Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang1/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM HIV VÀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,

THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM CỦA CÁC NỮ THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ HOA PHƯỢNG - HẢI PHÒNG, NĂM 2009 - 2010

Đào Việt Tuấn

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Hải Phòng

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm HIV và kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm của các nữ thành viên CLB Hoa Phượng – Hải Phòng năm 2009-2010” được thực hiện tại thành phố Hải Phòng. Với mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm HIV và mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm HIV của nhóm đối tượng phụ nữ tại CLB Hoa Phượng, nhằm góp phần tăng cường các biện pháp can thiệp dự phòng trong nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao và trong cộng đồng. Điều tra tiến hành trong 10 tháng (từ tháng 9/2009 đến tháng 8/2010). Đối tượng nghiên cứu gồm 1432 phụ nữ đến tư vấn và xét nghiệm HIV tại CLB Hoa Phượng. Tiến hành phỏng vấn theo bảng kiểm thông tin và phiếu phỏng vấn trực tiếp. Số liệu thu được phân tích và xử lý trên phần mềm SPSS 13.0. Kết quả nghiên cứu chính thu được: tỷ lệ nhiễm HIV chung 4,1%, cao trong nhóm đã ly thân/ly hôn 5,2% và nhóm có trình độ học vấn tiểu học 9,7%; tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm có tiêm chích ma túy cao 60,84 lần so với nhóm không tiêm chích; 85,7% có nhiều hơn 2 bạn tình; 70,9% sử dụng BCS thường xuyên; 72,6% nhận thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV, cao ở nhóm có trình độ từ THPT trở lên; 70,0% biết thông tin về phòng lây nhiễm HIV từ giáo dục viên sức khỏe; 97,5% biết kết quả xét nghiệm của bản thân; nhưng 88,9% không muốn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV.

SUMMARY

Research project: “Study on HIV prevalence and HIV knowledge, attitude and practices among Hoa Phuong club’s female members in 2009- 2010” was conducted in HaiPhong city. The purpose is to determine the HIV prevalence and have describe the knowledge, attitude, prevention practices of the female subjects in Hoa Phuong club in order to have better intervention on prevention of HIV among the community. The research was conducted in 10 months (form 9/2009 to 8/2010). Subjects are 1432 females come for counseling and HIV testing at the Hoa Phuong club. Research methods are questionnaire and direct interview. The data was analyzed and processed by SPSS 13.0. The result: general HIV prevalence 4.1%, high in the divorce/separated group (5.2%) and primary school education level (9.7%); the group uses drugs have higher transmission prevalence than non- drugs group by 60.84 times; 85.7% have more than 2 sex partners; 70.9% uses condom regularly; 72.6% show good awareness on HIV, mostly with high school education level and above; 70% learned HIV prevention knowledge from health instructors; 97.5% know their test result but 88.9% don’t want to reveal their HIV status.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của cả nước, gồm 15 quận huyện với 223 xã, phường, thị trấn với dân số trên 1,8 triệu người; là thành phố cảng; trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của miền duyên hải Bắc bộ và các tỉnh phía Bắc. Từ ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1993, hiện tại Hải Phòng đã có tỷ lệ nhiễm HIV tới 0,5% dân số. Từ năm 2002, Hải Phòng đã triển khai các cơ sở tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện nhằm giúp người dân và đối tượng nguy cơ dễ dàng tiếp cận với xét nghiệm phát hiện bệnh. Tại CLB Hoa Phượng, triển khai các hoạt động tiếp cận cộng đồng, khám các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tư vấn xét nghiệm tự nguyện phòng lây nhiễm HIV can thiệp cho nhóm phụ nữ có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục, khách hàng và bạn tình của họ. Để hiểu về nhóm đối tượng có nguy cơ và nhận thức của họ về dự phòng lây nhiễm HIV nhằm góp phần tăng cường các biện pháp can thiệp dự phòng trong nhóm nguy cơ lây nhiễm HIV cao và trong cộng đồng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục tiêu:

Xác định tỷ lệ nhiễm HIV của các nữ thành viên CLB Hoa Phượng trong năm 2009-2010.

Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về dự phòng lây nhiễm HIV.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng là phụ nữ đến tư vấn và xét nghiệm HIV tại CLB Hoa Phượng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng từ 01/9/2010 đến 31/8/2010.

Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: cỡ mẫu là 1432 người, chọn mẫu toàn bộ.

Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu: Điều tra viên phỏng vấn từng đối tượng bằng bảng hỏi và tiến hành lấy máu xét nghiệm HIV. Các phiếu điều tra được xử lý, sau đó nhập và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 13.0.



KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm chung: Tuổi trung bình là 26,0 ± 4,2; chủ yếu xuất thân từ thành phố Hải Phòng 47,5% và đến từ các tỉnh khác 31,7%. Tỷ lệ chị em sống độc thân cao 89,9%, 10,1% đang sống với chồng, bạn tình. Trình độ học vấn của chị em hạn chế, tỷ lệ học từ THCS trở xuống chiếm tỷ lệ 77,7%.

2. Một số đặc điểm về nhiễm HIV: Tổng số 1432 mẫu, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm đối tượng nghiên cứu là 4,1%. Nhiễm HIV gặp ở hai nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39, tỷ lệ mắc là 4,7% và 5,4%, sự khác biệt tỷ lệ mắc giữa hai nhóm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV trong nhóm xuất thân từ nông thôn 5,4%, xuất thân từ thành phố 3,2%, xuất thân từ tỉnh khác; tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất trong nhóm đã ly thân/ly hôn là 5,2% và thấp nhất trong nhóm đối tượng chưa kết hôn 2,3% (p < 0,05); cao nhất với nhóm đối tượng có trình độ học vấn Tiểu học 9,7% và thấp nhất trong nhóm có trình độ học vấn Trung học phổ thông 2,1% (p < 0,05).

Nhóm có TCMT tỷ lệ nhiễm HIV là 28,1%, không TCMT là 0,6%. Nguy cơ lây nhiễm HIV ở đối tượng nữ có TCMT cao gấp 60,84 lần so với không TCMT với tỷ suất chênh OR = 60,84; 95% CI (28,22 – 131,16). 2,4% đối tượng nữ có < 1 bạn tình nhiễm HIV và 4,4% có > 2 bạn tình nhiễm HIV.

Kiến thức về phòng lây nhiễm HIV:

Bảng 1: Tỷ lệ biết về dịch vụ phòng lây nhiễm HIV theo nguồn thông tin



Nguồn thông tin

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giáo dục viên sức khoẻ

1003

70,0

Nhân viên y tế

57

4,0

Bạn tình

30

2,1

Bạn chích chung

3

0,2

Khách hàng khác

195

13,6

Thông tin đại chúng

144

10,1

Tổng cộng

1432

100

Thông tin về lây nhiễm HIV và dịch vụ chăm sóc chủ yếu từ nguồn thông tin chuyên nghiệp 74,0%, trong đó từ giáo dục viên sức khỏe chiếm tới 70,0%, nhân viên y tế 4,0%, thông tin đại chúng, khách hàng khác giới thiệu 23,7% và bạn tình, bạn chích chung rất thấp 2,3%.

Bảng 2: Tỷ lệ biết yếu tố nguy cơ của bản thân



Biết yếu tố nguy cơ của

bản thân


Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không có nguy cơ

128

9,0

Tiêm chích ma tuý

27

1,9

Mại dâm

1162

81,1

Có tình dục với nhiều người

115

8,0

Tổng cộng

1432

100

Phụ nữ sinh hoạt tại CLB tự đánh giá nguy cơ của bản thân là mại dâm (81,1 %), QHTD với nhiều người (8,0 %), có 1,9 % phụ nữ biết nguy cơ là TCMT. Phụ nữ có nhiều bạn tình cùng với TCMT gây ra sự nguy hiểm không chỉ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm HIV cho bản thân mà còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Bảng 3: Tỷ lệ biết yếu tố nguy cơ của bạn tình



Biết yếu tố nguy cơ của bạn tình

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không có bạn tình

7

0,5

Bạn tình không có nguy cơ

7

0,5

Bạn tình là người nhiễm HIV

15

1,0

Bạn tình TCMT

90

6,3

Bạn tình là mãi dâm

7

0,5

Bạn tình có tình dục với nhiều người khác

1306

91,2

Tổng cộng

1432

100

Hầu hết phụ nữ tại CLB tự đánh giá các yếu tố nguy cơ bạn tình của mình, bạn tình có tình dục với nhiều người khác 91,2%, TCMT 6,3%. Phụ nữ biết bạn tình là người nhiễm HIV là 1,0%, cần trang bị kiến thức phòng lây nhiễm HIV không chỉ cho các phụ nữ mà cả bạn tình, khách hàng của họ để góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho cộng đồng.

Bảng 4: Tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi về phòng lây nhiễm HIV



Tiêu chí

Trả lời đúng

Tỷ lệ (%)

1. Chung thủy một bạn tình có thể bảo vệ lây nhiễm HIV

1426

99,6

2. BCS phòng lây nhiễm HIV qua QHTD

1427

99,7

3. Một người trông bề ngoài khỏe mạnh có thể là người nhiễm HIV

1306

91,2

4. Muỗi đốt không truyền HIV

1258

87,8

5. Dùng chung phương tiện công cộng, ăn chung không lây nhiễm HIV

1144

79,9

Trả lời đúng cả 5 câu hỏi

1040

72,6

Hầu hết chị em trả lời đúng các câu hỏi 1, 2 với tỷ lệ là 99,6%, 99,7%. Các câu hỏi 3,4,5 tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn 91,2%, 87,8% và 79,9%. Đúng cả 5 câu hỏi là 72,6%. Tỷ lệ nhiễm trên phụ nữ có kiến thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV là 3,7%, không trả đúng là 5,1%. Không có sự khác biệt giữa việc trả lời đúng kiến thức về phòng lây nhiễm HIV với tình trạng nhiễm HIV với p > 0,05; OR = 0,71; 95% CI (0,41 – 1,23).

Tỷ lệ phụ nữ sinh hoạt tại CLB có kiến thức đúng về phòng lây nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi > 50 (83,2%). Các nhóm tuổi 30 - 39; 40 - 49 và 20 - 29 là 82,8%, 77,2% và 73,9%, thấp nhất ở nhóm tuổi < 19 (50,6%) với p < 0,05. Trả lời đúng kiến thức về phòng lây nhiễm HIV cao nhất ở nhóm từ Trung cấp trở lên (92,9%) và THPT (97,9%); trình độ THCS, Tiểu học là 19,6%, 31,4%. Thấp nhất trong nhóm không đi học 15,0 %, với p < 0,05.



3. Thái độ về phòng lây nhiễm HIV: Phụ nữ sinh hoạt tại CLB được tiếp cận các thông tin và dịch vụ và họ muốn biết về nguy cơ nhiễm HIV của bản thân, tham gia phỏng vấn có 43,6% chị em sinh hoạt tại CLB báo cáo đã từng xét nghiệm HIV trước đây và biết kết quả XN. Tỷ lệ phụ nữ đến tư vấn và XN một lần đầu trong năm chiếm tỷ lệ cao 90,4%, đến lần thứ hai trong một năm là 9,6%. Kháng thể HIV sẽ xuất hiện trong máu người bệnh từ 1 – 3 tháng sau khi nhiễm, trong số chị em XN đến một lần đầu trong năm không loại trừ có trường hợp đang trong giai đoạn HIV cấp tính, các XN phát hiện kháng thể thường không phát hiện được người nhiễm HIV.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 97,5% chị em quay lại lấy kết quả xét nghiệm HIV của mình, nhưng phần lớn làm XN vô danh, có tới 88,9% không muốn bộc lộ danh tính của mình với các cán bộ y tế trực tiếp phỏng vấn. Việc chị em không bộc lộ danh tính sẽ làm cho công tác quản lý đối tượng rất khó khăn, đặc biệt là theo dõi, chăm sóc phụ nữ nhiễm HIV. Có 76/1432 chị em đi XN cùng bạn tình và bộc lộ tình trạng HIV của mình với bạn tình, tỷ lệ chỉ là 5,3 %. Thái độ bộc lộ tình trạng HIV của mình sẽ giúp cho chị em và bạn tình giảm hoặc ngừng các hành vi nguy cơ để tránh làm lây lan HIV sang người khác, quan trọng hơn có thể hỗ trợ những chị em nhiễm HIV đương đầu với bệnh tật cả về tâm lý và sự chăm sóc hỗ trợ.



4. Thực hành về phòng lây nhiễm HIV

Bảng 5: Tỷ lệ các thực hành tình dục trong vòng 1 tháng trước khi XN



Thực hành

Số lượng

Tỷ lệ (%)

< 1 bạn tình

205

14,3

≥ 2 bạn tình

1227

85,7

Không có QHTD

7

0,5

Sử dụng BCS mỗi lần quan hệ

1016

70,9

Không sử dụng/sử dụng không thường xuyên

409

28,6

Kết quả nghiên cứu cho thấy số phụ nữ có từ 2 bạn tình trở lên chiếm tỷ lệ 85,7%, Trong nhóm phụ nữ nhiễm HIV có 25,9% (15/58) có hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD với khách hàng, bạn tình. Có tới 28,6% phụ nữ sinh hoạt tại CLB có hành vi không sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD. Sử dụng BCS là biện pháp tốt nhất phòng lây nhiễm HIV qua QHTD. Trong số 409 chị em không sử dụng/sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD có 35,2% chị em không thích sử dụng, 62,8% do bạn tình không đồng ý, 2,0% chị em báo cáo không sẵn có BCS.

KẾT LUẬN

Tỷ lệ nhiễm HIV chung của nhóm đối tượng nghiên cứu là 4,1%. Chủ yếu gặp ở hai nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39 với tỷ lệ mắc là 4,7% và 5,4%.

Theo địa dư: nông thôn 5,4%; thành phố 3,2%; tỉnh khác 4,4% v; Theo tình trạng hôn nhân: cao nhất nhóm ly thân/ly hôn 5,2% và thấp nhất nhóm chưa kết hôn 2,3%; Theo học vấn: cao nhất nhóm TH 9,7% và thấp nhất nhóm THPT 2,1%.

Theo tình trạng TCMT: tỷ lệ nhiễm HIV ở nữ TCMT (28,1%) cao hơn so với nhóm không TCMT (0,6%) với tỷ suất chênh OR = 60,84; p < 0,05.

Thông tin về phòng lây nhiễm chủ yếu được biết đến từ giáo dục viên sức khỏe (70,0%). Hiểu biết nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân là mại dâm, có QHTD với nhiều người (89,1%); TCMT (1,9%); nguy cơ của bạn tình như có tình dục với nhiều người khác (91,2%); TCMT (6,3%), người nhiễm HIV (1,0%).

Nhận thức đúng về dự phòng lây nhiễm HIV là 72,6%, cao nhất ở nhóm tuổi > 50 (83,2%), cao ở nhóm có trình độ từ Trung cấp và THPT (92,9% và 97,9%).

Tỷ lệ lấy kết quả xét nghiệm cao 97,5%; nhưng không muốn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV, tỷ lệ không muốn bộc lộ với nhân viên y tế là 88,9%, với bạn tình là 94,7%.

85,7% có nhiều hơn 2 bạn tình; 70,9% sử dụng BCS thường xuyên; 25,9% phụ nữ nhiễm HIV không sử dụng/ sử dụng không thường xuyên BCS khi QHTD.



KIẾN NGHỊ

Truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV, tư vấn xét nghiệm tự nguyện thông qua các tuyên truyền viên giáo dục sức khỏe, tăng cường sâu hơn về nội dung, vận động chị em có thái độ tích cực hơn trong việc đi xét nghiệm HIV định kỳ.

Truyền thông thực hành tình dục an toàn, hướng dẫn sử dụng BCS đúng cách, thường xuyên với không chỉ riêng với các chị em mà còn đối với khách hàng, bạn tình của họ, đồng thời tăng cường cung cấp, tiếp thị BCS rộng rãi với độ bao phủ lớn hơn nữa.

Tăng cường liên kết các dịch vụ xét nghiệm, chuyển gửi điều trị, tạo cơ hội cho phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, khám chữa bệnh, cai nghiện ma tuý và tạo công ăn việc làm.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2010), Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học IBBS tại Việt Nam năm 2006-2009, Hà Nội.

2. Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS(2008), Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện, Nhà xuất bản Y học, trang 11 – 13, 45 – 50.

3. Bộ Y tế (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 – 2012, Hà Nội, trang 38 – 40.

4. Lưu Minh Châu và CS (2004), Tỷ lệ nhiễm và yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm mại dâm tại Hải Phòng – Kết quả nghiên cứu RDS, Mạng Thông tin Nghiên cứu HIV Việt Nam- Tổng cục Dân số, Kế hoạch hoá Gia đình, Hà Nội.

5. Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khoẻ cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Đào Đình Đức, Lê Đăng Hà và CS (2004), Lâm sàng nhiễm HIV/AIDS, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Nguyễn Trần Hiển (2005), Lượng giá nguy cơ nhiễm HIV/AIDS ở quần thể gái mại dâm tại 7 tỉnh, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội.

8. Tổng cục Thống kê, Viện VSDT Trung ương, và ORC Macro (2006), Điều tra Dân số và Chỉ số AIDS của Việt Nam năm 2005 VPAIS, Hà Nội.

9. Viện Vệ sinh dịch tễ (2005), Tỷ lệ nhiễm HIV và các chỉ số AIDS trong quần thể dân cư bình thường 15 – 49 ở vùng thành thị và nông thôn Việt Nam, Hà Nội.



KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ METHADONE

CỦA BỆNH NHÂN CHUẨN BỊ THAM GIA MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA METHADONE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Tiêu Thị Thu Vân, Nguyễn Thị Thúy Ngà, Phạm Thị Thu Thúy,

Hán Đình Hòe, Vũ Thị Tường Vi
TÓM TẮT

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 300 bệnh nhân đang và chuẩn bị điều trị Methadone (MMT) tại TP.HCM năm 2012. Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm hiểu khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân chuẩn bị tham gia mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại TP.HCM. Kết quả phân tích cho thấy 91% bệnh nhân mong muốn tiếp tục tham gia điều trị Methadone dù phải đóng phí điều trị. Mức phí trung bình mà bệnh nhân có thể trả được là 20.698 vnd/ngày/bệnh nhân. 27,1% bệnh nhân có khả năng chi trả phí dưới 10.000vnd/ngày/người, 41,9% bệnh nhân có khả năng trả từ 10.000 vnd – 20.000vnd/ngày/người và 31% có khả năng trả từ 21.000 vnd/ngày trở lên.Về hình thức chi trả: 51% bệnh nhân muốn trả theo tháng, 34% trả theo từng ngày. 90,1% bệnh nhân lựa chọn dịch vụ khám bệnh là ưu tiên hàng đầu, 83,2% lựa chọn dịch vụ tư vấn tâm lý là ưu tiên thứ hai, 87% bệnh nhân mong muốn nhận dịch vụ điều trị Methadone của nhà nước thay vì các dịch vụ tư nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy kế hoạch thu 1/3 chi phí điều trị của bệnh nhân Methadone đáp ứng được nhu cầu điều trị và phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh.

SUMMARY

Cross sectional study was conducted on 300 patients who was preparing or already taking Methadone medication treatment (MMT) in HCM city 2012. The purpose of the study is to find out the affordability for the MMT of the patients who was about to take part in the Methadone program’s socialization model in HCM city. The result shows 91% of the patients want to continue Methadone treatment despite the treatment fee. Patients can usually pay for 20.698 VND/day/person. 27.1% of the patients can pay below 10.000 VND/day/person, 41.9% can afford from 10.000 VND – 20.000 VND/day/person and 31% can pay 21.000 VND and above. Regarding the payment method: 51% of the patients want to pay monthly, 34% want to pay daily, 90.1% of the patients prioritized on medical examination service, 83.2% chose psychology consultation as second priority, 87% wanted to receive government Methadone treatment instead of private services. Study result shows that collecting one third of the treatment fee from Methadone patient is sufficient for their treatment needs and economic viability.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nơi có số người nghiện ma túy cao, ước tính có khoảng trên 15.000 người sử dụng ma túy. Do đó với năm (05) điểm điều trị Methadone tính đến 11/2012 gồm Quận 4, 6, 8, Thủ Đức và Bình Thạnh chỉ mới có thể đáp ứng được một phần nhỏ số người có nhu cầu tham gia điều trị của người sử dụng ma túy. Cơ sở điều trị Methadone hiện nay chủ yếu do tài trợ, bệnh nhân tham gia chương trình được điều trị miễn phí hoàn toàn. Tuy nhiên từ cuối năm 2011, ngân sách tài trợ cắt giảm một cách nhanh chóng và nhất thiết cần phải tìm kiếm các mô hình với chi phí hiệu quả và bền vững và chuyển sang cơ chế bền vững cho Nhà nước.

Theo Kế hoạch Phát triển bền vững Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM giai đoạn 2012 – 2015: Thực hiện xã hội hóa chương trình Methadone, triển khai việc thu phí từ bệnh nhân và sử dụng nguồn thu để vận hành cơ sở và bao gồm trả một phần hoặc toàn bộ lương cho nhân viên, tiến tới giảm dần ngân sách Nhà nước chi cho chương trình theo công thức 1/3: ngân sách Nhà nước 1/3, viện trợ 1/3 và bệnh nhân tham gia trả 1/3. Để thực hiện tốt kế hoạch xã hội hóa chương trình Methadone trong thời gian tới, nghiên cứu này là bằng chứng khoa học về khả năng chi trả chi phí điều trị, nhu cầu gói dịch vụ của bệnh nhân Methadone khi tham gia chương trình xã hội hóa Methadone tại Tp.HCM.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu:

Nghiên cứu triển khai tại 5 điểm Methadone của Tp.HCM: quận 4, 6, 8, Bình Thạnh và Thủ Đức.



Đối tượng nghiên cứu:

Bệnh nhân đang điều trị Methadone; Người nghiện chích ma túy đã đăng ký tham gia chương trình điều trị Methadone nhưng chưa được điều trị; Gia đình/thân nhân của bệnh nhân đang điều trị/có nhu cầu điều trị Methadone tại TP.HCM.



Cỡ mẫu:

Thực hiện phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc trên 300 bệnh nhân Methadone, bao gồm bệnh nhân đang điều trị và chuẩn bị điều trị. Ngoài ra, thực hiện phỏng vấn sâu 15 gia đình (cha mẹ - người bảo lãnh cho bệnh nhân tham gia điều trị Methadone).



Phương pháp chọn mẫu:

Kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản được sử dụng để chọn ra số mẫu cần thiết cho nghiên cứu. Dựa vào danh sách bệnh nhân có sẵn của 5 quận, sau đó chọn ngẫu nhiên từ 1 đến n số mẫu của từng điểm Methadone. Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện để chọn ra 15 gia đình bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu.



Quản lý và phân tích dữ liệu:

Dữ liệu thu thập về, được nhập và làm sạch trên phần mềm nhập liệu SPSS 17.0, gỡ băng phỏng vấn sâu sang phần mềm Word 2007. Các biên bản phỏng vấn, dữ liệu thu thập từ các bảng hỏi được lưu giữ và quản lý tại UBPC AIDS TP.HCM.



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương