Áp dụng Giam giữ và Cách ly



tải về 37.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích37.58 Kb.
#22334
Áp dụng Giam giữ và Cách ly

(Chính sách #3317, Áp dụng Giam giữ và Cách ly)

Chính sách này áp dụng đối với các học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt theo các chương trình giáo dục cá nhân (IEP) hoặc chương trình Section 504 (Mục 504) trong khi các học sinh đang tham gia các hoạt động hoặc hướng dẫn của nhà trường. Theo yêu cầu của WAC 392-172A-03120 đến -03135, nhân viên Học khu có thể áp dụng giam giữ hoặc cách ly để ngăn cản hành vi không mong muốn của học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt chỉ kết hợp với chương trình can thiệp chống lại, hoặc để kiểm soát hành vi tự phát không dự tính trước có gây nguy hiểm rõ ràng và trước mặt cho học sinh, cho người khác, tài sản, hoặc gây gián đoạn quy trình giáo dục. Nhân viên Học khu sẽ tuân thủ tất cả các hạn chế và điều kiện về áp dụng hình thức giam cầm, cách ly và can thiệp chống lại theo quy định của pháp luật và chính sách cũng thư thủ tục của Học Khu.

Can thiệp chống lại chỉ được sử dụng như một phương sách cuối cùng khi nhóm IEP của học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt xác định rằng việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ hành vi tích cực và can thiệp phù hợp với IEP của học sinh đó là không đủ và cần phải áp dụng biện pháp can thiệp chống lại cùng với hỗ trợ hành vi tích cực và can thiệp.

Học khu sẽ cung cấp một bản sao của chính sách này cho phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh thuộc chương trình IEP hoặc chương trình Section 504 (Mục 504) khi tạo lập các chương trình, hoặc kế hoạch. Tất cả

các chương trình IEP phải bao gồm các thủ tục thông báo cho phụ huynh hoặc người giám hộ về việc áp dụng giam giữ hoặc cách ly.

Học khu sẽ thực hiện các bước để đảm bảo rằng mỗi nhân viên, tình nguyện viên, nhà thầu, và đại lý khác của Học khu chịu trách nhiệm về giáo dục học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt nhận thức các yêu cầu của quy chế và các quy định của bang về áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại và các điều kiện áp dụng chúng.

Giám thị hoặc người được chỉ định sẽ phát triển các thủ tục để thực hiện chính sách này.



Áp dụng Giam giữ và Cách ly (Thủ tục 3317P)

I. Định nghĩa
Các định nghĩa sau đây áp dụng đối với Chính sách 3317P và Thủ tục 3317P. Các định nghĩa này dựa trên các định nghĩa nêu trong RCW 28A.600.485 và Chương 392-172A Bộ luật Hành chính Washington (WAC).



  1. Giam giữ: Can thiệp thể chất hoặc sử dụng sức mạnh để kiểm soát một học sinh, bao gồm cả việc sử dụng thiết bị giam giữ theo quy định tại RCW 28A.600.485.

  2. Cách ly: Đuổi một học sinh từ khu vực giảng dạy thường xuyên của mình và giam giữ học sinh một mình trong một căn phòng hay bất cứ khu vực kín nào, mà học sinh không thể rời khỏi.

  3. Can thiệp chống lại: Việc áp dụng các biện pháp cách ly hoặc giam giữ nhằm mục đích ngăn cản hành vi không mong muốn về phía học sinh. Thuật ngữ này không bao gồm việc sử dụng sức mạnh hợp lý, giam giữ, hoặc xử lý khác để kiểm soát hành vi tự phát không dự tính trước, trong đó gây ra các nguy hiểm sau đây:

    1. Mối nguy hiểm rõ ràng và trước mặt gây thiệt hại nghiêm trọng cho học sinh hoặc người khác.

    2. Mối nguy hiểm rõ ràng và trước mặt gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản.

    3. Mối nguy hiểm rõ ràng và trước mặt làm gián đoạn nghiêm trọng đến quá trình giáo dục.

II. Các Hạn chế khi Áp dụng Giam giữ và Cách ly như Biện pháp Can thiệp Chống lại

Học khu sẽ tuân thủ tất cả các quy định của bang về việc áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại với mỗi học sinh thuộc chương trình giáo dục cá nhân (“IEP”) hoặc chương trình Section 504 (Mục 504), như được quy định trong WAC 392-172A-03120 đến -03135. Phù hợp với quy của bang, áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại theo các hạn chế sau đây:



  1. Tiếp xúc Thân thể: Việc áp dụng bất kỳ hình thức can thiệp chống lại có liên quan đến việc tiếp xúc thân thể một học sinh sẽ được giải quyết trong chương trình can thiệp chống lại của học sinh đáp ứng các yêu cầu về Thủ tục này và WAC 392-172A-03135.

  2. Cách ly

1. Yêu cầu Chung. Việc áp dụng các biện pháp can thiệp chống

lại có liên quan đến việc đưa một học sinh từ khu vực giảng dạy thường xuyên của mình ra ngoài và cách ly học sinh trong một căn phòng hay bất cứ một khu vực kín nào khác là tùy thuộc vào từng điều kiện sau đây:



II. Các Hạn chế khi Áp dụng Giam giữ và Cách ly như Biện pháp Can thiệp



Chống lại 1. (a)

Cách ly, trong đó có thời gian áp dụng, phải được nêu rõ trong chương trình can thiệp chống lại của học sinh đáp ứng các yêu cầu trong Thủ tục này và WAC 392-172A-03135.



  • (b)  Khu vực kín phải được thông gió, chiếu sáng, và kiểm soát nhiệt độ từ bên trong hoặc bên ngoài để con người lưu trú.

  • (c)  Khu vực kín phải cho phép giám sát học sinh liên tục từ bên ngoài khu vực kín.

  • (d)  Học sinh vẫn nhìn thấy hoặc nghe thấy người lớn chịu trách nhiệm giám sát học sinh.

  • (e)  Hoặc học sinh phải có khả năng giải phóng chính mình khỏi khu vực giam giữ hoặc học sinh sẽ tiếp tục trong tầm mắt của người lớn có trách nhiệm giám sát học sinh.

C. Giam giữ Thân thể: Một học sinh không bị giam giữ thân thể hoặc cố định ngoại trừ trường hợp theo từng điều kiện sau đây theo quy định tại WAC 392-172A-03130:

  1. Giam giữ chỉ được áp dụng khi và chỉ khi thực sự cần thiết để 
bảo vệ học sinh, những người khác, hoặc tài sản khỏi bị tổn hại 
nghiêm trọng.

  2. Hình thức giam giữ, trong đó có thời gian sử dụng, phải được nêu 
rõ trong chương trình can thiệp chống lại của học sinh đáp ứng 
các yêu cầu về Thủ tục này và WAC 392-172A-03135.

  3. Giam giữ không được cản trở hơi thở của học sinh.

  4. Học sinh vẫn nhìn thấy hoặc nghe thấy người lớn chịu trách nhiệm 
giám sát học sinh.

  5. Hoặc học sinh phải có khả năng giải phóng chính mình khỏi bị 
giam giữ hoặc học sinh sẽ tiếp tục trong tầm mắt của người lớn có trách nhiệm giám sát học sinh.

III. Yêu cầu về Chương trình Can thiệp Chống lại
Trước khi có quyết định của nhóm IEP của học sinh thuộc diện giáo dục đặc biệt rằng chương trình can thiệp chống lại là một phần cần thiết của IEP của học sinh và/hoặc áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại với học sinh, nhân viên nhà trường có trách nhiệm sử dụng và mô tả trong các biện pháp hỗ trợ và can thiệp hành vi tích cực của IEP của học sinh. Nếu sau đó nhóm IEP quyết định rằng sau khi áp dụng các biện pháp và can thiệp hành vi tích cực mà chương trình can thiệp chống lại là một phần cần thiết của IEP của học sinh cùng với áp dụng các biện pháp can thiệp và hỗ trợ hành vi tích cực, nhóm IEP có thể soạn thảo một chương trình can thiệp chống lại. Chương tình phải:

A. Phù hợp với các khuyến nghị của nhóm IEP, mà phải bao gồm: (1) một nhà tâm lý học của trường và/hoặc nhân viên được cấp phép khác

hiểu cách thức áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại phù hợp và đồng tình với việc áp dụng các biện pháp can thiệp chống lại đề xuất; và (2) một người làm việc trực tiếp với học sinh.


  1. Nêu rõ các biện pháp can thiệp chống lại có thể được sử dụng.

  2. Nêu rõ (các) lý do đánh giá các biện pháp can thiệp chống lại là phù 
hợp và đạt được mục đích hành vi khi sử dụng. Chương trình này cũng sẽ mô tả các biện pháp can thiệp tích cực cố gắng và những lý do thất bại, nếu biết.

  3. Mô tả các tình huống mà các biện pháp can thiệp chống lại có thể được sử dụng.

  4. Mô tả hoặc nêu rõ thời gian tối đa của mỗi lần cách ly hoặc giam giữ.

  5. Nêu rõ bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào cần phải được thực 
hiện liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật can thiệp chống lại.

  6. Nêu rõ người hoặc những người được phép sử dụng các biện pháp 
can thiệp chống lại và trình độ năng lực hiện tại và yêu cầu đào tạo 
của nhân viên được phép sử dụng các biện pháp can thiệp chống lại.

  7. Thiết lập một phương thức đánh giá những tác động của việc sử dụng 
các biện pháp can thiệp chống lại và lịch trình tiến hành thẩm định định 
kỳ ít nhất ba tháng khi nhà trường đang đang hoạt động.

  8. Bao gồm các thủ tục thông báo cho phụ huynh về việc áp dụng giam 
giữ hoặc cách ly.

IV. Yêu cầu Báo cáo
Các yêu cầu báo cáo sau đây sẽ được áp dụng khi bất cứ một học sinh nào thuộc chương trình IEP hoặc chương bị giam giữ hoặc cách ly dưới bất kỳ hình thức nào.

  1. Xử lý Vụ việc
Sau khi thả một học sinh bị giam giữ hoặc cách ly, nhà trường sẽ thực hiện các thủ tục theo dõi này. Các thủ tục này sẽ bao gồm việc xem xét vụ việc với học sinh và phụ huynh hoặc người giám hộ để xử lý hành vi dẫn tới áp dụng giam giữ hoặc cách ly, và xem xét vụ việc với cán bộ nhân viên quản lý giam giữ hoặc cách ly để thảo luận xem có tuân thủ các thủ tục thích hợp hay không.

  2. Báo cáo Vụ việc
Bất kỳ nhân viên nhà trường, cán bộ nguồn lực nhà trường, hoặc nhân viên bảo vệ người áp dụng phun hóa chất, giam giữ (bao gồm cả thiết bị giam giữ), sức mạnh thể chất, hoặc cách ly một học sinh trong quá trình giảng dạy hoặc hoạt động của trường sẽ thông báo cho quản trị tòa nhà hoặc người được chỉ định càng sớm càng tốt, và trong vòng hai ngày làm việc gửi một báo cáo bằng văn bản về vụ việc đến văn phòng học khu. Báo cáo này sẽ bao gồm:

1. Ngày và thời gian xảy ra vụ việc;
2. Tên và chức danh của (các) cá nhân thực hiện giam giữ hoặc

cách ly;
3. Mô tả về các hoạt động dẫn đến giam giữ hoặc cách ly;
4. Giam giữ hoặc cách ly được áp dụng, bao gồm thời gian; và
5. Liệu học sinh hoặc nhân viên có bị thương tích gì trong quá trình

giam giữ hoặc cách ly và hình thức chăm sóc y tế áp dụng, nếu

có.
C. Thông báo cho Phụ huynh hoặc Người giám hộ về Vụ việc



Hiệu trưởng hoặc người được chỉ định sẽ nỗ lực hợp lý để thông
báo vụ việc bằng lời nói cho phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh trong vòng 24 giờ xảy ra vụ việc, và sẽ gửi văn bản thông báo càng sớm càng tốt nhưng theo dấu của bưu điện, chậm nhất là năm ngày làm việc sau khi xảy ra tình huống giam giữ hoặc cách ly. Nếu nhà trường thường cung cấp cho phụ huynh hoặc người giám hộ các thông tin liên quan đến trường bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh, báo cáo bằng văn bản sẽ được cung cấp cho phụ huynh bằng ngôn ngữ đó.

V. Thông báo về Chính sách và Thủ tục
Tất cả các chương trình IEP sẽ bao gồm các thủ tục thông báo cho phụ huynh hoặc người giám hộ về việc áp dụng giam giữ hoặc cách ly nêu trên. Học khu sẽ cung cấp cho phụ huynh hoặc người giám hộ của học sinh thuộc chương trình IEP hoặc chương trình Section 504 (Mục 504) một bản sao Chính sách #3317 và Thủ tục 3317P tại thời điểm tạo ra chương trình hoặc kế hoạch. Theo yêu cầu, Học khu cũng sẽ cung cấp cho phụ huynh một bản sao của Thủ tục này hoặc thông tin về nơi truy cập vào các quy định và pháp luật nêu trên.
tải về 37.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương