Phụ lục số I nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo mou vào năm 2014



tải về 0.93 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích0.93 Mb.
#14076
  1   2   3   4   5   6   7   8   9


Phụ lục số I

Nội dung đề án đưa đội tàu biển Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU vào năm 2014
I. Lời nói đầu

II. Cơ sở pháp lý

1. Cơ sở pháp lý: quy định của các công ước quốc tế về PSC

2. Tổ chức Tokyo MOU và các tổ chức PSC trên thế giới

III. Thực trạng triển khai thực hiện công tác kiểm tra tàu biển ở Việt Nam

1. Thực trạng đội tàu biển Việt Nam

2. Thực trạng các nhà máy đóng, sửa chữa tàu Việt Nam

3. Thực trạng triển khai thực hiện công tác kiểm tra tàu biển ở Việt Nam



4. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật tàu biển Việt Nam

5. Thực trạng thực hiện Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM ở Việt Nam

6. Thực trạng tổ chức thực hiện FSI giữa Cục Hàng hải và Cục Đăng kiểm

7. Thực trạng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực hàng hải (thuyền viên, sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam, Sỹ quan kiểm tra tàu biển nước ngoài, đăng kiểm viên)

8. Tình hình đội tàu biển Việt Nam qua công tác kiểm tra PSC trong thời gian qua (kể từ ngày gia nhập Tokyo MOU) – Các nguyên nhân chính dẫn đến tàu bị lưu giữ.

9. Định hướng phát triển đội tàu trong thời gian tới

10. Định hướng phát triển ngành công nghiệp tàu thủy trong thời gian tới

11. Các nguyên nhân chính dẫn đến tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài.

12. Một số giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua nhằm giảm thiểu tàu biển bị lưu giữ ở nước ngoài.

13. Các qui định của pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

IV. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực Tokyo MOU về triển khai PSC

1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

2. Kinh nghiệm của Singapore…

V. Các giải pháp trong thời gian tới

1. Nâng cao chất lượng kỹ thuật đóng mới, sửa chữa tàu biển

2. Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm tàu biển

3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra tàu biển

4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo thuyền viên

5. Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với việc lưu giữ tàu:

+ Trách nhiệm của Chủ tàu/ Tổ chức cung cấp thuyền viên

+ Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm

+ Trách nhiệm của Cục Hàng hải

VI. Đề xuất:

1. Sửa đổi, bổ sung các văn bản luật

2. Ph ân định rõ chức năng cơ quan nhiệm vụ đầu mối chính quyền hàng hải

3. Một số chính sách hỗ trợ chủ tàu



I. LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia biển có bờ biển chạy dài hơn 3.200 km với hơn 1 triệu km2 mặt nước với nhiều quần đảo và đảo quan trọng như Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo… Nằm cận kề tuyến hành hải quốc tế quan trọng từ Đông sang Tây, Bắc xuống Nam; nối liền nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xây dựng “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” với mục tiêu “xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước”.

Việt Nam đã là thành viên thứ 63 của Công ước liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS 1982) từ 23/6/1994 và đã là thành viên chính thức của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) từ năm 1984. Kể từ ngày trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hàng hải Quốc tế đến nay Việt Nam đã tham gia 20 Công ước và Nghị định thư của IMO trong đó có các công ước cơ bản về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường như: Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng người trên biển (SOLAS 74/78) năm 1990. Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiễm môi trường biển từ tàu (MARPOL 73/78) phụ lục I, II năm 1991, Công ước quốc tế về tiêu chuẩn đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca (STCW 78/95) năm 1990, Công ước quốc tế về phòng tránh đâm va trên biển (COLREG 72) năm 1990… Ngay sau khi phê chuẩn, tham gia các công ước quốc tế này, Bộ luật Hàng hải Việt Nam, năm 1991 và các văn bản dưới luật đã nội luật hóa các quy định của công ước quốc tế để triển khai thực hiện cho đội tàu biển, cảng biển Việt Nam và các đối tương khác có liên quan đến hoạt động hàng hải. Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải, Tổ chức hàng hải quốc tế đã sửa đổi bổ sung nhiều các quy định liên quan đến an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, Việt Nam cũng đã hoàn thiện sửa đổi Bộ luật hàng hải Việt Nam, năm 2005 và ban hành hầu hết các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Năm năm 2005 với 01 Pháp lệnh, 21 Nghị định, 14 Quyết định của Thủ tướng và hàng chục Quyết định hoặc Thông tư cấp bộ và một số quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành. Các quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển trong các điều ước quốc tế được nghiên cứu và nội luật hóa để thực thi trong các văn bản pháp luật của Việt nam. Bộ luật hàng hải Việt Nam là một bộ luật lớn bao trùm tất cả các hoạt động hàng hải từ cảng biển, tàu biển, bảo hiểm, lai dắt, thuyền bộ…

Trong những năm qua hoạt động hàng hải không ngừng phát triển; đội tàu Việt Nam đã hơn 1.600 chiếc thêm vào đó gần nửa triệu tấn tàu của chủ tàu Việt Nam hiện đang mang cờ nước ngoài; sản lượng hang hóa thông qua hệ thống cảng biển không ngừng gia tăng, từ đó nhiều cảng biển nước sâu với công nghệ xếp dỡ hiện đại đã được đầu tư đưa vào khai thác từ Bắc tới Nam; ngành công nghiệp đóng tàu bước đầu đã đạt được một số thành tựu nhất định khi Việt Nam đã có tên trên bản đồ thế giới về các quốc gia đóng tàu. Chúng ta đã đóng được nhưng con tàu hơn 100.000 DWT. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được đó, ngành vận tải biển Việt Nam cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu như đội tàu mới phát triển về số lượng còn chất lượng chưa tương xứng với sự phát triển về số lượng đó. Các gam tàu, chủng loại tàu chưa hợp lý và năng lực quản lý khai thác đội tàu của chủ tàu Việt Nam còn yếu kém và khi kinh tế thế giới suy thoái đã làm cho đội tàu Việt Nam bị tác động một cách tiêu cực.

Việt Nam chính thức là thành viên của Thỏa thuận kiểm tra nhà nước tại cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TOKYO MOU) từ 01.01.1999 và từ đó đến nay Việt Nam đã nỗ lực hết mình thực thi đầy đủ nghĩa vụ thành viên của Tokyo MOU. Tuy nhiên trong 10 năm qua Việt Nam liên tục nằm trong danh sách đen của Tokyo MOU về việc tàu biển Việt Nam có tỉ lệ tàu bị lưu giữ cao ở nước ngoài. Trong những năm tới đây, nếu Việt Nam không thoát khỏi danh sách đen thì Việt Nam sẽ không còn là thành viên đầy đủ của Tokyo MOU. Nếu điều này xảy ra thì vị thế và uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực hàng hải sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, điều này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam. Do đó trong những năm tới Việt Nam cần có những giải pháp quyết liệt để đưa đội tàu Việt Nam ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU. Hy vọng đề án này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội tàu Việt Nam, từng bước giảm thiểu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài và đến cuối năm 2014, Việt Nam sẽ bước ra khỏi danh sách đen của Tokyo MOU.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Quy định của các công ước quốc tế về PSC

Hầu như trong tất cả các điều ước quốc tế về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đều có các quy định về kiểm tra tàu biển. Theo đó, Chính phủ của quốc gia có cảng có quyền kiểm tra xem các tàu biển nước ngoài khi hoạt động tại các cảng, bến cảng của mình có chấp hành đầy đủ các điều ước quốc tế về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mà mình là thành viên hay không, cụ thể là các quy định:



  • Quy định 19, Chương I Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74);

  • Quy định 6, Chương IX Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74);

  • Quy định 4, Chương XI-1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74);

  • Quy định 9, Chương XI-2 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74);

  • Điều 21, Công ước quốc tế về mạn khô, 1966 (LOADLINE 66);

  • Điều 5, 6 Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu, 1973/1978 (MARPOL 73/78);

  • Quy định 8A, Phụ lục I Marpol 73/78;

  • Quy định 15, Phụ lục II Marpol 73/78;

  • Quy định 8, Phụ lục III Marpol 73/78;

  • Quy định 8, Phụ lục V Marpol 73/78;

  • Quy định 10, Phụ lục VI Marpol 73/78;

  • Quy định 11, Phụ lục VI Marpol 73/78;

  • Điều X, Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận và trực ca của thuyền viên 1978 (STCW 78);

  • Quy định I/4, Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận và trực ca của thuyền viên 1978 (STCW 78);

  • Điều 12, Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969 (Tonnage69);

  • Điều 4, Công ước ILO No. 147

  • Điều 11, Công ước AFS 2001


2. Tổ chức Tokyo MOU và các tổ chức PSC trên thế giới

2.1. Giới thiệu chung về tổ chức Tokyo MOU

Tokyo MOU là Hiệp định hợp tác liên chính phủ về kiểm tra nhà nước cảng biển trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Mục đích của Tổ chức là hướng tới loại bỏ các tàu không đủ tiêu chuẩn trong khu vực. Thúc đẩy việc thực hiện hiệu quả và thống nhất các tiêu chuẩn, quy định của các công ước của IMO, ILO đối với các tàu trong khu vực. Hiệp định được ký vào ngày 1/12/1993 và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/4/1994. Tính đến ngày 1/6/2012, Tokyo MOU có 18 thành viên, bao gồm:



  • Australia - Cơ quan An toàn hàng hải Australia

  • Canada - Cơ quan Giao thông, An toàn hàng hải

  • Chile - Cục quản lý vùng nước cảng biển và vận tải hàng hải

  • Trung Quốc - Cục An toàn hàng hải

  • Fiji - Cơ quan An toàn hàng hải

  • HongKong - Cục quản lý Hàng hải

  • Indonesia - Bộ Giao thông vận tải - Vụ Vận tải biển - Cơ quan phòng vệ bờ biển

  • Nhật Bản - Tổng cục Biển - Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Vận tải và du lịch

  • Hàn Quốc - Vụ Chính sách, An toàn hàng hải

  • Malaysia - Cục quản lý Công nghiệp Hàng hải

  • Newzealand - Cục Hàng hải

  • Papua New Guinea - Cơ quan an toàn hàng hải Quốc gia

  • Philippines - Lực lượng phòng vệ bờ biển

  • Liên Bang Nga - Văn phòng cảnh sát Quốc gia về hàng hải và vận tải đường sông

  • Singapore - Chính quyền cảng và chính quyền hàng hải

  • Thái Lan - Vụ Hàng hải

  • Vanuatu - Bộ cơ sở hạ tầng và dịch vụ công

  • Việt Nam - Cục Hàng hải Việt Nam

Ngoài ra Tokyo MOU có Peru và Marshell Islands là hai thành viên chưa chính thức của Tokyo MOU; Macao, Mỹ, Solomon Island và Triều Tiên là quan sát viên của Tokyo MOU.

Mục đích chính của Hiệp định này nhằm đảm bảo những hoạt động hàng hải đáp ứng những tiêu chuẩn phù hợp về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường. Hiệp định được ký kết cũng chỉ rõ tất cả các Quốc gia là thành viên có quyền kiểm tra các tàu treo cờ nước ngoài vào khu vực của mình để đảm bảo những tàu này phù hợp với tiêu chuẩn của IMO/ILO về an toàn, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Các chính phủ thành viên có thể thông qua hoạt động kiểm tra nhà nước cảng biển để:

- Kiểm soát tiêu chuẩn an toàn;

- Bảo vệ lãnh thổ của mình trước các nguy cơ mất an toàn, an ninh và ô nhiễm môi trường;

- Kiểm soát các tàu dưới tiêu chuẩn vào vùng biển của mình.

2.2. Giới thiệu chung về tổ chức MOU trên thế giới

Tại một số vùng trên thế giới các Quốc gia trong vùng đã ký kết thỏa thuận "BẢN GHI NHỚ VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CẢNG BIỂN CỦA CHÍNH QUYỀN CẢNG ". Hiện nay đang có các thỏa thuận sau:



TT

Khu vực

Thoả thuận

Ngày ký

1

  Khu vực Châu Âu và Bắc Đại Tây Dương

  Paris MOU

01/07/1982

2

  Khu vực Châu Á Thái Bình Dương

  Tokyo MOU

01/12/1993

3

  Khu vực Châu Mỹ La Tinh

  Vina del Mar

05/11/1992

4

  Khu vực Caribe

  Caribbean MOU

09/02/1996

5

  Khu vực Địa Trung Hải

  Mediterranean MOU

11/07/1997

6

  Khu vực Ấn Độ Dương

  Indian Ocean MOU

05/06/1998

7

  Khu vực Trung và Tây Phi

  Abuja MOU

22/10/1999

8

  Khu vực Biển Đen

  Black Sea MOU

07/04/2000

9

  Vùng Vịnh

  Riyadh MOU

30/06/2004

10

  Hoa Kỳ

  USCG

 

Ở Hoa kỳ PSC do Lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ thực hiện. Canada là thành viên của PARIS MOU trên bờ biển Đại Tây Dương và là thành viên của TOKYO MOU trên bờ biển Thái Bình Dương. Nga là thành viên của PARIS MOU trên bờ biển châu Âu và là thành viên của TOKYO MOU trên bờ biển Thái Bình Dương.

Chi tiết về thành viên của các thoả thuận như sau:

a. Thành viên Thoả thuận PARIS MOU:

Bỉ, Canađa, Croatia, Đan mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy lạp, Ai xơ len, Ai len, Ý, Hà lan, Na uy, Ba lan, Bồ đào nha, Liên bang Nga, Tây ban nha, Thụy điển, Liên hiệp Anh.



b. Thành viên Thoả thuận TOKYO MOU:

Úc, Canađa, Chi lê, Trung Quốc, Fiji, Hồng Kông(Trung Quốc), Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma lai xi a, Niu Dilân, Papua Niu Ghinê, Philíppin, LB Nga, Singapore, Solomong Aceland, Thái lan, Vanuatu, Việt Nam.



c. Thành viên Thoả thuận Vina Del Mar MOU:

Áchentina, Braxin, Chi lê, Côlumbia, Cu ba, Êcuađo, Mê hi cô, Pa na ma, Pê ru, U ru goay, Vênê zu ê la.



d. Thành viên Thoả thuận CARIBBEAN MOU:

Anguilla, Antigua và Barbuda, Aruba, Bahamas, Barbados, Bermuda, Quần đảo British Virgin, Quần đảo Cayman, Dominica, Grenada, Guyana, Jamaica, Monserrat, Netherlands Antilles, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, St. Vincent và Grenadines, Suriname, Trinidad và Tobago, Quần đảo Turks và Caicos.



e. Thành viên Thoả thuận MEDITERRANEAN MOU:

An giê ri, Síp, Ai cập, Ê ti ô pi a, Ixraen, Li băng, Man ta, Ma rốc, Tuy ni di, Thổ nhĩ kỳ, Chính phủ Palestine.



g. Thành viên Thoả thuận INDIAN OCEAN MOU:

Djibouti, Eritrea, Êtiôpia, Ấn độ, Iran, Kênia, Manđivơ, Mauritius, Modămbích, Sêychlles, Nam Phi, SriLanca, Xu đăng, Tan da ni a, Y ê men.



h. Thành viên Thoả thuận Abuja MOU:

Bê nanh, Cape Verde, Công gô, Bờ biển ngà, Ga bông, Gam bi a, Ga na, Ghi nê, Li bê ri a, Mauretania, Namibia, Sê nê gan, Siêra Lêon, Nam Phi, Tô gô.



k. Thành viên Thoả thuận Black Sea MOU:

Bungari, Grudi, Rumani, Liên bang Nga, Thổ nhĩ kỳ, Ucraina.



Hoạt động chung của các MOU đều dựa trên các nguyên tắc nhằm đảm bảo tàu vận hành an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường biển. Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đã ban hành hướng dẫn về thực hiện công tác kiểm tra PSC nhằm thống nhất cách hiểu và thực hiện giữa tất cả các nước trên thế giới, mục đích cuối cùng là để con tàu ra khơi an toàn, bảo vệ môi trường biển.

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

CÔNG TÁC KIỂM TRA TÀU BIỂN Ở VIỆT NAM

1. Thực trạng đội tàu biển Việt Nam

1.1. Quy mô đội tàu: Đến hết năm 2011, đội tàu vận tải biển Việt Nam có 1.691 tàu các loại, với tổng dung tích 4.4434.551 GT và tổng trọng tải 7.476.269 DWT, trong đó có 492 tàu biển hoạt động quốc tế với tổng dung tích gần 2 triệu GT. Nếu xét về số lượng, đội tàu thuộc sở hữu Việt Nam đứng thứ 3/10 nước ASEAN, đứng sau 2 nước Singapore (1.329 chiếc) và Indonesia (2.041 chiếc); Xét về tổng trọng tải, đội tàu Việt Nam đứng thứ 4/10 nước ASEAN, đứng sau các nước Singapore (gấp 15 lần tổng trọng tải đội tàu Việt Nam), Malaysia (2,9 lần), Philippine (1,8 lần).

1.2. Cơ cấu đội tàu:

1.2.1 Phân theo chủng loại tàu: Theo quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, tổng trọng tải đội tàu sẽ đạt 11,8 - 13,2 triệu DWT, trong đó tàu hàng bách hóa tổng hợp 3,84 - 4,45 triệu DWT; tàu hàng rời 2,70 - 3,11 triệu DWT; tàu container 1,49 - 1,71 triệu DWT; tàu dầu thô 1,92 - 2,21 triệu DWT; tàu dầu sản phẩm 1,69 - 1,77 triệu DWT.

Bảng : Cơ cấu, chủng loại đội tàu vận tải biển Việt Nam năm 2011

(Chỉ tính tàu vận tải hàng hoá từ 150 DWT trở lên)

TT

Loại tàu

2008

2011

Số lượng

Trọng tải

Số lượng

Trọng tải

chiếc

%

DWT

%

chiếc

%

DWT

%

1

Tàu bách hoá

957

83,15

2.478.032

42,19

1.086

64%

3.067.458

41%

2

Tàu hàng rời

58

5,04

1.846.526

31,44

188

11%

1.971.919

26%

3

Tàu container

31

2,69

354.326

4,84

35

2%

370.000

5%

4

Tàu dầu

105

9,1

1.264.318

21,5

130

8%

1.591.206

21%

5

Tàu khác













226

13%

167.148

2%




Tổng đội tàu

1.151




5.873.202




1.691

100

7.467.269

100

+ Đội tàu bách hóa: Năm 2011 đội tàu bách hoá có 1.086 chiếc (chiếm 64% về số lượng) với tổng trọng tải 3.067.458 DWT (chiếm 41% về trọng tải) trong cơ cấu đội tàu quốc gia. So với năm 2008, mặc dù tỷ trọng đã giảm đi nhưng đội tàu bách hoá đã phát triển thêm được 129 chiếc (tăng 13%) với tổng trọng tải gần 500 ngàn DWT (tăng 24%). Trung bình tàu bách hóa tăng khoảng 32 tàu mỗi năm tương ứng gần 125.000 DWT.

So với đội tàu bách hóa của thế giới, đội tàu của Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 2,8%. Mặc dù đội tàu có sự tăng trưởng qua các năm nhưng mức trọng tải bình quân năm 2011 chỉ đạt khoảng 2.800 DWT/tàu, không tăng trưởng nhiều so với 2007 (2.200 DWT/tàu). Trong khi mức trọng tải bình quân của đội tàu thế giới đối với nhóm tàu trên 20 tuổi là 3.962 DWT, đối với nhóm tàu dưới 4 tuổi là 9.221 DWT.



+ Đội tàu hàng rời: Năm 2011 đội tàu hàng rời có 188 chiếc (chiếm 11%) với tổng trọng tải 1.971.919 DWT (chiếm 26%) trong cơ cấu đội tàu quốc gia. Trọng tải bình quân là 10.488 DWT. So với năm 2008, đội tàu hàng rời đã tăng thêm 100 chiếc (khoảng 224%) và 125.393 DWT, tương đương với 6% về trọng tải.

+ Đội tàu container: Trong 5 năm (2007-2011), đội tàu container Việt Nam đã tăng gấp đôi cả về số lượng và tổng trọng tải. Năm 2007 Việt Nam mới chỉ có 31 tàu với tổng trọng tải 243.996 DWT (tương đương 15.487 TEU) thì năm 2011 đã có 61 tàu với tổng trọng tải 669.538 DWT. Cơ cấu đội tàu container trong đội tàu quốc gia còn rất thấp, chỉ chiếm 3,6% về số lượng và 9% về trọng tải. Trong khu vực ASEAN và Trung Quốc, chỉ có Singapore và Trung Quốc là 2 nước có đội tàu container với quy mô vượt trội. Thực tế thì đây là 2 nước có những tập đoàn vận tải container có quy mô toàn cầu, thuộc 20 hãng tàu container lớn nhất thế giới. Vì vận tải container có tính chất đặc thù trong khai thác nên ngoại trừ Singapore và Trung Quốc, Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực chỉ sở hữu tàu container cỡ 1.000 TEU và hoạt động khai thác trên các tuyến feeder trong khu vực.

+ Đội tàu dầu: Đội tàu dầu của Việt Nam bao gồm các loại: tàu dầu thô, tàu xăng dầu, tàu LPG, tàu hoá chất các loại. Đến hết 2007, đội tàu dầu của Việt Nam có 90 chiếc với tổng trọng tải 771.936 DWT, bao gồm các loại: tàu dầu thô, tàu dầu sản phẩm, tàu LPG, tàu hoá chất. Đến hết năm 2011, đội tàu dầu đã tăng lên thành 130 chiếc với tổng trọng tải 1.591.206 DWT. Nhìn vào số liệu thống kê có thể thấy quy mô, năng lực và cơ cấu đội tàu dầu Việt Nam còn rất hạn chế, không thể so sánh được các nước như Malaysia, Trung Quốc và đặc biệt là Singapore. Tổng trọng tải đội tàu dầu Việt Nam chỉ bằng 1/9 của Malaysia, 1/11 của Trung Quốc và 1/40 của Singapore.

Như vậy, trong cơ cấu đội tàu biển Việt Nam, đội tàu bách hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất (41%), tiếp đó là đội tàu hàng rời (26%), đội tàu dầu (21%) và đội tàu container (9%). Tuy nhiên, trong cơ cấu đội tàu thế giới, đội tàu hàng khô và đội tàu chở dầu chiếm tỷ lệ lớn nhất (38,1% và 34%), đội tàu container chiếm 13,2%, đội tàu hàng bách hóa chỉ chiếm 7,8%. Đồng thời, tỷ trọng của đội tàu hàng bách hóa luôn có xu hướng giảm xuống qua các năm (từ 11,1% năm 2004 còn 7,8% năm 2011), đội tàu chở dầu giảm từ 37% (2004) còn 34% (2011). Đội tàu hàng khô vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định, luôn chiếm khoảng 36 - 38% tổng trọng tải đội tàu thế giới. Đội tàu container có mức tăng trưởng nhanh nhất, từ 10,6% (2004) lên 13,2% (2011). Cơ cấu đội tàu thế giới phản ánh rõ nét cơ cấu và xu hướng phát triển của các nhóm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Theo đó, hàng container có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất với hoạt động container hóa tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng trong thương mại thế giới. Nhóm hàng rời, đặc biệt là 5 loại hàng rời chính (gồm quặng sắt, than, lương thực, nhôm/bô xít và phốt phát) vẫn tiếp tục tăng lên trong khi tỷ trọng dầu thô và dầu sản phẩm giảm dần xuống.

Qua các số liệu phân tích trên cho thấy, cơ cấu chủng loại tàu của đội tàu Việt Nam còn chưa phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường vận tải thế giới.


Каталог: Uploads -> Articles03
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles03 -> BỘ TÀi chính nưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Articles03 -> Phụ lục 1 danh sách các nhân vật lịch sử, ĐỊa danh bổ sung Quỹ tên đường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Articles03 -> Các doanh nghiệp trong nước; hộ gia đình, cá nhân, trang trại (sau đây gọi chung là nông dân); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương