Phụ lục 11 MỘt sỐ tình hình cỦa các ngành sẢn xuẤt công nghiỆp 6 tháng đẦu năm 2010



tải về 138.18 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích138.18 Kb.
#18268


Phụ lục 11
MỘt sỐ tình hình cỦa các ngành sẢn xuẤt công nghiỆp
6 tháng đẦu năm 2010

1. Ngành Năng lượng

- Ngành điện: Từ tháng 4/2010 đến nay, ngành điện phải thực hiện việc tiết giảm cung cấp điện, do sản lượng của các nhà máy thủy điện (chiếm tới 34% tổng công suất toàn hệ thống) giảm vì hạn hán xảy ra trên khắp cả nước (Mực nước các hồ thuỷ điện thấp nhất, ở tình trạng xấp xỉ mực nước chết, được ghi nhận vào ngày 20 tháng 6. Cụ thể, tại hồ Hòa Bình mực nước đo được còn 80,96m (cao hơn mực nước chết 96cm), hồ Thác Bà 46,08m (cao hơn mực nước chết 8cm), hồ Tuyên Quang 90,53m (cao hơn mực nước chết 53cm)... ) trong khi nhu cầu tiêu thụ điện lại tăng cao, một mặt do sản xuất công nghiệp dần hồi phục, mặt khác do nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng lên vì thời tiết nắng nóng bất thường. Một số nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành chưa hoạt động ổn định như Sơn Động, Cẩm Phả, hoặc gặp sự cố phải dừng để sửa chữa như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng ảnh hưởng tới sản lượng điện huy động.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động tối đa các nguồn điện, kể cả các nguồn điện chạy dầu đắt tiền1; tăng cường mua điện từ Trung Quốc và các nguồn điện khác (6 tháng sản lượng điện mua ngoài tăng 37,3%). Lùi thời gian sửa chữa lớn các tổ máy nhiệt điện của Phả Lại, Phú Mỹ; Đẩy nhanh công tác xử lý sự cố để sớm đưa vào vận hành các nguồn nhiệt điện than mới như Hải Phòng, Sơn Động, Quảng Ninh, Cẩm Phả; Đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác các nguồn điện mới, bao gồm cả các dự án đầu tư trong và ngoài EVN và các giải pháp mang tính dài hạn để đảm bảo cung ứng điện tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

Do việc điều hoà, tiết giảm điện nên nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh lại kế hoạch theo hướng cắt giảm sản lượng, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu thụ điện năng cao như thép, xi măng... Ngành điện đã có thông báo tới các hộ sử dụng điện để tạo sự đồng thuận, chia sẻ và phối hợp có hiệu quả trong việc tiết giảm điện, tăng cường thực hành tiết kiệm, sử dụng điện hợp lý trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Sản lượng điện sản xuất 6 tháng đầu năm ước đạt 43,4 triệu kWh, tăng 15,5% tương ứng với lượng điện thương phẩm 40,1 triệu kWh, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái.



    - Ngành dầu khí: Mặc dù kinh tế thế giới đã phục hồi và tăng trưởng trở lại, nhưng nhu cầu tiêu thụ dầu thô và năng lượng nói chung vẫn chưa tăng mạnh nên giá dầu tương đối ổn định, dao động ở mức 70 đến 80 USD/thùng. Giá dầu thô Việt Nam mà đại diện là dầu Bạch Hổ không có những biến động bất thường trong những tháng qua và được định giá tương đối ổn định như thị trường dầu mỏ thế giới. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô trong tháng 6 ước đạt 416 triệu USD, bằng 68,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cộng chung 6 tháng ước đạt 2,59 tỷ USD, bằng 82,1% so với cùng kỳ năm ngoái (không tính phần xuất bán cho nhà máy lọc dầu Dung Quất).

- Khai thác than: 6 tháng đầu năm 2010, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành than khá ổn định, sản lượng than khai thác đạt khá, khối lượng than tiêu thụ đạt 21,6 triệu tấn, tăng 1,0% so với cùng kỳ, nhưng doanh thu tăng cao nhờ giá than xuất khẩu đầu năm 2010 đã tăng so với cuối năm 2009 (từ 6,5% - 27,7%) và giá than bán cho các hộ tiêu thụ lớn đã được điều chỉnh tăng từ ngày 01 tháng 3 năm 2010. Sản lượng than sạch 6 tháng đầu năm ước đạt 22 triệu tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, hiện nay lượng than tồn kho cao (than thành phẩm tồn kho khoảng 5,3 triệu tấn, trong đó than chất lượng thấp (TCCS) khoảng 2,7 triệu tấn) do tiêu thụ chậm. Vì vậy, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cần phải bám sát nhu cầu thị trường hơn nữa, đặc biệt tiến độ các dự án sử dụng than lớn để kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất; đẩy mạnh việc tiêu thụ than trong nước để giảm lượng than tồn kho. Để xử lý tình trạng khai thác than trái phép vẫn đang tái diễn, ngành than cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường kiểm tra kiểm soát để bảo vệ tài nguyên ranh giới mỏ.

Bên cạnh đó, TKV cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh các dự án đầu tư cải tạo, mở rộng nâng công suất và xây dựng mới một số mỏ hầm lò để chuẩn bị cho nâng cao sản lượng sau năm 2010, đáp ứng nhu cầu than trong nước.



Ngành Công nghiệp nặng và hoá chất

- Sản xuất thép: Giá phôi thép tháng 1/2010 khoảng 370 - 400 USD/tấn đến tháng 2/2010 tăng lên 410 - 450 USD/tấn và cuối tháng 3, đầu tháng 4/2010 tăng đến 620 - 650 USD/tấn (tăng khoảng 1,5 lần). Đến cuối tháng 4/2010 giá phôi giảm xuống còn 590 - 610 USD/tấn và hiện nay nằm trong khoảng 500 - 550 USD/tấn. Do ảnh hưởng của giá phôi thép, giá thép trong nước cũng biến động, với mức tăng mạnh trong tháng 3 và đầu tháng 4, tuy nhiên, đến nay, giá thép đã giảm và dần ổn định.

Trong 6 tháng đầu năm, sản xuất của ngành thép đã đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên bước sang quí II, do khó khăn chung về nguồn điện sản xuất nên sản lượng sản xuất thép cũng bị giảm. Sản lượng thép các loại trong tháng 6 ước đạt 476,9 nghìn tấn, giảm 1,2% so với tháng 5 và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái; Cộng chung 6 tháng ước đạt 2,6 triệu tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng Tổng công ty Thép Việt Nam, hoạt động sản xuất 6 tháng đầu năm không đạt kế hoạch đề ra do Công ty Thép miền Nam bị cắt giảm điện 8,5 ngày trong tháng 4 và 8 ngày trong tháng 5, tuy nhiên so với cùng kỳ vẫn tăng 7% về sản lượng thép và 1,2% về giá trị sản xuất.

- Sản xuất phân bón và hoá chất: 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của thời tiết khô hạn và giá nông sản giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh (như giá than tăng 1,5 - 1,8 lần so với cùng kỳ, giá lưu huỳnh tăng 2,5 - 3 lần so với quí IV năm 2009) nên sản lượng sản xuất một số loại phân bón giảm so với cùng kỳ: phân đạm urê giảm 2% (nhà máy đạm Hà Bắc dừng sửa chữa bảo dưỡng máy 25 ngày), phân NPK giảm 9%, riêng phân lân tăng 2,5% so với cùng kỳ. Tiêu thụ phân bón của các doanh nghiệp sản xuất trong nước bị ảnh hưởng do tình trạng phân bón nhập lậu, giả, kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát tốt. Nhóm các sản phẩm hóa chất có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, như: sản phẩm điện hóa (pin acqui) tăng 35%, chất tẩy rửa tăng 9%, hóa chất: xút tăng 7,8%, axit tăng 12,9%, nhóm sản phẩm cao su vẫn giữ được mức độ tăng so với cùng kỳ (như lốp ô tô máy kéo tăng 18,4%) mặc dù giá nguyên liệu cao su thiên nhiên tăng mạnh.

- Ngành Cơ khí: Do tác động từ các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn thông qua các Quyết định 2213/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi Quyết định 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân vay vốn mua các thiết bị máy móc nông nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2010, ngành sản xuất máy động lực, máy nông nghiệp đã tăng trưởng mạnh hơn với mức tiêu thụ cao hơn. Bên cạnh đó, chính sách kích cầu của Chính phủ ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm từ năm 2009, trong đó có các công trình điện đã gián tiếp tạo thuận lợi cho sản xuất sản phẩm cơ khí như thiết bị điện và thiết bị cơ khí thủy công phục vụ ngành điện. Do vậy, giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp tăng 42,1% và của Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam tăng 19,7%.

Tuy nhiên, việc triển khai các chính sách đối với nông nghiệp nông thôn nhiều địa phương còn chậm, người nông dân vẫn khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng nên chưa thực sự đẩy mạnh được sức tiêu thụ sản phẩm tương xứng với lượng máy nông nghiệp trong nước sản xuất được.

Về việc triển khai Chương trình cơ khí trọng điểm, hiện Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho 8 dự án được hưởng các cơ chế ưu đãi theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015. Hiện các chủ đầu tư đang tiến hành làm các thủ tục cần thiết để ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

3. Ngành Công nghiệp nhẹ

- Ngành Dệt may: Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt may tiếp tục đà phục hồi và phát triển. Ngay từ những tháng đầu năm, số lượng các đơn đặt hàng tại các doanh nghiệp ngành dệt may đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã đủ đơn hàng sản xuất đến quý III và cả năm 2010, một số đơn hàng xuất khẩu giá tăng khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành dệt may tăng trưởng xuất khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp trong ngành đã tranh thủ huy động công suất các nhà máy để tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong tháng 5 và 6, tình hình cắt điện với mật độ dày đã ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, tiến độ giao hàng của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.

Ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 4,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước tăng 15%; Nhật Bản tăng 10%; thị trường EU chỉ tăng nhẹ. Bên cạnh các thị trường truyền thống nêu trên, thời gian qua, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN... đều có mức tăng đáng kể. Không chỉ xuất khẩu sản phẩm may mặc thành phẩm, sản phẩm sợi của Việt Nam cũng đã tiếp cận được với các thị trường mới như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil… Hiện sản phẩm dệt may của nước ta đang chiếm khoảng 2,69% thị phần thế giới. Tại thị trường Mỹ và Nhật Bản, Việt Nam chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc với thị phần tương ứng là 7,4% và 4%.

Bên cạnh những thuận lợi trên, ngành dệt may vẫn còn tiềm ẩn một số nguy cơ như phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (hiện vẫn phụ thuộc đến 80% vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, thậm chí có những mặt hàng phải nhập đến 95%). Từ quý II/2010, giá nguyên phụ liệu với chiều hướng ngày càng tăng, đặc biệt là nguyên liệu bông tăng 40% so với cùng kỳ năm 2009 đã làm chi phí đầu vào tăng cao. Để khắc phục tình trạng trên và hướng tới phát triển bền vững của ngành, trước hết ngành dệt may cần phải đàu tư phát triển nguồn nguyên liệu trong nước, trong đó chú trọng ưu tiên phát triển vùng trồng bông đã được quy hoạch. Hiệp hội Dệt may cũng khuyến nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chiến lược di dời cơ sở sản xuất dệt may về các thị tứ và vùng nông thôn, nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động và chi phí tăng nhanh.

Đối với thị trường trong nước, ngành dệt may Việt Nam đã tích cực phát triển mạng lưới bán hàng trên cả nước khắp 63 tỉnh thành với khoảng 15 ngàn cửa hàng và đại lý bán hàng nhằm phục vụ người tiêu dùng trong nước.



- Ngành Da giầy: Sản xuất và tiêu thụ ngành da giày 6 tháng tương đối ổn định và có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước do hầu hết các nhà máy đã ký các đơn hàng đến quý III năm 2010, một số nhà máy đã ký được đơn hàng cho cả năm 2010. Số lượng đơn hàng đã ký kết tăng khoảng 15 - 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên việc thu hút nhân công vào làm việc trong ngành da giày vẫn gặp nhiều khó khăn do đơn giá gia công thấp, thu nhập của công nhân ngành da giày thấp so với các ngành khác nên một số nhà máy không phát huy hết công suất máy móc thiết bị.

Việc gia hạn thuế chống bán phá giá lên giày mũ da tại thị trường EU và không được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là một nguyên nhân khiến nhiều khách hàng ép giá doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay đồng Euro đang mất giá mạnh so với đồng USD nên cũng làm cho việc đàm phán giá giầy xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.

Với sản lượng tiêu thụ khoảng 130 - 140 triệu đôi/năm, doanh số ước đạt trên 1,5 tỷ USD, chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của ngành, thị trường nội địa vẫn còn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường này đang bị hàng nước ngoài chiếm lĩnh (mà nhiều nhất là hàng Trung Quốc). Theo Hiệp hội Da giày, các doanh nghiệp Việt Nam hiện mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu giày dép trong nước.

Đến nay, một số hãng giầy thể thao lớn như NIKE đã xây dựng trung tâm thiết kế mẫu mốt và dịch chuyển một số loại giầy có hàm lượng công nghệ cao đến Việt Nam; hãng Converse mở đại lý độc quyền phân phối bán hàng cho khu vực Đông Nam Á tại Việt Nam. Đây chính là cơ hội để ngành giày dép Việt Nam học tập kinh nghiệm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.



- Ngành giấy: Tình hình sản xuất của ngành giấy khá ổn định và có tăng trưởng. Trong quý I, việc tiêu thụ các loại sản phẩm giấy trong nước tuy còn khó khăn nhưng vẫn tăng hơn so với cùng kỳ năm trước; sản lượng tăng chậm do các đơn vị gia công còn tồn nhiều hàng từ cuối năm 2009. Sang quý II, do nhu cầu tiêu thụ tăng cao nên việc sản xuất gặp nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, do giá giấy và bột giấy tăng nên các doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu gặp nhiều khó khăn (hiện nay nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sản xuất). Giá giấy trong nước biến động tăng liên tục trong các tháng 4 và 5 năm 2010 đã làm cho giá các sản phẩm như sách, vở... phục vụ năm học mới tăng theo. Sản lượng giấy 6 tháng đầu năm ước đạt 761,5 nghìn tấn, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Để khắc phục sự mất cân đối nhu cầu giữa sản xuất bột giấy và chế biến giấy, đồng thời tăng cường năng lực sản xuất, ngành giấy đang khẩn trương triển khai xây dựng để sớm đưa vào hoạt động Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Nhà máy Bột và giấy An Hoà, Nhà máy giấy Kontum, Nhà máy giấy Tân Mai - Miền đông của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai; Nhà máy Giấy và bột giấy Thanh Hoá, dự án mở rộng nhà máy Giấy Bãi Bằng giai đoạn II...



- Ngành bia - rượu - nước giải khát: Tình hình sản xuất và tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát 6 tháng đầu năm tăng trưởng khá so với cùng kỳ, trong đó sản lượng bia các loại có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất do một số nhà máy bia mới được đưa vào sản xuất. Tính chung 6 tháng ước đạt 1.070 triệu lít bia, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Hai Tổng công ty lớn trong ngành vẫn đảm bảo sản xuất ổn định và tăng trưởng cao do đáp ứng được đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng. Riêng sản xuất và tiêu thụ rượu đạt thấp chủ yếu là do Công ty CP Cồn - Rượu Hà Nội (Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội) tiến hành tháo dỡ một số thiết bị trong dây chuyền để thực hiện di dời sang khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh.

Mặc dù thời tiết mùa hè thuận lợi cho việc tiêu thụ nhưng để đẩy mạnh tiêu thụ các doanh nghiệp cần tăng cường hơn nữa công tác quảng cáo thương hiệu, làm tốt công tác thị trường, đặc biệt là tại các khu du lịch để tăng sản lượng tiêu thụ, đảm bảo được kế hoạch sản xuất


- Ngành thuốc lá: Nhờ sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và địa phương đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp ngăn chặn kịp thời thuốc lá nhập lậu và thuốc lá giả đang cạnh tranh với sản phẩm tại một số địa bàn trọng điểm phía Bắc, nên 6 tháng đầu năm 2010, sản xuất và kinh doanh của ngành vẫn ổn định. Sản lượng thuốc lá toàn ngành 6 tháng đầu năm ước đạt 2.482 tỷ bao, tăng 2,3% so với cùng kỳ.

Do hiện nay đang là mùa nắng nóng nên tiêu thụ thuốc lá có xu hướng giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành cần chuẩn bị tốt hơn nữa đầu vào, đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất, đặc biệt là việc thu mua dự trữ nguyên liệu thuốc lá và khảo sát khả năng liên kết đầu tư trồng nguyên liệu có chất lượng cao tại một số tỉnh có điều kiện tự nhiên phù hợp.



- Ngành nhựa: Tuy có biến động tăng trong các tháng đầu năm nhưng giá nguyên liệu tháng 5, tháng 6 có xu hướng giảm do giá dầu thô giảm.

  Ước 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp nhựa trong nước đã xuất khẩu được 466 triệu USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ này, ngành nhựa có thể đạt được mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD trong năm 2010. Thị trường xuất khẩu lớn của ngành nhựa là Nhật, Mỹ, Đức, Hà Lan, Campuchia, Anh. Trước đây, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam. Tuy nhiên, hiện các sản phẩm túi chất dẻo của Việt Nam đang bị áp thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này bị giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2009.



- Ngành sữa: Sản lượng sữa bột 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 25,5 nghìn tấn, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, giá sữa trong nước vẫn có xu hướng tăng liên tục từ đầu năm. Mặc dù Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu UBND các địa phương tổ chức thực hiện những biện pháp bình ổn giá sữa và chỉ đạo các cơ quan tiến hành kiểm tra ngay doanh nghiệp sữa và đại lý trên địa bàn nhưng giá sữa vẫn chưa có dấu hiệu giảm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

- Ngành dầu thực vật: Xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành tăng 115% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu sang thị trường Campuchia tăng hơn 3 lần. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường nên tiêu thụ trong nước chỉ đạt gần bằng năm ngoái, sản lượng dầu tinh luyện cũng chỉ đạt 260,5 nghìn tấn, bằng 99,5% cùng kỳ. Giá bán dầu trong nước 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, giá dầu can, dầu xá có xu hướng giảm nhẹ.

4. Các ngành khác tương đối ổn định và có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

Phụ lục 12


CUNG - CẦU MỘT SỐ MẶT HÀNG THIẾT YẾU
1. Lương thực: Nguồn cung trong nước đang dồi dào, lượng tồn kho vụ Đông Xuân còn nhiều do xuất khẩu chưa tăng mạnh nên giá lúa gạo trong nước giảm nhẹ. Để giá lúa không xuống quá thấp, các doanh nghiệp của Hiệp hội Lương thực đã mua tạm trữ 1,5 triệu tấn gạo. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giá thu mua nông sản giảm thấp người nông dân không đủ lãi 30% nên cần có biện pháp hỗ trợ người nông dân.

2. Thực phẩm: Thời tiết nắng nóng, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm lây lan nhanh (đặc biệt dịch tai xanh) ảnh hưởng tới nguồn cung thực phẩm, giá thực phẩm đặc biệt thuỷ hải sản tăng mạnh.

3. Sữa: Giá sữa vẫn có xu hướng tăng mặc dù trong tháng 4 có thời điểm tỷ giá ngoại tệ giảm nhẹ nhưng giá sữa bột nhập khẩu bán lẻ trên thị trường vẫn đứng ở mức cao.

4. Muối: Thời tiết thuận lợi cho sản xuất muối nên các tháng đầu năm sản lượng tăng khoảng 60% so với cùng kỳ. Giá muối trên cả nước vẫn đang tiếp tục giảm, nhất là khu vực Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của diêm dân. Chính phủ đã có văn bản đồng ý hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn đầu tư sản xuất muối, thời gian hỗ trợ từ 01/6 đến hết 31/12/2010 đồng thời giao Tổng Công ty Lương thực miền Bắc mua tạm trữ 200.000 tấn muối (miền Bắc 20.000 tấn, miền Trung và miền Nam 180.000 tấn) từ 01/6/2010 đến ngày 30/9/2010.

5. Đường trắng: Giá đường trong nước tăng giảm thất thường. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguồn cung đường hiện khá cao so với nhu cầu, ngoài lượng tồn kho cao lượng đường nhập lậu vẫn nhiều. Các nhà máy đường thu mua mía vẫn gặp khó khăn do thiếu vùng nguyên liệu. Dự báo giá đường sẽ tăng trở lại do nhu cầu sử dụng đường vẫn ở mức cao, trong khi hầu hết các nhà máy đường trong nước đã kết thúc vụ ép.

6. Phân bón: Nguồn cung phân bón trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, hiện nhu cầu của thị trường trong nước khá thấp, giá phân bón nhìn chung ổn định và giảm. Dự báo trong thời gian tới, do nhu cầu phân bón cho vụ Hè Thu bắt đầu tăng cùng với tác động của một số loại chi phí sản xuất, lưu thông tăng nên giá phân bón sẽ ổn định hoặc chỉ tăng nhẹ.

Để hạn chế nhập khẩu phân bón trong nước sản xuất đủ nhu cầu, ngày 21/4/2010, Bộ Công Thương đã có công văn số 3999/BCT-XNK về việc hạn chế nhập khẩu phân bón NPK gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính.



7. Thức ăn chăn nuôi: Nguồn nhập khẩu và sản xuất thức ăn gia súc và nguyên liệu vẫn đảm bảo đủ nhu cầu cho chăn nuôi. Tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong các tháng đầu năm (trong tháng 4 có chững lại) cộng với dịch bệnh lây lan nhanh nên người chăn nuôi đã phải chịu nhiều thiệt hại về kinh tế.

8. Thép xây dựng: Giá thép tăng cao trong cuối quí I, đầu quí II do tác động giá nguyên liệu nhập khẩu và nhu cầu cao vào mùa xây dựng. Do mùa mưa cũng đang tới gần và giá nguyên liệu đầu vào nhập khẩu giảm, các nhà máy thép đồng loạt giảm giá bán, giá bán thép xây dựng tại nhà máy của một số doanh nghiệp thuộc TCT Thép hiện dao động ở mức: Miền Bắc từ 12,14-13,2 triệu đ/tấn; Miền Nam 11,7-12,5 triệu đ/tấn (Giá bán tại nhà máy, thanh toán tiền chậm, chưa trừ chiết khấu, chưa có VAT).

Để hạn chế nhập khẩu đối với thép trong nước sản xuất được, ngày 16/4/2010, Bộ Công Thương đã có công văn số 92/BCT-XNK về quản lý nhập khẩu đối với sản phẩm thép cán nguội và thép xây dựng nhằm kiềm chế nhập siêu.



9. Xăng dầu: Các tháng đầu năm giá xăng dầu trên thị trường thế giới diễn biến phức tạp, để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong điều kiện các doanh nghiệp chưa được điều chỉnh tăng giá bán lẻ, Nhà nước đã cho trích quỹ bình ổn xăng dầu để bù lỗ cho mặt hàng xăng 500 đồng/lít, mặt hàng dầu diesel 400 đồng/lít, mặt hàng dầu hỏa 400 đồng/lít từ ngày 1/4/2010. Hiện nay giá xăng dầu trong nước đã tương đối ổn định nên đã ngừng trích quỹ và tiến hành điều chỉnh giảm giá.

Phụ lục 13

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Ngành Điện

1.1. Nguồn điện

a. Các dự án chuẩn bị khởi công năm 2010

- Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 1: Công tác lựa chọn nhà thầu EPC chậm, việc khởi công dự kiến vào cuối quý III/2010, chậm 6 tháng.

- Dự án Nhiệt điện Mông Dương 1: Tình hình thực hiện các hạng mục phục vụ khởi công dự án đạt tiến độ. Thời gian tổ chức đấu thầu EPC chậm so với kế hoạch, dự kiến khởi công dự án vào quý III/2010, chậm 6 tháng.

- Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (tại Bình Thuận có tổng công suất 1.244 MW vốn đầu tư 1,6 tỷ USD): EVN và nhà thầu đang tích cực làm việc với Ngân hàng để thu xếp vốn và dự kiến khởi công trong quý IV/2010, mục tiêu năm 2013 sẽ đưa vào vận hành tổ máy số 1 của Nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

- Dự án Nhiệt điện Duyên Hải 1: Chủ đầu tư đang tập trung đàm phán với Ngân hàng để thu xếp vốn cho dự án; Công tác khảo sát địa chất đối với dự án đầu tư hệ thống cảng gặp khó khăn do thời tiết vùng biển xấu, tiến độ thực hiện chậm 2 tháng.

- Dự án Thủy điện Lai Châu: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án (QĐ số 819/QĐ-TTg ngày 07/6/2010). Dự án cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia; góp phần chống lũ về mùa mưa, cấp nước về mùa khô cho đồng bằng Bắc Bộ; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu, tỉnh Điện Biên và cả vùng Tây Bắc. Dự án sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm 2010; phát điện tổ máy thứ nhất vào năm 2016; hoàn thành công trình vào năm 2017.

- Dự án Thủy điện Sông Bung 4: Hoàn thành các công việc chuẩn bị khởi công dự án dự kiến đầu quý III/2010.

b. Các dự án đang triển khai

- Nhà máy Thủy điện Cửa Đạt (công suất 97 MW): Sau 6 năm xây dựng, đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia. Đến ngày 29/5, tổ máy số 2 tiếp tục phát điện, nâng tổng công suất hoà lưới điện quốc gia của nhà máy lên 50 MW, về đích trước gần 2 tháng so với kế hoạch.

- Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 1: Tổ máy 1 đang vận hành phát điện với công suất trên 250 MW, tổ máy 2 sẽ vận hành vào quý III/2010, tiến độ chậm so với tiến độ chỉ đạo 3 tháng.

- Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh 2: Đã hoàn thành và đang triển khai các hạng mục của dự án. Ngân hàng China EximBank đã giải ngân nguồn vốn vay từ ngày 25/3/2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổ công tác về Quy hoạch điện VI (QHĐVI), tiến độ của dự án chưa xác định.

- Dự án Nhiệt điện Hải Phòng 1: Ngày 02/3/2010 ngừng phát điện tổ máy 1 do sự cố, hiện đang sửa chữa thay thế bộ quá nhiệt, dự kiến sẽ vận hành vào quý II/2011 chậm khoảng 9 tháng; Dự án NĐ Hải Phòng 2 đã cơ bản hoàn thành mặt bằng và đã bàn giao cho nhà thầu. Tổ công tác về QHĐVI đánh giá tiến độ của dự án chưa xác định.

- Dự án Thủy điện Sơn La: Tiến độ thi công xây lắp hạng mục công trình chính bám sát kế hoạch, ngày 15/5/2010 hồ thuỷ điện Sơn La chặn dòng tích nước đảm bảo tiến độ đặt ra, công tác giải ngân đã đáp ứng kịp thời, dự kiến phát điện tổ máy 1 vào tháng 12/2010.

- Dự án Thủy điện Bản Vẽ: Hoàn thành chạy thử tổ máy 1 và 2, hòa lưới phát điện lần đầu ngày 19/5/2010.

- Dự án Thủy điện Sông Tranh 2: Tiếp tục thi công các hạng mục, đổ bê tông RCC đập dâng, tuy nhiên khối lượng thực hiện thấp hơn kế hoạch. Theo đánh giá của Tổ công tác về QHĐVI, tổ máy 1 sẽ vận hành vào 12/2010, tổ máy 2 sẽ vào quý I/2011 theo đúng tiến độ chỉ đạo.

- Dự án Thủy điện Srêpok 3: Tiến độ thi công cơ bản bám sát tiến độ, dự kiến tổ máy 1 vận hành vào 7/2010, tổ máy 2 vào 9/2010 theo đúng tiến độ chỉ đạo.

- Dự án Thủy điện Đồng Nai 3: Tiến độ đắp đập bê tông RCC đập chính đáp ứng yêu cầu theo kế hoạch và tiến độ tích nước.

c. Các dự án nguồn điện khác

- Dự án Nhiệt điện Uông bí MR 1: Lilama đã hoàn thành công tác chạy thử; Nhiệt điện Uông bí MR 2 triển khai theo tiến độ mục tiêu phát điện thương mại vào quý IV/2011.

- Dự án Thủy điện Bản Chát: phấn đấu đảm bảo mục tiêu phát điện năm 2012; Dự án Thủy điện Huội Quảng: Tiến độ nút cống dẫn dòng Thủy điện Sơn La triển khai chậm so với yêu cầu chủ yếu là do Tổng thầu Sông Đà thiếu nhân lực và thiết bị. Công tác giải ngân chậm, Ngân hàng đầu tư và phát triển (chi nhánh Quang Trung) chưa thực hiện giải ngân 41,5 tỷ, Tập đoàn đã tạm cấp 29,6 tỷ đồng để đảm bảo mục tiêu phát điện năm 2014.

- Dự án Thủy điện Trung Sơn: Đang khẩn trương hoàn chỉnh thiết kế hệ thống điện thi công và nhà làm việc của Ban Quản lý tại công trường. Các hạng mục không kịp tiến độ do chưa hoàn thành cầu, đường dẫn vào công trường. Phấn đấu khởi công vào tháng 12/2011, hoàn thành vào năm 2016.

- Dự án Thủy điện Sông Bung 2: Đã ký hợp đồng vay vốn của Ngân hàng Sumitomo (Nhật Bản) vào ngày 30/3/2010; đang triển khai thi công đường và lập phương án bồi thường hỗ trợ, chuẩn bị xây dựng tái định cư. Dự kiến có thể khởi công dự án vào quý I/2011.

- Dự án Thủy điện An Khê - Kanak: Theo đánh giá của Tổ công tác về QHĐVI, 2 tổ máy Ka Nak và tổ máy số 1 An Khê sẽ vận hành vào quý I/2011 (chậm hơn 3 tháng). Tổ máy số 2 An Khê vào quý I/2011, đáp ứng tiến độ.

- Dự án Thủy điện Đồng Nai 4: Ban QLDA đang cùng nhà thầu thi công và các bên liên quan cố gắng đẩy tiến độ vào các tháng mùa khô tiếp theo để đảm bảo mục tiêu phát điện của dự án vào năm 2011 theo tiến độ.

- Dự án Điện hạt nhân: Kế hoạch tổng thể thực hiện dự án nhà máy ĐHN Ninh Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua và đang thực hiện công tác chuẩn bị liên quan.



1.2. Lưới điện

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2010, EVN đã hoàn thành đóng điện 36 công trình (03 công trình 500kV; 12 công trình 220kV và 21 công trình 110kV).

a. Các công trình đồng bộ nguồn điện

- ĐD 500kV Sơn La - Hòa Bình - Nho Quan: Công tác kéo dây được 58/282 km, hiện đang gặp vướng mắc trong công tác đền bù hành lang tuyến dây trên địa bàn tỉnh Sơn La và Hòa Bình.

- ĐD 500kV Sơn La - Hiệp Hòa: Đang gặp vướng mắc trong công tác đền bù GPMB, tái định cư, chưa có kinh phí chi trả cho các hộ dân, một số vị trí tạm dừng thi công do phải điều chỉnh thiết kế. Đôn đốc các Nhà thầu khẩn trương thi công đúc móng các vị trí đã được giao, phối hợp sát với địa phương để xử kịp thời các vướng mắc GPMB.

- TBA 500kV Sơn La: Kế hoạch thực hiện đảm bảo tiến độ đóng điện tháng 8/2010.

- TBA 500kV Hiệp Hoà: Công tác ĐBGPMB các nhánh rẽ 220kV vào trạm chưa thực hiện do điều chỉnh hướng tuyến.

- ĐD 220kV Nhơn Trạch - Nhà Bè và Nhơn Trạch - Cát Lái: Vướng mắc đền bù GPMB chưa được tháo gỡ, các hộ dân tiếp tục chống đối không cho thi công.

b. Các công trình giải toả công suất khu vực Tây nguyên

- Lắp đặt máy 3 TBA 500kV Pleiku: Khởi công trong tháng 6/2010 và hoàn thành quí IV/2010.

- ĐD 220kV Buôn Kuốp - Đắc Nông: Dự kiến khởi công trong tháng 7/2010.

c. Các công trình đảm bảo cấp điện cho Thành phố Hà Nội

- Tổng công ty truyền tải điện (NPT) và TCT Điện lực Hà Nội đã cơ bản hoàn thành các công trình lưới điện 220 - 110 kV, đảm bảo cấp điện cho TP Hà Nội trong mùa khô năm 2010.

- TBA 220kV Tây Hồ: EVN đã phê duyệt Kế hoạch đấu thầu, TCT Điện lực Hà Nội đang làm thủ tục với Sở Quy hoạch kiến trúc phê duyệt tổng mặt bằng tuyến cáp 220kV và 03 vị trí cột.

- Các vướng mắc trong công tác thỏa thuận tuyến, đền bù GPMB các tuyến dây 220kV trên địa bàn TP Hà Nội vẫn chưa được giải quyết.

+ ĐD 220kV Hà Đông - Thành Công: vướng mắc công tác đền bù GPMB và phải điều chỉnh thiết kế.

+ ĐD 220kV Vân Trì - Sóc Sơn vướng mắc về GPMB tại huyện Mê Linh phải thay đổi thiết kế, lập lại phương án đền bù theo đơn giá mới (theo NĐ 69). Tại huyện Sóc Sơn, Đông Anh phải thiết kế lại do tránh đường vành đai 4.

- Các công trình thay dây dẫn các tuyến dây 110kV (TCT ĐL Hà Nội): Đã hoàn thành đóng điện 3 đường dây; đang triển khai thi công 4 đường dây theo đúng tiến độ.

d. Các dự án lưới điện khác

- Dự kiến đóng điện 11 công trình, gồm: TBA 220kV Hải Dương và nhánh rẽ, Phan Thiết, Kiên Lương; Cải tạo, nâng công suất trạm 220kV Ninh Bình, Đồng Hoà, ĐD 220kV Tràng Bạch - Vật Cách - Đồng Hoà (mạch 2), Hàm Thuận - Phan Thiết, Bạc Liêu - Sóc Trăng giai đoạn 1, ĐD 220kV rẽ đấu nối TĐ Sêrêpok 3 và TĐ Sêrêpok 4, ĐD 110kV Xuân Trường - Đức Linh.

- Dự kiến khởi công 10 dự án, gồm: TBA 500kV Thường Tín (M2), Thạnh Mỹ, Sông Mây, Pleiku (máy 3); TBA 220kV Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, Thuận An; Cải tạo trạm 220kV Ninh Bình, cải tạo nâng cấp ĐD 220kV Cai Lậy - Trà Nóc.

2. Ngành Dầu khí

- Tiếp tục rà soát tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch đề ra, nêu các giải pháp cụ thể cho những tháng cuối năm nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản lượng khai thác dầu khí đã đề ra năm 2010;

- Vận hành an toàn các hệ thống cấp khí, nhà máy đạm Phú Mỹ, các Nhà máy Điện Cà Mau 1 &2, Điện Nhơn Trạch 1, đảm bảo hoàn thành vượt mức sản lượng đề ra trong tháng 5 và những tháng tiếp theo của năm 2010;

- Tiếp tục công tác quyết toán dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án điện Cà Mau 1, Cà Mau 2 theo tiến độ đề ra;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ, ngành liên quan và địa phương trong quá trình triển khai, vận hành các công trình dầu khí.

2.1. Tình hình thực hiện các dự án

- Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất (công suất 6,5 triệu tấn/năm): Nhà máy hoạt động ổn định ở 100% công suất thiết kế. Nhà máy đã nhập 4,3 triệu tấn dầu thô, sản xuất được 3,61 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng và xuất bán ra thị trường 3,41 triệu tấn sản phẩm.Tập đoàn đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả nghiên cứu phương án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất và kiến nghị cho phép triển khai lập dự án đầu tư.

- Dự án Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP): Đến cuối tháng 06/2010 tiến độ tổng thể đạt cơ bản so với kế hoạch (trong đó tiến độ chạy thử đạt 87,37%, chậm 12,63%) do vướng mắc trong việc cung cấp điện từ NMLD cho máy Đùn của phân xưởng PP. Hiện đang tiếp tục công tác chạy thử, chạy nghiệm thu toàn bộ phân xưởng PP, phấn đấu hoàn thành trong tháng 08/2010.

- Dự án Lọc hoá dầu Nghi Sơn: Đến tháng 6/2010, đã giải phóng mặt bằng (GPMB) đạt tổng cộng 497,5/589,3 ha mặt bằng trên bờ, công tác GPMB chậm 17 tháng so với kế hoạch ban đầu. Tiến độ giải ngân các hạng mục Hạ tầng cơ sở thuộc gói ưu đãi của Chính phủ cho Dự án ước tính đến cuối tháng 6/2010 đạt 2.478,9 tỷ đồng, các hạng mục do tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư (Tập đoàn ứng vốn) đạt 50,0 tỷ đồng).

- Dự án Tổ hợp hoá dầu Miền Nam: Đến tháng 06/2010, Dự án đang trong giai đoạn tiến hành kiểm kê đền bù, tái định cư GPMB tại KCN Dầu khí Long Sơn với mục tiêu là nhận bàn giao toàn bộ diện tích 400 ha vào cuối năm 2010; lựa chọn Nhà thầu EPC trong năm 2011. Ngày 10/06/2010, Chính phủ chấp thuận ưu đãi hỗ trợ đối với Dự án.

- Dự án Đạm Cà Mau: Tổng thầu tiếp tục hoàn thiện hồ sơ chất lượng để nghiệm thu hoàn thành công tác xử lý nền vùng 1 và triển khai công tác thi công ép cọc xử lý nền của vùng 2. Hoàn thành đóng cọc đại trà 20 hạng mục;

- Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn: Đã hoàn thành báo cáo thẩm định thiết kế tổng thể và tổng dự toán; tuyến ống trên biển đang lập phương án kỹ thuật thi công và tiếp tục thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

- Dự án tuyến ống Đông - Tây: PVE đang hoàn thiện báo cáo cung cầu và đề xuất thời điểm đầu tư, gói thầu thẩm tra đầu tư dự án do VPI thực hiện.

- Dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2: Tập đoàn đã tổ chức họp thống nhất phương án tuyến và yêu cầu nhà thầu PVE lập dự án đầu tư, ngày 13/5/2010 đã phê duyệt đề cương và dự toán gói thầu khảo sát địa hình, địa chất tuyến ống Nam Côn Sơn 2.

- Dự án Khai thác dầu khí lô 05 - 2 và 05 - 3: Đã hoàn thành công tác thiết kế tổng thể dự án Biển đông 1. Đã phát hành 44 hồ sơ mời thầu các gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị có thời hạn giao hàng dài (LLI). Tiến độ thực hiện chế tạo giàn xử lý trung tâm và giàn đầu giếng chậm so với kế hoạch. Công tác vận chuyển, lắp đặt ngoài khơi cơ bản đã hoàn tất.

- Nhà máy điện Nhơn Trạch: Ngân hàng (Pháp) sẽ cung cấp 50 triệu euro, tương đương khoảng 1.150 tỷ đồng cho Nhà máy điện Nhơn Trạch 2. Nhiên liệu chính cho nhà máy là khí tự nhiên từ mỏ Cửu Long và Nam Côn Sơn, nhiên liệu dự phòng là dầu DO, nhà máy được đấu nối vào lưới điện quốc gia thông qua sân phân phối 220 kV mở rộng của Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 1.

- Dự án đóng mới giàn khoan 60m nước: Hiện Tổng thầu đang cho triển khai đồng loạt 19/19 block, tuy nhiên tiến độ thực hiện chậm so với cam kết, làm ảnh hưởng chung tiến độ của dự án. Hiện nay bên cạnh công tác lập lại tiến độ chi tiết (theo khung tiến độ 36 tháng), chủ đầu tư đang tiến hành rà soát tổng hợp các công việc phát sinh để làm cơ sở tiến hành điều chỉnh dự án đầu tư.

- Dự án Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh): Đang triển khai gói thầu thiết kế, chế tạo thiết bị.

+ Đã hoàn thành lựa chọn nhà thầu các gói thầu chính bao gồm: Lò hơi; Tuabin, Máy phát; Hệ thống tích hợp điều khiển (ICMS); Hệ thống vận chuyển than; Hệ thống thiết bị sân trạm và máy biến áp chính; Hệ thống nước làm mát; BOP Lò hơi; BOP Tua-bin, máy phát; Xử lý nước; Thiết bị bình ngưng; Ống khói; Hệ thống nước làm mát; FGD; BOP Điện....và các gói phụ trợ còn lại.

+ Công tác thiết kế các hạng mục chính của Nhà máy đang được Nhà thầu triển khai, đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đơn vị liên quan để đền bù, giải phóng mặt bằng, tuy nhiên công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp các khó khăn như người dân chưa thống nhất đơn giá đền bù, cho rằng bãi thải xỉ sẽ gây ô nhiễm cho khu vực dân cư.

- Dự án xây dựng hạ tầng sân phân phối 500kV và 02 ngăn lộ 500kV của NMNĐ Vũng Áng 2, ngăn máy biến áp liên lạc 500/220kV của NMNĐ Vũng Áng 1: Hoàn thành công tác lập đề cương, khái toán và kế hoạch đấu thầu Dự án “Xây dựng hạ tầng sân phân phối 500kV và 02 ngăn lộ 500kV của NMNĐ Vũng Áng 2, ngăn máy biến áp liên lạc 500/220kV của NMNĐ Vũng Áng 1”. Tập đoàn đã phê duyệt Dự án đầu tư ngày 21/04/2010.

- Dự án Nhà máy điện Quảng Trạch 1: Liên danh nhà thầu IE-PMC1 đã hoàn thành công tác lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Công tác thẩm tra đã bắt đầu được thực hiện để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm Điện lực Long Phú GĐ1: Các gói thầu /hạng mục của dự án cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra theo kế hoạch 6 tháng đầu năm 2010 và không ảnh hưởng đến tiến độ khởi công Nhà máy điện Long Phú vào tháng 12/2010. Dự kiến triển khai thi công trong tháng 7/2010, và sẽ đẩy nhanh tiến độ trong thời gian còn lại, phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm 2010.

- Dự án Nhà máy Điện Long Phú 1: Gói thầu quan trọng và có giá trị đầu tư lớn. Đây là gói thầu có tính chất phức tạp, trong quá trình đánh giá HSDT của các nhà thầu cũng có nhiều khó khăn phát sinh ngoài kế hoạch, do vậy đến 29/4/2010 mới ký HĐ Tư vấn và đến nay Nhà thầu đã thực hiện ước đạt 20% khối lượng. Dự kiến sẽ khởi công EPC Nhà máy điện Long Phú 1 vào tháng 12/2010, Ban QLDA đã phối hợp với các Ban của Tập đoàn, các Nhà thầu EPC dự kiến chuẩn bị đồng thời các thủ tục, công tác với giai đoạn TKKT, như vậy về cơ bản tiến độ của dự án là bảo đảm kế hoạch.

- Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1: Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho triển khai Dự án tương tự như NMNĐ Long Phú 1 (Tách CSHT hạng mục dùng chung thành 1 dự riêng). Hiện nay Nhà thầu tư vấn đã hoàn thành hồ sơ dự án đầu tư, Tư vấn thẩm tra đang hoàn thiện công tác thẩm tra. Mục tiêu phê duyệt dự án đầu tư trong quý IV/2010.



3. Ngành Than - Khoáng sản Việt Nam

- Tiếp tục công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai thực hiện đầu tư các mỏ hầm lò mới như: Mỏ khe chàm II-IV; Mỏ Tràng Bạch - Mạo Khê (công suất 1,5 triệu tấn/năm); Mỏ Đồng Rì...

- Tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án: Khu liên hợp gang thép Cao Bằng; Dự án sản xuất bột Titan Đại Từ; Dự án tuyển quặng titan Đại Từ; Dự án khai thác mỏ sắt Nà Rụa; Dự án đầu tư mở rộng nâng cao công suất khu mỏ tuyển đồng Sin Quyền. Tổ chức điều tra, thăm dò khai thác chế biến quặng titan - zircon và xúc tiến các dự án thăm dò, liên doanh ở Lào, Cămpuchia....

- Các dự án nhiệt điện đang tiếp tục triển khai công tác giải phóng mặt bằng ... nên tiến độ thực hiện đếu chậm.

- Dự án Nhà máy sản xuất alumin Tân Rai có công suất 650.000 tấn/năm thuộc Dự án Tổ hợp Bôxit-Nhôm Lâm Đồng, Chủ đầu tư (Tập đoàn TKV) gói thầu EPC đang được triển khai trong gioai đoạn cuối, dự kiến đến hết tháng 11/2010 sẽ hoàn thành và đưa Nhà máy vào hoạt động.

- Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (công suất 650.000 tấn/năm): Đã khởi công khởi công ngày 28/02/2010, hạng mục chính của dự án do nhà thầu Chalienco thực hiện theo hình thức gói thầu EPC, dự kiến cuối năm 2012 hoàn thành và đưa vào hoạt động.

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án nhiệt điện Cẩm Phả I + II 600 MW, triển khai xây dựng nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả III, hoàn thành đầu tư điện Sơn Động, triển khai xây dựng nhiệt điện Nông Sơn, Lý Sơn, nhiệt điện Mạo Khê 440 MW; tích cực chuẩn bị đầu tư dự án thủy điện Đồng Nai 5, khởi công nhiệt điện Vĩnh Tân I, chuẩn bị cuối năm khởi công NM đảo Phú Quốc...

- Hoàn thành dự án mở rộng cải tạo Công ty đóng tàu TKV để đảm bảo đóng mới khoảng 40 phương tiện thủy; dây chuyền uốn thép hình, chế tạo các thiết bị chuyên ngành khai thác hầm lò...

- Vật liệu nổ công nghiệp: Đầu tư dự án Nitratamon tại Cẩm Phả.

- Hạ tầng, Vật liệu xây dựng, thương mại dịch vụ khác: Thực hiện đầu tư nhà máy xi măng Quán Triều, dự án mở rộng nhà máy xi măng La Hiên, xi măng Tân Quang, chuẩn bị đầu tư dự án xi măng Lai Châu, đầu tư các dự án vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, thương mại dịch vụ.



4. Ngành Hoá chất

- Dự án nhà máy đạm Ninh Bình: Hợp đồng EPC đến hết tháng 6 đạt tỷ trọng thiết kế hoàn thành là 95,33% và làm thủ tục nhập khẩu thiết bị tổng trị giá 32 triệu USD.

- Dự án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc: Đang tiến hành triển khai công tác lựa chon nhà thầu.

- Dự án Nhà máy tuyển Apatit Bắc Nhạc Sơn: Đã hoàn thành công tác đền bù giải phóng mặt bằng và chuẩn bị triển khai công tác lựa chọn nhà thầu. Hiện tại, dự án đang gặp khó khăn trong việc vay vốn tín dụng ưu đãi. Công ty đã chủ động dùng vốn tự huy động để giải ngân thanh toán cho các nhà thầu để đảm bảo tiến độ xây dựng công trình.

- Dự án Nhà máy DAP số 2: Đang triển khai các công tác GPMB, giao nhận tài sản góp vốn, hoàn thiện hồ sơ mời thầu...

- Dự án sản xuất lốp xe tải radial tại Đà Nẵng: Đang triển khai các công tác lựa chọn nhà thầu và khảo sát địa chất.

- Dự án khai thác muối Kali tại Lào: Hoàn thành khối lượng công tác thực địa của gói thầu I.1, I.2, tiếp tục triển khai thăm dò.

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón DAP Đình Vũ - Hải Phòng: đã tiến hành chạy thử (72 giờ) thực hiện xong từ tháng 12/2009, đang nghiệm thu bàn giao, theo kế hoạch năm 2010 hoàn thành công tác bàn giao để đưa vào vận hành sản xuất và quyết toán dự án. Tổng mức đầu tư điều chỉnh năm 2008: 165,05 triệu USD, (tương đương 2.764 tỷ đồng) trong đó: (i) Vốn tự có của chủ đầu tư: 23,5 triệu USD (đã giải ngân 400,3 tỷ đồng); (ii) Vốn vay thương mại 26,9 triệu USD (chưa thu xếp được); (iii) Vốn vay NHPTVN 114,6 triệu USD (tương đương 1.920,3 tỷ đồng, đến 31/12/2009 giải ngân 1.656 tỷ đồng, trả nợ gốc đến 17/6/2010 là 388 tỷ đồng) hiện chủ đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục giải ngân;

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân Đạm từ than cám Ninh Bình với tổng mức đầu tư 667 triệu USD, trong đó: Vốn tự có của chủ đầu tư 100 triệu USD; Vốn vay ngân hàng XNK Trung Quốc 250 triệu USD; Vốn vay NHPTVN 291 triệu USD hiện tại vướng mắc chủ yếu về thủ tục giải ngân, chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ và đẩy nhanh tiến độ.

- Dự án Thăm dò muối mỏ tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với tổng mức đầu tư 307,5 tỷ đồng, trong đó: Vốn tự có của chủ đầu tư 106,6 tỷ đồng (đã giải ngân 65 tỷ đồng); Vốn vay thương mại 176,8 tỷ đồng, Vốn vay NHPTVN 24 tỷ đồng, để tiến tới đầu tư khai thác và chế biến muối mỏ tại Lào, theo Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 14/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy nếu đầu tư ra ngoài biên giới cần xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

- Dự án Đạm mở rộng Đạm Hà Bắc (tổng mức đầu tư 568,6 triệu USD) do điều chỉnh tổng mức đầu tư có thay đổi nên NHPTVN đang thẩm định lại theo quy định.

- Dự án Bắc Nhạc Sơn – Công ty Apatit Việt Nam: tổng mức đầu tư 650,17 tỷ đồng, dự án đã được NHPT thông báo vốn, chủ đầu tư đang hoàn chỉnh thủ tục giải ngân.



5. Ngành Thép

5.1. Tình hình thực hiện các dự án nhóm A

- Dự án Nhà máy thép Liên hợp - Hà Tĩnh (công suất 4,5 triệu tấn thép/năm, TMĐT 5 tỷ USD, hiện TCT đang cùng TĐ TATA Ấn Độ làm việc với tỉnh Hà Tĩnh để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án.

- Dự án cải tạo Gang thép Thái Nguyên giai đoạn II (công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, TMĐT 3.843,67 tỷ đồng, trong đó vay NHPT 480 tỷ đồng, đến 6/2010 dự án giải ngân 780 tỷ đồng), hiện đang triển khai thi công các hạng mục. Dự kiến năm 2011 nhà máy đi vào sản xuất.

- Dự án Khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê (công suất khai thác 10 triệu tấn quặng sắt/năm, TMĐT 4.800 tỷ đồng, TCT Thép Việt Nam góp 20%), dự án triển khai theo đúng tiến độ.

- Dự án liên doanh Khoáng sản và luyện kim Việt Trung (công suất 3 triệu tấn quặng/năm, TMĐT 368 tỷ đồng), dự kiến hoàn thành cuối năm 2010.

- Dự án nhà máy Gang thép Lào Cai (công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, TMĐT 5.465 tỷ đồng), chủ đầu tư đang làm việc với các ngân hàng trong và ngoài nước để thu xếp nguồn vốn cho dự án.

- Dự án Thép tấm Cán nóng (công suất 2 triệu tấn thép tấm cán nóng/năm, TMĐT 8.436,16 tỷ đồng), hiện đang tích cực triển khai các nội dung công việc theo nội dung đã cam kết của Hợp đồng chuyển nhượng Cổ phần giữa Tổng Công ty và Tập đoàn Danieli.

5.2. Tình hình thực hiện các dự án khác

- Dự án nhà máy thép tấm lá Thống Nhất (công suất 250.000 tấn/năm, TMĐT 625 tỷ đồng). Các gói thầu đang thực hiện theo kế hoạch và đảm bảo tiến độ chạy thử dây chuyền.

- Dự án mở rộng phân hiệu đào tạo Hà Tĩnh (quy mô đào tạo 2.500 học sinh/năm, TMĐT 75 tỷ đồng) dự án được triển khai theo đúng tiến độ.

- Dự án nhà máy cán thép Thái Trung (công suất 500.000 tấn phôi thép/năm, TMĐT 1.400 tỷ đồng) dự án đang triển khai theo tiến độ đề ra.



5.3. Các dự án hoàn thành tạo ra năng lực tăng thêm: Nhà máy cán thép Hoà Phát - Hải Dương 400.000 tấn/năm; Nhà máy cán thép Sông Hồng - Phú Thọ 200.000 tấn/năm; Nhà máy thép cán nguội POSVIỆT - Bà Rịa - Vũng Tàu 1,2 triệu tấn/năm; Nhà máy phôi thép Công ty Thép HBS - Hải Dương 300.000 tấn/năm; Nhà máy thép Shengli (Trung Quốc) tại Thái Bình 600.000 tấn/năm. Sản phẩm của các nhà máy trên đã tiêu thụ trên thị trường.

6. Ngành Cơ khí

Trong năm 2010, ngành Cơ khí chủ yếu tiếp tục thực hiện các dự án di dời như:

- Dự án di chuyển Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo xuống Khu Mai Động Hà Nội: đã cơ bản hoàn thành và đi vào sản xuất. Dự án xây mới Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh với TMĐT 507 tỷ đồng hiện đang thực hiện các công trình chính trong giai đoạn cuối và giải quyết những tồn đọng về chí phí đền bù mặt bằng của Nhà máy.

- Dự án di chuyển và đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất của Công ty Cơ khí Duyên Hải tại Km số 8, phường Quán Toan - Hải Phòng đã thực hiện xong cơ bản giai đoạn I và đang triển khai các thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện giai đoạn II.

- Dự án di chuyển và đầu tư chiều sâu nâng cao năng lực sản xuất Công ty Caric: Dự án đang gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn thực hiện đầu tư. Dự kiến quý IV/2010 hoàn thành dự án.

- Dự án di dời Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội ra khỏi Thành phố Hà Nội, Chủ đầu tư đã lập 03 dự án:

+ Khu chức năng đô thị (tổ hợp khách sạn-văn phòng-trung tâm thương mại-siêu thị và căn hộ cao cấp) tại 74 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội co diện tích đất sử dụng 12,9 ha với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư sẽ là Công ty cổ phần gồm : Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội (góp 200 tỷ đồng từ nguồn đền bù của Chủ đầu tư); Công ty VINCOM, Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl; Công ty cổ phần Dịch vụ tổng hợp và Đầu tư Hà Nội.

+ Dự án di chuyển, mở rộng sản xuất Công ty Cơ khí Hà Nội tại Khu công nghiệp Thuận Thành 3, tỉnh Bắc Ninh, diện tích đất sử dụng 28,16 ha với tổng mức đầu tư 530,84 tỷ đồng

+ Dự án Toà văn phòng Cơ khí Hà Nội tại 76 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội do Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội làm chủ đầu tư có diện tích đất sử dụng 4.456 m2 , nguồn vốn của Chủ đầu tư và vốn vay, huy động.

7. Ngành Giấy

- Dự án Đầu tư mở rộng Công ty Giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 (công suất 250.000 tấn bột giấy tẩy trắng/năm): Đang triển khai các gói thầu cung cấp thiết bị sản xuất bột công suất 170.000tấn/năm và sản xuất giấy 150.000tấn/năm và cung cấp thiết bị xử lý nước thải, thiết kế tổng thể nhà máy và dự kiến quý IV/2012 sẽ hoàn thành;

- Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy bột giấy Phương Nam: Hoàn thành công tác lập, thẩm tra lại tổng mức đầu tư dự án; lập hồ sơ mời thầu và tiếp tục triển khai các gói thầu: tư vấn giám sát, thi công xây dựng xưởng chính, xử lý nước thải, nhà điều hành và sân bãi. Khảo sát, quy hoạch vùng nguyên liệu đay cho nhà máy. Hiện nay với nguồn vốn cấp từ SCIC là 300 tỷ đồng, tổng mức đầu tư đang thẩm tra. Dự kiến hoàn thành vào năm 2011;

- Tiếp tục triển khai các dự án xây dựng Văn phòng tại 25 Lý Thường Kiệt, nâng cấp dây chuyền sản xuất giấy Tissue tại Công ty giấy Tissue Sông Đuống....



8. Ngành Thuốc lá

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam đang triển khai thực hiện 20 dự án, trong đó có 14 dự án nhóm B và 6 dự án nhóm C, 13 dự án chuyển tiếp và 7 dự án khởi công mới. Tích cực thực hiện các thủ tục đầu tư đối với các dự án di dời Nhà máy thuốc là Thăng Long và Nhà máy thuốc lá Sài Gòn.

Tổng giá trị ĐTXD ước đạt 271,373 tỷ đồng (Xây lắp: 154,800 tỷ đồng, thiết bị: 116,573 tỷ đồng) bằng 18,52% kế hoạch năm và bằng 144,62% so với cùng kỳ năm trước. Tổng giá trị ĐTXD đạt thấp so với kế hoạch năm, do đa số các dự án khởi công mới đang trong giai đoạn triển khai.

9. Ngành Bia - Rượu - NGK

9.1. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

a. Công tác chuẩn bị đầu tư

- Dự án đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài.

- Dự án đầu tư chiều sâu nâng công suất hệ thống sản xuất nắp khoén – Công ty CP Bao bì Bia-Rượu-Nước giải khát nâng công suất từ 100.000 nắp/giờ lên 200.000 nắp/giờ.

b. Các công trình hoàn thành

- Dự án Nhà máy bia Hà Nội - Mê Linh: Đã hoàn thành giai đoạn 1 với công suất 100 triệu lít/năm; Hiện đang tiến hành tập hợp hồ sơ quyết toán giai đoạn 1 và đang chuẩn bị công tác nghiệm thu bàn giao giai đoạn 2, công suất 200 triệu lít/năm.

- Dự án Nhà máy bia Hà Nội - Nghệ An: Dự án đã hoàn thành và chính thức vận hành kỹ thuật nấu mẻ bia đầu tiên vào ngày 16/5/2010; Hiện đang hoàn thiện nốt một số công việc dở dang và Tổng Công ty đang tiến hành khảo sát, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
c. Các công trình đang triển khai

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Hà Nội - Thái Bình công suất 50 triệu lít/năm có khả năng mở rộng lên 100 triệu lít/năm: Đang thực hiện lập các hồ sơ mời thầu để triển khai thực hiện dự án.

- Dự án đầu tư nhà máy sản xuất bia Hà Nội của Công ty CP Bia Hà Nội Hồng Hà tiến hành điều chỉnh quy mô, nâng công suất từ 25 triệu lít/năm (giai đoạn I) lên 50 triệu lít/năm (giai đoạn II);

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia tại Vũng Tàu của Công ty CP Bia Hà Nội - Vũng Tàu đang thực hiện điều chỉnh quy mô, nâng công suất.

- Dự án Nhà máy bia Hà Nội - Hải Phòng: Sau khi giãn tiến độ thực hiện dự án, đến nay dự án đang được triển khai gấp rút và đã hoàn thiện xong phần thô xây dựng nhà xưởng, văn phòng để chuẩn bị lắp đặt thiết bị. Các gói thầu nhỏ lẻ khác đề đang được triển khai đúng tiến độ.

- Dự án Nhà máy bia Hà Nội - Vũng Tàu: Dự án đến nay đã thực hiện bàn giao mặt bằng cho việc lắp đặt thiết bị ; các gói thầu khác như xử lý nước thải, cung cấp điện động lực, lò hơi… đều đã hoàn thành được khoảng 90% công việc.

- Dự án Nhà máy bia Hà Nội - Quảng Trị: Hiện đang chuẩn bị đấu thầu cho các gói thầu thiết bị công nghệ chính.

9.2. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

- Dự án đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn - Sông Lam công suất 100 triệu lít/năm, giai đoạn 1 (50 triệu lít/năm): Đã ký hợp đồng gói thầu EPC. Đang triển khai các hạng mục xây dựng, đến tháng 6/2010 đạt khoảng 70% khối lượng thi công toàn dự án. Số lượng máy móc thiết bị đã đưa về công trường đạt 90% tổng số danh mục của dự án, hiện các nhà thầu đang tiến hành lắp đặt. Dự kiến tiến hành nấu mẻ bia đầu tiên vào cuối quý II/2010.

- Dự án đầu tư Nhà máy Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi công suất 100 triệu lít/năm, giai đoạn 1(50 triệu lít/năm): Đã ký hợp đồng gói thầu EPC, đang triển khai thi công công xây lắp các hạng mục theo kế hoạch, dự kiến sẽ tiến hành nấu mẻ bia đầu tiên vào cuối quý II/2010.

10. Ngành Xăng dầu

- Xây dựng kho cảng xăng dầu Cái Mép (giai đoạn 1): Tiếp tục thi công theo tiến độ hạng mục cầu cảng và công tác thiết kế bản vẽ thi công hạng mục kho xăng dầu;



- Nâng cấp cầu cảng tại Xí nghiệp xăng dầu An Hải: Công trình đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư./.


1 Tính chung 5 tháng đầu năm 2010, sản lượng điện chạy dầu FO (Hiệp Phước, Thủ Đức, Ô Môn, Cần Thơ) là 1,86 tỷ kWh, tua bin khí dầu DO (Cà Mau, Bà Rịa, Thủ Đức, Cần Thơ) là 330 triệu kWh (những nguồn này có giá thành sản xuất gấp từ 4 - 5 lần giá bán điện bình quân của EVN)



tải về 138.18 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương