PHỤ LỤc I điều 9 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản



tải về 33.63 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích33.63 Kb.
#2778
PHỤ LỤC I

Điều 9 - Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
(Trích Bộ Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (Code of Conduct for Responsible

Fisheries, FAO, Rome, 1995, 41p), bản dịch của Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ

thuật và Kinh tế thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản : “Quy chuẩn ứng xử cho

nghề cá có trách nhiệm”, Hà Nội, 2001 (đã phát hành 1000 bản; những từ để

trong ngoặc là những từ được ghi thêm cho rõ nghĩa hơn).


9.1. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, bao gồm cả nghề cá dựa vào nuôi trồng thuỷ sản ở những vùng thuộc quyền tài phán quốc gia.

9.1.1. Các quốc gia phải thiết lập, duy trì và phát triển một khuôn khổ pháp lý và hành chính thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nuôi trồn thuỷ sản có trách nhiệm.

9.1.2. Các quốc gia phải xúc tiến phát triển và quản lý nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, bao gồm cả việc đánh giá trước tác động của phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến đa dạng di truyền và tính toàn vẹn của hệ sinh thái trên cơ sở thông tin khoa học tốt nhất.

9.1.3. Theo sự cần thiết, các quốc gia phải xây dựng và thường xuyên cập nhật các chiến lược và các kế hoạch để đảm bảo cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững về mặt sinh thái và cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lợi sử dụng cho nghề nuôi trồng thuỷ sản và cho các hoạt động khác.

9.1.4. Các quốc gia phải đảm bảo để cuộc sống của các cộng động địa phương và việc họ tiếp cận các ngư trường khai thác không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

9.1.5. Các quốc gia phải thiết lập các thủ tục hữu hiệu mang tính đặc thù của nghề nuôi trồng thuỷ sản để tiến hành công việc đánh giá và giám sát môi trường cho thích hợp, nhằm mục đích giảm thiểu những biến đổi sinh thái bất lợi và các hậu quả kinh tế và xã hội liên quan gây ra bởi việc khai thác nước, sử dụng bắt, chất thải ra từ các sông nhánh, sử dụng các loại thuốc, hoá chất và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản khác.

9.2. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm, bao gồm cả nghề cá dựa vào nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi các hệ sinh thái thuỷ sinh xuyên quốc gia.

9.2.1. Các quốc gia phải bảo vệ các hệ sinh thái thuỷ sinh xuyên quốc gia bằng các hỗ trợ cho các thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm trong phạm vi quyền tài phán quốc gia của mình và bằng cách hợp tác trong việc xúc tiến các thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

9.2.2. Cùng với việc tôn trọng các quốc gia láng giềng và phù hợp với pháp luật quốc tế, các quốc gia phải đảm bảo sự lựa chọn có trách nhiệm đối với các loài nuôi, địa điểm nuôi và quản lý các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể ảnh hưởng đến các hệ sinh thái nuôi trồng thuý sản xuyên quốc gia.

9.2.3. Các quốc gia phải hiệp ý một cách thích hợp với các quốc gia láng giềng trước khi đưa ra các loài không phải bản xứ vào các hệ sinh thái thuỷ sinh xuyên quốc gia.

9.2.4. Các quốc gia phải thiết lập các cơ chế thích hợp, chẳng hạn như các cơ sở dữ liệu và các mạng lưới thông tin để thu thập, chia sẻ và phổ biến dữ liệu liên quan đến các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản của họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác về quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở cấp quốc gia, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

9.2.5. Khi cần thiết, các quố gia phải hợp tác xây dựng các cơ chế thích hợp để giám sát tác động của các đầu vào trong nghề nuôi trồng thuỷ sản.



9.3. Sử dụng các nguồn di truyền thuỷ sinh cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm cả nghề cá dựa vào nuôi trồng thuỷ sản.

9.3.1. Các quốc gia phải bảo tồn đa dạng di truyền và duy trì tính toàn vẹn của các cộng đồng thuỷ sinh và các hệ sinh thái bằng cách quản lý thích hợp. Đặc biệt, phải có các nỗ lực để giảm thiểu các tác hại của viềc đưa vào các loài không phải của địa phương hoặc các loài đã biến đổi về di truyền dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, kể cả nghề cá dựa vào nuôi trồng thuỷ sản, vào các vực nước, đặc biệt là những nơi có nhiều khả năng truyền bá các loài không phải của địa phương hoặc các loài đã biến đổi về di truyền vào các vực nước thuộc quyền tài phán của quốc gia ban đầu. Khi có thể thực hiện được, các quốc gia phải xúc tiến các bước giảm thiểu các tác động bất lợi về di truyền, bệnh cá (các loài thuỷ sản) và các tác động khác từ các loài cá (thuỷ sản) nuôi thoát ra ngoài đến các loài ở môi trường hoang dã.

9.3.2. Các quốc gia phải hợp tác trong việc soạn thảo, thông qua và thực hiện các Quy chuẩn (quy tắc) thực tiễn và các thủ tục quốc tế đối với việc đưa vào sử dụng và chuyển giao các thuỷ sinh vật.

9.3.3. Để có thể giảm thiểu các rủi ro về lan truyền bệnh và các tác động bất lợi đối với các loài hoang dã và các loài nuôi, các quốc gia phải khuyến khích việc ứng dụng các thực tiễn thích hợp trong việc cải thiện di truyền của đàn cá (thuỷ sản) bố mẹ, trong việc đưa vào nuôi các loài không phải của địa phương, và trong việc sản xuất, bán và vận chuyển trứng, ấu trùng hợc cá bột, cá bố mẹ (con giống hoặc đàn thuỷ sản bố mẹ) hoặc các vật tư tươi sống (nguyên liệu sống) khác. Để phục vụ mục đích này, các quốc gia phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện các quy chuẩn (bộ tiêu chuẩn) quốc gia và các thủ tục thích hợp.

9.3.4. Các quốc gia phải xúc tiến áp dụng các thủ tục thích hợp đối với việc chọn lọc cá (đàn thuỷ sản) bố mẹ và việc sản xuất trứng, ấu trùng và cá bột (con giống).

9.3.5. Ở những chỗ thích hợp, các quốc gia phải xúc tiến nghiên cứu và khi khả thi, phát triển các kỹ thuật nuôi các loại bị đe doạ để có thể bảo vệ, phục hồi và tăng trữ lượng, có tính đến nhu cầu cấp thiết về bảo tồn đa dạng di truyền của các loài bị đe doạ này.



9.4 Nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm ở cấp độ sản xuất

9.4.1. Các quốc gia phải xúc tiến các thực tiễn nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm để hỗ trợ các cộng đồng nông thôn, các tổ chức của các nhà sản xuất và chủ trại cá (trại nuôi trồng thuỷ sản).

9.4.2. Các quốc gia phải xúc tiến sự tham gia tích cực của các chủ trại cá (trại nuôi trồng thuỷ sản) và các cộng đồng của họ vào sự phát triển các thực tiễn quản lý nghề nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm.

9.4.3. Các quốc gia phải xúc tiến các nỗ lực nhằm cải thiện việc lựa chọn và sử dụng các loại thức ăn thích hợp, các chất phụ gia thức ăn và phân bón, bao gồm cả phân súc vật.

9.4.4. Các quốc gia phải xúc tiến các thực tiễn quản lý bệnh cá (các loài thuỷ sản) và trại cá (trại nuôi trồng thuỷ sản) hữu hiệu có thể hỗ trợ cho các biện pháp vệ sinh và các loại vac - xin. Cần đảm bảo việc sử dụng àn toàn, hiệu quả ở mức tối thiểu các loại thuốc trị bệnh, các hoomôn, các loại thuốc, thuốc kháng sinh và các loại hoá chất kiểm soát bệnh khác.

9.4.5. Các quốc gia phải có quy chế về việc sử dụng các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản có thể nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường.

9.4.6. Các quốc gia phải đề ra những yêu cầu để việc xử lý các chất thải như các phần cắt bỏ (phế thải) của súc vật, bùn cặn, cá (thuỷ sản) bị bệnh hoặc cá (thuỷ sản) chết, thuốc thú y dư thừa và các loại hoá chất nguy hại khác không gây nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường.

9.4.7. Các quốc gia phải đảm bảo sự an toàn thực phẩm của các sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản, xúc tiến các nỗ lực duy trì chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị của sản phẩm bằng cách dành sự chú ý đặc biệt trước và trong khi thu hoạch, khi chế biến tại chỗ, khi lưu giữ trong kho và khi vận chuyển sản phẩm.



PHỤ LỤC II

Một số văn bản và các mẫu liên quan đến việc

thực hiện Quy chế


Luật Thuỷ sản năm 2003

Luật Hợp tác xã năm2003

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005

Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

Pháp lệnh Thú y năm 2004

Pháp lệnh Phí và Lệ phí năm 2001

Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 4/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y

Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày11 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hợp tác xac năm 2003

Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Ghi nhãn mác hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí

Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22 tháng 9 năm 2000 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Quy chế Ghi nhãn mác hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

Thông tư số 02/2006TT-BTS ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

Chỉ thị số 03/2005/CT-BTS ngày 7/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh có hại trong hoạt động thuỷ sản

Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc bổ sung Danh sách kháng sinh nhóm Fluoroquynoloness cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ

Quyết định số 29/2005/QĐ-BTS ngày 01/11/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng cường kiểm tra hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và Canada

Quy chế Quản lý môi trường vùng nuôi tập trung (ban hành kèm theo Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

Quy chế khảo nghiệm giống thuỷ sản, thức ăn, thuốc, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2002/QĐ-BTS ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

Quy chế Quản lý thuốc thú y thuỷ sản (ban hành kèm theo Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 23 tháng 01 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

Quy chế Kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thuỷ sản nuôi (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2002/QĐ-BTS ngày 17, tháng 5 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 101: 1998 - Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú - tôm he bán thâm canh

Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 171: 2001 - Quy trình công nghệ nuôi thâm canh tôm sú

Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 102: 2004 - Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Sú

Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 187: 2004 - Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Càng xanh

Quyết định số 24/2004/QĐ-BTS ngày 18 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về V/v sửa Tiêu chuẩn cấp Ngành (trong đó có tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102: 2004 : Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Sú và 28 TCN 187 : 2004 - Thức ăn hỗn hợp dạng viên cho tôm Càng xanh)

Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 190: 2004 - Cơ sở nuôi tôm - Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm



Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ sản 28 TCN 191: 2004 - Vùng nuôi tôm - Điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Các quy định hiện hành khác có liên quan.
Каталог: Lists -> vbpq -> Attachments
Attachments -> TỈnh bến tre độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> Ban hành kèm theo Thông tư số: 29/2004/tt-btnmt
Attachments -> BỘ y tế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TƯ pháp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> PHỤ LỤC: MẪu văn bảN Áp dụng thống nhất trong công tác bổ nhiệM (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/tt-btp ngày 01 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) Mẫu số: 01/bncb
Attachments -> PHỤ LỤc I khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố ĐỊNH
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI
Attachments -> UỶ ban nhân dân tỉnh sơn la cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> PHỤ LỤc số I mẫu phiếu nhận hồ SƠ

tải về 33.63 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương