ĐÁP Án và biểU ĐIỂm câu 1: 3 điểm



tải về 21.33 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích21.33 Kb.
#29738
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM

Câu 1: 3 điểm

- Nêu được ba đặc điểm: 0,3đ

+ Nền VH đổi mới theo hướng hiện đại hoá.

+ Phân hoá làm hai bộ phận và hai xu hướng

+ Phát triển với một tốc độ nhanh chóng.

- Chỉ ra đặc điểm cơ bản nhất: VH đổi mới theo hướng hiện đại hoá: 0,1

- Nêu được khái niệm (0,2đ): Là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại thế giới.

- Chỉ được ba nguyên nhân dẫn tới đặc điểm: văn học đổi mới theo hướng hiện đại hoá: 0,3đ.

+ Sự khai thác thuộc địa của TD Pháp đã làm cơ cấu thành phần xã hội VN biến đổi sâu sắc: Giai cấp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản sinh hoạt theo lối Âu hoá, có đời sống tinh thần, thị hiếu mới.

+ Từ đầu TK XX văn hoá VN dần dần thoát khỏi hệ thống văn học Trung Hoa, ảnh hưởng văn học phương Tây thông qua tầng lớp trí thức theo cả hai hướng tích cực, tiêu cực.

+ Chữ quốc ngữ đã thay thế chữ Hán, chữ Nôm từ văn bản hành chính đến văn học nghệ thuật. Yếu tố này đã tạo cho công chúng tiếp xúc với sách, làm nảy sinh những hoạt động kinh doanh văn hoá, viết văn cũng là nghề kiếm sống tuy chật vật, khó khăn.

- Trình bày được ba giai đoạn của quá trình hiện đại hoá: mỗi giai đoạn 0.3đ. a. Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến 1920)

- Chữ quốc ngữ được phổ biến ngày càng rộng rãi

- Xuất hiện văn xuôi viết bằng chữ quốc ngữ: truyện ngắn Thầy La-za-rô Phiền (Nguyễn Trọng Quản), Hoàng Tố Anh hàm oan (Thiên Trung) -> vụng về, non nớt.

- Thơ văn cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… mang nội dung chính trị mới mẻ nhưng ngôn ngữ, văn tự, thi pháp vẫn thuộc phạm trù VHTĐ.

b. Giai đoạn thứ hai (khoảng từ năm 1920 – 1930)

- Đạt những thành tựu đáng kể: nhiều tác phẩm có giá trị.

+ Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh (Cha con nghĩa nặng), truyện ngắn của Phạm Duy Tốn (Sống chết mặc bay), Nguyễn Bá Học (Quả dưa đỏ): phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân, sự thối nát của bộ máy lãnh đạo phong kiến, ngôn ngữ gần với cuộc sống.

+ Thơ của Tản Đà (Muốn làm thằng Cuội, Hầu Trời, Thề non nước), Á Nam Trần Tuấn Khải (Gánh nước đêm, Hai chữ nước nhà): giải phóng cái tôi cá nhân, sử dụng thể điệu tự do trong thơ ca cổ

+ Kịch của Vũ Đình Long, Nam Xương

+ Truyện kí của Nguyễn Ái Quốc (Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành): tính chiến đấu cao, bút pháp hiện đại, điêu luyện.

- Hạn chế: vẫn tồn tại các yếu tố của VHTĐ trên mọi thể loại từ nội dung đến hình thức: văn biền ngẫu, chữ Hán, thơ Đường luật.

c. Giai đoạn thứ ba (khoảng từ năm 1930 đến năm 1945)

- VHVN hoàn tất quá trình hiện đại hoá: cách tân sâu sắc trên mọi thể loại:

+ Tiểu thuyết và truyện ngắn viết theo lối mới từ cách xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ nghệ thuật. (Tự lực văn đoàn, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Năm Cao, Nguyễn Tuân)

+ Thơ ca với phong trào Thơ mới – cuộc cách mạng trong thi ca (Thế Lữ, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Chế Lan Viên…). Về nghệ thuật: phá bỏ lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó. Về nội dung: cách nhìn, cách cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới.

+ Kịch nói, phóng sự phê bình cũng xuất hiện: Kịch của Nguyễn Huy Tưởng, phê bình của Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, phóng sự của Vũ Trọng Phụng.

=> Hiện đại hoá diễn ra trên nhiều mặt làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền VHVN.


Câu 2: 3 điểm

* Cách làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học

- Phân tích tác phẩm theo hướng làm rõ vấn đề xã hội cùng với những khía cạnh và những phương diện biểu hiện của nó.

- Liên hệ với thực tế hoàn cảnh mà tác phẩm ra đời cũng như trong xã hội ngày nay.

- Liên hệ với bản thân và rút ra bài học.

Cụ thể:


1. Phân tích lời dạy của người cha với đứa con về cách cư xử với những người bất hạnh

a. Người cha đã dạy con về cách cư xử với những người hành khất

- Đồng cảm, chia sẻ với những bất hạnh của họ (0.75)

+ Hiểu được nguyên nhân của tình cảnh hiện tại mà người khác phải chịu bất hạnh do số phận, chứ không phải do nỗ lực, không ai muốn.

+ Chia sẻ một phần những gì mình có (có cho thì đáng là bao). Quan tâm phải tế nhị đúng lúc, với người hành khất không nên hỏi quê hương, gốc gác vì sẽ tạo cảm giác trạnh lòng, xót xa.

+ Tránh thái độ kì thị, miệt thị thương hại: gây tổn thương cho họ.

- Bảo vệ, tránh những rào cản ngăn cách: người hành khất là con người yếu đuối cô độc, dễ mất tự tin, sự cản trở dù nhỏ nhất cũng gây tổn thương, đau đớn (con chó…bán): (0,25)

b. Người cha con cho con hiểu ý nghĩa của cách đối xử ấy

- Giảm bớt khó khăn về vật chất, cũng là giảm bớt những thương tổn về tinh thần cho những người bất hạnh. Đó là biểu hiện của tình thương tình người – điều rất cần thiết để làm người (0,25)

- Thương người cũng là cách để thương mình: Mình tạm …sau này. Cuộc đời luôn biến, không ai chắc chắn về tương lai của mình, vì thế con người sống phải luôn biết tu nhân tích đức. Người cha đã dạy cho con một cách sống nhân ái, đã chú ý hoàn thiện nhân cách cho con từ một câu chuyện rất thông thường của đời sống (0,25)

c. Đánh giá

- Đây là một người cha thấu hiểu lẽ đời (hiểu được những bất trắc trong cuộc vần xoay của cơ trời), giàu tình yêu thương, “thương người như thể thương thân”, có quan điểm dạy con rất đúng đắn (0,25)

2. Liên hệ thực tế cuộc sống ngày nay (0,75)

- Cũng nhiều người tốt giúp đỡ những người bất hạnh

- Trong xã hội hiện đại, cuộc sống với nhịp độ gấp gáp, khiến khoảng cách giữa con người bị nới rộng, chúng ta chỉ quan tâm đến bản thân mà ít khi chú ý tới những người bất hạnh, thờ ơ vô cảm trước những khó khăn của đồng loại.

- Nhiều người con thể hiện thái độ khinh bỉ với người người hành khất.

3. Liên hệ bản thân và rút ra bài học (0,5)

- Tự nhìn nhìn, đánh giá hành vi ứng xử của mình với những người bất hạnh xung quanh.

- Bài học:

+ Cần biết điều chỉnh cách sống, cách ứng xử để không chỉ thể hiện được lòng thương mà còn thể hiện được sự tế nhị. Đó mới là cách ứng xử của người có văn hoá.

+ Những bậc làm cha, làm mẹ bên cạnh việc chăm soc, nuôi dưỡng con cái cần phải biết hoàn thiện nhân cách, vun đắp tình người cho con cái thì xã hội sẽ tốt đẹp lên rất nhiều bởi sẽ có một thế hệ trẻ biết nghĩ và sống nhân ái, khoan dung.

Câu 3: 5 điểm

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Thạch Lam và Hai đứa trẻ (0,5)

2. Khẳng định: đây là truyện ngắn không có cốt truyện (0,5)

3. Truyện có nhiều hấp dẫn (2,5)

- Tạo dựng được bức tranh thiên nhiên trữ tình, hiền hoà, êm ả về làng quê VN. (0,5)

- Vẻ đẹp tâm hồn Liên và tài năng miêu tả nội tâm n/v của TL (0,5)

- Nghệ thuật tương phản (0,5)

- Tạo được những chi tíet giàu sức gợi: chi tiết ngọn đèn chị Tí, hình ảnh đoàn tàu (0,5)

- Câu văn giàu hình ảnh, nhạc điệu (0,5)

3. Gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ (1,5)

- Cuộc sống thực tại của người dân phố huyện nói riêng và của nhân dân VN trước cách mạng tháng Tám nói chung (0,75)

- Tình cảm của nhà văn: giàu tình yêu thương với con người: đồng cảm, xót thương, trân trọng, thắp sáng niềm tin, ước mơ của con người (0,5)



- Người đọc nhận thức được ý nghĩa của những hi vọng, mơ ước trong cuộc đời: nó làm cho c/s của con người trở nên có ý nghĩa (0,25)

tải về 21.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương