ÐẠo phật ngày nay một diễn dịch mới về ba bộ kinh pháp hoa


PHẨM 16 - NHƯ LAI THỌ LƯỢNG



tải về 2.78 Mb.
trang22/41
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.78 Mb.
#39525
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   41

PHẨM 16 - NHƯ LAI THỌ LƯỢNG



PHẬT GIÁO LÀ TRIẾT HỌC HAY TÔN GIÁO

Cuốn sách Phật giáo (Buddhism) của Christmas Humphreys đã được đọc rộng khắp phương Tây. Tác giả, một luật gia có tài và cũng là một Phật tử thuần thành, đã viết trong bài tựa của ông: “Quả thật, qua các kiểm nhận thông thường, Phật giáo không phải là một tôn giáo mà đúng ra là một triết học tâm linh có thái độ sống thản nhiên và khách quan như thái độ của nhà khoa học hiện đại. Nhưng Phật giáo sinh động, sinh động lạ kỳ...” Chúng ta không thể không thán phục sự việc ông Humphreys, một người phương Tây, đã nắm được bản chất của Phật giáo một cách chính xác như vậy. Thực vậy, ông đã có thể hiểu Phật giáo một cách đích thực và trong sáng vì ông sinh ra và lớn lên tại Anh quốc một nước không có truyền thống Phật giáo.

Khi chúng ta xem xét lại giáo lý Tích Môn trong kinh Pháp Hoa, chúng ta nhận ra rằng dù Phật giáo một mặt quả thực là một tôn giáo mà cuối chương này ta sẽ nêu rõ, đồng thời, cùng với Christmas Humpheys, chúng ta có thể bảo rằng Phật giáo là một hệ thống triết học và đạo đức lớn. Triết học là một khoa học nghiên cứu về thế giới này, đời người và những nguyên lý căn bản của các sự vật. Đạo đức là con đường của bổn phận. Giáo lý kinh Pháp Hoa, trong chừng mức chúng ta vừa khảo sát, có thể tạm được tổng kết như là triết học và đạo đức học.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu toàn bộ giáo lý của kinh Pháp Hoa, giáo lý sâu xa nhất của đức Phật, chúng ta nhận ra rằng đây cũng là giáo lý của một tôn giáo khiến chúng ta được cứu thoát khỏi sự khổ đau tâm linh, một thứ gì đó không thể do chỉ học không mà được, khiến đời người sáng sủa hơn và đưa thế giới đến hòa bình. Sự thâm sâu của kinh Pháp Hoa như là một giáo lý tôn giáo đã được biểu lộ trước tiên ở phẩm 16 “Như Lai Thọ Lượng” (Khai tỏ về mạng sống [vĩnh cửu] của đức Như Lai. Trong khi phẩm 2, “Phương Tiện” được xem là cốt lõi của Tích Môn, thì phẩm 16 được xem là tinh yếu của Bổn Môn và cũng là phẩm chủ yếu của toàn bộ kinh Pháp Hoa.

---o0o---

BA GIÁO LÝ QUAN TRỌNG


Từ thời xưa, phẩm “Như Lai Thọ Lượng” được xem là gồm ba giáo lý quan trọng: “Khai mở cái gần và cho thấy cái xa” (kaigon kennon; khai cận kiến viễn); “chấp nhận đức Phật lịch sử như là một biểu hiện đương thời của đức Phật Thích-ca-mâu-ni vĩnh hằng và nhìn thấy sự vĩnh hằng của đức Phật Thích-ca-mâu-ni” (kaishaku kenpon; khai tích kiến bổn), khai mở giáo lý tạm lập và cho thấy giáo lý chân thực (kaigon kenjitsu, khai quyền kiến thực).

Giáo lý thứ nhất, “khai mở cái Gần và cho thấy cái Xa” nghĩa là chúng ta bắt đầu từ các sự kiện dễ nhận ra, rồi dần dần tìm ra gốc gác của nó và khám phá ra những ngụ ý tối hậu của nó. “Một sự kiện dễ nhận ra” là đức Phật Thích-ca-mâu-ni xuất hiện trong đời này, chứng ngộ và thuyết dạy cho nhiều người khiến họ đạt tuệ. Sự kiện này phát sinh từ đâu ? Có phải đức Phật Thích-ca-mâu-ni bỗng nhiên giác ngộ Thánh Pháp không liên hệ gì tới lịch sử đã qua của con người ? Điều này không thể có. Pháp phải vốn đã có trước khi đức Phật sinh ra và có từ nguồn gốc của con người - thực vậy, từ khi vũ trụ được tạo thành. Vì Pháp đã có, nên đức Phật đã nhận thức được Pháp.

Dù con người đã dần dần tiến hóa ngay từ nguồn gốc sự sống của mình, họ cũng không biết Pháp chân thực mà chỉ sống theo bản năng hay theo pháp sai lạc. Chừng nào họ còn như thế thì không thể có sự phát triển thực sự. Điều hợp lý duy nhất là có người phải giác ngộ Pháp đúng đắn và chân thật và xuất hiện trên đời này nhằm mục đích thuyết giảng Pháp ấy cho người khác. Bấy giờ đang là thời gian chín muồi cho một con người như thế xuất hiện và đỉnh điểm là sự xuất hiện của đức Phật trên đời.

Sự xuất hiện của đức Phật và sự giác ngộ của Ngài trước hết khai mở cho người ta thấy Pháp mà chưa có ai khác thể chứng, mặc dầu Pháp vốn đã hiện hữu từ thời xa xăm. Điều này được nêu rõ trong phẩm “Như Lai Thọ Lượng”. Giáo lý “khai mở cái gần và nhìn thấy cái xa” có một ý nghĩa rất quan trọng vì qua sự kiện dễ nhận thức là sự xuất hiện của đức Phật trong đời này và sự giác ngộ của Ngài, chúng ta có thể hiểu được Pháp vốn đã có từ quá khứ vô tận.

Giáo lý thứ hai là “chấp nhận đức Phật lịch sử như là một biểu hiện thích đương của đức Phật Thích-ca-mâu-ni vĩnh hằng”. Trong một nghĩa rộng, thuật ngữ “Tích Phật” (Shakubutsu, vị Phật xuất hiện) nhằm trỏ vào chư Phật như Đa Bảo, A-di-đà, không kể đến đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vị đã xuất hiện như là một con người trên đời này. Khi đi theo cái nguyên lý đằng sau sự biểu hiện của chư Phật như thế, chúng ta hiểu rằng phải có một đức Phật làm căn bản cho chư vị ấy. Vì chân lý chỉ là một nên chân lý phải có một căn bản độc nhất dù nó xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi chúng ta xét cái nguyên lý về đức Phật Thích-ca-mâu-ni, vị xuất hiện trên đời này, thì chúng ta nhận ra rằng đằng sau sự biểu hiện này là một đức Bổn Phật (đức Phật Nguyên gốc thường hằng). Đây là giáo lý “chấp nhận đức Phật lịch sử như là một sự biểu hiện đương thời của đức Phật Thích-ca-mâu-ni vĩnh hằng và nhìn thấy sự vĩnh hằng của đức Phật Thích-ca-mâu-ni” được nêu tỏ trong phẩm này.

Giáo lý thứ ba là “khai mở giáo lý tạm lập và cho thấy giáo lý chân thực”. Từ gon, “đương thời” nghĩa là “quyền” hay “tạm thời”, như trong thuật ngữ “quyền hiện” (gongen). Từ này cũng có nghĩa là “phó” hay “quyền” đối với “chánh” hay “nguyên” như trong từ “quyền tăng chánh” (gon-no-sòjò), vị cao Tăng Phật giáo ở hàng thứ hai. Giáo lý tạm lập hay quyền giáo ở đây có nghĩa là giáo lý tạm thời hay dự bị như là phương tiện hay cách thức đưa mọi chúng sanh đến chân lý. Quyền giáo rất thiêng liêng nhưng nó vẫn là giáo lý “tạm thời” như là một phương tiện thuyết giảng chân lý và cũng là một giáo lý “hạng hai”.

Niềm tin của tất cả chúng sanh được nâng lên một mức độ rất cao nhờ phương tiện của giáo lý tạm thời như thế, nhưng các chúng sanh vẫn chưa đạt trạng thái cao nhất của tâm. Phẩm “Như Lai Thọ Lượng” khai mở cái giáo lý chân thật và tối thượng, đấy là khai mở giáo lý tạm lập và cho thấy giáo lý chân thật.

Vì phẩm 16 bao gồm ba giáo lý quan trọng này, chúng ta cần xem lại giáo lý về Tích Môn để hiểu rõ rằng giáo lý Tích Môn hiển nhiên đưa đến giáo lý Bổn Môn. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải hiểu cái tinh yếu của tôn giáo trước khi đi đến chủ đề của phẩm này.

Lý do chính khiến cho giáo lý Phật giáo thường có vẻ không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường của từ này là đức Phật Thích-ca đã không chấp nhận sự hiện hữu của một đấng Thượng đế siêu việt điều hành số phận con người. Đức Phật không bao giờ thuyết giảng về niềm tin vào một đấng Thượng đế sáng tạo ra thế giới này và nắm quyền vận hành vũ trụ - một hữu thể tuyệt đối sẽ cứu vớt con người nếu con người cầu xin và thờ kính hữu thể ấy.

Từ Phạn ngữ Buddha phát xuất từ từ Bodhi trỏ ý niệm về sự “sử dụng lý trí”. Ai có đủ trình độ lý trí mới có thể hiểu được cái trạng thái tâm thức về chứng ngộ mà đức Phật giảng dạy. Sự chứng ngộ này không phải là cái gì phi thực tế mà chỉ có ai xúc cảm mới nhận thức được, cũng không phải là cái gì được đấng tuyệt đối mà người ta chỉ tin tưởng ban cho.

Đức Phật Thích-ca không xem vũ trụ này là do Thượng đế sáng tạo hay chinh phục, mà xem đấy là kết quả của mối tương quan nhân quả, từ đó phát sinh mọi hiện tượng. Nhân duyên có nghĩa là một nguyên nhân chủ yếu (in, nhân) và nguyên nhân thứ yếu (en, duyên) hợp với nhau để sản sinh một kết quả (ka, quả) và một sự đáp ứng lại (hò, báo). Trong đời này không có cái gì là không biến đổi hay cố định về hình trạng. Tất cả mọi sự vật đều có một nguyên nhân trực tiếp (nguyên nhân chủ yếu, in, nhân). Khi nguyên nhân này tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện (nguyên nhân thứ yếu, en, duyên), thì kết quả của sự liên kết này xuất hiện thành một hiện tượng (ka, quả). Kết quả này để lại những dấu vết (sự đáp ứng lại, hò, báo), đức Phật Thích-ca đã giải thích tất cả các sự vật trên đời này như thế.

---o0o---


TAM PHÁP ẤN


Sự tập họp của một nguyên nhân chủ yếu và một nguyên nhân thứ yếu đưa mỗi hành động đến một kết quả và một sự báo đáp. Khi nhân bị triệt tiêu hay khi dù có nó nhưng nó không tiếp xúc với duyên thì nó không sinh ra quả và báo. Do đó, trong đời này không có cái gì khác hiện hữu trong một hình thức thường hằng, cố định và bất biến. Đây là luật “Tất cả các sự vật đều vô thường”. Phải chăng trên đời không có cái gì là không biến đổi ? Vâng, đây là một điều bất di dịch - là chân lý quản ngự sự hiện hữu, vận hành và những đổi thay của tất cả mọi sự vật.  Chỉ riêng chân lý này là bất biến.

Đức Phật Thích-ca cũng dạy cái chân lý rằng không có cái gì trên đời này hiện hữu riêng lẻ mà không có liên hệ nào với những sự khác; trái lại tất cả các sự vật hiện hữu trong mối liên hệ với nhau và phụ thuộc nhau. Đây là luật: “Không có cái gì có một ngã”.  Mới nhìn qua, hình như không có một liên hệ nào giữa đất mà ta đang đứng với biển đang trải ra tận chân trời và mây ở xa trên bầu trời. Nhưng khi ta xét mây được tạo ra cách nào, tại sao nước biển mặn và đất nhận sự ẩm ướt như thế nào thì ta hiểu ngay mối liên hệ chặt chẽ của đất, biển và bầu trời. Ta biết rằng mây được tạo ra do hơi nước bốc lên từ đất, biển và sông; mây đổ mưa hay tuyết rơi trên đất và làm ẩm đất; và nước biển mặn vì nước sông hòa tan các chất muối chứa trong đất rồi mang chúng ra biển, ở đó sự cô đọng muối càng lúc càng mạnh do sự bốc hơi của nước. Đây là một thí dụ về điều không có gì trong vũ trụ có thể có sự hiện hữu hoàn toàn riêng lẻ.

Dĩ nhiên, đức Phật Thích-ca không giảng về sự hình thành của vũ trụ như là một nhà khoa học hay một nhà triết học. Ngài giảng về vũ trụ để khiến tất cả mọi người thông hiểu người ta nên sống ra sao và đời người nên thế nào. Giáo lý của Ngài luôn luôn liên hệ đến con người và nhân loại.

Chúng ta cần áp dụng những chân lý phổ quát rằng tất cả mọi sự vật đều vô thường và không có cái gì có ngã vào thực tiễn như thế nào trong đời sống hàng ngày của chúng ta ? Chính nhằm trả lời câu hỏi này mà đức Phật giảng về luật “Niết-bàn là tịch lặng”.

Chúng ta trải qua nhiều khổ đau trong đời vì chúng ta bị dao động bởi những hiện tượng đổi thay và bị ảnh hưởng bởi sự được mất trước mắt. Nếu chúng ta có được tinh thần tự do hoàn toàn, tách khỏi những hoàn cảnh tạm thời và hời hợt này, thì chúng ta sẽ ở trong hoàn cảnh tâm linh bình an, tĩnh lặng dù chúng ta đang ở trong một tình trạng mà người khác cho rằng rất khổ đau. Đây là tình trạng “Niết-bàn là tịch lặng” liên hệ với luật “Tất cả mọi sự vật đều vô thường”.

Sở dĩ chúng ta không thể thành công điều gì, hay sở dĩ có mâu thuẫn, tranh cãi, hay cảm thấy buồn phiền thường là do chúng ta thiếu hài hòa trong liên hệ với những người hay sự vật khác. Trái đất quay chung quanh mặt trời. Mặt trăng quay chung quanh trái đất. Vô số vì sao lấp lánh trên bầu trời đêm cũng có cùng những thứ liên hệ như thế. Mặt trời, trái đất, mặt trăng và các vì sao đều vận hành theo luật hấp dẫn. Chúng vận hành mà không va chạm nhau vì sức hấp dẫn cân bằng tạo nên một sự hài hòa giữa chúng với nhau. Nếu sự hài hòa này mất đi thì mặt trời, trái đất và mặt trăng sẽ va chạm nhau. Nếu sự việc này xảy ra cho tất cả các hành tinh và định tinh thì vũ trụ sẽ bị tận diệt.

Đời người cũng như thế. Mỗi người là một thành phần của vũ trụ; nếu người ấy giữ sự hài hòa trong những liên hệ khác nhau của mình với những người khác và, những sự vật khác sao cho sự cân bằng được duy trì trong tất cả thì tranh cãi, rắc rối trong đời sẽ biến mất. Nhưng trạng thái như thế không thể thực hiện được trong đời này. Tại sao ? Vì mỗi người đều có cái “ngã” nhỏ riêng của mình. Người ta khác nhau về sở thích, cảm nhận, và vượt ngoài sự hài hòa với nhau do bởi quá nhiều người quỡ ngã và chỉ quan tâm đến lợi lạc, hạnh phúc và thuận tiện cá nhân của mình. Nếu tất cả mọi người đều từ bỏ cái “ngã” nhỏ bé của chính mình và nỗ lực tôn trọng và giúp đỡ nhau thì một sự đại hài hòa sẽ phát sinh giữa họ và bình an thực sự trong đời sống hàng ngày sẽ thể hiện. Đây là trạng thái “Niết-bàn là tịch lặng” liên hệ với luật “Không có cái gì có một ngã”.

Ba luật này - “Tất cả đều vô thường”, “không có cái gì có một ngã” và “Niết-bàn là tịch lặng” - là những nguyên lý căn bản của Phật giáo và được gọi là Dấu ấn của ba Luật (sambò-in, Tam Pháp Ấn). Cũng không quá đáng khi bảo rằng tất cả giáo lý của Phật giáo đều phát xuất từ ba luật này.

Chúng ta nên thực hiện Tam Pháp Ấn thế nào trong đời sống hàng ngày ? Chúng ta có thể tìm thấy lời đáp cho câu hỏi này trong các học thuyết Tứ Thánh đế, Bát Chánh đạo, Thập nhị Nhân duyên và Lục Ba-la-mật.

Trong học thuyết Tứ Thánh đế, trước tiên đức Phật dạy rằng con người phải hiểu rằng sự hiện hữu của mình là khổ đau và phải chấp nhận cái điều kiện khổ thực sự này (Khổ đế), không lẫn tránh hay từ chối nó. Tuy vậy, con người không thể làm dịu bớt khổ đau của mình bằng cách chỉ công nhận nó. Cho nên đức Phật dạy con người phải đi xa hơn và nghiên cứu nguyên nhân của khổ, suy nghĩ và nhận định rõ ràng về nó (Tập đế). Cái nguyên nhân căn gốc của khổ là vô minh như đã được trình bày ở học thuyết về Luật Mười hai Nhân duyên.

Đức Phật dạy rằng một khi người ta đã có thể nhận ra nguyên nhân những khổ đau của mình và nếu người ta muốn gỡ bỏ sự vô minh của mình là cái nguyên nhân căn gốc của khổ đau, thì khổ đau sẽ bị dập tắt (Diệt đế). Cuối cùng, đức Phật dạy rằng con đường khiến con người được dẫn đến Diệt đế là sự thực hành Bát Chánh đạo và Lục Ba-la-mật (Đạo đế).

Ở đây, chúng ta hãy xem lại học thuyết Bát Chánh đạo, tám con đường trong đời sống hàng ngày, gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

Trước hết ta phải phân tích kỹ từ “Chánh” vì từ này có thể bị hiểu nhầm nếu nó được xét theo chỉ dẫn của đạo đức ngày này. Một cách vắn tắt, từ “Chánh” nghĩa là “phù hợp với chân lý”. Ví dụ, nếu người ta nhìn các sự vật từ một quan điểm vị kỷ hẹp hòi, người ta không thể nhận rõ trạng thái thực sự của các sự vật và sự phán đoán của người ta về các sự vật sẽ không được cân đối. Khi người ta thoát khỏi quan điểm và thiên kiến vị kỷ của mình và nhìn sự vật bằng cái tâm sáng suốt thì người ta mới có thể thấy được trạng thái chân thực của các sự vật. Cách nhìn các sự vật một cách đúng đắn này được đặt căn bản trên trí tuệ của đức Phật.

Khi nghĩ về các sự vật với một cái tâm quy ngã hay với một mục đích vị kỷ thì có thể chúng ta sẽ rơi vào những ý niệm lầm lạc, không phù hợp với chân lý hoặc đối nghịch trực tiếp với chân lý nữa. Chẳng hạn, giả như có người nào đó có ý tưởng như sau:

“Để gia tăng sự thịnh vượng của nước mình thì việc hy sinh nhân dân các nước khác là điều hoàn toàn chánh đáng”, hay “Anh phải tính đến việc lừa dối và làm hại người khác vì hạnh phúc của chính chúng ta”. Rõ ràng rằng những ý nghĩ này là sai khi được áp dụng cho những người khác. Nhưng khi một người nghĩ về những thứ gì trên căn bản của đất nước mình, chính mình hay gia đình mình, thì người ấy sẽ chấp nhận những ý nghĩ vị kỷ như thế mà không ân hận. Trong lịch sử đã có nhiều trường hợp về lối suy nghĩ này; thật vậy, ngày nay có vô số trường hợp như thế.

Khi con người nhìn các sự vật mà không phải từ một vị thế vị kỷ nhưng từ một vị thế lớn hơn - từ vị thế của đức Phật - thì con người có thể nhìn thấy và đánh giá tất cả các sự vật theo giá trị của chính các sự vật. Từ “Chánh” (đúng đắn) thích ứng với lối nhìn này về các sự vật. Khi một người nhìn các sự vật theo một quan điểm phiến diện thì người ấy sẽ không nhìn thấy chân lý. Nếu người ấy mang kính màu đỏ thì toàn bộ thế giới sẽ xuất hiện với màu đỏ. Nếu người ấy mang kính màu lục thì mọi vật mang màu lục. Người ấy chỉ thể có một cái nhìn đúng đắn khi người ấy nhìn các sự vật mà không mang kính màu.

Khi con người nhận thức các sự vật trên đời này qua năm quan năng của mình hay suy nghĩ về các sự vật theo tâm mình thì các sự vật có vẻ bị phân biệt. Chỉ nhìn cái trạng thái bị phân biệt của các sự vật (tính giả tạm, ke, giả) xuất hiện bên ngoài mà không nhìn cái trạng thái bình đẳng (không, kù) vốn có là cách nhìn hời hợt về các sự vật của người bình thường. Tất cả các sự vật trên đời này vốn bình đẳng (không, kù) là cốt lõi quan trọng của các giáo lý của đức Phật, nhưng chỉ nhìn cái trạng thái bình đẳng nguyên gốc của các sự vật và bỏ qua cái trạng thái phân biệt xuất hiện ở các hình tướng bên ngoài thì đấy cũng là một cách nhìn phiến diện về các sự vật. Một nhà triết học khảo sát nguyên lý căn bản của các sự vật rất có thể bất hạnh trong đời sống cá nhân hay trong một thất bại về mặt xã hội. Đây có thể là kết quả của sự nhìn phiến diện của ông về các sự vật.

Để có một cái nhìn đúng đắn (Chánh kiến) về các sự vật theo đúng ý nghĩa thì cần phải tránh nhìn các sự vật chỉ riêng theo sự giả tạm (ke, giả) hay theo cái không (kù, không) mà phải tập hợp cả hai quan điểm này. Cách nhìn thứ ba này về các sự vật được gọi là trung đế (chùtai) hay cái “chân lý về chỗ giữa”(1) - một chân lý hầu như là chân lý về Trung đạo (chùdo) hay con đường ở giữa. Trung đạo có nghĩa là không thiên chấp, nhưng không phải là giữ lập trường ở giữa về một vấn đề, không dựa bên này hay bên kia. Trung đạo mà đức Phật dạy không có nghĩa là một con đường cứng nhắc ở ngay chính giữa hai cực đoan. Vì đây là một trong những giáo lý quan trọng nhất của đức Phật nên chân lý Trung đạo sẽ được bàn ở đây.

Vào thời đức Phật, có nhiều giáo lý tôn giáo ở Ấn Độ. Có tôn giáo nhấn mạnh rằng do vì tham dục là những gì rất tự nhiên đối với con người cho nên cầu tìm thỏa mãn các tham dục là con đường giải thoát khỏi những trói buộc của ảo tưởng và khổ đau. Có tôn giáo khác giảng rằng một đời sống khổ hạnh dồn ép mạnh mẽ mọi tham dục là con đường độc nhất đưa con người đến giải thoát khỏi những trói buộc của ảo tưởng và khổ đau.
  (1) Không đế (kùtai), giả đế (ketai) và trung đế (chùtai) - chân lý về không, chân lý về sự giả tạm, chân lý về chỗ giữa - là ba loại chân lý (santai, tam đế) trong giáo lý của tông Thiên Thai.

Lối tu khổ hạnh rất khắc nghiệt tại Ấn Độ vào thời ấy. Nhà khổ hạnh cố gắng dồn ép hoàn toàn sự ham muốn xác thịt và sự ưa thích tiện nghi. Thậm chí có một trường phái của các nhà khổ hạnh lõa thể chủ trương cấm mặc quần áo. Một số nhà khổ hạnh khác thì hành hạ thân thể họ bằng đủ cách gây đau đớn, gồm việc sống trong một cái cây mỗi lần kéo dài trong nhiều ngày, lấy lửa đốt cháy da, lấy dao tự cắt thân mình, hay ngồi trên các cọc nhọn đóng chặt xuống đất. Nhóm cực đoan nhất khẳng định rằng một người giải thoát khỏi những trói buộc của ảo tưởng và khổ đau thì không ăn gì cả và xem sự chết vì đói là niềm vui tối thượng.

Đức Phật Thích-ca-mâu-ni không theo chủ nghĩa khoái lạc cực đoan, mà đầu tiên Ngài cố gắng truy tìm giác ngộ bằng cách theo khổ hạnh. Ngài liên tiếp đến tham vấn hai nhà khổ hạnh nổi danh và sau khi tu tập giáo lý của họ do họ hướng dẫn, Ngài hoàn toàn thông suốt các giáo lý ấy. Mặc dù cả hai vị này đều thiết tha yêu cầu Ngài ở lại, Ngài nhận thấy giáo lý của họ không đủ khiến Ngài đạt được giác ngộ thực sự, nên Ngài bỏ đi. Kế đến, đức Thích-ca nỗ lực tự mình tu tập khổ hạnh. Ngài đã trải qua những sự hành xác như chỉ ăn mỗi ngày một hạt gạo và hạt mè.

Kinh nghiệm về khổ hạnh như thế không phải là vô ích, nhưng sau cùng, khi đức Thích-ca nhận ra rằng khổ hạnh không phải là con đường đúng đắn đưa Ngài đến giác ngộ thì Ngài bỏ ngay những thực hành như thế. Thế rồi Ngài đến sông Ni-liên-thuyền (Nairanjnanà) và tắm rửa sạch sẽ ở đấy. Sau đó Ngài uống một tô cháo sữa do một thôn nữ dâng và dần dần phục hồi sức khỏe. Ngài đi qua núi Bát-la-cấp-bồ-đề (Pragbodhi), đến một nơi gần làng Bồ-đề Tràng (Bodhgayà) và ngồi trên cây Bồ-đề. Ngài yên lặng ngồi đó một mình, nhập Thiền định thâm sâu và cuối cùng đạt giác ngộ.

Sau đó, Ngài đi đến Vườn Nai gần Ba-la-nại (Bàrànasì) nơi có năm vị khổ hạnh đã theo Ngài lúc Ngài tu hành xác. Giáo lý mà Ngài giảng cho năm vị tu khổ hạnh này trong lần thuyết giảng đầu tiên của Ngài là các học thuyết Tứ Thánh đế, Trung đạo và Bát Chánh đạo.

Đức Phật Thích-ca-mâu-ni nói với năm vị ấy: “Này các Tỳ-kheo ! Trong đời này có hai cực đoan mà các ông phải tránh”. Hai cực đoan ấy là hai cực đoan về khoái lạc và khổ hạnh. Đức Phật từ chối hai cực đoan này vì cho đó là không hợp lý, Ngài tuyên bố:

“Do tránh hai cực đoan này mà Như Lai đạt toàn giác - đấy là Trung đạo”. Quả là có ý nghĩa khi đức Phật giảng về Trung đạo ngay trong bài giảng đầu tiên trong cả tám mươi bốn ngàn bàigiảng.

Thế rồi đức Thích-ca giảng như sau: “Nền tảng của Trung đạo là gì ? Đó là Bát Chánh đạo, chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Đây là Trung đạo mà Như Lai đã thực hiện. Trung đạo mở mắt con người, phát sanh trí tuệ và dẫn con người đến bình an, tĩnh lặng tâm linh và xa hơn, đến Niết-bàn”.

Như được nêu rõ ở đây, Trung đạo mà đức Phật thực hiện có ý nghĩa sau đây: sống một cuộc đời khoái lạc cực đoan hay thực hành khổ hạnh cực đoan cũng giống như nhìn thế giới qua các mắt kính màu đỏ hay màu lục; đấy không phải lối nhìn đúng về các sự vật trong đời. Có thể nói, đây là thể cách của một quan điểm bị mây của ảo tưởng che lấp. Đây không phải là thể cách để đạt Niết-bàn. Con người không nên giữ một lập trường lệch lạc và cứng nhắc như thế, mà nên nhìn các sự vật và hành động phù hợp với chân lý.

Từ “Chánh” được đặt trước mỗi từ trong học thuyết Bát Chánh đạo có cùng ý nghĩa với “trung” trong học thuyết Trung đạo. “Chánh” (đúng) nghĩa là phù hợp với chân lý, như đã nêu trên, và cũng trỏ ý niệm về sự hài hòa với chân lý. Sau đây là một Ẩn dụ do đức Phật kể để giải thích ý niệm này.


 

---o0o---



Каталог: kinh -> Ebooks -> Giang-Kinh
Giang-Kinh -> LỜi vàng phật dạY (kinh pháp cú dhammapada)
Giang-Kinh -> Kinh bách dụ Tâm Minh ngô TẰng giao chuyển Thơ
Giang-Kinh -> A hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não
Giang-Kinh -> VỚi phật giáo nhân gian hoằng Ấn Trước Tác
Giang-Kinh -> QUÁn thế Âm bồ TÁt phổ MÔn phẩm giảng ký 觀世音菩薩普門品講記 演培老法師講述 釋寬嚴記
Giang-Kinh -> Kinh Bát Nhã Trực Chỉ Đề Cương ht từ Thông o0o Nguồn
Giang-Kinh -> Kinh quán vô LƯỢng thọ Đời Lưu Tống, Ngài Cương-Lương Gia-Xá Dịch Việt Dịch : Hòa Thượng Thích Thiền Tâm Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản pl 2526 1982
Giang-Kinh -> Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa 淨土大經解演義

tải về 2.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương