau:
Trang mạng của Bộ NN&PTNT, Hà Nội, Việt Nam: www.mard.gov.vn
Trang mạng của Sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội: www.ambhanoi.um.dk

Đối với tư vấn khu vực/trong nước:

Trang mạng chính thức của Bộ ngoại giao Đan Mạch, Copenhagen: http://www.um.dk/en/menu/DevelopmentPolicy/BusinessCooperation/ContractSecretariat/Documents/

http://amg.um.dk/en/menu/TechnicalGuidelines/ProgrammeManagement/ProgrammeManagement.htm



Annex 1: Terms of Reference

Ministry of Agriculture and Rural Development (MARD)

National Agro-Forestry – Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD)

Fisheries Sector Programme Support Phase 2 (FSPS II)

Post-harvest and Marketing Component (POSMA)

Telephone: +84 4 37710208, 37710206; Fax: +84 4 37710204

Terms of Reference

Local consultancy

Development of traceability systems for pangasius and cultured shrimp value chains in Vietnam (technical design, data base, software)

[Reference No.: POSMA/2011/1.1.3.5]

March, 2011

1. BACKGROUND


The first phase of the Danida funded Fisheries Sector Programme Support (FSPS) with the (then) Ministry of Fisheries (MOFI) of the Government of Vietnam (which has since been merged with MARD), had five constituent components and ran from January 2000 until December 2005. One of these, Seafood Export and Quality Improvement Programme (SEAQIP II), was successful in assisting seafood processing enterprises in upgrading and renovating the industry’s technology and management. This resulted in an increase not only in the amount and value of seafood exports but also in improvements in management skills essential for enhancing industry’s competitiveness and meeting stricter requirements of food safety.

The second phase of the DANIDA-funded Fisheries Sector Programme Support (FSPS-II) is scheduled to run from January 2006 until December 2010. There are 8 FSPS-target Provinces4. The development objective of the FSPS II is: The less privileged parts of the rural population engaged in fisheries benefit from sustainable and economic development of the fisheries sector. FSPS II comprises four Components: (1) Strengthening of the Fisheries Administration (STOFA); (2) Strengthening of Capture Fisheries Management (SCAFI); (3) Sustainable Development of Aquaculture (SUDA); and (4) Strengthening Capacities of Post-harvest and Marketing (POSMA).



The Strengthening Capacities of Post-harvest and Marketing Component is built upon the support initiated under the first phase FSPS, but giving more emphasis to food safety control and risks in the small-scale seafood producers and traders and seafood material producers before the materials are sent to processors.

The immediate objective of the Component is: Livelihoods of small-scale stakeholders are further sustained as a result of improved seafood product quality, safety and traceability throughout the distribution chain

This objective will be achieved through the following outputs: Output 1: Improved hygiene and food safety conditions, traceability and marketing practices; Output 2: Financially sustainable technical and commercial services are available to domestic and export fish marketing systems, with focus on small-scale fisheries communities; and Output 3: Improved capacity for analysis and management of food safety risks in the fisheries sector in line with international standards

The requested Consultancy in these Terms of Reference is in support of Output 1. The Output objective of this activity is to provide support for the development of institutional basis, guidelines and technical standards for traceability and food safety. Specifically, the sub-output 1.1.3 gives support to improved traceability in the seafood fishing, aquaculture, processing and trading chains.

The globalization issues related to material supplying, processing, and marketing in fisheries sector have resulted in increased requirements for product traceability. The main reason is that the prolonged time in supply chain might lead to less quality in seafood products or potential risks for consumers. In order to ensure quality and food safety, information concerning products origins and processing throughout the value chain to the consumer in the end plays an important role. With this regard, law makers have set up regulations5 and entrusted producers, processors, and retailers with the responsibility for ensuring food safety and product quality. This usually refers to “thorough inspection and research”. There have recently been some occurrences such as BSE in the British beef sector, Chloramphenicol in seafood used for human or animals and ring-rot outbreak in Britain, which wakes up consumers on costs and an expensive price to be paid if the product can’t be traced or defined in the production and processing chain.

Authorities in markets such as EU consider traceability as an integral part of controlling system in order to ensure food safety and protect consumers. EU now is working hard for the approval of traceability system application requirement in EU countries and third parties. Several food standards issuers have identify roles of traceability, which includes:

(a) Occurrences on food safety – traceability enables products to be recalled more easily when the origin of the hazardous material can be quickly traced and potential hazardous products can be excluded from the supply chain, therefore, an established control mechanism is to prevent or at least reduce risks on food safety, which harms consumers, and has a negative influence on their view on a specific product, resulting in lower sales.

(b) Food Residue Surveillance Programme – traceability helps to identify key points in the supply chain at which product sampling is necessary to monitor residue levels (such as: pesticides and antibiotics…).

(c) Risk assessment from food exposure – traceability helps to possibly approach to all stages in the production process through information connection and easily identify factors related to food safety.

(d) Prevention of fraudulent/changeable labels – traceability together with regular control of recorded figures enables to prevent the fraudulent origin and kind of products.

Moreover, more and more information on products is required by consumers before they decide to buy. Apart from consumers, recorded information should be asked by processors and retailers to help them in marketing and promoting strategies, in order to satisfy the expectation from consumers. The development and application of such traceability system will bring about interests to all relevant parties in the value chain. Traceability is also an important tool for risk management, enabling participants in the value chain to identify causes of problems and quickly disseminate information to all affected parties, thus strengthening business effectiveness and confidence of consumers.

Vietnam has been quickly present in the regional and international markets as key producers of high quality seafood products. In 2009, the seafood export turnover reached US$ 4.1 billion, the highest value ever. As requirements in current policies of fisheries sectors, traceability6 in the whole value chain should be applied as an indispensable part in efforts to modernize management and legal systems related to not only food safety but also other issues such as information for consumers.

In 2009, FSPSII hired two international consultants to support NAFIQAD, MARD developed a traceability system for seafood products. The first consultancy is about “Draft regulations on traceability for seafood and seafood products”, delivered by international consultant Dr. Ian Goulding of Megapesca Lda from February to June, 2009. Job includes: a report on summary evaluation on current legal framework concerning encoding, traceability, and recall of products in the Vietnamese fisheries sector. A summary of current legal requirements regarding traceability, which must be followed by exporters to EU market, includes an assessment on practices in the implementation of traceability in EU described in EU regulation 178/2002/EC; perfect draft regulations on traceability developed by NAFQAD before in order to have a basic legal framework for traceability activities, meet requirements relevant to traceability by EU and US markets. Main outputs of this consultancy are to formulate a new regulation on traceability with the participation of stakeholders at 2 international workshops held in Hanoi. The rationale and scope of application of the new traceability regulation will be discussed in the first workshop. Concerning issues include a number of small-scale producers (both aquaculture and capture) difficulties in position and technological capability. The workshop mapped out an important orientation applied by international consultants to develop draft regulations. In the second workshop and following discussions with NAFIQAD, regulations, in particular on task assignment of implementation for management agencies have been revised. A registration system of the new traceability regulation for enterprises has been developed (as a necessary condition for seafood traceability). It specifies requirements on which enterprises base to conduct internal and external traceability systems and determine requirements (including mandatory facility for the recall of non-compliance products). A wide range of provisions of implementation is built by international consultants to provide further information to help Vietnamese seafood producers and traders to approve the whole supply chain and comply with new regulation. NAFIQAD has completed the Draft Regulation and submit for issuance of Circular No. 03/2011/TT-BNNPTNT, dated January 21st, 2001 by MARD regulating traceability and recall of products which do not meet requirements on quality and food safety in the fisheries sector.

The second consultancy on “traceability models designed for small-scale aquaculture activities” was implemented from June – August, 2009 by regional consultant FoodRegMalaysia of Malaysia to provide advisories on traceability system. The lead consultant was Dr. Heiner Lehr Ph.D, assisted by Ms Audrey Yong, a specialist on food, and Ms Alicia Kho, trainer. The objective of this activity is to provide support for Vietnamese authorities, MARD together with other parties related to the two big exporters place emphasis on the value chains of shrimp and tra fish, to develop cost efficiency model for traceability in the whole production chain. The results of this job include: report on evaluating shrimp value chain in Ben Tre and pangasius value chain in An Giang, indicates problems and shortcomings concerning the traceability of the two value chains and recommendations for solutions; develop and conduct a proper traceability of pangasius in An Giang province and shrimp in Ben Tre province; organize 3 training courses on implementation of traceability for relevant interested parties in the value chains

The Consultancy of this activity is required to be conducted based on achievements made by two consultancy teams as mentioned above in order to support Vietnamese competent agency (NAFIQAD), MARD together with other participants in the value chains put emphasis on main export sectors such as pangasius, shrimp to develop an cost efficiency model for traceability in the whole production chain.


2. OBJECTIVES


Objectives of this activity are to:

a)Design and set up an E- traceability system (including software, updated data base in the website, code and barcode identification application…) based on achievements recorded by activities carried out in 2009, applied to pangasius and shrimp value chains. E-traceability system will link small-scale producers (fishermen, aquaculture farmers), processors, including networking with other relevant actors in the chain (suppliers of livestock, food, animal medicines…) with local/regional seafood quality assurance agencies to control factors related to quality and food safety for seafood products.



b)Carry out pilot E-traceability systems applied to the two breeding seafood production chains (pangasius and shrimp), which include: providing training courses for relevant parties (processors, farming, suppliers of livestock, food and animal medicines, local/regional quality assurance agencies) and guidelines, supervision during operation of above units.

    1. Evaluate efficiency of the two pilot E-traceability systems, perfect and develop the systems for their large-scale application (nationwide level) for different seafood production chains.
      1. PRODUCTS


Product 1: The E-traceability systems (software, updated database in the webpage, code and barcode identification application…) are designed for traceability application for the two seafood production chains (cultured shrimp and pangasius) in Vietnam in enclosure with description and a manual for above traceability software.

Product 2: Guidelines for participants in the seafood production chain (processors, collectors/middlemen, aquaculture farmers, suppliers of food, livestock and animal medicines and aqua-environment agents….) are developed. The E-traceability systems (Product 1) are piloted as guidelines for participants in the pangasius and cultured shrimp production chain (training and pilot operation)

Product 3: Detailed reports on pilot implementation of the E-traceability systems should be produced and results and efficiency of the system performance and its applicability are evaluated and the system is developed for large scale application (nationwide level) for different seafood production chains.

Product 4: Summary reports on tasks including above factors should be made.
      1. Methodology


Tenderers must propose the overall approach and methods to be used, possibly including:


  • Analyze available information and data related to consultancy (material and regulations of Vietnam and other countries, reports on traceability conducted in Vietnam);

  • Questionnaire;

  • Hold discussion/workshops with stakeholders to raise awareness, discuss issues/priorities and seek supports from stakeholders.

The Consultant is required to have field mission and discuss with senior staff in agencies/organizations related to aquaculture/post-harvest/quality assurance, food safety including:

  • Relevant departments under MARD such as: National Agro-Forestry – Fisheries Quality Assurance Department (NAFIQAD); Aquaculture Department – Directorate of Fisheries, National Agricuture Extension Centre;

  • Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (VASEP);

  • Local agro-forestry and fisheries assurance quality agencies;

  • Processors, collectors/middlemen, aquaculture farmers, livestock producers, suppliers of food, chemicals, medicine …) participating in seafood production chain (pangasius, and cultured shrimp);

  • Management of pangasius and cultured shrimp processors and exporters

The Consultant is required to arrange meetings with key personnel when necessary aiming at meeting requirements in Terms of Reference. NAFIQAD will provide the consultant with guidelines on specific aspects applied in the methodology. During field surveys, the Consultant may be accompanied by staff from MARD (at no cost to the Consultant) who will assist in arranging meetings with key staff, as appropriate.



At least 03 trips to provinces where the traceability systems are piloted are required in order to understand current situation and application guidelines and evaluate results and efficiency of the application.
      1. Activities


The scope of work for the consultancy will include, but not necessarily be limited to, the following:

  • Meet with NAFIQAD and POSMA component staff in order to agree upon the detailed methodology (logistic, timing, persons/institutions to visits, etc);

  • Check basic information related to activities through discussion with VASEP, MARD (NAFIQAD and POSMA component…), stakeholders and target groups;

  • Refer to reports produced by MegaPesca and Food Reg Malaysia in 2009 (see section 13 below);

  • Make field trips to localities where the traceability system is estimated to be piloted (pangasius in An Giang province and cultured shrimp in 01 southern province), identify proper processors and stakeholders in the value chain;

  • Recommend software, equipment, resources to be invested and equipped for facilities of pilot modalities. Study, design, select and install software for the implementation of workable traceability (information saving, necessary equipment, software, registration code, barcode, finance, technique, training), which are suitable for participants in the application of traceability in the whole pangasius and cultured shrimp value chains partly in connection with the daily management of quality and food safety in the establishments;

  • Develop training material and conduct training activities to ensure stakeholders of the value chain to be clear about modalities and means to implement traceability model. Provide guidelines and supervise the performance during the implementation: the consultant must always provide guidelines, timely control to adjust and support participants in traceability system as part of the quality assurance system in the establishments;

  • Make an evaluation on results and performance of the traceability model in the establishments who are piloted with the two pangasius and cultured shrimp value chain. Perfect and develop the model for its large scale application (nationwide level) for the seafood production chains;

  • Produce a final report on the performance of traceability systems piloted in pangasius and cultured shrimp and recommend the application in other regions and other farmers;

  • Prepare the consultancy report.
      1. TEAM COMPOSITION


The consultancy activities will be conducted by a consultancy team including: 02 or more local consultants.

The local consultants with the following knowledge and experience are required:



a. Team leader:

    • Knowledge in the fields related to the design, application of production management software systems in the food processing manufactures, code and barcode systems;

    • At lease 5 years experience in the fields related to the design, application of production management software systems in the food processing manufactures, code and barcode systems;

    • Practical experience in designing the production management software systems in the food processing manufactures, code and barcode systems in the value chains of food, seafood or aquaculture;

    • Excellent management skill and team work;

    • Excellent skills in analysis, reporting and presentation;

    • Experience in team leader;

    • Knowledge on Vietnamese state system being a plus;

    • Cultural sensitivity and a proven background in being able to work effectively as part of a multi-cultural team.


b. Specialists in/trainers on the E- traceability system

    • Diploma in information technology, food processing technology or other relevant professions;

    • At least 5 years experience in relevant fields;

    • At least 5 years experience related to training work;

    • Team work ability;

    • Skills in analysis, reporting and presentation.


Note: Activities performed by the local consultancy (organization, individual) must be in line with requirements in the Manual on finance and procurement, specifically as follows:
- Government officials include staff from MARD and relevant units, researchers, consultants working in colleges, universities, institutes funded by the Government of Vietnam, participating in or supported by FSPS II programme under any form will not recruited as the consultant

- Government officials are not under above mentioned agencies can be hired as a consultant (if their bidding document is approved). The contract will be signed under 01 of 02 following forms:

(1) The contract is signed between institute/university/government agencies where such individual works with MARD;

(2) The contract is signed between such individual with MARD with a condition that the individual must have a secondment decision made by the institute/university or state agency where the individual works, the decision must clearly state that the individual temporarily stops working during consultancy for the component and the secondment time is specified.

Bidding documents and a cover letter must be included by the curriculum vitae of all participants, and proposed methodology. A daily salary offer for each consultant should be enclosed. The budget for implementation must also be specified in the bidding documents (including consultancy fee, and other refunding fee).

      1. TIMING


Total time for the local Consultancy is 05 months (110 working days). The Consultancy will commence immediately upon signature of the Consultancy contract by both parties to the Contract. It should be conducted as soon as possible. In the bidding document, there must be provided with draft activities/work which will be carried out and time allotted to each activity and each consultancy for the implementation (refer to Appendix 4)
      1. Debriefing


The Consultant will maintain regular contact with Mrs Tran Bich Nga (Deputy Director General of the National Agro-forestry and Fisheries Quality Assurance Department and Director of the POSMA Component) and the manager of this consultancy of NAFIQAD. The Consultant is not required to make written progress reports, but will be expected to keep Mrs. Tran Bich Nga and the manager fully briefed on developments.

At the end of each field mission a short debriefing will take place in the POSMA office in Hanoi. During the debriefing the consultant(s) will present the work conducted, indicate achievements and constraints, as well as preliminary recommendations and a schedule for completion of the Consultancy

The Consultant is required to make presentation of E- software of traceability to NAFIQAD, POSMA and relevant agencies for review and consultation.

9.Reporting


Outputs of this activity mentioned in section 3 must be written under reporting form and guideline/training material.

Based on the working progress (in Appendix 4), the Consultant must first submit projects of reports, guideline/training material (in English and Vietnamese) for comments and approval. Then the Consultant will produce a draft report (in English and Vietnamese), guideline/training material (in Vietnamese) in enclosure with software on e-traceability implementation and send it to NAFIQAD and POSMA for comments.

After the draft report and E- software on traceability implementation are submitted, NAFIQAD will discuss and provide comments to the reports, material and software. Comments from MARD staff will be used by the Consultant in the production of the final reports and material and E- software within 21 (twenty one) working days after comments are provided.

Thereafter the Consultant must submit five hard copies and an electronic (Microsoft Word and Excel or any other software programs specifically requested by POSMA management unit) copy of the final report and material and E- software of traceability implementation to NAFIQAD/POSMA within the next 07 (seven) working days



The Vietnamese stakeholders and counterparts to NAFIQAD, POSMA Component must agree all materials and outputs before final submission. All materials and data collected or produced as part of the Consultancy are the joint property of MARD-Danida and can only be copied and reproduced with MARD-Danida permission. If any material from the consultancy mission is published, the Consultant will be acknowledged

10.INPUTS

NAFIQAD


  • Assistance with access to relevant written material pertaining to the Consultancy (see section 12).

  • Senior staff will officially introduce the Consultant, as necessary, to facilitate full cooperation by relevant MARD departments and provincial authorities, and may accompany the consultant on field trips.

POSMA COMPONENT


  • Funding for consultancy, activities for laboratory, software and hardware as required by the Contract. All relevant costs should be mentioned clearly in the bidding documents

  • Funding for the workshop and training courses (these costs are not to be included in the tenderer’s financial bid).

  • Logistical arrangements for the workshop and training courses (e.g. arranging venues, invitations, catering, accommodation for invitees etc

INTERNATIONAL CONSULTANT


  • The Consultant will arrange the use of his/her own equipment (portable computer, printer etc) for the entire consultancy period and will be solely responsible themselves for backing up, prevention of virus attack and the integrity of any data collected

11.RESPONSIBILITIES


During consultancy, international consultant takes the following responsibilities:

        1. Buy health insurance, accident insurance and travel insurance during consultancy period.

        2. Pay personal income tax for salary and other incomes according to Vietnamese law;

        3. Arrange means of transport and this fee must be estimated correctly when the contract is signed;

        4. Arrange a lap top during consultancy performance and take full responsibility for anti-virus and data protection; and

        5. Make a budget plan and arrange translation for documents on consultancy results.


Responsibilities of POSMA component:

a.Evaluate, supervise and grade consultancy performance according to an evaluation form. The payment for consultancy fee will depends on number of points and can only be made completely with an average of 6.0 points in the form…

  1. The keeping of consultant’s CV depends on recorded points, minimum of 7.0 according to the form.
    1. ENCLOSED DOCUMENTs


Programme document, Fisheries Sector Programme Support phase II (FSPS II), DANIDA 2005

Component Description, Fisheries Sector Programme Support, component 4: Post-harvest and Marketing (POSMA), DANIDA 2006

Fisheries Sector Programme Support, FSPS II, Guidelines on financial management and procurement, DANIDA October, 2006

Documents related to activities on traceability model implemented in FSPS II in 02 value chains: shrimp (Ben Tre), tra fish (An Giang)

Circular No. 03/2011/TT-BNNPTNT by MARD dated January 21st, 2001 regulating traceability and recall of products which do not meet requirements on quality and food safety in the fisheries sector.

13. RELEVANT INFORMATION


Further information on Terms of Reference, and bidding procedure and other specific information can be found in the following official websites:
Website of MARD, Ha Noi, Vietnam: www.mard.gov.vn
Website of Embassy of Denmark in Hanoi: www.ambhanoi.um.dk

For regional/domestic consultants:

Official website of Ministry of Foreign Affairs of Denmark, Copenhagen: http://www.um.dk/en/menu/DevelopmentPolicy/BusinessCooperation/ContractSecretariat/Documents/

and http://amg.um.dk/en/menu/TechnicalGuidelines/ProgrammeManagement/ProgrammeManagement.htm



1 Các tỉnh điểm của FSPSII: An Giang, Bến Tre, Bình Định, Đắk Lắk, Nghệ An, Quảng Ninh, Sơn La và Thừa Thiên Huế.

2 Ví dụ, Quy định của EU 178/2002 và Đạo luật chuẩn bị và phản hồi về khủng bố sinh học và an ninh sức khoẻ công đồng của Hoa Kỳ năm 2002 (PL107-188). Hiện nay, các quy định của EU (bao gồm các quốc gia thành viên của EU) dự kiến ​​sẽ được mở rộng phạm vi áp dụng tại các nước khác xuất khẩu sang EU. Đạo luật của Hoa Kỳ đang có hiệu lực và đặc biệt là yêu cầu "đăng ký cơ sở thực phẩm (phần 305)", "Thành lập và duy trì hồ sơ (Mục 306) "và" thông báo trước khi nhập khẩu lô hàng của thực phẩm (Mục 307)". Những yêu cầu này của Mỹ có thể được đáp ứng nếu các quy định của EU yêu cầu đối với truy xuất nguồn gốc được thực hiện đầy đủ.



3 Một số Công ty chế biến thuỷ sản Việt Nam đã thiết lập hệ thống truy xuúat của mình. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ phục vụ cho mục đích kiểm soát nội bộ và không áp dụng cho cả chuỗi sản xuất từ quá trình nuôi, khai thác, thu gom.

4 FSPSII target Provinces are: An Giang, Ben Tre, Binh Dinh, Dak Lak, Nghe An, Quang Ninh, Son La, and Thua Thien Hue.

5 For example, EU Regulation 178/2002 and US Public health Security and Bioterrorism Preparedness and response Act of 2002 (PL107-188). The EU regulation at present includes member states of the EU but is expected to be extended to other countries exporting to the EU. The US Act is active and especially requires “Registration of food facilities (section 305)”, “Establishment and maintenance of records (Section 306)” and “Prior notice of Imported Food Shipments (Section 307)”. These US requirements can be met if the EU regulations requirements for Trace ability are fully addressed.


6 Some Vietnamese Seafood processing companies have established their own traceability systems. However, these systems only serve the aim of internal control and are not applied to the whole production chain from breeding, fishing and collection.


Каталог: Lists -> bonongnghiep News -> Attachments
Attachments -> Danh sách các doanh nghiệp Ma-rốc hoặc liên doanh với Ma-rốc nhập khẩu và kinh doanh cà phê A. Nhập khẩu và kinh doanh cà phê hoà tan
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 2. Tên thủ tục hành chính: Tên đơn vị kê khai: Lĩnh vực
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
Attachments -> VÀ phát triển nông thôN
Attachments -> Nhãm B&c tiªu chuÈn ngµnh 10 tcn 524-2002 Thuèc trõ cá chøa ho¹t chÊt 2,4-D
Attachments -> CỤc bảo vệ thực vật cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> TỔng cục thống kê việt nam
Attachments -> Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Attachments -> Kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y đối với thịt và sản phẩm động vật

tải về 159.3 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương