PHỤ LỤC 05 Mẫu 04 – HĐ-btc (Mẫu công văn trả lời của Đvnv gửi Cục thtk)



tải về 24.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích24.61 Kb.
#826
PHỤ LỤC 05

Mẫu 04 – HĐ-BTC (Mẫu công văn trả lời của ĐVNV gửi Cục THTK)
Tên đơn vị (Vụ, Cục): CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Số phiếu hỏi: 526-18/BTC-THTK

Email của người hỏi: tientrinh@cpavietnam.vn

Câu hỏi 1:

- Nội dung câu hỏi:

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính quy định: “Đối với nhà xưởng, vật kiến trúc thì tỷ lệ % sử dụng còn lại không thấp hơn 30%”. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 1 Điều 18 lại quy định: “Tài sản cố định đã khấu hao hết thì tỷ lệ còn lại không thấp 20%”. Từ 2 nội dung nêu trên tôi có thể hiểu theo 2 ý: Một là tỷ lệ tối thiểu 30% áp dụng cho nhà xưởng, vật kiến trúc, còn tỷ lệ tối thiểu 20% là áp dụng cho những tài sản cố định khác không phải là nhà xưởng, vật kiến trúc. Hai là tỷ lệ tối thiểu 30% áp dụng cho nhà xưởng, vật kiến trúc chưa khấu hao hết, còn tỷ lệ tối thiểu là 20% áp dụng cho nhà xưởng đã khấu hao hết. Kính mong quý Bộ có ý kiến cách hiểu nào đúng?



- Nội dung trả lời:

Tại khoản 1 Điều 18 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính về hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần hướng dẫn xác định giá trị thực tế các loại tài sản của doanh nghiệp là hiện vật, trong đó:

+ Điểm b khoản 1 Điều 18 áp dụng đối với tài sản cố định chưa khấu hao hết và tỷ lệ đánh giá lại là tỷ lệ chất lượng của tài sản, trong đó tỷ lệ tối thiểu 30% áp dụng đối với nhà xưởng, vật kiến trúc; tỷ lệ tối thiểu 20% áp dụng đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

+ Điểm c khoản 1 Điều 18 áp dụng đối với tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đủ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý, trong đó tài sản được đánh giá lại theo nguyên tắc không thấp hơn 20% của giá mua mới tài sản cố định cùng loại (đối với tài sản này không phải đánh giá lại chất lượng còn lại của tài sản như đối với tài sản chưa khấu hao hết nêu trên).



Câu hỏi 2:

Nội dung câu hỏi:

Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính quy định “Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có quyết định phê chuẩn giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ sách kế toán theo giá trị doanh nghiệp đã được phê chuẩn”. Theo đó, tôi chưa rõ là việc điều chỉnh này là quay lại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp điều chỉnh hay là điều chỉnh vào thời điểm có Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.



Nội dung trả lời:

- Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính quy định:

Khoản 2 Điều 2:

2. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính quý hoặc năm được cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp”

Khoản 3, khoản 4 Điều 10:

3. Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.....



4....

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31/12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần....”.

- Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần quy định:

Điều 25. Sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

Kết quả công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện bán cổ phần”.

Tại điểm 5 Bước 1 Phụ lục Quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần ban hành kèm theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

5. Hoàn tất phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

a. Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình thực tế của doanh nghiệp, Ban chỉ đạo xem xét quyết định thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp xây dựng phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Phương án cổ phần hóa phải bao gồm các nội dung cơ bản như:

- Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

- Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.

- Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu theo quy định.

....”

Căn cứ quy định nêu trên, khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để phản ánh đúng thực trạng công ty tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thông tin về doanh nghiệp trong đó có vấn đề cần tiếp tục xử lý khi sử dụng giá trị doanh nghiệp đã công bố để xây dựng phương án cổ phần hóa cho các nhà đầu tư được biết.



Câu hỏi 3:

- Nội dung câu hỏi:

Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tài chính để cổ phần hóa doanh nghiệp quy định: Không được trích lập dự phòng các khoản giảm giá đối với hàng tồn kho. Tức là đối với các khoản dự phòng phải thực hiện hoàn nhập khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Nhưng trong Thông tư 127 không có hướng dẫn phương pháp định giá hàng tồn kho là nguyên vật liệu, thành phẩm dẫn đến khó khăn trong cách áp dụng. Hiện tại tôi thấy đa phần các định giá viên áp dụng và lý giải do nguyên vật liệu và thành phẩm được luân chuyển liên tục, nên giá trị sổ sách gần như là giá thị trường nên giá trị sau định giá là giá trị trên sổ sách. Tuy nhiên, đối với hàng tồn kho là nguyên vật liệu, thành phẩm chậm luân chuyển, tồn kho lâu ngày, hoặc giảm giá thì không thực hiện như trên được. Trong khi đó lại không trích dự phòng. Trong thông tư 127 chỉ nói chung chung là tài sản của công ty thì được định giá theo giá thị trường. Tuy nhiên mỗi khoản mục thì lại được hướng dẫn khác nhau. Và tôi thấy không có hướng dẫn chi tiết đối với việc định giá hàng tồn kho là nguyên vật liệu và thành phẩm.

- Nội dung trả lời:

Tại Điều 18 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định giá trị thực tế đối với các loại tài sản của doanh nghiệp trong đó có tài sản là hiện vật và tài sản không phải là hiện vật.



Đề nghị độc giả nghiên cứu thực hiện theo quy định./.

Hà nội, ngày tháng năm 2015




CỤC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP





Каталог: webcenter -> hoidap -> backend
backend -> Kho bạc nhà NƯỚC
backend -> CỤc thuế tp hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
backend -> CỤc thuế tp hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
backend -> CỤc thuế nghệ an cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
backend -> PHỤ LỤC 05 Mẫu 04 – HĐ-btc (Mẫu công văn trả lời của Đvnv gửi Cục thtk)
backend -> Theo Quy định của Quy chế Quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài
backend -> CỤc thuế thừa thiên huế
backend -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam chi cục thuế tp. Nha trang độc lập Tự do Hạnh phúc
backend -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam chi cục thuế tp. Nha trang độc lập Tự do Hạnh phúc
backend -> CỤc thuế tp hà NỘi cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 24.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương