Phụ lục khẩu hiệu của tháng hành đỘng quốc gia phòNG, chống aids năM 2012



tải về 120.92 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích120.92 Kb.
#28684



Phụ lục 1.
KHẨU HIỆU CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA

PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2012

(Kèm theo KH số: 164 /KH-BCĐ ngày 19/11/2012 của Ban chỉ đạo)



1. Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2012!

2. Hãy hành động vì mục tiêu: Không còn người nhiễm mới HIV!

3. Hãy dùng riêng bơm kim tiêm để phòng tránh lây nhiễm HIV!

4. Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục để phòng tránh lây nhiễm HIV!

5. Hãy xét nghiệm HIV để bảo vệ chính mình và người thân!

6. Sống lành mạnh, thuỷ chung để không bị lây nhiễm HIV!

7. Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS!

8. Phòng, chống HIV/AIDS là bảo vệ chính bạn và gia đình bạn!

9. Phụ nữ mang thai ngay trong ba tháng đầu hãy đi tư vấn và xét nghiệm HIV để dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!

10. Tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS là quyền của mọi người dân!

11. Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS là góp phần phòng, chống HIV/AIDS!

12. Thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người!

13. Người nhiễm HIV hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, chăm sóc và điều trị!

14. Tăng cường lãnh đạo, giữ vững cam kết, quyết tâm ngăn chặn AIDS!

15. Tăng cường cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS cho mọi người dân!

16. Tham gia bảo hiểm y tế là để bảo vệ sức khỏe, kinh tế cho bạn, cho tôi và cho cả người nhiễm HIV!

17. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2012!



Phụ lục 2.

CHỦ ĐỀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS NĂM 2012

(Kèm theo KH số: 164 /KH-BCĐ ngày 19/11/2012 của Ban chỉ đạo)


“HƯỚNG TỚI KHÔNG CÒN NGƯỜI NHIỄM MỚI HIV”

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã chính thức chọn chủ đề chung cho các Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero” nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”. Tầm nhìn “Ba không” đã được Tổng thư ký Liên hợp quốc công bố chính thức tại Phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS tháng 6/2011.

Các mục tiêu cụ thể của tầm nhìn này bao gồm:

* Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV:

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV do quan hệ tình dục không an toàn vào năm 2015, đặc biệt là trong nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm.

- Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2015 và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS.

- Giảm 50% các ca mới nhiễm HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy vào năm 2015, tất cả những người mới nghiện ma túy đều được dự phòng lây nhiễm HIV đúng cách.



* Hướng tới không còn người tử vong do AIDS:

- Tất cả người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị đều được tiếp cận thuốc kháng vi rút (ARV).

- Giảm 50% các ca tử vong do Lao ở những người nhiễm HIV/AIDS vào năm 2015

- Những người bị nhiễm HIV và gia đình của họ đều được quan tâm đề cập trong các chiến lược quốc gia về bảo vệ con người và có thể tiếp cận được các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ thiết yếu.



* Hướng tới không còn kỳ thị và phân biệt đối xử:

- Đến năm 2015 làm giảm 50% số quốc gia có quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú .

- Không còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS.

Tại sao Liên hợp quốc đặt mục tiêu “Ba không”?

Mặc dù theo báo cáo của Liên hợp quốc, xu hướng mới nhiễm HIV trên toàn cầu có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên ở một số vùng trên thế giới vẫn có xu hướng gia tăng. Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế. Theo các điều tra gần đây nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có 24% phụ nữ trẻ và nam giới trẻ trả lời chính xác 5 câu hỏi về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nhận thức và kiến thức về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tới trong việc kiểm soát sự lây nhiễm HIV. Các báo cáo cũng cho thấy các ca nhiễm mới HIV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn tập trung trong các nhóm chính có nguy cơ lây nhiễm cao, gồm những người tiêm chích ma túy, người mua và bán dâm, nam có quan hệ tình dục đồng với nam và những người chuyển giới.

Trên thế giới cũng như trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, số người tiếp cận được điều trị kháng vi-rút (ARV) để tiếp tục sống đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2006. Tuy vậy, đến nay vẫn còn hơn 60% số người đủ tiêu chuẩn điều trị ARV trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa tiếp cận được với các thuốc có ý nghĩa sống còn này với họ. Ở Việt Nam, số người được điều trị ARV đã tăng 18 lần và số người chết liên quan đến AIDS đã giảm nhanh trong vòng năm năm qua, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau vẫn còn hơn một nửa số người lớn nhiễm HIV/AIDS có nhu cầu nhưng vẫn chưa chưa được tiếp cận điều trị kháng vi-rút. Do vậy để thực hiện được mục tiêu không còn người chết liên quan đến AIDS thì ngoài các giải pháp mang tính đồng bộ, các giải pháp tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng.

Đã 30 năm đương đầu với HIV/AIDS, nhiều thành tựu đã đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS, tuy nhiên tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia vẫn còn những quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS... Cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỳ thị và phân biệt đối xử tiếp tục là nguyên nhân hạn chế những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS cũng như là những rào cản đối với việc thực hiện đầy đủ các quyền của người nhiễm HIV/AIDS, bao gồm quyền học hành, lao động v.v…đã được pháp luật các quốc gia quy định.

Liên hợp quốc khuyến cáo, từ chủ đề chung của Chiến dịch Phòng, chống HIV/AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015, hàng năm các quốc gia, tùy theo tình hình dịch HIV/AIDS và thực tế công tác phòng, chống HIV/AIDS có thể lựa chọn các ưu tiên khác nhau để hướng tới mục tiêu “Ba không” nói trên và Việt Nam đã chính thức chọn chủ đề cho Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 là: “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.

Tại sao năm 2012 Việt Nam lại tập trung vào chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”:

Tuy dịch HIV/AIDS ở Việt Nam đã bị kìm chế ở mức độ thấp, số người mới phát hiện nhiễm HIV đã giảm liên tục trong 4 năm gần đây nhưng vẫn chưa đủ bền vững. Dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lây lan trên đất nước ta với một số xu hướng thay đổi đáng lưu ý như gia tăng sự lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục, gia tăng số người nhiễm HIV vốn được coi là những người ít có nguy cơ như phụ nữ mang thai… Một bộ phận dân cư vẫn chưa thực sự có nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS. Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong một số nhóm người như tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm vẫn còn ở mức độ cao… Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta đã làm giảm được tốc độ lây lan của HIV, nhưng dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến khó lường và tiềm ẩn các yếu tố có thể gây bùng nổ dịch nếu chúng ta không có những biện pháp ứng phó toàn diện và quyết liệt hơn.

Do vậy kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng đã là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030./.

Phụ lục 3;

BÁO CÁO NHANH

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS NĂM 2012

(Kèm theo KH số: /KH-BCĐ ngày 19/11/2012 của Ban chỉ đạo)


Tên đơn vị báo cáo:............................................................



Stt

Tên hoạt động

Đơn vị thực hiện chính

Đơn vị phối hợp

Thời gian tổ chức

Địa điểm tổ chức

Dự kiến kết quả

1

......
















..

....

















































































Ngày........tháng…...năm 2012

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

Ghi chú: - Báo cáo này dành cho Thành viên Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh tổng hợp trên cơ sở kế hoạch của các tuyến.

- Đề nghị các đơn vị gửi Báo cáo nhanh về Sở Y tế trước ngày 15/11/2012 để tổng hợp báo cáo Uỷ ban quốc gia. Fax: 0253812456, Email, cuongaidsls@yahoo.com.vn



Phụ lục 4.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH VÀ DIỄU HÀNH QUẦN CHÚNG

NHÂN THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

(Kèm theo KH số: /KH-BCĐ ngày 19/11/2012 của Ban chỉ đạo)






I. QUY TRÌNH TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH VÀ DIỄU HÀNH


  1. Lập kế hoạch tổ chức, bao gồm mục đích, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, đơn vị tổ chức (mẫu đính kèm).

  2. Thành lập Ban tổ chức.

  3. Xây dựng chương trình chi tiết và chuẩn bị các bài phát biểu theo chương trình (có mẫu đính kèm).

  4. Tổ chức họp Ban tổ chức phân công công việc và trách nhiệm cho từng thành viên.

  5. Chuẩn bị các thủ tục hành chính, công văn, giấy tờ phục vụ cho công tác tổ chức và huy động lực lượng tham gia.

  6. Rà soát các công việc chuẩn bị cho lễ mít tinh và diễu hành

- Hội trường, trang trí hội trường hoặc sân khấu ngoài trời;

- Treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền;

- Chuẩn bị bài phát biểu của lãnh đạo;

- Khẳng định sự tham gia của khách mời, lực lượng quần chúng tham gia diễu hành;

- Văn nghệ chào mừng;

- Chuẩn bị tuyến đường diễu hành và phương tiện diễu hành quần chúng;

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (bản tin, loa đài).


  1. Tổng duyệt chương trình (Nếu cần).

II. TỔ CHỨC MÍT TINH, DIỄU HÀNH QUẦN CHÚNG TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG, CHỐNG AIDS 1/12

1. Mục tiêu

1.1 Tạo động lực thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”;

1.2 Thu hút sự quan tâm và tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng... về phòng, chống HIV/AIDS;

1.3 Tiếp tục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người;

1.4 Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS, đặc biệt là các dịch vụ hỗ trợ thay đổi hành vi, thực hiện hành vi an toàn tự phòng tránh lây nhiễm HIV đến mọi người dân;

1.5 Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.



2. Thời gian tổ chức lễ mít tinh và diễu hành

Lễ mít tinh và diễu hành được tổ chức đồng loạt ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong cả nước (sau đây gọi tắt là xã) vào cùng một thời điểm: 7h30 ngày thứ Bảy, 01 tháng 12 năm 2012.



3. Địa điểm tổ chức Lễ mít tinh

Chọn địa điểm thích hợp trên địa bàn của xã, nơi thu hút được nhiều người dân quan tâm theo dõi, có thể trong hội trường, nhưng nên chọn địa điểm ngoài trời nếu điều kiện thời tiết cho phép.



4. Đơn vị tổ chức thực hiện

- Đơn vị chỉ đạo: Uỷ ban nhân dân xã

- Đơn vị tổ chức: Ban chỉ đạo Phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm xã, phường, thị trấn.

- Đơn vị phối hợp tổ chức: Y tế, Mặt trận Tổ quốc, Văn hoá, Công an, Lao động - Thương binh - Xã hội, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu chiến binh, Giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể khác.



5. Thành phần tham dự

Đại diện của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và lực lượng quần chúng (càng đông càng tốt)

- Lãnh đạo Tỉnh ủy, Huyện ủy và Đảng ủy xã;

- Lãnh đạo Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm tỉnh và huyện;

- Văn phòng UBND tỉnh và UBND huyện;

- Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm của xã;

- Các ban, ngành, đoàn thể của xã;

- Các cơ quan báo chí địa phương;

- Người nhiễm HIV và gia đình họ;

- Các nhóm tự lực, các nhóm giáo dục đồng đẳng;

- Học sinh của các trường đóng trên địa bàn như trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông;

- Đại diện các tổ chức xã hội: Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, v.v...



6. Chương trình Lễ mít tinh (có chương trình chi tiết kèm theo).

7. Phân công cụ thể (mẫu đính kèm).

8. Kinh phí:

Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia của địa phương hoặc nguồn kinh phí khác.



GỢI Ý:
BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ

TẠI LỄ MÍT TINH VÀ DIỄU HÀNH

Ngày 1/12/2012

Kính thưa……

Kính thưa các quý vị đại biểu và các bạn!

Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ ngày 10/11 đến ngày 10/12 hàng năm. Năm nay là năm thứ tư hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trong phạm vi cả nước ở tất cả các xã phường với chủ đề phòng chống AIDS toàn cầu là Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV. Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV có nghĩa là phấn đấu đến năm 2015: Giảm 50% các ca nhiễm mới do lây truyền HIV do quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm nhóm thanh niên, người quan hệ tình dục đồng giới nam, người bán dâm. Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con và giảm 50% số ca tử vong ở bà mẹ bị nhiễm HIV/AIDS. Giảm 50% các ca lây truyền HIV trong nhóm những người tiêm chích ma túy, tất cả người nghiện ma túy nhiễm mới HIV đều được dự phòng đúng.

Trong không khí sôi động này, xã…….. tổ chức lễ mít tinh và diễu hành với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân xã … để hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS. Tôi hoan nghênh sự có mặt của các vị đại biểu và nhân dân xã ….. đã đến tham dự Lễ mít tinh và diễu hành trọng thể hôm nay.

Th­ưa các vị đại biểu,

Năm 1990, Việt Nam lần đầu tiên phát hiện trư­ờng hợp nhiễm HIV, nhưng từ đó đến nay đã có hàng trăm nghìn ngư­ời nhiễm mới. Theo các chuyên gia, số ngư­ời bị nhiễm đã thống kê còn ít hơn nhiều so với thực tế. Rõ ràng, HIV/AIDS đã và đang trở thành mối đe doạ đối với sự phát triển của đất n­ước và cuộc sống của mỗi chúng ta.

Tính đến ngày...., trong toàn tỉnh ta có….. người nhiễm HIV còn sống, trong đó có ….. bệnh nhân AIDS và ……. người đã tử vong do AIDS.

Để đáp ứng với diễn biến lây nhiễm HIV ở nước ta, đòi hỏi chư­ơng trình phòng chống HIV/AIDS phải đư­ợc toàn xã hội quan tâm hơn nữa. Với chủ đề Ngày thế giới phòng, chống AIDS năm nay tập trung vào Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV một lần nữa khẳng định chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo cho mọi người đều được tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ, điều trị HIV/AIDS. Nó cũng khẳng định rằng chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là một biện pháp phòng, chống HIV/AIDS và đảm bảo quyền của mỗi con người.

Để thực hiện được điều này đòi hỏi sự tham gia tích cực hơn nữa của các cấp lãnh đạo trong việc chỉ đạo, hướng dẫn và thực hiện các cam kết hành động phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó nhấn mạnh sự tham gia và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình, cộng đồng trong các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Thưa các vị đại biểu,

Phòng, chống HIV/AIDS phải đ­ược coi là một trong những nhiệm vụ ư­u tiên đối với phát triển kinh tế – xã hội và phải đ­ược sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các tổ chức cùng với mọi cá nhân trong xã hội tham gia. Để thực hiện thành công công tác phòng, chống HIV/AIDS nói chung cũng như để đảm bảo mục tiêu mọi người dân đều có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV, những người nhiễm HIV có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ, điều trị chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ từ truyền thông nâng cao nhận thức cho mọi người đến cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc hỗ trợ và điều trị, cần lồng ghép hiệu quả chương trình phòng, chống HIV/AIDS với ch­ương trình phòng, chống các tệ nạn ma tuý, mại dâm. Việc tăng cường cung cấp các dịch vụ về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị vẫn là chưa đủ nếu mỗi người dân chúng ta không quan tâm, chủ động tìm kiếm thông tin và các dịch vụ thích hợp cho chính bản thân mỗi chúng ta. Cho đến nay, tuy chúng ta ch­ưa có vắc-xin chống lại căn bệnh này, nhưng nếu chúng ta xây dựng được ý thức phòng, chống của cả cộng đồng thì có thể ngăn chặn đ­ược sự gia tăng của HIV/AIDS.

Với tinh thần đó, nhân dịp này, tôi kêu gọi nhân dân xã…. tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, góp phần đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh cũng như đảm bảo sự ổn định của xã. Đã đến lúc chúng ta cam kết hành động để tiếp tục hỗ trợ ngày một thiết thực và hiệu quả hơn cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam và đảm bảo rằng mục tiêu mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thành công.

Xin cảm ơn các quý vị đại biểu và các bạn!



CHƯƠNG TRÌNH LỄ MÍT TINH VÀ DIỄU HÀNH

Ở XÃ, PHƯỜNG. THỊ TRẤN

Ngày 27/11/2011


Thời gian

Nội dung hoạt động

Người thực hiện


6:30-7:00

Đón tiếp đại biểu

ổn định tổ chức




Ban tổ chức

7:00 -7:30

Văn nghệ chào mừng


Các đội văn nghệ chuyên hoặc không chuyên


7:30 - 7:40

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu


Ban tổ chức

7:40-7:55

Phát biểu hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS của Ban chỉ đạo PC AIDS và PC TN MT, MD của xã


Chủ tịch UBND hoặc Trưởng Ban chỉ đạo PC AIDS và PC TN MT, MD xã


7:55 - 8:10

Phát biểu hưởng ứng của đại diện người nhiễm HIV (trong trường hợp không có người nhiễm HIV nhận lời thì thay bằng phát biểu hưởng ứng của 01 đoàn viên thanh niên hoặc Hội phụ nữ hoặc học sinh trường phổ thông)


Người nhiễm HIV đang sinh sống tại xã phường


8:10 - 8:15

Phát biểu của lãnh đạo tỉnh hoặc huyện (nếu có)

Lãnh đạo tỉnh hoặc huyện


8:15 - 10:00

Diễu hành quần chúng: Lực lượng quần chúng tham gia diễu hành tới các thôn, xóm, bản, ấp...

Các lực lượng quần chúng: học sinh, sinh viên, thanh niên, Công an ... và quần chúng nhân dân

PHÂN CÔNG TỔ CHỨC LỄ MÍT TINH VÀ DIỄU HÀNH


Stt

Nội dung

Đơn vị chịu trách nhiệm

Thời gian hoàn thành

Chịu trách nhiệm chính

Phối hợp

I.

CHUẨN BỊ










1

Lập Kế hoạch chi tiết cho Lễ mít tinh






30/10/2011

2

Thành lâp Ban tổ chức








30/10/2011

3

Hoàn thành chương trình và trình lãnh đạo phê duyệt






5/11/2011

4

Chuẩn bị giấy mời

- Lập danh sách đại biểu tham dự



- Lập thành phần và danh sách mời lực lượng quần chúng tham gia mít tinh và diễu hành






8/11/2011

5

Gửi giấy mời cho các đại biểu






10/11/2011

6

Chuẩn bị các bài phát biểu







10/11/2011

7

Liên hệ và huy động sự tham gia của lực lượng quần chúng cho buổi mít tinh và diễu hành







10/11/2011

8

Chuẩn bị các tuyến đường và phương tiện phục vụ cho buuôỉ diễu hành







10/11/2011

9

Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng








25/11/2011

10

Khẳng định sự tham gia của lãnh đạo Tỉnh uỷ, Huyện uỷ, UBND tỉnh, UBND huyện và các ngành, đoàn thể cấp tỉnh và huyện






25/11/2011

11

Trang trí, khánh tiết Lễ đài cho buổi mít tinh






26/11/2011

12

Tuyên truyền về lễ mít tinh và diễu hành








20/11 - 26/11/2011

13

Kiểm tra thực tế Lễ đài cho Lễ mít tinh






26/11/2011

II.

LỄ MÍT TINH








27/11/2011

1

Đón tiếp và hướng dẫn khách và quần chúng tham dự lễ.











2

Người dẫn chương trình, tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu










3

Chịu trách nhiệm về đội văn nghệ biểu diễn chào mừng










4

Cung cấp thông tin cho báo chí tuyên truyền











5

Chịu trách nhiệm sắp xếp và hướng dẫn lực lượng quần chúng đi diễu hành












Người lập bảng Duyệt

CHỦ TỊCH UBND XÃ



tải về 120.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương