Pentecost (B) May 31, 2009



tải về 31.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích31.56 Kb.
#30405


Lm Jude Siciliano, OP

PENTECOST (B) - May 31, 2009

ACTS 2: 1-11; I Corinthians 12: 3b-7, 12-13 (Galatians 5: 16-25) John 15: 26-27; 16: 12-15

By Jude Siciliano, OP

Dear Preachers:

A friend told me a story about a man who was told he had cancer and only a short time to live. After the initial shock and grieving, he decided to change some of his habitual ways of behaving. In the light of his sickness and the shortness of time in front of him he found things that used to bother him, didn’t any more. He had two teenage sons and made time to have some significant conversations with them. He didn’t want to die and leave things unsaid between them. He especially wanted to tell them how much he loved them and how proud he was of them. He made sure to tell his wife frequently how much he loved and admired her. After many years of not talking with his brother, he called him and after a long conversation over dinner they were reconciled.

The man’s doctor retired and so he found a new one. This doctor confirmed that he had cancer – but that it was treatable. He wept. But, he later told a friend, he cried not only because he was relieved, but because he was afraid he would return to his previous ways of living. He was afraid he would, after time, forget the changes he had made and how beneficial they were to himself and his family. He felt fragile and afraid he would get caught up again in his old world and, as a result, lose the new-found life he had.

Another kind of fear can also have power over us and keep us from attempting any change at all in our lives; when we are afraid to let go of what we know and have adapted to, for what is untried and unknown. The disciples behind locked doors were "gathered in fear." They were afraid that what had happened to Jesus would happen to them. They were huddled together in failure and without a future. When things couldn’t look any worse, Jesus appears. Some people have that experience; they meet Jesus in the very lowest places in their lives, when they have reached rock bottom, feel helpless and a without a future.

Jesus appears: the one who was defeated, battered down, killed and tossed aside. He who seemed to have no future. That one! He is "raised from the dead!" All bets are off; now anything is possible. Jesus appears to disciples who abandoned him in his hour of need; denied him when they were asked about him and, when Mary Magdalen brought news of his resurrection – they didn’t believe her. So, that’s how we find them; gathered together behind a locked door, with no hope and afraid.


Jesus appears to them in their failure and fear. But instead of giving them a tongue lashing for their past behavior, calling them cowards and miserable failures, he opens up a whole new future for them. The first word from his mouth is, "Peace." One word that tells them things are ok between them and him. One word that puts aside the past. One word that opens a future for them. "Whew!" they must have thought. What relief they would have felt; like when we have had an argument or hurt someone’s feelings and they say to us, "Forget about it. I forgive you." When that happens we have the feelings the disciples must have had when they heard Jesus’ greeting, "Now we can start all over; the past is past. Now our relationship with Jesus has a future." That’s what the resurrected Jesus’ greeting of "Peace" must have meant to his disciples.
Then Jesus says it again, "Peace be with you." This time it isn’t about the past, that’s over. Now it is about the future. Peace – because they have to unlock the doors and go out into the world that made them afraid; the world that was so rough on Jesus and was going to be rough on them for their belief in Christ. He was sending them, as he sends us again on this Pentecost, not to seek revenge for past offenses, but to practice forgiveness. In a world that clutches and hangs on to past hurts and looks for ways to get even, Jesus sends out his disciples to practice forgiveness.

If they do become known for their ability to forgive, the disciples are going to attract attention, because forgiveness is a rare commodity in our world – internationally and nationally; but also in our own close circle of family and friends. If we practice forgiveness we too will attract people to Jesus’ way and to our community or, it will stir up resistance, ridicule and rejection, just as it did for Jesus.


Jesus doesn’t tell his disciples to lay low, go into protective mode and look to their self preservation. He doesn’t want to be an antique collector, with museum-piece followers. He doesn’t want a church with doors locked to newcomers – those who come from different cultures or bring new ideas. He doesn’t want a community that locks the doors, huddles together, prays, gets along with one another, keeps safe and waits for his eventual return.
Instead, Jesus sends them and us, out into the very world that frightened them, to live his life and practice what he practiced – starting with forgiveness – welcoming the outsiders; noticing the overlooked and neglected; speaking up for those who are wronged and have no voice and caring for the needy. How could they and we do that? Such ordinary folk! How could they and we live Jesus’ life and values in a world that rejected him and will reject us? – with his Spirit, that’s how!

Jesus gives them and us his Spirit: the source of his life; the force that energized him and the strength that enabled him to say and do what he said and did. He breathed on them his own Spirit. Which is what he does for us, now, today and each and every day, when we need the words, courage, determination and strength to live as Christians in the world. He says to us, "Peace," and breathes his Spirit into us at this Eucharist, and we respond, "Come Holy Spirit, fill the hearts of thy faithful and kindle in them the fire of thy divine love."




LỄ CHÚA THÁNH THẦN (B) – 31-5-2009

Cv 2: 1-11, 20a; I Corintô 12: 3b-7, 12-13 (Galat5: 16-25) Ga 15: 26-27; 16: 12-15

Lm. Jude Siciliano, OP
LẠY CHÚA THÁNH THẦN

XIN NGỰ ĐẾN


Anh chị em thân mến,

Một người bạn kể tôi nghe chuyện một người được tin mình bị ung thư và sắp đến cuối đời. Sau khi biết tin này, ông buồn rầu, và quyết định thay đổi một số thói quen của mình. Những việc từ trước đến nay hay làm ông bận tâm, bây giờ không còn làm ông quan tâm nữa. Ông có 2 con trai dưới tuổi 20, và ông muốn dành thì giờ để nói chuyện với 2 người con đó. Ông không muốn khi ra đi mà vẫn còn để lại những chuyện chưa nói với hai con. Ông muốn nói với chúng là ông thương yêu chúng lắm, và ông rất hãnh diện về chúng. Ông cũng đã nhất định nói với vợ là ông yêu quý và khâm phục bà rất nhiều. Đã nhiều năm ông không nói chuyện với người em trai, nay ông gọi người em đến và nói chuyện rất lâu trong bữa ăn, và hai người đã làm hòa với nhau.

 
Bác sĩ của ông đã nghỉ hưu, nên ông tìm một bác sĩ khác. Và người này công nhận ông bị ung thư, nhưng lại nói là có thể chữa trị được. Ông đã khóc, không phải vì ông cảm thấy nhẹ người do bệnh có thể chữa trị được, nhưng ông sợ sẽ trở lại với những thói quen cũ. Đó là những điều trong thời gian qua, ông đã bỏ và đã quen với những thay đổi rất có ích cho ông và cả gia đình rồi. Ông cảm thấy sợ là sẽ mềm lòng trước những thói quen cũ, và sẽ làm cho ông mất đi lối sống mới mà ông đã tập làm được.

 
Đối với chúng ta, chúng ta có nỗi lo sợ là có một quyền lực ngăn cản chúng ta cố gắng thay đổi lối sống, đó là mỗi khi chúng ta ngại bỏ những thói quen và những tập quán chúng ta đã hấp thụ, để tập những lối sống mới mà chúng ta chưa quen biết. Các Môn đệ trong phòng họp, cửa đã đóng kín mà vẫn lo sợ. Sợ là những điều đã xảy ra cho Chúa Giêsu nay sẽ xảy đến cho họ. Họ cùng hội họp trong sự thất bại và vô vọng. Trong khi mọi sự dường như xấu đi, thì Chúa Giêsu hiện ra giữa các ông. Có người trong chúng ta cũng đã trải qua kinh nghiệm gặp được Chúa Giêsu trong những lúc đời mình đến ngõ cụt. Đó là khi bị thất bại, không ai giúp đỡ, và không thấy hy vọng gì ở tương lai.

 
Chúa Giêsu xuất hiện: Ngài là Đấng đã bị thất bại, bị trấn áp, chịu chết và bị ném ra ngoài. Rõ ràng là Ngài có vẻ như không có tương lai. Và cũng chính Ngài đã "từ cõi chết sống lại". Làm tất cả mọi suy tính điều sai lầm. Chúa Giêsu xuất hiện giữa các Môn đệ là những kẻ đã bỏ Ngài trong lúc Ngài cần đến họ; đã chối Ngài khi người ta hỏi đến; không tin bà Maria Madalena nói là Ngài đã sống lại. Đấy, họ là những kẻ nhát sợ đến như vậy, lúc họp nhau, thì ở trong phòng đóng kín cửa lại.

 
Chúa Giêsu hiện ra giữa những Môn đệ bị thua thiệt và nhát sợ. Nhưng thay vì dùng lời quở trách vì sự yếu hèn trong nỗi thua thiệt đó, thì Ngài lại vạch ra một tương lai mới cho họ. Lời nói đầu tiên từ miệng Ngài là "Bình An". Nghĩa là không có vấn đề gì giữa Ngài và các ông cả. Lời nói này đã đánh tan quá khứ, và mở ra một tương lai cho các ông. "Mừng quá!", chắc các ông nghĩ vậy, và cảm thấy nhẹ người. Điều này giống như khi chúng ta tranh biện với ai, và làm họ phiền lòng, để rồi nghe người ấy nói "Thôi quên đi! không sao cả, tôi tha thứ cho bạn". Và lúc đó, chúng ta cảm thấy nhẹ cả người như các Môn đệ đã cảm nhận được khi Chúa Giêsu chào họ. "Bây giờ chúng ta khởi sự lại từ đầu. Hãy quên quá khứ đi. Và bây giờ sự liên hệ giữa Chúa Giêsu và chúng ta có một tương lai". Đó là ý nghĩa của lời chúc "Bình An " của Chúa Giêsu cho các Môn đệ. 


Rồi một lần nữa, Chúa Giêsu lại nói "Bình An cho các con". Lần này không nhắc gì đến quá khứ cả. Và đây là thời khắc của tương lai. Được Bình An, các ông phải tháo khóa, mở cửa ra và đi khắp cùng thế gian, nơi đã làm cho các ông sợ hãi. Nơi đã gây khổ ải cho Chúa Giêsu, thì cũng sẽ gây khó khăn cho các ông vì các ông đã tin vào Chúa Kitô. Chúa Giêsu đã gởi các ông đi như Ngài đã gởi chúng ta ra đi ngày lễ Hiện Xuống năm nay. Chúng ta ra đi không phải để trả thù những khó khăn, mà đem sự tha thứ đến với một thế gian đầy hận thù mà chúng ta đang sống. Ngay cả Chúa Giêsu cũng đã gởi các Môn đệ Ngài ra đi để tha thứ. 
Nếu mọi người biết các Môn đệ có lòng tha thứ, thì sẽ có nhiều người theo họ, vì mọi nơi trên thế giới, trong các quốc gia, ngay cả trong các bạn bè và các gia đình mà chúng ta đang sống, it khi nghe đến hai chữ tha thứ. Nếu chúng ta biết tha thứ, chúng ta sẽ lôi kéo được người khác theo Chúa Giêsu, và vào với cộng đoàn chúng ta, hoặc sẽ gây nên sự chống đối, chế nhạo và ruồng bỏ, như Chúa Giêsu đã chịu.

 
Chúa Giêsu không bảo các Môn đệ tự bảo vệ mình hay tự bào chữa. Ngài không muốn họ trở nên như những đồ vật chưng trong viện bảo tàng. Ngài không muốn Giáo hội Ngài khóa cửa lại, không đón nhận những phần tử mới, những người từ các nền văn hóa khác, những tư tưởng mới. Chúa Giêsu không muốn một cộng đoàn chỉ gồm những người quen biết nhau họp lại, hợp ý nhau, cầu nguyện với nhau và che chở cho nhau hầu mong chờ ngày Ngài trở lại.

 
Trái lai, Chúa Giêsu mời gọi các ông dấn thân vào trong thế gian đầy âu lo trắc trở, để sống và thực hành theo lời Ngài dạy: bắt đầu với sự tha thứ; đón chào tha nhân; quan tâm đến những người bị bỏ rơi khinh miệt; bênh vực kẻ bị bất công; và lên tiếng nâng đỡ những kẻ hoạn nạn. Tại sao các Môn đệ làm được, trong khi các ngài cũng là người phàm như chúng ta? Tại sao các Môn đệ và chúng ta sống được đời sống của Chúa Giêsu giữa một thế giới đã ruồng rẩy Ngài và sẽ ruồng rẩy chúng ta? Chỉ với Thánh Linh của Ngài sao!

 
Chúa Giêsu đã cho các Môn đệ và cho cả chúng ta nữa, Thánh Linh của Ngài: đó là nguồn sống, là năng lực; nguồn lực thúc đẩy Ngài làm những điều Ngài đã nói. Ngài thổi hơi Thánh Linh của Ngài trên các Môn đệ. Ngài cùng thổi hơi Thánh Linh Ngài trên chúng ta, hôm nay và mọi ngày. Mỗi khi chúng ta cần nói, cần can đảm, cần sức mạnh để quyết định sống đức tin trong thế gian này. Ngài sẽ nói "bình an" và thổi hơi Thánh Linh Ngài trên chúng ta trong bữa Tiệc Thánh này. Và chúng ta đáp lại "Lạy Chúa Thánh Thần xin  ngự đến trong lòng chúng con, là kẻ tin cậy Người, xin hãy đốt lên trong lòng chúng con ngọn lửa yêu mến." 


Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP








tải về 31.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương