Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN



tải về 1.34 Mb.
trang1/15
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.34 Mb.
#2211
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15


Phụ lục II

NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

(Ban hành kèm theo công văn số 388/KBNN-KTNN ngày 01/03/2013 của KBNN)
A. LOẠI 1 - TÀI SẢN NGẮN HẠN

I. Nhóm 11 - TIỀN

1. Tài khoản 1110 - Tiền mặt

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của quỹ tiền mặt tại các đơn vị KBNN, gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tài khoản 1110 - Tiền mặt, các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kho quỹ, chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ hiện hành của Nhà nước.

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình thu, chi của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị ghi trên sổ kế toán với sổ quỹ và số tiền thực tế ở mọi thời điểm.

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kho tiền, các quy trình, thủ tục nhập, xuất quỹ do KBNN quy định.

- Kế toán tiền mặt phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ. Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

- Kế toán tiền mặt phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ


+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt được nhập kho, quỹ.

- Số tiền phát hiện thừa khi kiểm kê quỹ.

- Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá tăng).



Bên Có:

- Các khoản tiền mặt xuất kho, quỹ.

- Số tiền phát hiện thiếu khi kiểm kê quỹ.

- Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá giảm).



Số dư Nợ:

Số tiền mặt bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ còn tại kho, quỹ.



Tài khoản 1110 – Tiền mặt có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng Việt Nam tại KBNN.

Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1112 - Tiền mặt bằng đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt tại quỹ giao dịch, tình hình nhập, xuất tiền trong kho.

+ Tài khoản 1113 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng đồng Việt Nam: Tài khoản này phản ánh lượng tiền mặt còn đang chờ kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

(2) Tài khoản 1121 - Ngoại tệ: Dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất và tồn quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ tại KBNN.

Tài khoản 1121 - Ngoại tệ có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1122 - Tiền mặt bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi bằng ngoại tệ tại quỹ giao dịch, tình hình xuất nhập ngoại tệ trong kho.

+ Tài khoản 1123 - Tiền mặt theo túi niêm phong bằng ngoại tệ: Tài khoản này phản ánh lượng ngoại tệ còn đang chờ kiểm đếm và đã kiểm đếm để nhập quỹ KBNN.

2. Tài khoản 1130 - Tiền gửi ngân hàng



2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền gửi không kỳ hạn của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại. Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn bao gồm: Tiền Việt Nam và ngoại tệ.



2.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tài khoản 1130 - Tiền gửi ngân hàng các đơn vị phải chấp hành các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý và lưu thông tiền tệ của Nhà nước.

- Phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác số hiện có và tình hình thu, chi của KBNN. Luôn đảm bảo khớp đúng giữa sổ kế toán và thực tế ở mọi thời điểm.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Đối với các loại ngoại tệ do KBNN quản lý phải được theo dõi chi tiết theo nguyên tệ; Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định để hạch toán trên sổ kế toán. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của KBNN.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Trường hợp đặc biệt tài khoản này được kết hợp với mã đơn vị có quan hệ với ngân sách.

+ Mã KBNN.

2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền gửi vào ngân hàng.

- Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá lại số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng).

Bên Có:

- Các khoản tiền gửi rút từ ngân hàng.

- Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá lại số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ (Trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm).



Số dư Nợ:

Số tiền của KBNN còn gửi ở ngân hàng.



Tài khoản 1130 – Tiền gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1131 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam:

Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.

Tài khoản 1131 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam có 7 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1132 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1133 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1134 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1135 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1136 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1137 - Tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1139 - Tiền gửi ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.



(2) Tài khoản 1141 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ:

Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng thương mại.

Tài khoản 1141 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ có 7 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1142 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1143 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1144 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1145 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1146 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1147 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1149 - Tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.



(3) Tài khoản 1151 – Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam, tài khoản 1161 – Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ

Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong trường hợp KBNN ủy nhiệm thu cho ngân hàng khác ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền gửi chuyên thu của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại.



Nguyên tắc hạch toán

+ Tài khoản chuyên thu của các đơn vị KBNN tại chi nhánh NHTM chỉ được sử dụng để tập trung các khoản thu của NSNN, các khoản ủy nhiệm thu phạt vi phạm hành chính (nếu có) và để hạch toán các khoản lãi của các khoản thu qua tài khoản chuyên thu; các đơn vị KBNN tuyệt đối không được sử dụng tài khoản này vào các mục đích thanh toán khác.

+ Cuối ngày làm việc, toàn bộ số thu NSNN và thu phạt vi phạm hành chính (nếu có) phát sinh trên tài khoản chuyên thu của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố phải được chuyển về tài khoản tiền gửi của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, đảm bảo đến cuối ngày làm việc thì tài khoản chuyên thu của KBNN tại chi nhánh NHTM được KBNN hạch toán có số dư bằng không; trừ các khoản thu nộp NSNN phát sinh sau thời điểm “cut off time” giữa Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố và chi nhánh NHTM nơi mở tài khoản chuyên thu thì được chuyển về tài khoản tiền gửi của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh vào ngày làm việc kế tiếp.

Trường hợp Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố đã tham gia Thanh toán điện tử liên ngân hàng và Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố không còn tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thì toàn bộ số phát sinh thu trên tài khoản chuyên thu của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố đến cuối ngày phải được chuyển về tài khoản tiền gửi của Sở Giao dịch KBNN tại Ngân hàng Nhà nước (TW) theo kênh Thanh toán điện tử liên ngân hàng.

- Chỉ được mở tài khoản tiền gửi chuyên thu tại NHTM trên cùng địa bàn khi được sự chấp thuận bằng văn bản của KBNN.

- Tài khoản tiền gửi chuyên thu của các đơn vị KBNN chỉ được sử dụng để phản ánh các khoản thu của NSNN theo quy định tại Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính; không được sử dụng để thanh toán hoặc vào mục đích khác.

- Kế toán tiền gửi chuyên thu phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã sau:

+ Mã quỹ


+ Mã KBNN.

Kết cấu và nội dung tài khoản:

- Bên Nợ: phản ánh số thu NSNN đã được nộp tại NHTM nơi KBNN ủy nhiệm thu.

- Bên Có: phản ánh số thu NSNN đã chuyển về tài khoản tiền gửi của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố mở tại NHNN; hoặc tài khoản của KBNN (trung ương) mở tại Sở Giao dịch NHNN; hoặc tài khoản của KBNN (Trung ương) mở tại Hội sở chính NHTM cùng hệ thống với các chi nhánh NHTM mà các đơn vị KBNN quận, huyện mở tài khoản tiền gửi chuyên thu.

- Số dư Nợ: phản ánh số thu NSNN chưa chuyển về tài khoản tiền gửi của Văn phòng KBNN tỉnh, thành phố mở tại NHNN, hoặc tài khoản của KBNN (Trung ương) mở tại Hội sở chính NHTM cùng hệ thống với các chi nhánh NHTM mà các đơn vị KBNN quận, huyện mở tài khoản tiền gửi chuyên thu.



* Tài khoản 1151 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 1153 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tài khoản 1154 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Công thương: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương.

- Tài khoản 1155 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư.

- Tài khoản 1156 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Ngoại thương.

- Tài khoản 1157 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng sông Cửu Long: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tài khoản 1159 - Tiền gửi chuyên thu bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng khác: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng đồng Việt Nam của KBNN tại ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

* Tài khoản 1161 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ có 6 tài khoản cấp 3 như sau:

- Tài khoản 1163 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp.

- Tài khoản 1164 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Công thương.

- Tài khoản 1165 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư.

- Tài khoản 1166 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Ngoại thương.

- Tài khoản 1167 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng sông Cửu Long: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tài khoản 1169 - Tiền gửi chuyên thu bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền nộp vào NSNN bằng ngoại tệ của KBNN tại ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.

3. Tài khoản 1170 - Tiền đang chuyển



3.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của KBNN trong các trường hợp đã làm thủ tục chuyển tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có của ngân hàng, hoặc điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các KBNN mà chưa nhận được biên bản giao nhận tiền.



3.2. Nguyên tắc hạch toán

- Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản tiền, gồm:

+ Tiền mặt nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

+ Khoản điều chuyển vốn bằng tiền mặt giữa các đơn vị KBNN khi chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền.

- Kế toán phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản tiền đang chuyển.

- Kế toán tiền đang chuyển phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.



3.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có;

- Số tiền đang điều chuyển giữa các đơn vị KBNN chưa nhận được Biên bản giao nhận tiền;

Bên Có:

- Số báo Có hoặc Bảng sao kê số tiền đã ghi tăng tài khoản tại ngân hàng;

- Số vốn điều chuyển bằng tiền mặt đã nhận được Biên bản giao nhận tiền.

Số dư Nợ:

- Phản ánh các khoản tiền nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được Giấy báo Có.

- Phản ánh số tiền đang điều chuyển trên đường chưa có Biên bản giao nhận tiền.

Tài khoản 1170 – Tiền đang chuyển có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1171 - Tiền đang chuyển bằng Đồng Việt Nam: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng tiền Việt Nam.

(2) Tài khoản 1172 - Tiền đang chuyển bằng ngoại tệ: Phản ánh số tiền đang chuyển bằng ngoại tệ.

4. Tài khoản 1180 – Kim loại quý, đá quý



4.1. Mục đích

Tài khoản này phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý được quy ra đồng Việt Nam, gồm cả số kim loại quý, đá quý trong kho tại KBNN và số kim loại quý, đá quý gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng thương mại.



4.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ quản lý kim loại quí, đá quí của Nhà nước.

- Kế toán phải theo dõi chi tiết theo từng loại kim loại quý, đá quý. Đồng thời, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo giá được định giá thống nhất trong hệ thống KBNN theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để hạch toán trên sổ kế toán.

- Kế toán kim loại quý‎, đá quý phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết

+ Mã KBNN.

4.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý nhập kho của KBNN; hoặc được KBNN gửi tại ngân hàng.

- Giá trị tăng khi thực hiện điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN; hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên Có:

- Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý xuất ra khỏi kho của KBNN hoặc số kim loại quý đá quý do KBNN rút ra từ ngân hàng.

- Giá trị giảm khi điều chỉnh giá kim loại quý, đá quý trong kho của KBNN hoặc của KBNN gửi tại ngân hàng theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị kim loại quý, đá quý còn lại trong kho của KBNN hoặc gửi tại ngân hàng.



Tài khoản 1180 – Kim loại quý, đá quý có 2 tài khoản cấp 2 như sau:

(1) Tài khoản 1181 - Kim loại quý, đá quý trong kho: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý được để trong kho của KBNN.

(2) Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại ngân hàng.

Tài khoản 1186 - Kim loại quý, đá quý gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1187 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1188 - Kim loại quý, đá quý gửi Ngân hàng thương mại: Dùng để phản ánh giá trị các loại kim loại quý, đá quý của KBNN gửi tại Ngân hàng thương mại.

5. Tài khoản 1190 – Tài khoản tiền gửi thanh toán song phương tập trung

5.1. Mục đích

Tại Sở Giao dịch KBNN: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản thu, chi qua TTSP trước khi kết chuyển kết quả thanh toán qua tài khoản tiền gửi của SGD KBNN tại Ngân hàng thương mại Trung ương.

Tại các đơn vị KBNN huyện: Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản thu, chi qua kênh TTSP với hệ thống ngân hàng thương mại tại các đơn vị KBNN huyện.

5.2. Nội dung và kết cấu tài khoản

* Tại SGD KBNN

Bên Nợ:

+ Phản ánh số thu của SGD do NHTM báo Có về qua tài khoản tiền gửi TTSP.

+ Kết chuyển toàn bộ số chi của SGD vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại.

Bên Có:

+ Phản ánh số chi của SGD qua tài khoản tiền gửi TTSP tại Ngân hàng thương mại.

+ Kết chuyển toàn bộ số thu của SGD về tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng thương mại.

Tài khoản này cuối ngày hết số dư.



* Tại các đơn vị KBNN huyện

- Tài khoản này dùng để theo dõi các khoản thu, chi qua kênh TTSP với Ngân hàng thương mại tại các đơn vị KBNN huyện.

- Kết cấu tài khoản:

Bên Nợ:

+ Phản ánh số thu của đơn vị KBNN do Ngân hàng thương mại báo Có về qua tài khoản tiền gửi TTSP.

+ Kết chuyển toàn bộ số chi của đơn vị KBNN về tài khoản tiền gửi của Sở Giao dịch tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại.

Bên Có:

+ Phản ánh số chi của đơn vị KBNN qua tài khoản tiền gửi TTSP tại Ngân hàng thương mại.

+ Kết chuyển số thu của đơn vị KBNN trên cơ sở hạn mức số dư về tài khoản tiền gửi của Sở Giao dịch tại Hội sở chính Ngân hàng thương mại.

Số dư Nợ:

Phản ánh số dư tài khoản tiền gửi TTSP còn lại tại Ngân hàng thương mại.



Tài khoản 1190 – Tiền gửi TTSP tập trung, được mở tại SGD KBNN và các KBNN huyện, gồm các tài khoản cấp 2 như sau:

+ Tài khoản 1191 – Tiền gửi thanh toán SP với Ngân hàng Nông nghiệp

+ Tài khoản 1192 – Tiền gửi thanh toán SP với Ngân hàng Công thương

+ Tài khoản 1193 – Tiền gửi thanh toán SP với Ngân hàng Đầu tư

+ Tài khoản 1194 – Tiền gửi thanh toán SP với Ngân hàng Ngoại thương.

II. NHÓM 12 - ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN

1. Tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn

1.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ có thời hạn nhỏ hơn 1 năm và các khoản cho vay có thời hạn thu hồi nhỏ hơn 1 năm.



1.2. Nguyên tắc hạch toán

Kế toán tài khoản 1210 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, kế toán phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về tiền gửi có kỳ hạn.

- Kế toán tiền gửi có kỳ hạn phải sử dụng thống nhất một đơn vị tiền tệ là đồng Việt Nam. Mọi khoản chênh lệch giá và tỷ giá phải được hạch toán theo quy định của Nhà nước.

- Kế toán các khoản cho vay, đầu tư tài chính ngắn hạn phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về chế độ tín dụng và các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản tiền gửi, lãi cho vay ngắn hạn.



- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua KBNN theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

- Kế toán chi tiết đầu tư tài chính ngắn hạn phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách: Chỉ áp dụng đối với TK 1231 – Cho vay ngắn hạn, ghi theo mã số của đơn vị đi vay.

+ Mã KBNN.

1.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

- Phản ánh số tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ được gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

- Phản ánh số tiền đã cho vay ngắn hạn.

Bên Có:

- Phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn được rút ra khỏi ngân hàng.

- Phản ánh số nợ gốc cho vay được thu hồi theo giá trị ghi sổ.

Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị thực tế các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm số tiền gửi có kỳ hạn và số nợ gốc cho vay chưa thu hồi, chưa xử lý.



Tài khoản 1210 – Đầu tư tài chính ngắn hạn có 3 tài khoản cấp 2 như sau:

  1. Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam

Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của đơn vị tại các ngân hàng.

Tài khoản 1211 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam có 7 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1212 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1213 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1214 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1215 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1216 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1217 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1219 - Tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.



  1. Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ

Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của đơn vị tại các ngân hàng.

Tài khoản 1221 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ có 7 tài khoản cấp 3 như sau:

+ Tài khoản 1222 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tài khoản 1223 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nông nghiệp: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.

+ Tài khoản 1224 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Công thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1225 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Đầu tư: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.

+ Tài khoản 1226 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

+ Tài khoản 1227 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà và Đồng bằng Sông Cửu Long: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại Ngân hàng Nhà và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

+ Tài khoản 1229 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại ngân hàng khác: Dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam của KBNN tại các ngân hàng khác ngoài các ngân hàng đã nêu trên.



  1. Tài khoản 1231 - Cho vay ngắn hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các khoản cho vay ngắn hạn (hợp đồng cho vay dưới 12 tháng).

2. Tài khoản 1290 - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác



2.1. Mục đích

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác, bao gồm các khoản đầu tư tài chính không phải là các khoản tiền gửi có kỳ hạn và cho vay ngắn hạn, có thời hạn nhỏ hơn 1 năm.



2.2. Nguyên tắc hạch toán

- Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ của Nhà nước về đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản lãi hoặc phí của các khoản đầu tư ngắn hạn khác.

- Không phản ánh vào tài khoản này các khoản cho vay từ nguồn vốn của NSNN hoặc từ các nguồn vốn khác qua KBNN theo các chương trình, mục tiêu chỉ định của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp.

- Kế toán đầu tư tài chính ngắn hạn khác phải kết hợp tài khoản này với các đoạn mã như sau:

+ Mã quỹ

+ Mã KBNN.



2.3. Kết cấu và nội dung tài khoản

Bên Nợ:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác.



Bên Có:

Phản ánh giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác được thu hồi.



Số dư Nợ:

Phản ánh giá trị còn lại các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác đang nắm giữ.



Tài khoản 1290 – Đầu tư tài chính ngắn hạn khác có 1 tài khoản cấp 2 như sau:

Tài khoản 1291 - Đầu tư tài chính ngắn hạn khác: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn khác của đơn vị.

III. Nhóm 13 - PHẢI THU



tải về 1.34 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương